1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Heimkehren oder Bleiben ??" Du học, về hay ở ???

Chủ đề trong 'Đức (German Club)' bởi kuestenkicker, 24/03/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kuestenkicker

    kuestenkicker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2004
    Bài viết:
    872
    Đã được thích:
    0
    Có bằng tiến sĩ ở trời Tây: Tôi nên về hay ở?
    Tôi dám khẳng định rằng bản thân tôi cũng như tất cả các sinh viên Việt Nam đang học tập và nghiên cứu tại nước ngoài đều mong muốn sau khi học xong sẽ quay trở về làm việc vì không đâu bằng quê hương mình. Nhưng một thực tế đáng buồn là một số cơ quan chưa tạo điều kiện để chúng tôi làm việc.
    Cơ quan tôi có một anh tốt nghiệp Tiến sĩ ở nước ngoài khi mới 26 tuổi. Anh về nhận công tác tại cơ quan tôi đúng chuyên ngành mà anh đã theo học, hy vọng đóng góp sức mình vào sự nghiệp chung. Anh có thể được coi là ?ohạt giống đỏ? vì cơ quan tôi có hơn 700 cán bộ công nhân viên mà số có trình độ sau đại học chưa kín nổi 10 ngón tay.

    Nhưng than ôi, trong suốt hơn 10 năm, anh chỉ được giao những công việc chắng mấy liên quan đến chuyên môn, thậm chí còn không được làm tổ trưởng một nhóm 5 người. Không phải vì anh không có năng lực. Rất nhiều Viện nghiên cứu danh tiếng đề nghị anh chuyển sang làm việc nhưng lãnh đạo không đồng ý vì anh là cán bộ "nguồn" trong 5-10 năm tới. Chán chường và tuyệt vọng. Nhưng cũng còn một điều an ủi, biết đâu trước khi về hưu, anh chẳng được đề bạt lên chức Trưởng Bộ môn?

    Bản thân tôi cũng chẳng khá hơn gì anh. Sau khi tốt nghiệp ĐH loại xuất sắc, tôi được nhận vào cơ quan. Sau 4 năm, sáng đến cơ quan rửa ấm chén, đun nước pha trà, chiều lau dọn phòng trước khi về, tôi quyết tâm "thay đổi không khí" bằng cách tự tìm học bổng đi du học. Sau khi hoàn thành chương trình cao học tại một trường đại học danh tiếng ở Tây Âu về, tôi cũng hăm hở trở về cơ quan với ước vọng được làm việc và có thu nhập để nuôi sống bản thân cũng như giúp đỡ bố mẹ
    Nhưng tất cả những kỳ vọng của tôi đều nhanh chóng trở thành giấc mộng. Trong vòng 3 năm, tôi chỉ được giao một công trình nghiên cứu cùng với 3 đồng nghiệp với tổng kinh phí 4,5 triệu đồng. Số tiền dành cho chuyên môn chẳng đáng là bao, 90% kinh phí dùng để chạy hóa đơn chứng từ. Nhưng tôi có một "vinh dự" lớn mà bất cứ giáo sư nào ở nước ngoài cũng thèm muốn: tên của tôi có mặt trong tất cả các công trình nghiên cứu của cơ quan, mặc dù chỉ là ở trên? giấy tờ của phòng Tài vụ.

    Cứ đến dịp cuối năm tôi lại được dịp mỏi tay kí tên vào bảng chấm công nhưng tôi cũng chẳng biết là công trình đó làm những gì. Ngoài lương hành chính sự nghiệp ra, tôi chẳng có thu nhập nào khác từ cơ quan vì "lậu" đâu có đến lượt bọn tôi. Nhiều lần tôi lên gặp trực tiếp lãnh đạo đề nghị được giao việc nhưng đều nhận được câu trả lời "các cậu phải khẳng định được trình độ chuyên môn đã". Nhưng bọn tôi làm sao thể hiện được chuyên môn khi không được giao việc? Lãnh đạo còn "răn đe" tôi: ?oTrước đây các bác các chú có đòi hỏi như bọn mày bây giờ đâu".

