1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Head Up Display

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Jet_Ace, 12/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. victorcharlie

    victorcharlie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2003
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Chức năng của Helmet bác vừa nói không phải là HMTD đâu mà chỉ là một chức năng chợ giúp phi công thôi. Với nó khi không nhìn vào HUD phi công có thể biết được những thông tin rút gọn của máy bay như đường chân trời, thước độ cao, độ cao, tốc độ.
    HMTD là chế độ cận chiến mà chỉ bằng động tác quay đầu theo mục tiêu phi công có thể hướng radar hoặc hệ thống ngắm điện tử EOS đến lock mục tiêu. Chuyển động và vị trí của đầu phi công, Helmet, sẽ được các sensor nhận biết và chuyển thành hướng track của radar hoặc EOS. Tất nhiên mục tiêu vẫn phải nằm trong giới hạn quét của radar hay EOS. Có thể thấy qua hình dưới đây:
    VC
    "LOVE MEANS YOU NEVER HAVE TO SAY YOU'RE SORRY"
  2. victorcharlie

    victorcharlie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2003
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Nhờ bác Antey chỉ giáo thêm cho em vụ "cú bắn xoay qua đầu" được không ạ. VC chưa chứng kiến bao giờ chỉ nghe nói hình như các đời máy bay MiG 29 và SU 27 đều có thêm radar phụ gắn ở đuôi đứng để thực hiện những đường bắn như vậy thì phải.
    VC
    "LOVE MEANS YOU NEVER HAVE TO SAY YOU'RE SORRY"
  3. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Trích lại bài của bác levanle viết về khả năng ngắm bắn cơ động :
    Đối với các phi công Mỹ, khả năng gây ấn tượng nhất của chiếc Mig-29 là khả năng vận động ở tốc độ thấp (low speed maneuverability). "Ở tốc độ thấp, chống lại một chiếc Fulcrum cũng giống như chống lại một chiếc F-18 Hornet", đại uý Mike McCoy của đoàn 510 giải thích. "Nhưng Mig-29 có lợi thế về lực đẩy so với Hornet. Chiếc Hornet có thể chỉnh mũi ra xung quanh khi bay ở tốc độ thấp, nhưng sẽ phải giảm mất độ cao để lấy lại tốc độ. Mig-29 cũng có khả năng như vậy trong việc chỉnh hướng ở tốc độ thấp, nhưng có thể lấy lại năng lượng nhanh hơn nhiều. Hơn nữa các phi công lái Mig có thêm cái khả năng 45 độ đó để bắn một quả Archer và có thể ăn thịt anh".
    Loại tên lửa có góc ngắm rộng này, như đã mô tả ở trên, tỏ ra là một mối đe doạ đáng sợ, tuy không phải là không thể vượt qua được". "Một số tính năng thực ra yếu hơn so với chúng tôi nghĩ ban đầu", McCoy nói. "Chúng tôi cũng phải dè chừng hệ thống nhìn gắn trên mũ phi công (của chiếc Mig29). Hệ thống đó làm cho chúng tôi khó quyết định đeo bám. Nói cách khác, khi tôi tiếp cận, tôi phải để ý đến hệ thống này. Mỗi lần tôi đến gần mũi một chiếc Fulcum, tôi lại phải nhả mồi nhiệt (flare) đề đánh lừa một quả Archer đang bay tới."
    "Trước khi tới đây, một số phi công của chúng ta nghĩ rằng hệ thống ngắm gắn mũ trên chiếc Mig29 là sự kết thúc của không chiến tầm gần", Lt Col (thiếu tá?) Gary West, chỉ huy đoàn 510, giải thích. "Chúng tôi đã phát hiện ra rằng nó cũng không đến nỗi chết người như chúng tôi nghĩ". Chúng tôi đã gặp một số vị trí - đặc biệt là các tình huống bắn "qua vòng tròn" và tốc độ thấp - khi phi công Mig-29 có thể nhìn lên góc 45 độ và bắn trong khi hướng mũi máy bay của anh ta vẫn thẳng. Khả năng đó đã khiến một số phi công của chúng tôi thay đổi cách tiếp cận chiếc Mig-29 trong một trận chiến. Ở tốc độ dưới 200 knots, chiếc Mig29 có khả năng cực kỳ trong việc chỉnh hướng mũi máy bay, cho (xuống) đến tận tốc độ dưới 100 knots. Tuy nhiên chiếc F-16 lại có lợi thế ở tốc độ trên 200 knots. ở tốc độ cao, chúng tôi có thể tăng lực đẩy lên trên họ để bay theo hướng thẳng đứng. Và tốc độ đổi hướng của chúng tôi cũng tốt hơn hẳn. Nếu cứ bình tĩnh và giữ tốc độ khoảng 325 knots, chiếc F-16 có thể đưa được chiếc Mig-29 vào mũi ngắm của mình. Nhưng người phi công phải hết sức thận trọng với những cú bắn "qua vòng tròn" bằng hệ thống ngắm gắn mũ của chiếc Mig-29.
