1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hệ thống quân hàm Việt Nam qua các thời kỳ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi thainhi_vn, 27/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    Hệ thống quân hàm Việt Nam qua các thời kỳ

    *Quân đội Quốc gia Việt Nam (từ 1950 là Quân đội Nhân dân Việt Nam)
    Đây là hệ thống quân hàm đầu tiên của Việt Nam và là nền tảng của các danh xưng như hiện nay. Các danh xưng Tướng, Tá, Úy, Sĩ trong hệ thống này được quy định lần đầu tiên theo Sắc lệnh số 33 ngày 22/3/1946, phỏng theo hệ thống quân hàm của Nhật. Về hình dáng, hệ thống này lại hơi giống quân hàm của Pháp. Không hiểu các cụ ngày xưa có ẩn ý gì không?
    Những sĩ quan đầu tiên được phong quân hàm là các sĩ quan trong lực lượng Tiếp phòng quân. Và vị tướng đầu tiên được phong hàm là Lê Thiết Hùng. Không thấy tài liệu nào ghi lại quân hàm của các hạ sĩ quan và chiến sĩ như thế nào.

    [​IMG]
    Đại tướng

    [​IMG]
    Trung tướng

    [​IMG]
    Thiếu tướng

    [​IMG]
    Đại tá

    [​IMG]
    Trung tá

    [​IMG]
    Thiếu tá

    [​IMG]
    Đại úy

    [​IMG]
    Trung úy

    [​IMG]
    Thiếu úy
  2. Red_army_vn

    Red_army_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    0
    ặ mà cĂc bĂc ỏĂ. Trong topic "nfm 1979", em thỏƠy ai 'ó chỏằưi bỏằn nó lỏĂc hỏưu, 'ỏn nfm 79, chặa 'eo quÂn hàm cho binh sâ. Xem ỏÊnh thơ 'úng thỏ. Nhặng em nhơn lỏĂi ỏÊnh quÂn ta cạng thỏằi thơ hơnh nhặ... câng thỏ cĂc bĂc ỏĂ. ỏÂnh chỏằƠp tỏĂi chiỏn trặỏằng thơ không thỏƠy gơ trên Ăo hoỏãc mỏằTt sỏằ' chỏằ? thỏƠy 'eo quÂn hiỏằ?u, không thỏƠy 'eo quÂn hàm. ĐỏƠy là trên chiỏn trặỏằng còn cỏÊnh duyỏằ?t binh thơ lỏĂi thỏƠy hơnh nhặ... 'ỏằĐ cỏÊ.
    Vỏưy qui 'ỏằ<nh cỏằĐa chúng ta thỏ nào vỏằ viỏằ?c không 'eo quan hàm quÂn hiỏằ?u khi làm nhiỏằ?m vỏằƠ vào thỏằi 'ó. Thỏằi nay thơ 'Ê rà rỏằ"i ---&gt;ghi sỏằ.
    CĂc bĂc confirm giạm em cĂi !
    Được Red_army_vn sửa chữa / chuyển vào 20:25 ngày 27/02/2006
  3. T_80_U

    T_80_U Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    146
    Hồi chiến tranh, tại sao quân ta lại không đeo quân hàm, theo tôi nghĩ đó có thể:
    + Cho bình dân từ sĩ quan đến binh lính
    + Đề phòng chẳng may bị địch bắt , địch sẽ không biết tù binh ở dạng gì, nên nhiều khi tóm được ông tá lại thả về tưởng là lính quèn .
    + Nhất là thời đó, quân áo bộ đội là mốt nên dân mặc lẫn là thường nên mới sinh ra phố Lê Duẩn.
    Bình loạn tí cho vui
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    + Đề phòng chẳng may bị địch bắt , địch sẽ không biết tù binh ở dạng gì, nên nhiều khi tóm được ông tá lại thả về tưởng là lính quèn =&gt; Hơ, 3 ý kiến của Tăng thì được mỗi cái này chính xác. Cái vụ này là có hẳn quy định nhá. Đã lên đến vùng chiến sự thì tất cả mọi sĩ quan sẽ đều mặc quần áo như lính hết, không có quân hàm, quân hiệu gì hết cả (Vụ này có thể hỏi pác Đoành làm chứng!).
    Hồi trước oánh Mỹ, có bác Ba Trân (hình như là sư đoàn trưởng thì phải-em quên mất tiêu roài) đi cùng đoàn tiền trạm, bị phục kích và bắt sống nhưng lại khai là y sỹ nên quân Nguỵ đếch bít được. Tât nhiên là chúng cũng có nghi ngờ nhưng sau vài lần thử thì ông Ba Trân đều vượt qua nên chúng giam ông như lính bình thường. Chỉ đến khi trao trả tù binh, khi ông Ba Trân đã an toàn, xe com-măng-ca nhà ta ra đón thì Nguỵ mới bít bị lừa!
  5. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Được cái là bộ đội nhà ta cũng có cách mà phân biệt : đội mũ mềm, đeo xà cột thì là sếp; ăn to nói lớn, quát mắng ầm ầm là sếp to; rút K54 ra chĩa vào mặt là sếp cực to...
  6. T_80_U