    Thật chẳng biết nói thế nào! Thời đó là thời kỳ bao cấp, lương hàng tháng có thể mua gạo và các nhu yếu phẩm khác theo giá bao cấp. Bây giờ trong cơ chế thị trường, bọn tôi có thể làm sao sống được với mức lương 400.000/tháng ở một thành phố lớn nhất nhì đất nước (lúc bấy giờ chưa áp dụng thang lương mới như hiện nay)? Trong khi đó, theo quy định của cơ quan, chúng tôi không được phép đi làm thêm, còn bỏ việc thì lại sợ mang tiếng.

    Cũng may, bố mẹ tôi là nông dân nên thỉnh thoảng những năm đầu tôi còn về quê xin các cụ được ít gạo. Nhưng sau này thấy "nhục quá", tôi "xé rào" đi làm thêm và ngay lập tức bị lãnh đạo cảnh cáo là "không an tâm công tác" và vi phạm quy chế của cơ quan.

    Bước đường cùng, tôi quyết định tìm học bổng đi làm nghiên cứu sinh nước ngoài. Tôi còn may mắn hơn các đồng nghiệp khác là sau khi tìm được học bổng, lãnh đạo thấy tôi làm căng, ký quyết định cho đi. Mấy đồng nghiệp của tôi thi được học bổng nhưng lãnh đạo không ký quyết định nên đành ngậm ngùi ở nhà?

    Giờ đây, cầm tấm bằng Tiến sĩ trên tay, tôi băn khoăn không biết về hay ở. Nếu ở lại, tôi có thể làm việc cho nhiều phòng thí nghiệm, làm những việc theo đúng chuyên môn và lương tháng bằng lương 7 năm trước đây tôi làm ở Việt Nam. Với số tiền đó, tôi thừa sức nuôi sống bản thân và gửi tiền về giúp đỡ gia đình. Ít nhất sẽ có thêm vài ba hộ gia đình thoát khỏi diện nghèo.

    Tôi không hoàn toàn đồng ý với những lời phê phán trong một số bài báo cho rằng những sinh viên ở lại là bán sức lao động. Tôi cho rằng, bất kể ở nước ngoài hay ở Việt Nam, lương cũng phải dựa vào khả năng làm việc và đóng góp cho đơn vị đó?

    Nuyen Quang Dzung (Tuổi Trẻ)
  2. kuestenkicker

    kuestenkicker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2004
    Bài viết:
    872
    Đã được thích:
    0
    Họ tên: Dương Trí Tuấn
    Email: duongchituan@yahoo.com
    Tiêu đề: Cán bộ "nguồn" nên không nên dịch chuyển
    Trước khi sang Úc học theo học bổng ADS, tôi đã được cơ quan đồng ý cho đi sau một số cam kết. Tốt nghiệp xong tôi đã hào hứng quay trở lại. Tính đến nay, sau 8 năm công tác, kể cả quá trình đi học, tôi cũng chưa được nâng một bậc lương nào mà đang ở mức lương khởi điểm là 1,86.
    Trong quá trình tôi đi du học, cũng chẳng được hưởng một đồng lương phụ cấp nào nên cũng giống như một người nghỉ không ăn lương (mặc dù Nhà nước quy định, thời gian cán bộ đi học vẫn được tính vào thời gian xét nâng lương).
    Tôi dạy ở một trường Trung cấp ở Gia Lai. Chuyên ngành mà tôi giảng dạy chưa được thành lập ở trường mà chỉ là một môn phụ cho chuyên ngành khác. Số tiết qui định khối lượng của tôi không đủ trong năm nên tôi đã phải dạy thêm vài lớp tiếng Anh -cái chẳng phải chuyên ngành của tôi nữa.
    Mới rồi, tôi cũng đã tìm kiếm được một học bổng tiến sỹ du học Nhật Bản. Nhưng, lãnh đạo cơ quan bảo rằng chỉ ủng hộ cho đi học tiến sỹ trong nước. Với đồng lương của tôi hiện nay là 563.000 đồng thì thử hỏi, đã đủ sống hay chưa mà còn đi học tiến sỹ với học phí tự túc?
    Tôi cũng đã xin chuyển công tác sang một cơ quan khác hợp với chuyên ngành mình hơn thì lãnh đạo không đồng ý vì bảo rằng, thạc sỹ chúng tôi là những cán bộ "nguồn" để trường có đủ điều kiện nâng lên làm trường cao đẳng.
    Trên đây là những nỗi băn khoăn của tôi xin được tâm sự cùng anh Nuyen Quang Dzung. Tôi cũng mong VietNamNet gửi cho tôi một số văn bản qui định về chế độ chính sách mà một cán bộ đi du học được hưởng để tôi không bị thiệt thòi như đã trình bày ở trên
    Họ tên: Phạm Thế Tài
    Địa chỉ: tổ 24, cụm 4, p Ngọc Sơn, Kiến An, Hải Phòng
    Email: phamtai@mail.ru
    Tiêu đề: Nhất trí với Nuyen Quang Dzung
    Dzung trăn trở y như tôi ngày nào và ngay cả bây giờ vẫn thế. Hết năm 1 trường ĐHBK Hà Nội, đi học ĐH tại CHLB Nga, suốt 7 năm miệt mài với học bổng 4$/ tháng, tôi nhận được bằng cao học. Hăm hở với niềm tin cháy bỏng, tôi quay lại báo cáo tốt nghiệp tại Bộ ĐH. Báo cáo xong, tôi được tự do tung hoành.
    Nực cười! Nhà nước đầu tư cho tôi cả một đống tiền, để rồi tôi muốn làm gì thì làm. Tôi quay lại LB Nga, làm kế toán trưởng cho 1 liên doanh Việt -Nga. Sau 3 năm, thấy trình độ và sức lực của mình đủ để đáp ứng cho nhu cầu chuyên môn, tôi lại quay về quê hương, tất nhiên với một ít vốn và kinh nghiệm. Hồ sơ tôi nộp đi tất cả các nơi và sau 1 năm chờ đợi, tôi đành vào một công ty THHH để cống hiến.
    Giờ đây, đọc những dòng trăng trở của Dzung, cảm giác trăn trở lại oà đến. Tôi đã từ chối nhiều lời mời của các công ty bên LB Nga. Vài lời tự đáy lòng, muốn cùng chia sẻ.