    Chúng tôi đã làm rất tốt trong các tình huống cận chiến độc lập", West tiếp tục. "Chúng tôi đã thử các kiểu một vòng và hai vòng tròn, tuỳ thuộc vào việc chúng tôi vòng trước bao nhiêu lâu lúc tiếp cận. Chúng tôi đã thành công trong việc sự dụng sự khéo léo hoặc sức đẩy của máy bay để chiếm lợi thế ít nhất là sau một hai vòng, không có một trường hợp ngoại lệ nào. Tôi cho rằng không một phi công F-16 để rơi vào thế bị động mà không thoát được. Cũng như mọi khi, và điều này áp dụng với bất kể máy bay nào, thành công phụ thuộc vào người bay".
    Chúng ta có thể thấy rỏ quan điểm của người trong cuộc là các phi công Nato trong vấn đề này

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
    Được antey2500 sửa chữa / chuyển vào 15:47 ngày 16/01/2004
  4. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Ta biết là tên lửa R71 Archer tên lửa tiến công tầm gần của Nga gắn trên Mig29 và Su27 có khả năng tiến công với góc 45 độ nghĩa là nếu ta kẻ 1 đường từ mũi máy bay đến máy bay địch thì đường này hợp với trục thân của máy bay là 45 độ và ta vẩn có thể xuất kích .
    Đặc biệt trong tầm 2km ở phía sau radar dẩn đường ở đuôi của các đời Mig29 và các đời Su27 cho phép ta bắn ngược về sau , tên lửa R71 hay R77 sẻ được khai hoả nhanh chóng vòng ngược trở về sau và tiến công mục tiêu . Tốc độ đánh vòng của 2 thằng này đạt 120 độ trong 1 giây nghĩa là nó mất độ 1,5 giây quay đầu lại và lao thẳng về máy bay đang truy đuổi theo Mig29 hay Su27 .
    Về cú bắn qua đầu phi công quay về phía sau nhìn vào máy bay địch lock máy bay địch bằng cái mủ của mình rồi nhấn nút , hệ thống máy vi tính và hệ thống dẩn đường ở sau máy bay sẻ làm phần còn lại . Tuy nhiên góc bắn về sau hẹp hơn và tầm gần hơn do radar ở sau yếu hơn , cái này thì tuỳ vào trình độ phi công do định ở xa hơn 2km thì anh ta có thể làm 1 cú Cobra để giảm tốc thật nhanh và bắt vòng đối đầu với máy bay địch , bài tóan vận tốc lực đẩy và đánh vòng khi nào là đòi hỏi kinh nghiệm .
    Cận chiến là cuộc đấu trí và kinh nghiệm , trình độ tích luỷ sau hàng trăm giờ bay , kết quả thường quyết định sau vài phần trăm giây .
    Chẳng hạn với 1 chiếc F16 bị tiếp cận bởi Mig29 hay Su27 anh ta phải vô cùng chú ý vì dù mủi máy bay đối phương còn hợp với máy bay của anh ta 45 độ nhưng đối phương vẩn có thể ngước đầu lên nhìn và đuôi máy bay của anh ta và khai hoả . Chính vì thế kinh nghiệm là luôn thả mồi nhiệt trong trường hợp này đề phòng đối phương khai hoả , do góc 45 độ là góc tối đa rồi nên mồi nhiệt sẻ dể đánh lừa tên lửa từ Mig29 và Su27 trong trường hợp F16 hay F18 đang đánh vòng .
