1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hệ thống tư pháp Canada!

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi ngualuoi, 16/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Hệ thống tư pháp Canađa
    Bài viết giới thiệu hệ thống Toà án Canada, gồm các Toà án tiểu bang và Toà án liên bang; giới thiệu thủ tục xét xử các vụ án hình sự và dân sự ở Canada, luật về tội phạm vị thành niên Canada.
    Thẩm quyền mà Hiến pháp quy định đối với hệ thống tư pháp ở Canađa được chia cho c chính quyền bang và liên bang.
    Các bang có thẩm quyền qun lý tư pháp ở mỗi bang. Nghĩa là thẩm quyền thành lập, sắp xếp tổ chức và duy trì hoạt động của các Toà án của bang, c hình sự, dân sự lẫn thủ tục tố tụng dân sự ở các Toà án này.
    Chính quyền liên bang có quyền bổ nhiệm và tr lưng cho các thẩm phán Toà án cấp cao ở các bang. Quốc hội cũng có quyền thành lập một Toà án phúc thẩm chung và các toà chuyên biệt khác để phục vụ tốt hn việc áp dụng thi hành luật của Canađa. Quốc hội đã sử dụng quyền này thành lập Toà án tối cao, Tòa liên bang và Toà án thuế. Ngoài ra, Quốc hội còn giữ quyền riêng đối với lĩnh vực tố tụng hình sự tại các toà có thẩm quyền xét xử hình sự. Sở dĩ như vậy vì Chính quyền liên bang muốn bo ** sự đối xử công bằng và nhất quán của Nhà nước Canađa đối với các hành vi vi phạm luật hình sự trong toàn quốc.
    Hệ thống Toà án Canada
    Hệ thống Toà án bang
    Tên của các Tòa án ở mỗi bang có thể khác nhau nhưng hệ thống Toà án ở các bang thì hầu như giống nhau. Các bang chia hệ thống Tòa án ra làm hai: các toà s thẩm bang và Toà án cấp cao.
    Các toà s thẩm
    Thẩm phán của các toà s thẩm bang do chính quyền bang bổ nhiệm. Các toà này gii quyết hầu hết các vụ hình sự và ở một số bang có gii quyết c những vụ dân sự có giá trị nhỏ. Toà s thẩm bang có thể bao gồm c các toà chuyên biệt như toà gia đình và thanh thiếu niên.
    Các toà cấp cao
    Thẩm phán của toà cấp cao do chính quyền liên bang bổ nhiệm. Mức lưng của các thẩm phán tại toà này do Quốc hội quy định và tuổi nghỉ hưu của thẩm phán theo luật định là 75. Toà cấp cao là cấp xét xử cao nhất ở một bang có thẩm quyền xem xét lại các quyết định của các Toà án cấp dưới.
    Các toà cấp cao được phân chia làm hai loại: xử s thẩm và phúc thẩm. Có thể chỉ là một toà hay gọi chung là một toà thượng thẩm có hai phân toà xử s thẩm và xử phúc thẩm hoặc toà này có thể được lập thành hai toà riêng với tên gọi là Toà thượng thẩm hoặc Toà án của Nữ hoàng và Toà phúc thẩm. Khi xử s thẩm, Toà án xét xử các vụ án nghiêm trọng hoặc các vụ án dân sự cần phi quyết định cho ly hôn. Khi xử phúc thẩm, toà sẽ xem xét các kháng cáo đối với các quyết định của toà s thẩm.
    Hệ thống toà liên bang
    Theo Hiến pháp năm 1867 thì Quốc hội được quyền thành lập một Toà phúc thẩm chung cho toàn bộ đất nước Canađa cũng như các toà chuyên biệt khác khi thấy cần. Toà án tối cao của Canađa được thành lập theo quy định này và hiện nay là toà duy nhất có phán quyết sau cùng. Chín thẩm phán của Toà án tối cao đại diện cho năm khu vực: ba trong số chín thẩm phán đại diện cho bang Quebec và đây là sự thừa nhận pháp luật Châu Âu lục địa.
    Toà án tối cao Canađa với tư cách là Toà án cao nhất xem xét các kháng cáo đối với các quyết định của các toà phúc thẩm ở tất c các bang cũng như toà phúc thẩm liên bang. Phán quyết của Toà án tối cao là chung thẩm.
    Toà án tối cao thường thực hiện việc gii thích pháp luật liên quan tới Hiến pháp và những vấn đề phức tạp hoặc gây tranh cãi giữa luật công và luật tư. Chính phủ cũng có thể yêu cầu Toà án tối cao cho ý kiến tư vấn về những vấn đề pháp lý quan trọng. Đôi khi các bên có quyền kháng cáo như trong các vụ án hình sự cụ thể nhưng thường thì các bên phi đề nghị các thẩm phán của Toà án tối cao cho phép kháng cáo.
    Toà s thẩm liên bang và Toà án thuế cũng được thành lập theo quy định trên đây của Đạo luật Hiến pháp năm 1867. Thẩm quyền của Toà s thẩm liên bang là gii quyết những vấn đề liên quan tới bn quyền và pháp luật hàng hi. Toà án này cũng xem xét các quyết định của các hội đồng hay c quan tài phán hành chính do Liên bang chỉ định, chẳng hạn như Hội đồng gii quyết các khiếu nại về nhập cư hoặc hội đồng đặc xá quốc gia. Toà s thẩm liên bang có một phân toà xét xử s thẩm và một phân toà xét xử phúc thẩm.
    Các hội đồng và c quan tài phán hành chính
    Có rất nhiều quy định và thủ tục hành chính phi tuân thủ ngoài thủ tục tố tụng chính thức tại toà liên quan tới những tranh chấp như việc cấp phép phát thanh, bo hiểm thất nghiệp, các tiêu chuẩn an toàn về nghề nghiệp, các quy định về bo vệ sức khoẻ có thể do các c quan chức năng của chính quyền bang hoặc các Hội đồng hành chính xem xét gii quyết. Các thiết chế này bao gồm Uỷ ban bo hiểm thất nghiệp, Uỷ ban phát thanh truyền hình và viễn thông Canađa, Uỷ ban gii quyết các tranh chấp về lao động và C quan gii quyết các khiếu nại của người tị nạn.
    Thủ tục gii quyết các c quan hành chính này thường đn gin hn và ít chính thống hn. Tuy nhiên để bo ** rằng các c quan này chỉ thực hiện quyền do pháp luật quy định và làm thủ tục xem xét gii quyết hợp lý thì các quyết định của các c quan này cần phi được các Toà án xem xét lại. Trong trường hợp quyết định đó do Uỷ ban hay c quan của liên bang ban hành thì sẽ được Toà án liên bang Canađa xem xét lại.