    Họ tên: Khôi Nguyên
    Địa chỉ: Nghien cuu sinh tai Uc
    Email: huda032000@yahoo.com
    Tiêu đề: Tôi tán đồng
    Tôi cũng đang là nghiên cứu sinh nên có kinh nghiệm. Hầu hết, anh em nghiên cứu sinh tiến sỹ đều có tâm trạng là ở nhà không được sử dụng, sau khi đã học Thạc sỹ ở nước ngoài về nước một thời gian không thăng tiến được đành tìm học bổng để đi làm tiến sỹ tiếp. Khi đã đi làm tiến sỹ, lại mất quan hệ ở nhà, các vị trí lãnh đạo đã lấp đầy, nên có về quay lại cơ quan cũ cũng coi như làm lại từ đầu.
    Nếu chúng ta biết sử dụng người tài thì có lẽ nước Việt Nam đã thành Hàn Quốc từ lâu rồi. Đã bao giờ chúng ta thấy có thi tuyển vào chức danh quản lý cho người có trình độ thực sự thi thố đâu? Nói chung, ai ở được thì nên ở. Ai phải về thì cố tìm công việc khác, tốt nhất là làm cho tổ chức quốc tế.
    Họ tên: Bùi Thế Hợp
    Địa chỉ: ĐH Nottingham, Vương quốc Anh
    Email: hopcse@yahoo.com
    Trong câu chuyện của anh Dzung, tôi nhận thấy cái thảm trạng chung của nhiều Viện nghiên cứu ở nước ta. Vấn đề ở chỗ, chúng ta chưa có được một thị trường khoa học, nên "sản phẩm" làm ra chẳng biết "bán" cho ai ngoài việc đưa vào các ngăn kéo tủ.
    Ở các Viện nghiên cứu thuộc các ngành kỹ thuật và khoa học tự nhiên, dẫu sao còn khả dĩ hơn. Còn các Viện nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn thì ôi thôi, buồn! (Bởi sản phẩm của họ dường như chỉ có thể "bán cho nhà nước").
    Kinh phí nghiên cứu trong một năm thường được hạn chế trong mấy trăm triệu, được phân bổ chủ yếu cho mấy chục đề tài do các "cây đa cây đề" chủ trì. Nếu đem chia bình quân đầu cán bộ thì kinh phí nghiên cứu mỗi năm thế nào cũng được khoảng vài triệu đồng một người/năm (thử so sánh với chi phí học sau đại học ở nước ngoài, khoảng nửa tỉ đồng/sinh viên/năm, thì thấy quả thực là.... phi lý!).
    Tuy nhiên, cá nhân tôi vẫn quyết định trở về. Chúng ta chẳng ai hài lòng với điều kiện hiện tại cả, nhưng vẫn còn hy vọng ở sự thay đổi trong tương lai. Hơn nữa, trong chừng mực mà nỗ lực cá nhân cho phép, hy vọng rằng tôi vẫn có thể kiếm tiền đủ sống để theo đuổi đam mê nghiên cứu. Ngoài ra, còn có gia đình và bè bạn nữa. Đấy là nguồn động viên lớn nhất.