    Tuy nhiên bài toán đánh vòng tính cũng rất khó vì máy bay Nga luôn có ưu thế về độ cơ động , nhất là ở tốc độ độ thấp nghĩa là khoảng 0,2 đến 0,5 Mach khoảng 200-600 km/h . Cobra thường được thực hiện ở tốc độ 400-600km .Nếu các đời F không tính toán kỹ khi đánh vòng phi công Mig29 hay Su27 có thể Cobrra và Shot down anh ta ngay khi anh ta đang đánh vòng tốc độ thấp . Ngoài ra do cơ động hơn nên khả năng bắt vòng của Mig29 và Su27 là rất khó chịu , kết hợp với cú bắn cúi hay ngẩn đầu là ghê gớm .
    Ngược lại khi tiếp cận từ sau F cũng phải đề phòng khả năng Cobrra cùng với khả năng đánh vòng tốt khiến F khó bắt vòng hoặc khi đối phương Cobrra thì bị hố và kẻ truy đuổi trở thành kẻ bị truy đuổi , khả năng bắn vòng ra sau cũng là 1 điều nên lưu ý .
    Nói chung ông chủ tịch tập đoàn Sunkhoi có cơ sở khi thách thức bất kỳ loại máy bay nào trong bất kỳ điều kiện nào đánh cận chiến với Su37 . Tuy nhiên ngày nay kết quả không chiến không phải ở cận chiến là chính , thấy trước bắn trước trúng trước mới là vấn đề đáng quan tâm hơn , ngoài ra ngày nay các ông lớn không bao giờ đánh nhau , và có đánh nhau thì không có chuyện 1-1 hay 2-2 mà là chiến trường số hoá vài triệu đánh với vài triệu và kết quả 1 cuộc chiến tổng lực có lẻ chỉ giải quyết trong vài ngày nếu không xài hạt nhật và trong vài chục phút nếu xài đến hạt nhân .

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  5. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Antey pro Nga quá mà lại dám bảo Archer là R-71 thì lạ quá, nó phải là R-73 mới đúng, mà em giai này thì có nhiều tầm bắn tối đa trên lý thuyết là 20, 30, 40km tùy đời R-73M1 hay R-73M2.
    Thấy các bạn trong này pro Nga quá cái gì cũng cho Nga số 1, riêng bài Ăn Hành Tây, tôi đọc xong nghe có vẻ máy bay của Nga coi như miễn nhiễm với máy bay Mỹ
    -Thực ra Cobra chỉ là trò biểu diễn của máy bay Nga ( tôi đã có xem một đoạn Discovery F-16 biểu diễn Cobra) mà sao các bạn cứ nhắc hoài. Cần nhớ là khi vào tầm gần (Close-in) từ hai phía thì thằng ku phi công nào cũng tăng tốc thật nhanh. Thực tế thì R-73 có hiệu quả cao nhất khi ở tầm 4-10km nên tăng tốc độ là vì nếu tên lửa bắn trượt thì sẽ dễ dàng điều khiển máy bay mình ra xa máy bay địch ngay sau close-in.
    - Nên biết là thời gian tên lửa tầm ngắn bắt đầu bắt mục tiêu là khoảng 2 giây sau khi bắn, do vậy khi đối đầu bay nhanh vào cũng là để vào cái inner radius ( dùng tiếng Anh để khỏi hiểm lầm) mà tên lửa tầm ngắn chưa hiệu quả. Do đó mà không thể có chuyện ngay sau đó mà máy bay Nga hay bất cứ của ai, với tốc độ chóng mặt lúc đó mà thực hiện được Cobra quay vòng ngay được đâu mà ....mơ!
    Đó là chưa bàn đến chuyện để thực hiện Cobra thì phải tắt alpha/AoA limiter đi ( từ chuyên ngành nên tôi để nguyên tránh hiểu sai) mà cái này là một phần của Fly-By-Wire nên rất hiếm khi đang close-in mà ku phi công lại tắt nó, lý do là quan trọng nhất là giữ ổn định cho máy bay nhằm lock-khoá mục tiêu.