    Thủ tục xét xử vụ án hình sự, dân sự
    Ngoài sự khác nhau giữa luật "công" và luật "tư", một sự phân biệt quan trọng khác là phân biệt giữa các vụ án "dân sự" với "hình sự". Một vụ án "dân sự" là một cách thức đề cập tới một việc "tư", nghĩa là một vụ kiện giữa các bên tư nhân. Còn một vụ án "hình sự" liên quan tới việc truy cứu trách nhiệm hình sự do công tố thực hiện theo quy định của một đạo luật công, chẳng hạn như Bộ luật Hình sự, Luật kiểm soát ma tuý hoặc Luật cạnh tranh. ở Canađa, các toà án gii quyết c hai loại việc dân sự và hình sự; trong các vụ việc dân sự sẽ gii quyết những vấn đề liên quan tới hợp đồng, tài sn và trách nhiệm dân sự... Toà án áp dụng các nguyên tắc của Luật án lệ để gii quyết tại chín bang và hai khu tự trị. Còn bang Quebec thì có riêng một Bộ luật Dân sự.
    Đối với vụ án hình sự
    Tố tụng trong các vụ án hình sự
    Khác với một vụ kiện dân sự, hình sự không phi là một loại tranh chấp giữa các cá nhân, mặc dù các cá nhân thường phi chịu những thiệt hại hoặc thưng tích do hành vi vi phạm Bộ luật Hình sự. Một vi phạm hình sự được coi là tội phạm gây nguy hại cho toàn bộ xã hội. Vì lý do đó mà Nhà nước chứ không phi một cá nhân nào khác sẽ là người khởi tố hình sự và thực hành quyền công tố. Người bị buộc vào tội hình sự được coi là "bị can/bị cáo".
    Các tội phạm hình sự được quy định trong Bộ luật Hình sự hoặc trong các văn bn pháp luật đn lẻ của Liên bang và được chia ra làm hai loại: những "vi phạm hình sự nhỏ" và "các tội phạm hình sự có thể truy tố". Có một số tội danh nằm ở giữa hai loại trên và trong trường hợp đó có quyền quyết định xử lý theo hướng nào thuộc về công tố.
    Một người bị kết luận là vi phạm pháp luật hình sự thì sẽ được đưa ra xét xử tại toà án s thẩm của bang và thủ tục "rút gọn" sẽ được áp dụng; nghĩa là Toà án có một thẩm phán sẽ quyết định mà không cần áp dụng thủ tục phức tạp. Mức hình phạt cao nhất khi áp dụng thủ tục "rút gọn" mà toà có thể tuyên không quá 2.000 đôla Canađa, 6 tháng tù giam hoặc c hai.
    Các tội phạm bị truy tố bằng cáo trạng là những tội phạm hình sự nghiêm trọng và trong hầu hết các trường hợp, bị cáo được quyền chọn việc xét xử của một thẩm phán Toà s thẩm bang hoặc một thẩm phán của Toà cấp cao hoặc của một thẩm phán Toà cấp cao với sự tham gia của bồi thẩm đoàn.
    Nếu có kết luận là tội phạm hình sự có thể truy tố bằng cáo trạng thì sẽ tiến hành xử "s bộ". Khi xử "s bộ", thẩm phán sẽ xem xét và quyết định xem chứng cứ đã đầy đủ chưa để có thể tiếp tục truy tố trước toà. Nếu thẩm phán quyết định là chứng cứ chưa đủ thì vụ án được kết thúc hoặc ngược lại cần phi được đưa ra xét xử với sự tham gia của c hội đồng xét xử.
    Một bị can trong một vụ án hình sự không nhất thiết phi bị bắt giữ. Bị can có thể chỉ nhận được một giấy "triệu tập" của Toà yêu cầu trình diện trước toà sau khi có kết luận là có vi phạm. Giấy "triệu tập" là lệnh của Toà án yêu cầu bị can phi có mặt tại toà vào thời gian cụ thể nào đó để tr lời cho Toà biết về kết luận liên quan tới mình. Nếu trường hợp bị can bị bắt giữ thì lại có thủ tục cụ thể đối với việc bắt giam để bo ** rằng các quyền của người đó được Hiến chưng nhân quyền và các quyền tự do bo vệ. Một nguyên tắc không thể bỏ qua là suy đoán vô tội. Bị can chỉ bị coi là có tội khi đã được chứng minh tại tòa.
    Khi bắt giữ một cá nhân, cnh sát phi thông báo rằng người đó có quyền có ngay luật sư. Cnh sát cũng phi thông báo lý do bắt giữ và kết luận cáo buộc cụ thể nếu người đó đã có hành vi cụ thể nào đó.
    Bất kỳ người nào bị bắt giữ và tạm giam đều có quyền được đưa ra xem xét trước một thẩm phán của Toà án ở thời điểm sớm nhất có thể (thường thì trong vòng 24 tiếng đồng hồ) trừ khi được cnh sát tr tự do trước đó, có thể xét th tự do trước khi xét xử hoặc tha có bo lãnh hay đặt cọc. Việc xem xét tha có bo lãnh đôi khi còn gọi là nghe "trình bày lý do" bởi vì công tố phi trình bày đưa ra các lý do tại sao phi tạm giam bị can. Nếu thẩm phán quyết định tha thì bị can sẽ được tha có hoặc không có các điều kiện. Thẩm phán chỉ từ chối cho bị can được tại ngoại có điều kiện nếu có những lý do thỏa đáng cho việc từ chối này.
    Bất kỳ một bị cáo nào cũng có quyền được xét xử trước một Toà án trong một khong thời gian hợp lý.
    Xét xử các vụ án hình sự
    Một phiên xét xử vụ án hình sự là một vấn đề nghiêm trọng đối với bị cáo bởi vì cuộc đời và sự tự do cũng như toàn bộ những gì còn lại là phụ thuộc vào bn cáo trạng hình sự. Đây là lý do vì sao Luật án lệ và Hiến chưng nhân quyền có những quy định đặc biệt để bo vệ cho họ. Ví dụ, việc truy tố của c quan công tố phi chứng minh được rằng bị cáo phạm tội là điều không còn my may nghi ngờ. Cũng tưng tự như vậy, nếu các chứng cứ đưa ra trước toà được thu thập bằng cách vi phạm các quyền của bị cáo đã được thừa nhận trong Hiến chưng nhân quyền (chẳng hạn như việc khám xét và thu giữ vô cớ) thì thẩm phán được quyền từ chối không công nhận các chứng cứ đó.
    Trong khi xét xử một vụ án hình sự, công tố không được yêu cầu bị cáo đưa ra những chứng cứ nhưng bị cáo có quyền đề xuất chứng cứ.
    Quyết định trong các vụ án hình sự
    Nếu trong vụ xét xử hình sự, qua chứng minh cho thấy bị cáo không có tội thì thẩm phán phi tuyên bố ngay là vô tội và th tự do. Còn trong trường hợp bị cáo qua chứng minh là có tội thì thẩm phán phi cân nhắc quyết định mức hình phạt sao cho thích hợp.
    Khi ra quyết định hình phạt, thẩm phán phi cân nhắc nhiều yếu tố, chẳng hạn như: mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, khung hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự hoặc trong các văn bn pháp luật khác, yêu cầu ngăn chặn và phòng chống tội phạm có kh năng tái phạm và các khía cạnh hay kh năng tái hoà nhập.
    Thẩm phán có thể tuyên các loại hình phạt khác nhau hoặc tổng hợp các hình phạt.