    Họ tên: Song Cai
    Địa chỉ: Ngo 28 Nguyen Hong, Ha Noi
    Email: songcaivn@gmail.com
    Tiêu đề: Rat dong y
    Tôi không nói tất cả, nhưng phần lớn, những người trở về sau khi có bằng tiến sĩ đều là đã buôn bán làm giàu tại trời tây, sau đó mua cái bằng tiến sĩ rồi quay trở về mua tiếp chức quyền để rồi tiếp tục làm giàu bằng chức quyền đó. Lẽ ra họ phải có công trình khoa học nhưng gần như họ chẳng làm được gì cả...
    Họ tên:Pham Thi Ngoc Phuong
    Địa chỉ: 269 Kim Ma - Ba Dinh - Hanoi
    Email: apexhan@hn.vnn.vn
    Tiêu đề: Hãy hiểu cho chúng tôi
    Noi dung: Tôi cũng đã từng tìm đường ra nước ngoài học, 2 năm sau trở thì trở về. Không như anh Dzung, trước khi đi, tôi đã xin nghỉ luôn ở co quan Nhà nước và ra đi với 2 bàn tay trắng. Về nước, để tìm được một công việc trong các cơ quan Nhà nước với mức lương hợp lý cho cuộc sống, lại không có người quen biết, thì quả là khó khăn.
    Cuối cùng, tôi chấp nhận làm thuê cho các công ty của nước ngoài. Cũng biết, làm cho các công ty của nước ngoài coi như là làm ở nước ngoài, vì lợi nhuận của họ chuyển thẳng ra nước ngoài. Muốn vào làm nghiên cứu hay làm phát triển ở một ngành, một viện nào đó, quả thật là điều không tưởng với chúng tôi. Và, nếu có vào, có lẽ cũng chẳng làm được những gì mình muốn.
    Muốn vào làm nghiên cứu, hay phát triển ở một ngành, một viện nào đó, quả thật là điều không tưởng với chúng tôi. Tự thành lập một công ty của riêng mình ở Việt Nam sau một thời gian làm thuê là mong ước của hầu hết chúng tôi. Rất mong những người bạn có cùng hoàn cảnh sẽ hiểu được, tại sao, khi về nước, chúng tôi lại lao đi làm cho người nước ngoài.
  3. SAM&TEENY_4ever

    SAM&TEENY_4ever Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2001
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
  4. kulinh

    kulinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.917
    Đã được thích:
    0
    thiết nghĩ các bác :
    nếu chưa từng làm việc ở môi trường Việt Nam thì đừng về.
    Nếu về VN làm cho tập đoàn nước ngoài thì oke !!
    Đừng nghe ba cái tăng trưởng kinh tế cao ( lạm phát bao nhiêu thì tìm hiểu luôn đi ), chính sách ưu đãi,.... Vớ vẩn hết lại còn một số cái gọi là "bàn tay đen" nên các bác là tư nhân không có ô dù thì vốn có bằng trời cũng cứ gọi là nộp tiền rồi té nhé !!!
    Đầu tư về VN toàn là lí thuyết suông !!
  5. byallmean

    byallmean Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2005
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    làm cho nước ngoài ở nhà cũng chỉ đủ sống thôi, trừ khi bạn lên được vị trí chủ chốt, còn nếu ko công ty nào lương cũng từ 4 tr đến 7 tr. VIP thì tầm 20 tr.tháng đổ lên.
    3 thằng sếp cũ của tôi lương bằng cả công ty gần 3 trăm người, nhưng mà nghĩ cho cùng người ta bỏ xứ người ta sang nước mình xa vợ xa con thì cũng phải xứng đáng người ta mới đi.
    Đi hay ở chả quan trọng, theo tôi đâu cảm thấy hạnh phúc thì sống.
  6. xedapom