    -Nếu bàn chuyện Mig-29 có thể quay vòng rồi dùng em trai Alamo để bụp thì lúc ấy không có chuyện dùng IRST được mà phải chuyển qua Radar, hehe khi ấy thì sợ là em F-16 nó .....cho hửơi khói rồi, cần nhớ là không lực Mỹ có một nguyên tắc là giữ khoảng cách càng xa Mig càng tốt.....
    Vài dòng tham gia tán phét cùng các bạn
    BE COOL!
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 02:33 ngày 17/01/2004
  6. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Về cái vụ này thì em không đồng ý với anh Đức rồi , về Cobra có hiệu quả ra sao trong không chiến thì hình như trong box đã bàn nhiều lần và ta chúng ta đã đi đến 1 quan điểm là cobra có lợi trong việc cắt vòng triệt hạ đối phương hay việc bỏ đối phương khi bị bám đuôi . Nhưng Cobra lại làm mất năng lượng nên khi ta cobra để tránh 1 thằng thì ta lại trở thành mồi ngon cho 1 thằng khác nếu nó "vô tình" xuất hiện vào lúc đó . Vì thế việc cobra hy sinh tốc độ để bắt vòng lấy độ cơ động luôn là 1 bài toán phải tính và xem tốc độ ta có phù hợp để cobra hông , lên đến 900 1000km/h mà cobra là tự sát .
    Anh Đức quên 1 điều là không chiến ngoài trường hợp lao vào nhau thì còn trường hợp quần thảo lượn vòng cố gắng đưa nhau vào tròng , bài viết ở trên của em chính là nói về trường hợp đó . Ngày xưa thì ta mủi máy bay của ta phải hướng về đối phương thì mới lock rồi bắn chính vì thế mới cần độ ổn định máy bay như anh nói , cái suy nghĩ đó ở thời Digital Dogfight là không phù hợp nửa , cái em đang nói là cái mủ hổ trợ ngắm bắn , giúp ta dể dàng đưa đối phương vào tròng mà không cần độ ổn định mủi hay mủi máy bay chỉa thẳng về phía địch . Mủ ngắm thì ngày nay không còn là độc quyền của Nga nửa , người Mỹ đã nghiên cứu nó thành công và đang tiến hành trang bị cho không quân của mình .
    Bài viết của em luôn khẳng định các trường hợp mà mủ ngắm của Mig29 hay Su27 sẻ hổ trợ và gây khó khăn cho 1 phi công lái F đang quần thảo với anh ta ra sao . Em có nêu cả cách phòng chống đấy anh thấy không , biết để tránh cái mủ đó không phải là hoàn hảo tuyệt đối nó có giới hạn , cái phim Chiến Dịch Phương Hoàng ra đời vào thời điểm người Mỹ lần đầu biết về cái mủ đó , họ ca ngợi nó lên như là 1 cái máy ngắm bắn bằng suy nghĩ của phi công đáy (dỉ nhiên đó chỉ là phim ) Và khi ta biết giới hạn thì ta có thể phòng tránh .
    Anh để ý cuối bài em có viết là ngày nay quần thảo không còn là điều kiện tiên quyết , quyết định số phận của trận không chiến giửa 2 đội quân , việc thấy trước bắn trước trúng trước là nói về lúc 2 thằng đang lao vào nhau đấy , lao vào nhau mà không thằng nào chơi nhau được thì bắt đầu xoay vòng quần thảo bám đuôi đối phương để bắn hạ hắn , còn nếu bị bám đuôi thì phải ráng mà cắt đuôi rồi tìm cách bám đuôi lại , không chiến là thế . Ngày nay thì không nhất thiết phải bám sát đuôi , chỉ cần cho hắn vào góc có khả năng tiến công , nhìn hắn 1 phát rồi bấm nút hehe quá đã .

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  7. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0

    Ku em kêu tên tục anh ra đây chi hihi, khi nào đi ofline còn ở đây kêu anh là Xì Nai Pơ đi cho vui a'' em Ăn Hành Tây......
    Nếu chú Antey đã biết rằng cận chiến là cuộc truy đuổi liên tục giữa đuổi nhau và cắt nhau thì tại sao cứ nhất thiết phải luôn nói về Cobra để khè bà con trong bõ chi vậy. Nên biết rằng những cuộc truy đuổi như vậy luôn cần rất nhiều năng lượng.