    Khi tôi sinh ra, mọi người cười, riêng tôi khóc
    Sống làm sao khi tôi chết đi, mọi người khóc, riêng tôi cười
  2. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Đối với vụ án dân sự
    Thủ tục tố tụng dân sự
    Một vụ kiện dân sự phát sinh khi các cá nhân hoặc pháp nhân không đồng ý về một vấn đề pháp lý nào đó, chẳng hạn như các điều khon của một hợp đồng hoặc quyền sở hữu của một phần tài sn. Một vụ kiện dân sự cũng có thể phát sinh do việc gây thiệt hại tới tài sn của tư nhân hoặc gây thưng tích cho một cá nhân.
    Thủ tục đối với một vụ án dân sự hay một vụ kiện dân sự có thể nói rất phức tạp. Nhìn chung, có thể chia ra làm ba giai đoạn: tố tụng viết (cáo buộc và bào chữa của bên bị cáo buộc qua văn bn), điều tra thu thập chứng cứ và xét xử.
    Một vụ kiện bắt đầu khi nguyên đn nộp đn yêu cầu Toà án, trong đó nói rõ kiện bị đn về việc gì và yêu cầu mức bồi thường mà nguyên đn mong muốn. Tuỳ thuộc vào thực tiễn xét xử và thủ tục tố tụng của toà có thể tính thời điểm bắt đầu của một vụ án dân sự, chẳng hạn như khi có một giấy triệu tập, một đn trình bày, một sự tố cáo hoặc một đn xin yêu cầu việc gì đó. Với các mục đích như vậy thì một tài liệu kể trên có thể coi là tài liệu gốc làm c sở cho việc gii quyết.
    Khi một tài liệu gốc được thụ lý thì một cán bộ của Toà án thực hiện một hành vi khởi đầu đối với một vụ kiện. Hành vi đó là đóng dấu của Toà án và thay mặt cho Toà án ký vào tài liệu đó. Sau khi đã ký và đóng dấu thì một bn photo của tài liệu này sẽ được "tống đạt" cho bị đn.
    Trách nhiệm của bị đn là phi cung cấp văn bn bào chữa hoặc tường trình cho Toà án. Nếu bị đn không làm như vậy thì chắc chắn sẽ gặp phi rủi ro thua kiện. Toà án sẽ gi định rằng nếu bị đn không bào chữa hoặc tường trình để bo vệ mình thì đưng nhiên sự cáo buộc của nguyên đn đối với bị cáo chắc chắn phi là sự thật. Nếu các hành vi thực tế chứng minh được những thiệt hại mà nguyên đn phi gánh chịu thì Toà án sẽ tuyên bố bị đn phi chịu trách nhiệm về mặt pháp lý.
    Khi chuẩn bị bào chữa cho mình, bị đn có thể yêu cầu một luật sư tư vấn hoặc hỗ trợ cho mình. Luật sư đại diện cho từng bên thường sẽ tranh luận với một mong muốn là "gii quyết" sự việc đó trước một phiên toà công khai khi cần thiết. Khi thưng lượng thành thì coi như sự việc được gii quyết và có thể đạt được điều này ngay c trước khi thẩm phán đưa ra quyết định của mình. Trong thực tế, chỉ có khong 2% các vụ kiện dân sự thực sự được đưa ra xét xử trước toà.
    Sau khi có đn yêu cầu và đn trình hoặc bào chữa đã được Toà án thụ lý thì các bên có quyền tranh luận với bên kia - "kiểm tra phát hiện chứng cứ". Những cuộc tranh luận này nhằm làm rõ nội dung khiếu kiện đối với bị đn và cho mỗi bên kiểm tra các chứng cứ sẽ được đưa ra trước toà.
    Sau khi kiểm tra các chứng cứ thì việc tranh chấp sẽ được chuyển sang gii quyết trước phiên toà. Trong quá trình xét xử thì tuỳ nguyên đn có thể chứng minh bất kỳ sự việc hoặc hành vi nào đó cần thiết cho phần cáo buộc của mình đối với bị đn. Trong một vụ kiện dân sự, nguyên đn phi chứng minh rằng kh năng mà bị đn phi chịu trách nhiệm là đủ. Nguyên đn không cần phi chứng minh kh năng "không còn my may nghi ngờ" như trong một vụ án hình sự.
    Xét xử các vụ án dân sự
    Mục đích của một vụ án xét xử dân sự là xác định xem có c sở nào cho nguyên đn được hưởng sự đền bù từ phía bị đn hay không và nếu có thì mức đền bù có thể là bao nhiêu. Để đạt được mục đích này, thẩm phán phi nghe c hai bên trình bày và xác định được những tình tiết của vụ việc. Sau đó, thẩm phán phi quyết định xem với những tình tiết được trình bày trước toà thì bị đn có vi phạm gì không.
    Việc xét xử được bắt đầu khi nguyên đn đưa ra những bằng chứng chống lại bị đn. Nguyên đn sẽ gọi các nhân chứng ra toà để chứng minh và trình bày các tài liệu, chứng cứ liên quan. Sau đó, bị đn được phép chất vấn các nhân chứng của nguyên đn để kiểm tra lại độ chính xác của chứng cứ. Tiếp theo, bị đn có thể trình bày các chứng cứ của mình, kể c việc gọi các nhân chứng. Đến lượt, nguyên đn có quyền chất vấn như bị đn.
    Thông qua việc xét xử, thẩm phán bo ** rằng tất c những chứng cứ được trình bày trước toà và tất c những vấn đề nêu ra trong quá trình tranh luận là liên quan tới vụ việc. Ví dụ, trong hầu hết các trường hợp, thẩm phán sẽ không cho phép các bên đưa ra những chứng cứ không chắc chắn như "nghe nói" hoặc "nghe đồn".
    Sau khi c nguyên đn và bị đn đều đã tóm tắt phần trình bày và lập luận của mình, thẩm phán phi xem xét các chứng cứ đã được trình bày và đưa ra quyết định, trên c sở đó chứng minh kh năng gây thiệt hại và phi bồi thường đối với vụ đó.
    Tuỳ theo nội dung của vụ kiện và thực tiễn xét xử của Toà án đang thụ lý vụ án, bị đn trong một vụ việc dân sự được quyền yêu cầu Toà án gii quyết cho xét xử theo thủ tục một thẩm phán, bồi thẩm đoàn. Trong những trường hợp như vậy, bồi thẩm đoàn phi quyết định về các tình tiết của vụ việc đúng hay sai, còn thẩm phán sẽ quyết định luật áp dụng đối với trường hợp vi phạm đó. Kết thúc phần trình bày và tranh luận, thẩm phán sẽ gii thích các chứng cứ và viện dẫn các điều luật liên quan. Bồi thẩm đoàn phi cân nhắc và đưa ra phán quyết.
    Các quyết định trong vụ án dân sự
    Nếu trong một vụ án dân sự, qua xét xử thấy bị đn không làm điều gì sai trái thì thẩm phán sẽ kết thúc vụ án. Tuy nhiên, nếu qua xét xử thấy bị đn phi chịu trách nhiệm thì việc bồi thường cho nguyên đn phi được xem xét. Mức bồi thường tuỳ thuộc vào một số yếu tố: Mức độ khắc phục gii quyết những khó khăn ở giai đoạn đầu của vụ án, các tình tiết cụ thể của vụ án và thẩm quyền của toà trong việc quyết định chế tài cụ thể.