    xedapom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2004
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Bất tài có nhiều biểu hiện khác nhau. Ngồi một chỗ gào lên rằng tôi giỏi lắm, sao chẳng có ai tạo điều kiện để tôi phát huy tài năng cũng là bất tài vậy. Thiết nghĩ những người đó phải tự trách mình trước. Loài vật với bản năng của chúng cũng tự biết tìm nơi có mồi, người khôn phải biết chọn đất dụng võ.
    Để ý kĩ thấy quan niệm "được trọng dụng" của nhiều người đáng được đưa thêm vào từ điển bách khoa toàn thư mục đồng âm khác nghĩa. Hay là vào thời buổi này trọng dụng chỉ được tính bằng "ghế" nhỉ?!? Nhớ hồi nào đó đọc một bài báo của một vị tiến sĩ nọ từng tốt nghiệp một trường "danh tiếng" ở trời Tây, nghĩ lại vẫn thấy khôi hài. Trước khi đi anh ngời ngời là 1 trưởng phòng. Sau mấy năm mài đũng quần nơi xứ người trở lại viện cũ, phòng của anh đã bị giải tán, và anh một người "tài năng kiệt xuất" nay phải làm chân nghiên cứu viên bình thường. Buồn đời, anh tâm sự với bạn bè rằng "mấy ông già ham chức ham quyền cứ giữ rịt lấy mấy cái ghế chẳng cho thế hệ sau tiếp quản". Vậy ai ham hơn ai đây???
    Không hiểu giữa những sinh viên "bình thường" tốt nghiệp đại học trong nước và những vị tiến sĩ "tài năng đầy mình" này khác gì nhau nhỉ? Mấy đứa bạn của tôi vừa ra trường đã có việc làm. Công việc đúng ngành học, lương khởi điểm cũng chưa phải cao (độ 3 triệu gì đó ), nhưng tương lai chắc cũng chẳng đến nỗi nào. Cũng chẳng biết đấy có phải là đích cuối cùng hay đơn giản chỉ là một bước đệm dừng chân. Chẳng thấy đứa nào kêu là ko được trọng dụng. Lạ nhỉ? Hay học càng nhiêu kêu càng lắm?!? Nếu cứ kêu mà giàu được thì chắc tôi cũng phải nghĩ lại. Biết đâu có ngày nào đó mình cũng sẽ kêu gào thế thì sao nhỉ . Sắp về nhà kiếm việc rồi. Để xem thế nào.
  7. SAM&TEENY_4ever

    SAM&TEENY_4ever Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2001
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Cái này e cũng đồng ý với anh xedapom, em cũg đc nghe về nhiều ng gỉoi lắm, làm ở các viện nghiên cứu, CNSH, TH, Kte, tất cả đều rất gỉoi, và vẫn đang hài lòng với việc nghiên cứu khoa học, những chuyến công tác nc ngoài, và 1 csống ổn. Chẳng hiểu mấy cái lời kêu ca kia có phải thuộc về 15-20 năm về trc ko. Vì nếu lùi thời đấy thì em cũng có thấy cảnh nhiều vị phải ra khỏi ngành, rôi xk lao động, sang đây làm trưởng ca truởng nhóm gì đấy. Cái này em cũng là nghe kể lại thôi ạ.
    Năm nay bọn bạn em cũng tn, lắm lúc nhìn chúng nó mà bảo chả hiểu mình đi học thế này ngoài học cho mfnh, còn lại về career có gì lợi thế hơn khi khởi đầu không :D. Đưa nào cũng việc làm ổn định, đúng ngành đúng nghề, cái chính là cũng có thực lực. Còn nếu như ko có thì khó khổ là chắc rồi :D. Nhưng mà đúng như bác byallmean nói 4-7 tr thì chỉ đủ sống thôi.
    Cũng còn 1 thực trạng nữa tiện đây em đem ra cả nhà bàn cho vui. Như bạn hồi học ĐH với em, thật sự nhiều ng ngay từ khi đi học cũng ko tập trung học, chẳng phải vì mưu sih gì đâu, mà là ko cố học, vậy thôi. Giờ tn với tấm bằng của 1 ngành khó kiếm việc(ngôn ngữ), thì lại cứ quyết tâm sống chết ở lại thủ đô. Nhà nh ng ở các tỉnh quen biết cũng rộng, ktế khá, thế nhưng lại ko heimkehren. ở lại đây cũng đi chơi, học tiếng anh, tin học, rồi vật vã xin việc :(. Em không phải có ý gì, nhưng như thế thì nếu lương 1 tr 1 tháng thì cũng ko nên kêu ca gì nữa. Nghĩ thấy đường phố HN đôg thật đông, thấy cũng buồn buồn vì có phải tất cả đèu đang sống đâu. Nó cũng là 1 dạng heimkehren oder hier bleiben đó ạ :D.
    Thôi em chưa đc lên đến ngưỡng trên của các anh xedapom,kk rồi dadelous, giờ cứ lo học cho xong đã. Anh ND sang lại hồi nào thế ạ?


