1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Head Up Display

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Jet_Ace, 12/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. naval_flanker

    naval_flanker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Mũ phi công Su/MiG với cặp kính thực tại ảo
    [​IMG]
    Thực ra so về pháo trên máy bay thì tôi thấy máy bay của Nga chẳng hiếu sao mang rất ít đạn. Thí dụ khẩu GSh-301 của Su-27 chỉ mang 150 viên đạn 30mm, với tốc độ bắn 30 viên/giây thì chỉ sau 5 giây là hết đạn, cứ cho bắn burst thì cũng chỉ được khoảng chục loạt. Thậm chí MiG-29 chỉ mang có 100 viên. Trong khi khẩu Vulcan M61-A1 của F-16 được kèm theo hơn 600 viên đạn 20mm (với tốc độ bắn 100 viên/giây, tức là tiếng súng sẽ nghe như một giọng nam trầm, bắn siêu nhanh). Còn F-15 mang tới gần nghìn viên đạn.
    Su-25/39 mang được 250 viên đạn, còn A-10 mang hơn 2000 viên đạn.
    Xét về tăng, T-72/80/90 cơ số đạn pháo chính khoảng 40, khẩu đồng trục 7.62mm là khoảng 2000 viên, 12.7mm là khoảng 300 đến 450 viên. Trong khi M1A1 đạn Main gun là 60 quả, coax 11.000 viên, 12.7 khoảng hơn 1000 - 2000 gì đó(ko nhớ)


    1st, I love the smoke of the Automatic Kalashnikov's muzzle,

    2nd, I love the glowing of the Flanker's exhaust,

    And after all, I love the perfume of your neck, baby...

  2. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Cái vụ cobra chỉ là một trong những chiến thuật để chọn lựa , như em đã post trong topic này luôn phải cân nhắc dùng cách này hay cách kia chứ nhè cận chiến là Cobra cận chiến là Cobra là bị bắt tẩy hết còn gì gọi là biến hoá còn gì gọi là bất ngờ , chết là chắc . Em nêu ra Cobra ở đây vì đó chính là 1 minh chứng cho ưu thế về sự cơ động và khả năng tăng lực đẩy của động cơ Nga chẳng hạn về động cơ Su27 có ưu thế với các thế hệ F18 và Mig29 có ưu thế với F16 . Về Air Frame thì ưu thế hơn hẳn về tính khí động học rồi . Trong cận chiến ưu thế về cơ động là rất quan trọng giúp ta có thể cắt vòng đánh chặn hoặc cắt đuôi khi bị truy đuổi .
    Cái này anh đọc không kỹ , em viết là khả năng cơ động của tên lửa R73 và R77 hay AA11 và AA12 là 120 độ trong 1 giây nghĩa là khi cần đổi hướng nó có thể xoay 120 độ trong 1 giây , góc ở đây dỉ nhiên là góc của trục thân tên lửa .