    Các chế tài trên thường được chia ra làm ba loại: bồi thường bằng tiền (đối với các thiệt hại), khẳng định/tuyên bố quyền các bên và quyết định buộc thực hiện một hành vi cụ thể hoặc cấm thực hiện một số hành vi. Bồi thường bằng tiền là biện pháp phổ biến nhất đối với nguyên đn khi thắng kiện.
    Quyền kháng nghị / kháng cáo
    Để tránh nguy c Toà án sẽ có sai lầm trong xét xử, luật pháp Canađa quy định cho bị cáo quyền kháng cáo đối với quyết định của Toà án.
    Trong hầu hết các vụ án dân sự và hình sự, một quyết định do Toà án một cấp ban hành có thể bị kháng án lên một cấp cao hn. Nếu như không có quyền kháng án thì lý do cho việc không được phép kháng án phi được đưa ra. Toà án cấp cao hn có thể từ chối cho phép kháng án hoặc khẳng định hoặc bác quyết định của Toà án cấp dưới. Trong một số trường hợp thì toà sẽ quyết định mở phiên xét xử mới. C hai bên trong một vụ án dân sự đều có quyền kháng án, còn trong một vụ án hình sự hoặc c quan công tố kháng nghị hoặc bị cáo có quyền kháng cáo. Đôi khi việc kháng nghị/ kháng cáo chỉ đề cập tới mức độ bồi thường trong vụ án dân sự hoặc mức án trong một vụ án hình sự. Ví dụ, bị cáo có thể kháng cáo và đề nghị Toà án tối cao gim mức án hoặc c quan công tố có thể kháng nghị và đề nghị tăng mức án.
    Nhận trợ giúp pháp lý
    Khi một người gặp phi những vấn đề rắc rối về mặt pháp lý thì việc nhận trợ giúp pháp lý có một vai trò quan trọng. Sau nhiều năm được đào tạo, các luật sư là những người đủ tiêu chuẩn được phép cung cấp các ý kiến tư vấn về mặt pháp lý. Luật sư đại diện cho thân chủ của mình trong c vụ án hình sự và dân sự. Ngoài ra, luật sư còn giúp tư vấn cho khách hàng của mình trong những trường hợp cần có hiểu biết pháp luật, chẳng hạn như mua bán nhà.
    ở bang Quebec, nghề luật bao gồm c luật sư và các công chứng viên. Công chứng viên chỉ tập trung vào những vấn đề liên quan đến hợp đồng, đặc biệt là liên quan đến bất động sn và không được phép bào chữa trước toà. ở các bang khác của Canađa, luật sư có thể hành nghề và cung cấp tất c các dịch vụ pháp lý. Tuy nhiên, nhiều luật sư chỉ hành nghề trong một lĩnh vực pháp luật chuyên sâu, ví dụ như một số luật sư chỉ chuyên về luật hình sự và luật sư khác chỉ chuyên về lĩnh vực thuế. Việc tư vấn của luật sư có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với bị can, bị cáo trong vụ án hình sự.
    Tuy nhiên đôi khi bị can, bị cáo không phi tr tiền cho các luật sư. Để gii quyết được vấn đề này, chính quyền bang cũng như liên bang đã đề ra một chưng trình chia sẻ chi phí đối với các dịch vụ pháp lý cho những người có đủ điều kiện được nhận đủ trợ giúp pháp lý. Theo chưng trình này, các bang đã có hệ thống trợ giúp pháp luật miễn phí cho những người có đủ điều kiện khi họ bị kết luận liên quan đến một vụ án hình sự hoặc khi bị kết án tù. ở một số bang còn có hệ thống trợ giúp pháp luật miễn phí cho các vụ việc dân sự, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến gia đình.
    Luật về tội phạm người chưa thành niên
    Những điều đáng quan tâm đặc biệt cần đặt ra khi người thành niên có những hành vi vi phạm pháp luật. Vì lý do này, Quốc hội Canađa đã ban hành Luật về tội phạm chưa thành niên. Luật này áp dụng đối với những người tuổi từ 12 đến 17. Luật thừa nhận rằng người chưa thành niên phi chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình, mặc dù người đó không nhất thiết phi chịu trách nhiệm đầy đủ như đối với người thành niên trong trường hợp tưng tự. Mối quan tâm của xã hội Canađa là bo ** có càng nhiều người chưa thành niên phạm tội được tái hoà nhập và trở thành các thành viên có ích cho xã hội càng tốt.
    Luật cũng mở rộng hn các quyền và biện pháp bo vệ người chưa thành niên so với các quyền và biện pháp đối với người thành niên. Luật cũng thừa nhận rằng người chưa thành niên do còn non nớt nên cần có các biện pháp đặc biệt và những điều kiện đặc biệt phi được tính tới khi xem xét quyết định. Những nguyên tắc này được quy định trong Bn tuyên bố các nguyên tắc của đạo luật.
    Thủ tục giải quyết theo luật này cũng được tiến hành tại các Toà án đặc biệt dành cho người chưa thành niên. Mặc dù người chưa thành niên khi bị xét xử không có bồi thẩm đoàn nhưng vẫn có các quyền và biện pháp bo vệ như đối với người lớn; chẳng hạn như quyền được suy đoán vô tội hoặc khi bị truy tố thì vụ việc phi được chứng minh không còn my may nghi ngờ. Cũng tưng tự như đối với người lớn, người chưa thành niên cũng có quyền có luật sư bào chữa.
    Luật cho phép người chưa thành niên được xử lý bằng các biện pháp ngoài Toà án thông qua các hình thức như áp dụng các chế tài hoặc "biện pháp thay thế". Các chưng trình này nhìn chung chỉ áp dụng đối với thiểu số và những người phạm tội lần đầu. Các biện pháp này cho phép gii quyết một cách tốt nhưng vẫn gim thiểu được những sự nh hưởng về mặt tâm lý đối với người chưa thành niên khi xuất hiện trước toà và giúp cho Toà án tiết kiệm được các khon chi phí để tăng thêm nguồn lực gii quyết tốt hn các vụ án nghiêm trọng.
    Người chưa thành niên phạm tội theo quy định của luật này cũng bị phạt. Mức phạt có thể từ 0 cho đến 1000 đôla, quyết định buộc khắc phục hậu qu hoặc bồi thường thiệt hại hoặc có thể là quyết định buộc lao động công ích 240 giờ tại cộng đồng, hoặc có thể bị ci tạo không giam giữ tới 2 năm hoặc có thể kết hợp giữa tù giam với việc cho tại ngoại theo định kỳ tới 5 năm.
    Đối với những tội phạm nghiêm trọng hn, người chưa thành niên từ 14 tuổi trở lên có thể được chuyển sang xét xử tại Toà án người thành niên. Nếu thẩm phán của Toà người chưa thành niên quyết định chuyển vụ án thì sau đó vụ việc sẽ được Toà án người thành niên xét xử. Khi bị xét xử tại Toà án người thành niên, mức án sẽ được ấn định theo đúng các nguyên tắc khi xét xử đối với người thành niên. Mức án này bao gồm c tù chung thân nếu người chưa thành niên bị kết tội với một tội danh mà người thành niên phi chịu mức án tù chung thân trong trường hợp tưng tự./.