    Lý do tôi cho rằng những thành viên trong box nói chung quá đề cao vai trò của Cobra trong không chiến à, nghe nè quý dzị à:
    - Để thực hiện Cobra là làm một điều bất thường chứ chả phải là một điều thông thường nghe nghịch lỗ nhỉ quá hả...hehe..
    -Trước hết, các máy bay Sukhoi biểu diễn Cobra ở các hội chợ luôn cất cánh với trọng lượng khá nhẹ, không nhiều tên lửa như trong tình huống chiến đấu, còn lượng xăng thì chỉ khoảng 20%-30% tổng bình chứa. Trên thực tế thì nếu đầy bình xăng thì gia đình Su-27 chỉ có thể chịu khoảng 7G. Còn trong thực tế chiến đấu thì sau khi tính hết hao hụt, để luôn sẵn sàng chiến đấu, lời khuyên là Su-27 nên cất cánh với 50% bình xăng. Thành ra yếu tố đầu tiên để thực hiện Cobra là trọng lượng (loading) của Sukhoi phải thấp. Dĩ nhiên có thể dùng drop tank /bình xăng phụ kết hợp các chiến thuật cho bình xăng cạn đi (như afterburner) trước lúc thực hiện Cobra, nhưng đó đã là một điều bất thường rồi, chịu chưa bà con
    - Điều thứ hai là để làm được Cobra thì phải tắt hệ thống alpha limiter đi, điều này đã được Eugeny Frolov công nhận nhiều năm sau hội chợ Le Bourget, Paris, 1989. Khi tắt alpha limiter đi thì máy bay sẽ khá mất thăng bằng, nó sẽ cụp lên cụp xuống, điều này sẽ đòi khỏi phi công chú ý nhiều hơn đến cần lái hơn là mục tiêu. Điều này đặc biệt khó hơn cho phi công máy bay Nga ở chỗ thiết kế buồng lái của họ khá phức tạp, chỉ rất gần đây Nga mới có chương trình nâng cấp buồng lái có HOTAS hay MFD như của Mỹ, dù vẫn chưa ngon bằng. Chưa kể là chuyện bật tắt alpha limiter thôi chưa tính đến lái sau đó đã đòi vài ba thao tác rồi. Nên đòi hỏi một phi công loại hàng đầu để có thể thực hiện được Cobra. Điều này dĩ nhiên là một điều bất thường nữa, đặc biệt là giai đoạn hiện nay các phi công lái Su hay MiG trên thế giới trung bình có số giờ bay ... nên xem lại.
    -Điều thứ ba là như Antey nói đó Cobra dễ làm cho máy bay Su hay MiG thành mục tiêu của máy bay thứ ba. Thời này đánh nhau toàn là cặp trở lên, chả phi công nào lại dại đem thân mình ra thành mồi như thời không chiến ở miền Bắc Việt Nam, chưa kể là mấy cái không quân dùng F- trên thế giới có số lượng máy bay chiến đấu lưu hành khá lớn. Nhưng thôi bắt bẻ cu Antey chuyện này thì bậy quá
    -Điều thứ tư là cũng như Antey nói đó sau khi thực hiện Cobra thì máy bay mất năng lượng khá lớn. Thực ra ngay cả phi công có hàng đầu cũng phải cân nhấc rất lâu trước khi thực hiện Cobra vì máy bay địch có thể không có nhiều năng lượng như Su hay MiG nhưng vẫn hoàn toàn có thể đủ để thoát khỏi Cobra. Còn ngay sau Cobra khi Su hay MiG phải bay ổn định để bảo toàn năng lượng lại, máy bay địch mà trở lại thì Su hay MiG chắc ...đi bán muối hột. Phi công dù có giỏi chắc cũng phải thuộc loại liều lắm mới thử Cobra. Thực ra nếu cậu Ăn Hành Tây Antey nghiên cứu thêm về các mô hình đánh nhau dựa trên năng lượng máy bay (energy fights and energy-counter fights) như zoom maneuver, rear-angle fight, energy break thì sẽ thấy có rất nhiều cách đuổi nhau và cắt vòng mà bảo toàn được năng lượng, chứ không phải gì cũng cứ nhắc Cobra mãi. Do đó tôi nói đem Cobra ra làm điển hình để khen khả năng cận chiến của Su hay MiG có lẽ là không chính xác. Một phi công đầy kinh nghiệm hay một phi công đang được huấn luyện với máy bay Nga sẽ luôn chọn cách an toàn hơn là dùng những chiến thuật chiến đấu đảm bảo an toàn của mình và đảm bảo năng lượng của máy bay để đến lúc máy bay địch mất dần năng lượng thì chiếm ưu thế hẳn để diệt địch. Đó là điểm trội thật sự trong cận chiến của Su và MiG nói chung so với F-. Cobra chỉ là một cách quá mạo hiểm cho một chiến thắng không đảm bảo chút nào. ...