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  3. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Trích từ:
    Còn nè ku em Antey, R-73 không có đánh vòng theo mục tiêu 120 độ một giây đâu nhe, nó không cơ động đến mức vậy. Khi ở trên giá tên lửa thì cơ bản là nó có thể bắt mục tiêu 45 độ về hai phía so với phương thẳng về phía trước của nó (boresight), còn sau khi ra khỏi giá phóng thì tăng lên 60 độ về hai phía. Không biết Antey có lộn cái này không, khả năng dò mục tiêu (target acquisition) của R-73 M1 là 60 độ một giây, dò mục tiêu nghĩa là đầu dò IR với tầm quét của nó tìm ra mục tiêu nhưng chưa có nghĩa là toàn thân tên lửa đã hướng về phía mục tiêu đâu mà đánh vòng. Còn nghiên cứu trên giấy tờ thì có 120 độ sau khi bắn đó, cả Nga lẫn Mỹ (hãng Hughes), chỉ không biết có thành thực tế không thôi.
    [/quote]
    Cái này anh đọc không kỹ , em viết là khả năng cơ động của tên lửa R73 và R77 hay AA11 và AA12 là 120 độ trong 1 giây nghĩa là khi cần đổi hướng nó có thể xoay 120 độ trong 1 giây , góc ở đây dỉ nhiên là góc của trục thân tên lửa .
    -------------------------------------------------------------------------------
    Hehe, tiếp chiêu tiếp nè em giai( đùa tí cho vui)
    Đồng ý là khả năng cơ động /agility mà em nói chính là khả năng khí động lực của tên lửa nôm na là khả năng tên lửa có làm được một cú xoay như thế hay không. Cái vụ 120 độ ở đây là max chứ không phải là phạm vi hiệu quả nhất, mà muốn thực hiện điều kiện max thì phải ở vào tình thế hết sức thuận lợi. Khả năng max này thì Python, ASRAAM hay AIM-9X cũng làm đượcy chang á Antey à...AIM-9M cũng là 100 độ một giây rồi.
    -Còn cái điểm anh muốn nhấn mạnh là 60 độ về hai bên ( mỗi bên 60 độ) cái này có liên quan đến FOV-Field of View tức là khả năng dò mục tiêu của đầu dò, mà em trai này nó sẽ cung cấp thông tin cho hệ điều khiển nhận thông tin từ đầu dò tên lửa, và hệ thống này sẽ truyền lệnh lại cho ku em tên lửa thực hiện động tác khí động học nào. Ngắn gọn một câu tức là việc tên lửa xoay hay không và xoay bao nhiêu độ là do hệ điều khiển nhận thông tin từ đầu dò tên lửa, mà cậu em này thì dựa vào FOV chứ chả phải khả năng khí động học tuyệt đối của bản thân tên lửa. Phân tích như vậy thì thấy rõ ràng R-73 có khả năng đánh vòng là phụ thuộc vào FOV dựa trên thông tin nhập vào ngay trước khi phóng, thông tin nhập vào thì lại dựa vào IRST và Radar thì mới có khả năng đánh vòng 120 độ một giây như đã nói.Điều cần phải tỉnh táo ở đây là bao giờ cũng có khoảng thời gian chậm trễ giữa việcnhập thông tin khi tên lửa còn trên bệ phóng và khi tên lửa được phóng ra, đìều này là không thể tránh khỏi và quả tên lửa xoay nhanh như thế cũng chỉ ngay lúc vừa phóng ra mà thôi vì tốc độ chưa tăng kịp, một khi tăng tốc rồi thì quả tên lửa không thể xoay nhanh như vậy được lý do giản đơn là sau khi phóng khoảng 2 giây thì tốc độ tên lửa đã là hơn Mach 2 rồi, nên tên lửa cũng không xoay nổi 120 độ một giây như vậy đâu vì nếu thế thì quả tên lửa sẽ bị......gãy làm đôi heheheee. Tới đây thì lại phải chắc là chú em R-73 thiết kế bắn lui là loại dược thiết kế đặc biệt chứ chả phải như R-73 thông thường đâu nhe...