    T_80_U Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    146
    Sửa 1 tí, không phải là k54 mà là K59 Makarop, to hơn thì cưỡi Volga vừa đi vừa bắn
  7. nguyenquang

    nguyenquang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Nếu vậy quân Tàu chiến tranh năm 1979 cũng không có =&gt; cũng như mình để nguỵ trang hả các bác vậy ta mà bắt được cũng vậy tuốt ,mình được lợi nó cũng lợi huề cả nhà
  8. nguyenquang

    nguyenquang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Từ năm 1950, từng bước bộ đội được trang bị đồng bộ: áo sơ-mi hai túi, có cầu vai, quần Âu, ở gấu quần có khuy và khuyết để cài túm lại cho gọn gàng. Cả bộ màu xanh lá cây hay màu cỏ úa. Giày vải xanh, đế cao su. Nhiều người vẫn đi dép cao su đen.
    Ơở chiến dịch Tây Bắc (1952), để chống cái rét của vùng rừng núi, bộ đội được phát áo chấn thủ dài tay (như một thứ blu-dông bông). Ngoài ra, do thu được nhiều dù chiến lợi phẩm, mỗi người thường dùng một miếng dù to, khi hành quân thì ngụy trang, trời rét thì quàng cổ, đêm ngủ thì làm chăn đắp.
    Năm 1953, quân đội ta bắt đầu được trang bị quân phục thống nhất, và đến ngày tiếp quản Thủ đô (10-1954), đa số đã được mặc đồng phục.
    Chiến sĩ: áo sơ-mi tay dài, cổ đứng, hai túi ngực có nắp, vai đệm thêm vải và máy 32 đường chỉ cho bền, thắt lưng vải ra ngoài, quần Âu, mũ cối, giầy vải (đế cao su), tất cả màu xanh lá cây hay màu cỏ úa. Mặc áo này, bỏ vạt ra ngoài quần.
    Mặc áo sơ-mi thường phải cho vạt áo vào trong quần.
    Cán bộ trung cấp: như chiến sĩ, nhưng áo có bốn túi trong, nắp ngoài, không có đệm vai, không thắt lưng ra ngoài áo.
    Cán bộ cao cấp: như cán bộ trung cấp, nhưng dùng loại vải tốt hơn (như ga-ba-đin).
    Đã có quân hiệu bằng đồng hình tròn, đường kính 3cm, nền đỏ, có nhiều tia từ một ngôi sao vàng nổi ở giữa tỏa ra. Vành quân hiệu là một đường gờ nổi nhỏ, màu vàng.
    Năm 1958 bắt đầu có trang phục, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của Lục quân, Hải quân, Không quân.
    Lục quân: Trang phục như kiểu cũ (năm 1954).
    Quân hiệu hình tròn, đường kính 3,3 cm, nền đỏ, ở giữa là ngôi sao vàng nổi, có nhiều tia tỏa ra. Ơở dưới là hình nửa bánh xe, hai bên là hai bông lúa ôm vòng lên, tượng trưng cho công nông. Đeo ở trước mũ.
    Không quân: Aáo blu-dông, hai túi ngực có nắp, quần Âu, đi bốt cao (hoặc giầy da đen), đội mũ bay.
    Quần hiệu, nền xanh da trời (tượng trưng cho bầu trời) ngôi sao vàng nổi ở giữa hình hai cánh chim bạc, phía dưới có hình nửa bánh xe, vòng hai bên là hình bông lúa.
    Hải quân: Aáo sơ mi trắng, vải dày, cổ chui, cổ áo liền yếm. Ngoài ra còn có một yếm trắng đệm trong cổ áo phía trước với năm đường kẻ màu tím than, tượng trưng cho sóng nước. Quần Âu màu tím than. Mũ vải trắng có vành da ghi chữ Quân đội nhân dân Việt Nam, và hai dải vải màu xanh buông về phía sau.
    Quân hiệu, nền màu tím than, (tượng trưng cho màu biển), giữa là hình ngôi sao vàng nổi đè lên hình mỏ neo màu đỏ, phía dưới có hình nửa bánh xe, vòng hai bên là hình bông lúa.
    Cấp hiệu của các quân chủng đều nền màu vàng, viền chung quanh theo màu nền của từng loại quân hiệu. Cấp hiệu đeo ở cầu vai.
    Phù hiệu, nền theo màu của từng quân chủng, có các hình tượng trưng theo từng loại binh chủng. Phù hiệu đeo ở ve áo.
    Trong khi ở miền Bắc quân đội tiến dần lên chính qui hiện đại thì ở miền Nam, các chiến sĩ Giải phóng quân vẫn ngày đêm đương đầu với đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai trong một cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt.