    (Bài viết do chuyên gia Canada cung cấp)
    Khi tôi sinh ra, mọi người cười, riêng tôi khóc
    Sống làm sao khi tôi chết đi, mọi người khóc, riêng tôi cười
  3. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Sẽ gửi tới các bạn bài viết về Chính phủ Canada vào lần sau.
    Thân mến
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 02:51 ngày 29/03/2005
  4. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Trách nhiệm giải trình và trách nhiệm
    đảm đương trong Chính phủ Canada
    C.E.S. Franks*
    Trách nhiệm giải trình và trách nhiệm đảm đương được gắn chặt với nhau trong Chính phủ nội các nghị viện ở Canada. Một người chỉ có thể chịu "trách nhiệm giải trình" về những quyết định và hành động mà người đó có trách nhiệm đảm đương, hay nói cách khác là người ta phải được giao quyền lực và "trách nhiệm đảm đương" rõ ràng đối với những việc mà họ phải chịu trách nhiệm giải trình.
    Hệ thống nội các - nghị viện ở Canada trao hầu hết trách nhiệm cho các Bộ trưởng trong Chính phủ, là những người đứng đầu các Bộ của Chính phủ. Các vị Bộ trưởng này cũng đồng thời là những nghị sỹ được bầu vào Hạ nghị viện. Các Bộ trưởng tập hợp lại thành nội các do Thủ tướng đứng đầu và Thủ tướng cũng là một Hạ nghị sỹ được bầu. Khác với hệ thống Tổng thống - Quốc hội của Mỹ, hệ thống Canada tập trung quyền lực và trách nhiệm một cách rất rõ ràng vào tay một số vị bộ trưởng cụ thể có trách nhiệm giải trình. Còn hệ thống Tổng thống - Quốc hội của Mỹ có những phương thức kiểm tra và cân bằng phức tạp; nhiều cơ sở quyền lực được phân bổ giữa Tổng thống và hai viện của Quốc hội làm phân tán quyền lực, trách nhiệm đảm đương và trách nhiệm giải trình.
    Có hai loại hình trách nhiệm đảm đương và trách nhiệm giải trình quan trọng đối với các vị bộ trưởng và nghị viện. Thứ nhất là trách nhiệm tập thể của nội các và Chính phủ trước Nghị viện và thông qua Nghị viện là trước toàn thể cử tri. Thứ hai là trách nhiệm đảm đương và trách nhiệm giải trình của cá nhân từng bộ trưởng trước nghị viện cho hoạt động và chính sách của bộ mà họ đứng đầu. Ngoài ra, còn có những quy trình giải trình khác cho các vấn đề hành chính trong đó có những quy trình khác biệt với quy định chặt chẽ về trách nhiệm của bộ trưởng. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng hệ thống Nghị viện - nội các ở Canada vẫn còn tiếp tục được phát triển. Có những quy trình về trách nhiệm giải trình tỏ ra có hiệu quả hơn những quy trình khác và người ta thường xuyên thử nghiệm những biện pháp cải cách và cải tiến cả ở cấp độ Nghị viện và cấp độ Chính phủ.
    1. Trách nhiệm đảm đương và trách nhiệm giải trình tập thể của nội các
    Hạ nghị viện Canada gồm 295 nghị sỹ, mỗi nghị sỹ được bầu lên từ một khu vực bầu cử riêng biệt. Trên thực tế, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ (khỏang dưới 5%) trong số toàn thể cử tri là bỏ phiếu trên cơ sở xem xét từng cá nhân ứng cử viên Hạ nghị sỹ ở cấp bầu cử địa phưong. Hầu hết các cử tri bỏ phiếu cho một chính đảng nào đó và cho người đứng đầu đảng này. Chính phủ sẽ bị thay thế khi toàn thể cử tri không chấp thuận đảng cầm quyền và vị Thủ tướng. Trường hợp này đã xảy ra vào năm 1993, khi chỉ còn có hai đại biểu của Chính phủ đa số trước đó được bầu trở lại vào Hạ nghị viện. Đây chính là quy trình cơ bản nhất và trung tâm nhất thể hiện trách nhiệm giải trình dân chủ ở Canada. Các Chính phủ đều muốn được tái đắc cử, và họ cố gắng hành động sao cho họ sẽ được tái đắc cử. Khi họ không làm được điều này, họ sẽ thua trong cuộc bầu cử, một chính đảng khác và một Thủ tướng khác sẽ lên thay thế họ.
    Mỗi năm Nghị viện họp khoảng 150 ngày. Trong thời gian đó, hàng ngày Nghị viện đều có lịch chất vấn; đó là khi các nghị sỹ thuộc phe đối lập chất vấn các vị bộ trưởng trong Chính phủ về các chương trình, chính sách và hoạt động của Chính phủ. Đó là những thời điểm sôi động và ít nghi thức, được truyền đi rộng rãi trên truyền hình quốc gia và báo chí. Phần lớn ý kiến của cử tri về Chính phủ được hình thành trên cơ sở những gì họ thấy từ những buổi chất vấn này (và từ các hoạt động khác của Nghị viện) được thể hiện qua truyền hình và báo chí.
    Hầu hết, các dự luật trình lên Nghị viện đều do Chính phủ soạn thảo, do các Bộ trưởng đưa ra và bảo vệ trước Nghị viện. Nghị viện sẽ tranh luận về các dự luật này và các Uỷ ban của Nghị viện sẽ xem xét chúng. Thường thì các Uỷ ban sẽ mời đại diện từ các nhóm quyền lợi, đại diện công chúng có quan tâm và đại diện phía Chính phủ đến làm nhân chứng và đưa ra ý kiến về dự luật. Sau khi điều tra, nghiên cứu, các Uỷ ban thường đề nghị sửa đổi dự luật và Chính phủ thường chấp nhận hầu hết các sửa đổi đó. Các Uỷ ban Nghị viện cũng xem xét dự trù ngân sách của các Bộ (tuy nhiên các Uỷ ban không thay đổi những ngân sách này) cũng như xem xét các vấn đề chính sách và điều hành khác.
    Ba quy trình thuộc Nghị viện trên đây - chất vấn Bộ trưởng, tranh luận và xem xét tại Uỷ ban Nghị viện - là những yếu tố cơ bản trong việc điều tra và trách nhiệm giải trình của nội các và các Bộ trưởng. Việc đưa tin trên báo chí và truyền hình giúp các cử tri luôn có thông tin và đây là một phần trong dòng lưu chuyển thông tin và ý kiến to lớn đã tạo ra quan điểm chung của quần chúng, tác động đến quyết định bỏ phiếu của cử tri trong các đợt bầu cử.
    2. Trách nhiệm cá nhân của mỗi bộ trưởng
    Học thuyết về trách nhiệm cá nhân của mỗi Bộ trưởng là một trong những đặc điểm của chính phủ nghị viện mà hiện còn đang tiếp tục biến đổi. Nếu hiểu theo cách chính thức thì trách nhiệm cá nhân của mỗi bộ trưởng có nghĩa là Bộ trưởng chịu trách nhiệm đảm đương và trách nhiệm giải trình cho tất cả các hành động, các giao dịch bằng văn bản và quyết định của các công chức trong bộ của mình.