    -Xét riêng chú R-73 thì sau khi bắn xong thì nó dùng đầu dò IR là chính không liên quan tới máy bay nữa, còn chú R-77 thì khi tốc độ lên tới Mach 4.5 mà quẹo gắt kiểu đó thì gãy cổ sớm khi chưa kịp khè ai hết á
    -Nhấn mạnh một điều là FOV tức khả năng dò của đầu dò tên lửa vào một thời điểm nào đó, nếu FOV rộng và xịn thì khi máy bay địch quẹo gắt thì tên lửa vẫn có khả năng dò ra góc quẹo của mục tiêu...túm gọn cho em R-73 nhe, nó có FOV là 60 độ cho mỗi bên, tổng là 120 độ, mà tầm quét của FOV là cố định,còn khả năng xoay vòng của tên lửa là tùy tình huống cụ thể.Giả dụ như em giai R73 đang ở giữa không trung cứ cho là em nó xoay được 120 độ một giây, nhưng nó đâu có thấy phí sau 120 độ đâu nè mà chỉ "nhìn" thấy 60 độ về một trong hai phía trước cho nên nó đâu có nhìn ra mục tiêu trong trường hợp này đâu nhỉ..... FOV thì luôn cố định rồi,khả năng cơ dộng tên lửa thì tùy hướng đâu cứ phải lúc nào cũng xoay 120 độ một giây đâu mà Antey đem ra tính 1.5 giây chi cho mệt, nếu muốn tính thì anh đã cho số liệu AIM-9M là 100 độ một giây đó, mà ai lại chả biết AIM-9M là đồ cũ rích rồi ???
    -Cái này nói vui với Ăn Hành Tây nè, em giỏi tài né tránh câu hỏi nhỉ, khi anh đang nói về về vụ chĩa mũi máy bay dùng súng thì em lôi HMS ra nói, đến khi anh hỏi lại thì em làm lơ Từ xưa đến giờ thấy em khóai Cobra lắm,cơ động lắm bây giờ anh nói nhăng nói cuội một lúc thì em bảo là Cobra cũng thường thôi, hehehhe, mấy câu anh hỏi trong bài cũ còn chưa chịu hồi âm kia kìa...
    Thôi để khi nào mình offline bên 7X thì mìnhcụng vài ly đầu xuân rồi nói tiếp , chúc em vui
    BE COOL!
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 11:20 ngày 19/01/2004
  4. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Tôi pót lên đây bài tôi viết về HUD của Nga, có lẽ anh bạn Antey của chúng ta xoá nhầm khi vào e*** lai bài của tôi.
    Nói tới R-73 và HMS (Helmet Mounted Sight) thì là điểm mạnh của Nga rồi ai không biết. Chuyện chĩa mũi về máy bay chỉ là một vấn đề. Với HMS thì có thể nhìn mục tiêu không qua HUD để bắn R-73, thậm chí có thể kích sẳn R-73, khi đầu dò của nó bắt được mục tiêu khi đang trên còn trên giá tên lửa thì tự động bắn ra luôn không cần phi công bấm nút, ở tầm khá gần.
    -Nhưng HMS không phải khủng khiếp như các bạn trong box nghĩ. Ý tưởng về việc định vị mục tiêu nhìn bằng mắt và thiết bị hồng ngoại ra đời từ những năm 1950s.
    Máy bay F-4 Phantom II giai đoạn chiến tranh Việt Nam có gắn hệ thống điều khiển AIM-9 B/D bằng mắt kính mũ đội (VTAS - Visual Target Acquisition Systems và SEAM - Sidewinder Extended Acquisition Mode). Về cơ bản hệ thống này giống IRST/HMS của Nga sau này nhưng điểm người Mỹ không làm được như người Nga sau này là có R-73, AIM-9 lúc đó có góc xoay rất thấp, chưa đầy 20 độ( chứ không phải loại AIM-9s sau này nhe). Đồng thời khả năng quét của thiết bị quang của Mỹ lúc đó là rất hạn chế so với IRST của Nga sau này. Vì thế mà Mỹ bỏ dở dự án này mà chuyển qua nghiên cứu tên lửa không đối không tầm xa là chính.
    Nhưng phải công nhận là những nghiên cứu của người Nga về mảng này là thành tựu lớn cho quân sự thế giới. Nhưng đến bây giờ thì phải nói là nó trở nên hạn chế ... do hết tiền phát triển tiếpquá buồn, quá buồn.... Thực sự thì HMS của Nga là một cái mũ có một mắt kính ngắm cố định ngay trên mắt phải của phi công, phi công dùng mắt kính này để định vị mục tiêu sau đó bấm nút "Lock-up" thì IRST sẽ tập trung hội tụ vào mục tiêu đó nếu ở trong tầm của IRST, nếu không thì có thấy cũng bằng thừa.