    Hình ảnh anh bộ đội thời kỳ kháng chiến chống Pháp được tô đậm nét cùng với tấm áo chấn thủ điển hình thì chiếc mũ tai bèo thời gian chống Mỹ cứu nước ở miền Nam lại là tượng trưng cho chiến sĩ Giải phóng quân kiên cường dũng cảm. Chiến sĩ Giải phóng quân mặc áo sơ mi, quần Âu vải xanh lá cây. Đi giày vải. Đặc biệt là đội mũ tai bèo. Mũ tai bèo là một loại mũ vải màu xanh lá cây, vành mũ tròn và mềm trông giống như một cánh bèo. Chiến sĩ Giải phóng quân còn thường khoác một mảnh dù hoa để ngụy trang. Quân hiệu: nền nửa trên đỏ, nửa dưới màu xanh da trời, giữa là ngôi sao vàng nổi (tượng trưng cho lá cờ giải phóng miền Nam).
    Ngoài những bộ trang phục thường dùng, ngành quân trang còn nghiên cứu sáng tạo ra nhiều bộ quần áo mới để góp phần giải quyết những vấn đề về quân sự trong cuộc đụng độ với một kẻ thù có một tiềm lực to lớn, có những phương tiện vũ khí hiện đại đặc biệt. Tuy đây không phải là trang phục chính qui nhưng những trang phục này có ý nghĩa lịch sử, góp phần vào những chiến công oanh liệt vang dội hoàn cầu. Đó là những quân trang nghiệp vụ
    Từ năm 1982, trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam được qui định để áp dụng thống nhất trong toàn quân gọi là quân phục K82
  9. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    Trời! Các bác tán mới thấy ghê chưa kìa!
    Trở lại chủ đề chính. Tuy hệ thống quân hàm chính quy đã được đặt ra từ đầu năm 1946, nhưng chỉ nhằm mục đích chính trị và ngoại giao. Từ khi quân Pháp vào miền Bắc thay quân Tưởng, một số sĩ quan được phong quân hàm để "nói chuyện" với Pháp. Đa số nằm trong ban liên kiểm hỗn hợp Pháp - Việt. Trong một số phim tái hiện giai đoạn này cũng thấy có xuất hiện một số sĩ quan mang quân hàm từ Thiếu úy đến Đại úy.
    Trừ đợt phong quân hàm chính thức đầu tiên vào đầu năm 1948 thì hệ thống quân hàm này chỉ còn được áp dụng 1 lần nữa vào năm 1954 để tham gia vào hội nghị quân sự Trung Giã hoặc Ủy ban liên hợp Trung ương (như trường hợp của Thiếu tá Lưu Văn Lợi, sau là Đại tá). Sau khi tiếp quản miền Bắc, phải 5 năm sau, hệ thống quân hàm chính thức được áp dụng và gần như ổn định đến nay
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp với quân hàm Đại tướng 3 sao (1949)
    Được thainhi_vn sửa chữa / chuyển vào 09:22 ngày 01/03/2006
  10. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    Do điều kiện chiến tranh, hệ thống quân hàm 1946 ít được áp dụng. Nhưng kể từ năm 1956, khi Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu chính quy hóa, các quân chủng Hải quân và Phòng không - Không quân đều được thành lập. Bắt đầu từ năm 1959, hệ thống quân hàm Việt Nam được quy định chi tiết, hoàn chỉnh và được sử dụng cho đến nay, trừ một số thay đổi nhỏ.
    - Cấp Đại tướng nâng lên 4 sao, vẫn là quân hàm cao nhất trong quân đội.
    [​IMG]
    Quân hàm Đại tướng
    - Bổ sung các cấp hàm Thượng tướng, Thượng tá, Thượng úy, mang 3 sao, mô phỏng theo cấp hàm của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc.
    [​IMG]
    Quân hàm kết hợp của Thượng tướng
    - Các quân hàm kết hợp cũng được quy định trong giai đoạn này.
    [​IMG]
    Thượng tá lục quân
    - Màu nền của các quân chủng cũng được quy định rõ và sử dụng cho đến nay, tuy nhiên chưa quy định rõ quân hàm tối đa của các quân chủng.
    [​IMG]
    Đại úy không quân
    Trên thực tế, cho đến gần hết chiến tranh (1974), chúng ta không có vị tướng quân chủng nào (cao nhất là hàm đại tá).
    Được thainhi_vn sửa chữa / chuyển vào 16:34 ngày 02/03/2006

Chia sẻ trang này