    Trên thực tế, các Bộ trưởng thường phủ nhận trách nhiệm đối với những hành động của người dưới quyền mà bộ trưởng không được biết và không trực tiếp uỷ quyền. Tình trạng này dẫn đến một vấn đề là: ai sẽ là người chịu trách nhiệm nếu đó không phi là Bộ trưởng, và làm cách nào để buộc những người đó phải chịu trách nhiệm giải trình? Nhiều nước đã thử nghiệm những cơ chế như thanh tra Nghị viện (parliamentary ombudsmen), Toà hành chính, nhằm làm cho công chức nhà nước chịu trách nhiệm giải trình trực tiếp về một số vụ việc. Tuy nhiên, Canada chưa thử nghiệm nhiều lắm về mặt này. Nếu ứng dụng học thuyết về trách nhiệm của Bộ trưởng một cách chặt chẽ thì khi một Bộ trưởng hoặc một cán bộ dưới quyền trong Bộ bị phát hiện là đã phạm sai lầm trong một vấn đề quan trọng thì Bộ trưởng đó phi từ chức. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này ít khi xảy ra. Mà thường thì Thủ tướng - người bổ nhiệm tất cả các Bộ trưởng - chỉ đổi chỗ vị Bộ trưởng đó từ chức vụ này sang chức vụ khác mà thôi. Thủ tướng đổi chỗ các bộ trưởng còn vì lý do chính trị (chẳng hạn như: đưa một Bộ trưởng giàu năng lực vào một vị trí đang có nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết), nên thời gian tại chức của các Bộ trưởng thường là ngắn, trung bình khoảng hơn 2 năm. Tuy nhiên, các Bộ trưởng vẫn luôn muốn báo chí viết tốt về mình và muốn tránh cho bản thân mình, Bộ của mình và Chính phủ nói chung khỏi các rắc rối và bị đưa tin không hay trên báo chí. Mong muốn tránh bị đưa tin không hay trên báo chí là một yếu tố tác động lớn giúp bảo đảm cho quốc gia có được một chính phủ tốt và các bộ được quản lý tốt.
    3. Trách nhiệm giải trình về tài chính
    Chính phủ có trách nhiệm chuẩn bị kế hoạch ngân sách; kế hoạch này cũng phải được Nghị viện thảo luận và thông qua. Trách nhiệm quản lý ngân quỹ ?" từ việc thực hiện thu ngân sách, quản lý ngân sách, đến việc chi tiêu và quản lý sổ sách - đều hoàn toàn là trách nhiệm của Chính phủ. Tuy nhiên, Nghị viện cũng tham gia sát sao vào các quá trình thể hiện trách nhiệm giải trình trong quản lý tài chính của Chính phủ.
    Văn phòng Tổng kiểm toán
    Tổng kiểm toán Canada là người có trách nhiệm kiểm tra sổ sách và việc quản lý tài chính của Chính phủ, và báo cáo những vấn đề này lên Nghị viện. Văn phòng Tổng kiểm toán là một "cơ quan nghị viện" và độc lập với Chính phủ. Chức năng của văn phòng này là báo cáo lên Nghị viện và hỗ trợ Uỷ ban Hạ Nghị viện về ngân sách công trong việc điều tra các vấn đề tài chính, nhất là những vấn đề mà văn phòng Tổng kiểm toán đã có ý kiến trong báo cáo của họ.
    Công việc kiểm toán mà văn phòng tiến hành trước hết thể hiện trách nhiệm giải trình, nhằm bảo đảm rằng mọi khoản thu chi ngân sách đều được thực hiện và ghi chép một cách đầy đủ; thứ hai là kiểm tra tính hợp pháp, nhằm bảo đảm các khoản chi ngân sách không vượt quá giới hạn mà Nghị viện đề ra, và chỉ chi vào mục đích đã được Nghị viện uỷ quyền thông qua luật pháp; và thứ ba là kiểm tra tính kinh tế và hiệu quả, nhằm bảo đảm rằng Chính phủ không lãng phí tiền bạc và đã thực hiện được những mục tiêu đề ra trong chi tiêu ngân sách. Văn phòng Tổng kiểm toán được nhận kinh phí đầy đủ và hàng năm đều tiến hành nhiều nghiên cứu kỹ lưỡng. Những báo cáo này thường được đưa tin trên báo chí.
    Uỷ ban Nghị viện về ngân sách công
    Về phần mình, Uỷ ban Nghị viện về ngân sách công lại không thể hiện được mình là một phần quan trọng trong các quá trình về trách nhiệm giải trình, khác với cơ quan tưng nhiệm của họ ở Anh. Tuy nhiên việc báo chí đăng tải về những đợt điều tra của họ cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Chính phủ. Do không muốn bị đưa tin không hay trên báo chí, Chính phủ thường sẽ cố gắng hết sức để việc quản lý tài chính của mình đạt được những tiêu chuẩn tốt.
    Do đó ở Canada, Bộ trưởng vẫn là người chính thức chịu trách nhiệm về quản lý tài chính của Bộ, tuy nhiên người thực sự ra điều trần trước Uỷ ban Nghị viện về ngân sách công thì gần như lúc nào cũng là một công chức trong Bộ, mà thường là Thứ trưởng.
    Việc có sự không rõ ràng như vậy trong trách nhiệm giải trình là một trong những nhân tố làm yếu đi Uỷ ban Nghị viện về ngân sách công ở Canada. Trên thực tế, thời gian tại chức trung bình ở Hạ nghị viện của một nghị sỹ chỉ không quá 5 năm. Điều này dẫn đến việc các nghị sỹ nói chung đều thiếu kinh nghiệm và Uỷ ban Nghị viện về ngân sách công, cũng như các uỷ ban khác có thành phần uỷ viên hay thay đổi và có ít thông tin đầy đủ. Các Uỷ ban của Thượng nghị viện thường có thành phần uỷ viên ổn định hơn, và các Uỷ ban hỗn hợp Hạ nghị viện - Thượng nghị viện thường cũng được lợi từ sự ổn định và kinh nghiệm của các Thượng nghị sỹ.
    Dù Uỷ ban ngân sách công vẫn còn có những khiếm khuyết và bất kể việc Canada có áp dụng thông lệ của Anh để cho một công chức cấp cao chứ không phải là Bộ trưởng chịu trách nhiệm giải trình về việc quản lý tài chính thường nhật hay không, thì các quy trình về trách nhiệm giải trình tài chính ở Canada nhìn chung là vẫn khá hiệu quả. Tuy văn phòng Tổng kiểm toán không trực tiếp chịu trách nhiệm về quản lý tài chính nhưng là một yếu tố có tác động "ngăn cản" mạnh mẽ. Việc công khai tài chính trước công chúng, việc thảo luận và chỉ trích cũng là những tác động lớn đến Chính phủ. Nhờ đó mà, nói chung việc quản lý tài chính của Chính phủ Canada đạt tiêu chuẩn cao; các sai lầm đều được công bố và sửa chữa. Hệ thống quản lý tài chính và trách nhiệm giải trình tài chính ở các tỉnh cũng tương tự như ở Chính phủ liên bang và nhìn chung cũng đạt được tiêu chuẩn cao như vậy.