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 13:53 ngày 18/01/2004
  8. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Dỉ nhiên việc lock cũng phải có thao tác và khả năng của cái Mũ ngắm cũng có giới hạn , em đã viết ngay trong bài là nó không thần thánh đến nổi bắn dể dàng như là máy ngắm bằng suy nghĩ .
    Còn về chuyện Nga có tiếp tục cải tiến cái mũ của họ hay không thì mời anh Đức xem lại bài của bác lekien về mũ ngắm trang bị cho Su35 này :
    Su-35 will not have any analogue, arrow controls and monitors. Instead of the three LCDs there will be 2 big ones. To maximise the area of information displayed, their screens would have windows, similar to Picture-in-Picture technology in modern TVs.
    Ad***ionally, the most important of flight and combat information will be displayed in the pilot''''s helmet. This will free the pilot from constant need to look at the cabin''''s monitors before him, so that he is able to move his head around, visually evaluating the situation.
    face=Verdana>Moreover, Su-35 will be also harder to see for radiolocation stations. This can be done by using special radio waves-swallowing finish, a new paint of the jetfighter in fact. And certainly, the most serious developments to happen with engines and the main computer. They would finally become one whole.
    Su-35 engines will have greater power and elasticity, which would give the machine more speed and maneuverability. Hydrodynamic controls of the power engines are to be changed to electrical. Constructors claim this would not only save space and weight, but also would allow a "parallel" control of the machine.
    What it means in practice, is that the pilot''''s role will be less notable. The computer will be deciding what speeds and which regimes the machine is to approach targets, at which moment the pilot can be allowed to use weapons. Human will not be able to make any wrong decisions: the computer would simply switch off his controls and advice him what is the fault.
    Demin believes that if the fifth generation jetfighters would still have pilots, the next generation planes will do without them. Yet some can not agree with him, including Givi Dzandzagava, President of "Technocomplex" scientific & producing center uniting 16 companies working on various equipment of Su-27 SKM.
    "While the intellect level of the jetfighters'''' on-board equipment will be very high, we still have to leave for human an opportunity to make combat decisions at the top of the technical abilities of machines and weapons. A task given can be completed even at the cost of one''''s own life. Decisions on weapons use and responsibility following lies on human and no one else"
    The fifth generation jetfighter is machine with brains and eyes
    Dzandzagava goes on: "Today we can only generally visualise the cabin of the fifth level fighter planes, and it would resemble Su-35''''s cabin very much"
    What is known for certain: displays of the cabin and of the pilot''''s helmet will feature much more information. Analogue scales with arrows and numbers will disappear for good, all the information will be in visual form. Like in prestige cars: symbols and icons.
    Su-35 on-board computer processors receive information from 150 various antennas and devices, placed all over the jetfighter''''s body.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  9. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Hehe, ku em pót chi tiếng Anh , anh đọc nhức đầu quá, em so chi Su-35 hehe toàn nói chuyện tương lai, tương lai thì JSF của Mỹ nó muốn dẹp luôn cái HUD, nó chỉ đem mấy thông tin quan trong lên helmet như Su-35 cải tiến, đó là thì tương lai, thì hiện tại thì nghe nè Sì Nai Pơ anh phét thêm tí nè Ăn Hành Tây à,
    -Không chiến thì luôn tùy tính huống mà có những chiến thuật khác nhau, Cobra chỉ là một trong số hàng trăm chiến thuật, chẳng phải là điển hình để giải quyết vấn đề, ... chẳng phải lúc nào cũng áp dụng được, nhớ nhe, các bạn cứ đem Cobra ra mà khè hoài nghe giống như tuyên truyền không công cho Nga quá .... Thường trong không chiến người ta quan tâm đến các chỉ số khá chung như lực nâng, khả năng chịu lực cản, khả năng giữ thăng bằng, lực đẩy, vân vân và vân vân của máy bay mình và địch để tùy tình huống mà xử lý có lợi cho mình hơn là một chiến thuật vạn năng mà cụ thể nào ... như Cobra mà các bạn trong box hay nói chẳng hạn.