    Khi bắn ra tên lửa thì dựa trên thông tin của IRST về định vị mục tiêu. Nhưng cái mũ HMS của Nga chưa đạt chuẩn HMS/HMD nói chung là có thực tế ảo nhìn qua mũ. Phi công nếu muốn có các thông tin về máy bay mình cũng như máy bay địch đang bay thì phải nhìn vào HUD.
    -Một thông số quan trọng là khoảng cách từ máy bay mình đến máy bay địch để quyết định bắn hay không nằm trên HUD, và thông số này không phải do IRST/HMS quyết định mà là do một thiết vị định khoảng cách bằng laser (Laser Ranger). IRST chỉ định vị mục tiêu trên tầm nhìn (visual field) và không biết khoảng cách đến máy bay địch. Nên để bắn ra quả R-73 cũng cần vài ba thao tác giữa HUD và HMS chứ không phải HMS không, chưa kể chuyện lái máy bay mình nữa chứ không chỉ có theo mục tiêu. Nên cần có một phi công cực kỳ điêu luyện để tắt hẳn Fly-By-Wire và làm mọi thứ cùng một lúc như thế, chẳng phải là chuyện phải chĩa mũi máy bay mình vào mục tiêu.
    Còn các kiểu bắt chước Nga làm mũ phi công của phương Tây ( bắt chước Nga thiệt đó nói vậy chắc nhiều người khoái) sau này thì có cả thực tế ảo, ví dụ như ngon nhất hiện nay là cái mũ cho phi công Rafale (***tant Topsight), đem cả thông số trên HUD lên trên mũ nhìn như thực tế ảo, lock mục tiêu bằng chỉ định qua xử lý ảnh hơn là phải rê cái đầu cho mục tiêu nằm vào vị trí mắt kính khóa cố định như Su hay MiG. Có như vậy mới đạt chuẩn HMS/HMD (Helmet Mounted Displays), còn Nga thì mới chỉ có tầm ngắm (sight) mà chưa có hiển thị thông tin (displays) qua cái mũ. Viễn cảnh đó xem ra chẳng tốt đẹp gì cho Nga.
    BE COOL!
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 14:20 ngày 19/01/2004
  5. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Antey chạy đâu mất rồi không nói gì nữa à....
    Nhân đây nói sơ qua về lý do tại sao máy bay Nga và Châu Âu nói chung dùng cannon trong khoảng 23mm-30mm, lý do đơn giản là cỡ đạn lớn thì chỉ cần trúng một hai viên vào động cơ hay chỗ khác cũng đủ phá banh máy bay địch rồi, và do cỡ đạn lớn, nặng nên không thể đem nhiều....
    Còn mấy chú Mỹ thì luôn thích tốc độ do vậy mới dùng đạn cỡ nhỏ hơn là 20mm nhưng lưu ý cho là súng có 3 nòng kiểu Gatling bắn xoay vòng nên bù lại cho cỡ đạn bằng tốc độ bắn nhanh, cỡ đạn nhỏ thì đem được nhiều đạn
    Một điều nữa là đạn nhỏ thì độ chính xác ( bắn chụm) cao hơn một chút...........
    BE COOL!
  6. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Em đã bảo là dạo này đầu óc căng thẳng lắm nên nghĩ tết dài dài đến khoảng quá giửa tháng này nghĩa là 15/2 em mới post bài lại mà .

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  7. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Hôm kia ku em Anntey nhắn anh dạo này rảnh rang chả biết làm gì, thế thì mình có nên bàn tiếp cái chủ đề này không nhỉ
  8. victorcharlie

    victorcharlie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2003
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Hehe bác ducspiner "ngầu" wá. Hoan hô các bác tiếp tục tranh luận để bà con càng được mở tầm mắt
    VC

Chia sẻ trang này