    ------------------
    Tôi chỉnh bằng Unikey, vẫn bị lỗi chữ ả, tuy cố gắng sửa nhưng không hết, vì vậy mong cố gắng đọc nhé
    Khi tôi sinh ra, mọi người cười, riêng tôi khóc
    Sống làm sao khi tôi chết đi, mọi người khóc, riêng tôi cười
  5. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    4. Quản lý nhân sự
    Tương tự như việc quản lý tài chính, quản lý nhân sự là một trong những quy trình chủ chốt trong hoạt động quản lý của Chính phủ. Và cũng giống như quản lý tài chính, một vấn đề chính yếu trong quản lý nhân sự là đảm bảo được tính liêm khiết và không thiên vị trong việc tuyển dụng, đề bạt và những yêu cầu với công chức. Khối dịch vụ công ở Canada có tính sự nghiệp. ở đây, hầu hết các công chức đều duy trì con đường công danh trong khối dịch vụ công và làm việc lâu hơn nhiều so với các vị Bộ trưởng và Nghị sỹ. Con đường công danh trong khối dịch vụ công là dựa trên phẩm chất giá trị của người công chức; việc tuyển dụng và đề bạt được thực hiện trên cơ sở kinh nghiệm, trình độ, năng lực thực tế và các năng lực khác cần thiết cho công việc.
    Uỷ ban dịch vụ công ở Canada là một Uỷ ban độc lập chịu trách nhiệm trước Nghị viện, chịu trách nhiệm bảo đảm việc tuyển dụng và đề bạt tuân thủ những nguyên tắc dựa trên phẩm chất giá trị của người công chức.
    Trong nửa đầu của thế kỷ XX, Uỷ ban này đã có vai trò quan trọng trong việc hình thành và duy trì hệ thống tuyển dụng đề bạt dựa trên phẩm chất giá trị. Trong những năm gần đây, khi hệ thống này đã ổn định vững chắc, người ta bắt đầu thảo luận việc một uỷ ban độc lập như vậy còn nên giữ một vai trò nổi bật như trước hay không (tuy vai trò của Uỷ ban đã có phần giảm đi so với trước), khi mà ngày nay công tác quản lý nhân sự đã chuyển trọng tâm sang bảo đảm việc quản lý tốt hơn là ngăn chặn việc lạm dụng quan hệ chính trị trong tuyển dụng và đề bạt. Khác với Canada, hầu hết các nước khác có hệ thống Nghị viện đều đã giảm bớt vai trò của Uỷ ban độc lập về dịch vụ công, chỉ để lại chức năng kiểm tra và báo cáo thuần túy. Việc phân chia trách nhiệm ở Canada làm cho trách nhiệm giải trình về quản lý nhân sự trở nên rắc rối và chưa đạt yêu cầu. Nghị viện không có vai trò gì cụ thể trong quá trình này và cũng không giám sát Uỷ ban dịch vụ công, tuy theo luật định thì Uỷ ban này chịu trách nhiệm với Nghị viện chứ không phải là với Chính phủ. Bản thân Uỷ ban này thì trở thành một loại toà án để phân xử khiếu kiện của những công chức cho rằng họ không được đối xử công bằng trong việc tuyển dụng, đề bạt, điều kiện làm việc và các vấn đề tương tự.
    5. Sự suy xét trong quản lý hành chính
    Canada chưa thiết lập chức vụ ombudsman (thanh tra Nghị viện), là người mà đặc biệt ở các nước Bắc Âu sẽ có vai trò chủ chốt trong việc giúp đỡ các công dân có khiếu kiện. Canada cũng chưa thiết lập hệ thống toà án hành chính, như hình thức Conseil d?TEtat ở Pháp chẳng hạn, để xử lý những vụ kiện Chính phủ của các công dân. Tuy nhiên, ở Canada các Nghị sỹ đều rất tích cực giúp đỡ các công dân trong những vấn đề như lương hưu và các quyền lợi khác, giúp những người nhập cư trong việc nhập quốc tịch, và trong những vấn đề khác mà Chính phủ có tác động quan trọng đối với cuộc sống của người dân.
    Các cơ quan khác của Nghị viện cũng có một phần trách nhiệm giám sát quản lý Chính phủ là Uỷ ban nhân quyền và Uỷ viên về ngôn ngữ chính thức (tiếng Anh và tiếng Pháp là hai ngôn ngữ chính thức của Canada). Các cơ quan này soạn báo cáo hàng năm trình lên Nghị viện. Uỷ ban nhân quyền có thể ra chỉ thị cho Chính phủ về một số vấn đề như tính công bằng trong trả lương, nhưng Chính phủ cũng có thể khiếu nại những chỉ thị đó ra toà án.
    6. Các cơ quan không phải là Bộ
    Một nửa số công chức trong Chính phủ liên bang làm việc cho các cơ quan không phải là Bộ. Chẳng hạn như Uỷ ban Canada về phát thanh truyền hình, là cơ quan điều hành hệ thống phát thanh truyền hình toàn quốc bằng hai thứ tiếng, Uỷ ban bo hiểm thất nghiệp, Uỷ ban vận tải Canada, là uỷ ban điều phối ngành vận tải có quy mô rất lớn của Canada, Tổng công ty nhà ở và thế chấp trung ương, và hàng trăm các cơ quan khác tương tự như vậy. Đặc điểm lớn nhất của các cơ quan Chính phủ này là khác với các Bộ chỉ có Bộ trưởng mới có quyền lực hợp pháp, bản thân những cơ quan này đã có quyền lực hợp pháp. Các quy trình về trách nhiệm giải trình trước Nghị viện của những cơ quan này đều khác nhau, nhưng nhìn chung thì ít mang tính chính thức và kỹ lưỡng hơn so với các Bộ. Nhiều cơ quan Chính phủ không phải là Bộ không chịu sự kiểm toán của Văn phòng Tổng kiểm toán.
    7. Các hình thức trách nhiệm giải trình khác
    Trên đây, tác giả đã tập trung mô tả những tuyến và quy trình chính thức thể hiện trách nhiệm giải trình của Chính phủ trước Nghị viện. Ngoài ra còn có ba phưng thức trách nhiệm giải trình quan trọng khác sẽ được đề cập dưới đây.
    Thứ nhất, phải kể đến các phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là báo chí, radio và truyền hình. Các phương tiện truyền thông luôn theo dõi Chính phủ một cách sát sao, và có nhiều vấn đề trong hoạt động của Chính phủ được xới ra đầu tiên trên các phương tiện truyền thông để công chúng thảo luận. Cũng có nhiều vụ việc quan trọng được Nghị viện thảo luận và điều tra theo sự phát hiện của các phương tiện truyền thông. Báo giới tự do, độc lập và mạnh mẽ là một phần quan trọng trong những quy trình ** bo trách nhiệm đảm đương và trách nhiệm giải trình của Chính phủ.
    Thứ hai là hệ thống toà án. Ngoài vai trò xác định và hạn chế quyền tự quyết trong hành chính, toà án còn là nơi các chính trị gia và công chức Nhà nước bị đưa ra xử và kết án trong những vụ hối lộ, đút lót, ăn cắp, các vụ sử dụng quyền lực và ngân sách bất hợp pháp khác. Tuy hãn hữu mới xy ra, nhưng những vụ bị đưa ra xử cũng đủ để ngăn chặn các chính trị gia và công chức Nhà nước phạm những tội danh như vậy. Nhìn chung các cấp Chính phủ ở Canada đều trung thực và ít khi xy ra những vụ việc lạm dụng quyền lực và chức vụ. Các chính trị gia và công chức Nhà nước phải tuân thủ luật pháp như tất cơ mọi công dân khác.