    BE COOL!
    em cắt đi khúc trùng lại với bài của anh ở trên nhé
    Được antey2500 sửa chữa / chuyển vào 18:09 ngày 18/01/2004
  10. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Tiếp tục tranh luận he
    -Còn điểm mấu chốt tranh luận nè Ăn Hành Tây, là về ba cái thứ Cobra/Hook/Kulbit hay cách nhào lộn nào đó nữa của Su-27 hay Su-37. ...kết hợp mũ mão HUD luôn nhe
    -Nếu Antey nghiên cứu chiến thuật Hi/Lo Yo Yo do phi công Trung Quốc phát triển cho MiG-21 dựa vào khả năng leo và đánh vòng của nó (một phần trong Top Gun của Mỹ bây giờ), thì sẽ thấy về cơ bản nó chẳng khác gì đến cả mô hình nhào vòng tròn 180 độ của Su-37 chứ đừng nói Cobra 110-120 độ, tài liệu tiếng Anh nó nói vầy nè cậu em Ăn HÀnh Tây à: "Cobra is a new name for an old tactic.. " khỏi cần dịch he. Điểm khác nhau cơ bản là MiG-21 mà đánh cái vòng đó thì nó rất rộng để hoàn thành 180 độ, còn góc xoay của Su-37 thì khá hẹp. Xin hỏi trong tình huống khoảng cách địch và ta là bao nhiêu để cần thiết đánh một vòng hẹp như vậy và thứ vũ khí gì dùng trong tình huống đó.
    -Cái đánh vòng tròn 180 độ của Su-37 hay hơn các máy bay khác là vì nó chỉ khoảng 200m trở xuống, rộng hơn thì máy bay F- các thứ nó làm tuốt, F-16 biểu diễn Cobra trên Discovery đó, cần thì anh đưa DVD cho mà xem
    , Antey có đồng ý với anh là chơi Cobra là áp dụng ở khoảng cách nhỏ , khoảng 1500m trở xuống giữa địch và ta, mình ví dụ ku em Su-.... bị đuổi , rồi em nó dùng Cobra vòng ra sau được để bụp lại kẻ thù( xin nhắc lại lúc đó nó phải tắt Alpha limiter fly-by-wire à nhe), ở khoảng cách này thì em nó phải xài cannon rồi, tên lửa tầm ngắn thì chưa ra khỏi cái minimum inner radius để có thể bắt mục tiêu, một cú ngoặc nhẹ của máy bay địch là R-73 ...bay đi đâu trật lất rồi. , dùng súng thì chỉ có một điều kiện duy nhất là chỉa mũi máy bay về phía địch và khi đó thì quên chuyện HMS đi là vừa rồi..hehe, máy bay cánh cứng mà và đòi hỏi là phải ổn định máy bay thì bắn mới chính xác được(IRST/HMS hay radar sau đuôi lúc đó chỉ là để tăng thông tin tình huống cho phi công để có đối pháp hợp lý) hehe...mà muốn ổn định máy bay thì lại phải bật trở lại hệ thống fly-by-wire vậy là coi như phí mất 1-3 giây ... lúc đó mấy bà chị già F-... chắc bay xa rồi đâu có đứng yên cho cậu trai Su- chỉnh đường ngắm của súng cannon, cannon của các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư nói chung là khá ngang nhau, chẳng phải F- hay MiG hay Su cái nào lợi thế hơn...Hehe vậy là coi như lúc đó em trai Su-.... bật Fly-By-Wire lên, quẹo cho nó êm, lách cho nó nhanh, tìm mục tiêu tốt, ... xem như quên Cobra chứ đừng có mơ ước hehe. Ngắn gọn là... chưa kể là khi dùng Cobra thì khả năng Su- bị bắn rụng bởi máy bay thứ ba ( tức là thằng Wingman của máy bay địch) là khá cao, nhưng thôi... ta không nên so sánh như vậy vì thằng Su-.. kia cũng đâu có đi một mình