    Thứ ba là ý thức về trách nhiệm của các chính trị gia và công chức Nhà nước. ý thức cam kết của các chính trị gia và công chức Nhà nước về những lý tưởng của Chính phủ, cam kết với công chúng mà họ phục vụ, cam kết được những chuẩn mực cao trong quản lý nhà nước và phục vụ quyền lợi công là những yếu tố thiết yếu để Chính phủ hoạt động tốt.
    Nhìn chung, khối dịch vụ công mà Canada đã có và đang duy trì có ý thức vững vàng về cưng vị và trách nhiệm của người quản lý Nhà nước. Nếu không có nó thì mọi cơ chế mang tính chính thức về trách nhiệm giải trình chỉ có thể đạt được hiệu quả hạn chế./.
    1. Trách nhiệm giải trình và trách nhiệm đảm đương: bản tiếng Anh là "accountability and responsibility", trong đó từ "responsibility" (trách nhiệm) được dịch thành "trách nhiệm đảm đương" nhằm làm rõ ý hơn trong bản tiếng Việt. Khái niệm "accountability" được dịch là "trách nhiệm giải trình", theo bản từ vựng thuật ngữ phát triển của Văn phòng UNDP tại Việt Nam (theo đó "accountability" được diễn giải là: "the requirement that officials answer to stakeholders on the disposal of their powers and duties, act on criticisms or requirements made of them and accept responsibility for failure, incompetence or deceit"). Chú thích của người dịch.
    2. ứng cử viên có số phiếu nhiều hơn cơ tại khu vực bầu cử sẽ được bầu vào Hạ nghị viện, bất kể người đó có được đại đa số số phiếu đi bầu hay không. Các nghị sỹ này được bầu ra trong các đợt tổng tuyển cử, được tổ chức lâu nhất là 5 năm một lần, còn thường là 4 năm một lần, vào những thời điểm do Thủ tướng quyết định. Cũng có trường hợp ngoại lệ, khi Chính phủ bị thất bại trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ở Hạ nghị viện. Khi đó, Chính phủ bắt buộc phải đề nghị tổ chức bầu cử 3 trong số 16 lần tổng tuyển cử ở Canada kể từ năm 1945 đến nay bởi là những trường hợp Chính phủ bị thất bại trong Hạ nghị viện như vậy. Mỗi cử tri chỉ bỏ một phiếu, là phiếu bầu cho người đại diện khu vực cử tri của mình. Nhưng tổng thể những phiếu bầu một đại diện như vậy không những sẽ quyết định ai là người được bầu làm nghị sỹ đại diện cho khu vực cử tri đó, mà còn quyết định chính đng nào lên cầm quyền, và ai sẽ trở thành Thủ tướng Canada- Thủ tướng sẽ chính là người đứng đầu chính đng được sự ủng hộ của đa số nghị sỹ trong Hạ nghị viện.
    3. Thông lệ về trách nhiệm giải trình về tài chính của Canada và của Anh là khác nhau; đó là trách nhiệm đảm đương và trách nhiệm giải trình của các công chức trong quản lý tài chính. ở Anh, đã hn một thế kỷ nay các quan chức cao cấp trong Bộ - "Quan chức phụ trách tài chính " (Accounting officers) ?" ngày nay là Thứ trưởng trường trực của Bộ, là người chịu trách nhiệm đảm đương và trách nhiệm giải trình trước Nghị viện (thông qua Uỷ ban ngân sách công) về việc quản lý tài chính của Bộ mình. Bộ trưởng chỉ chịu trách nhiệm đảm đương và trách nhiệm giải trình nếu như ông ta bác bỏ quyết định của quan chức phụ trách tài chính, mà điều này thường rất ít khi xy ra. Tuy nhiên việc phải ra điều trần trước Uỷ ban ngân sách công có thể có ảnh hưởng quan trọng đến đường công danh của các quan chức cấp cao phụ trách tài chính.
    Khi tôi sinh ra, mọi người cười, riêng tôi khóc
    Sống làm sao khi tôi chết đi, mọi người khóc, riêng tôi cười
  6. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0

    Xin góp ý về chế độ phán quyết bởi Bồi thẩm đoàn .
    Hình thức này mới đọc thì tưởng là Pháp luật vô cùng khách quan và quang minh .
    Trên thực tế, các phán quyết chỉ dựa vào quan điểm của các bồi thẩm mà trong diễn tiến của các vụ án , quan điểm này có thể bị ảnh hưởng rất nhiều do bởi các yếu tố :
    1/ Các bồi thẩm được chọn lọc ngẫu nhiên theo 1 danh sách các công dân tốt ( đóng thuế đầy đủ, chưa can án ) ....Sự chọn lọc này có tính cách bắt buộc và muốn từ chối không phải dễ dàng mà cần có lý do chính đáng .
    Những bồi thẩm có thể không rành về luật, kém văn hóa, ( thậm chí không rành ngôn ngữ thí dụ như chọn 1 công dân nhập tịch ) gây nên những yếu tố Hên xui cho bị đơn rất nhiều .
    2/ Các bồi thẩm không có được 1 bảo đảm về an ninh sau khi phán xét ngoại trừ bảo đảm về tiền lương và công việc sẽ không thể bị chủ đuổi vì tham gia công việc bồi thẩm , nếu là 1 vụ hình sự, Các bồi thẩm hết sức e dè khi bị đơn là dân anh chị ...như tại Montreal, đã có lần Chánh án mà còn e ngại ( Tất nhiên là Chánh án không được quyền từ chối xét xử vì sợ trả thù ) thì huống chi là bồi thẩm .
    3/ Làm bồi thẩm không sướng , trong suốt giai đoạn xét xử , bồi thẩm bị cách ly còn nặng hơn tù nhân ; bị ở riêng trong 1 phòng tại khách sạn do toà án ấn định ; không TV, không internet, email....kể cả không điện thoại cho vợ, con ...thành ra nếu lỡ vụ án kéo dài cỡ 1 tháng như vụ Năm Cam thì ...toi . Ngồi bàn bạc với người không biết luật nhiều hoặc họ đã có thành kiến về tội phạm cũng không sướng mà tiền phụ cấp vỏn vẹn có 25 $ 1 ngày ( Bằng 1 giờ làm việc của 1 kỹ sư ) nhưng nếu dám chê bỏ, từ chối không lý do là cũng bị kết tội coi thường luật pháp quốc gia .
    Đây là 1 kinh nghiệm bản thân và bản chụp 1 quyết định chọn lựa bồi thẩm tại Canada:

    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 03:30 ngày 30/10/2003
  7. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Hệ thống tư pháp Canada!

    Chủ đề này chuyên bàn về Tư pháp Canada.

    Trước tiên em xin post mấy bài của bác Ngualuoi sang đây.

    Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ - Vô duyên đối diện bất tương phùng

Chia sẻ trang này