    Thực ra Sì Nai Pơ tui vẫn cho rằng Su- hơn bất cứ các loạimáy bay nào khác trên thế giới trong cận chiến trong cận chiến vì những thông số cực kỳ khủng khiếp của động cơ, khung máy bay, các thiết kế dòng khí qua lưng, những chiếc vây sau đuôi hay phía trước, R-73, vân vân và vân vân... Nhưng những ưu thế đó chẳng qua là tạo điều kiện tốt hơn vì khả năng chịu đựng tốt của máy bay Su khi đánh cận chiến hay khép góc. Còn Cobra sau hết cũng chỉ là một chiến thuật nhỏ trong đánh cận chiến và quyết không phải là chiến thuật chết người nhất của Su. Cobra có lẽ là động tác nhào lộn nổi tiếng nhất của Su thì đúng hơn vì người ta đi hội chợ và thấy không có máy bay nào khác có thể làm được động tác đó và gia đình Su-27 nổi tiếng lên cũng vì động tác đó. Thực ra ở thời điểm 1989, người Nga chỉ muốn chứng minh một điều là máy bay chiến đấu của họ cũng làm được những điều như các máy bay aerobatics. Chỉ khi khán giả phương Tây trầm trồ là như vậy thì ở những tình huống chắc chết ở tầm gần, Su-27 vẫn có khả năng cắt vòng mà thoát, thì người Nga mới bắt đầu nghĩ đến khía cạnh chiến đấu của chiến thuật đó. Và Cobra được dùng như là khẩu hiệu quảng cáo về khả năng cận chiến của Su-27 hơn là thực sự không chiến nó ra sao.
    Hehe, vậy đó nhưng tôi không phải là xem thường Cobra đâu nhe, thật sự tôi hết sức phục tính chết người của Cobra nhưng chắc chắn không phải ở cận chiến như mọi người vẫn nghĩ vì mới nhìn cái đó phản ánh khả năng nhào lộn nhưng xa hơn thì nó bắt nguồn từ những chiến thuật tổng hợp tầm xa khá khủng khiếp của Nga. .....
    Còn nè ku em Antey, R-73 không có đánh vòng theo mục tiêu 120 độ một giây đâu nhe, nó không cơ động đến mức vậy. Khi ở trên giá tên lửa thì cơ bản là nó có thể bắt mục tiêu 45 độ về hai phía so với phương thẳng về phía trước của nó (boresight), còn sau khi ra khỏi giá phóng thì tăng lên 60 độ về hai phía. Không biết Antey có lộn cái này không, khả năng dò mục tiêu (target acquisition) của R-73 M1 là 60 độ một giây, dò mục tiêu nghĩa là đầu dò IR với tầm quét của nó tìm ra mục tiêu nhưng chưa có nghĩa là toàn thân tên lửa đã hướng về phía mục tiêu đâu mà đánh vòng. Còn nghiên cứu trên giấy tờ thì có 120 độ sau khi bắn đó, cả Nga lẫn Mỹ (hãng Hughes), chỉ không biết có thành thực tế không thôi.
    Link nè: http://www.milparade.com/1998/29/086.htm
    Cái hình cu R-73 RDM2 đang thiết kế bắn ra sau đuôi nhìn sao mà ...lọ lem quát, có phim coi chắc đã hơn
    To All: Chắc giọng văn của tôi làm nhiều nguời khó chịu, kỳ thực tôi không muốn chọc ghẹo ai cả, đó là cách tôi làm bớt sự khô khan khi chúng ta nói về vũ khí súng đạn và làm cho bài thêm tính dí dỏm dễ đọc mà thôi
    Chúc mọi người ăn Tết vui vẻ, nhiều sức khoẻ và may mắn

    BE COOL!
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 14:48 ngày 18/01/2004

Chia sẻ trang này