  8. lonelyhunter194

    lonelyhunter194 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Cháu hiện tại chưa có ý kiến, 3-4 năm trước mới sang còn mang nặng tư tưởng học xong phải về "xây dựng Tổ Quốc". Bây h thì cứ học xong đã rồi tính tiếp, ai nói ko có chí hướng thì cũng chịu thôi
  9. chuyentien

    chuyentien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2004
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Em gái HH tên gì mà viết hay thế, rất thực tế, cho làm quen cái đê ... Nhiếu người nghĩ là làm cho công ty nước ngòai ở VN là hưởng luơng nước ngòai , sống ở VN... không có đâu, khó lắm.... có nhưng trường hợp ko cần đi du học mà luơng vẫn cao hơn cả ở nuớc ngòai đó.. Nhưng phần lớn thì không thể có chuyện lương mình bằng expat nguời nước ngòai đâu... mình ở đâu dù ở US,Ger hay VN thì đều là người da màu .... Hướng tốt nhất là tự mình mở cty ở VN, thuê mấy thằng nước ngòai vào làm công, chửi cho nó để trả thù dân tộc
  10. SAM&TEENY_4ever

    SAM&TEENY_4ever Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2001
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Anh chuyentien quá khen, mà tên anh nghe cũng hấp dẫn nhỉ, sao ko đặt là western union luôn cho hoành tráng . GC là 1 nhà ai cũng là ng quen cả, anh cần gì phải khách sáo thế.
    Mà chuyentien có khi lại làm em chị đấy, kiểu post bài thì 82 là hết nước :D ko thể già hơn đc.
    Tự mở công t y là điều nh ng muốn làm, nhưng phải có hậu phương vững chắc, và phải thông thạo tiền tuyến nữa, nên đa phần là mọi ng làm các dự án nc ngoài, hoặc công ty nc ngoài 1 thời gian tích trữ chút ít, sau đó thì có 3 trh :
    1 là kết hợp với nhau(hoặc kết hợp với hậu phương là các cụ) mở cty ;
    2 là cầm lưng vốn vào nhà nước và leo núi(trh này thì vẫn nên là những ng có hậu phương vững chắc).
    Tất nhiên 90 % tất cả đều phải là ng có thực tài thậm chí là rất giỏi, biết lựa chọn cơ hội, nói chung ở những trh này hội tụ đủ thiên thời địa lợi nhân hoà.
    3 là đi lấy chồng/vợ và tiếp tục công việc đủ sống, ko tham vọng.
    Nói thế nhưng vẫn có rất nh ng tay trắng mà đi lên, tức là gốc gác bth, nhưng theo chủ kiến của em thì chắc cũng chỉ lên đến mức độ lưng chừng đồi thôi, bộ trưởng hay thứ trưởng thì chắc là ko đến lượt. Chịu khó đầu tư đời sau sẽ lên cao hơn(vì lúc đấy có background tốt rồi mà). Mấy chuyện này em học lỏm ở nhà đứa bạn, chứ còn như em thì chắc sau này chỉ có tự thân lập thân, cũng chẳng nghĩ hay mong chờ sự hẫu thuẫn, bàn tay ma quái nào hết .
    Quay đi quay lại thì mình vẫn đang nêu toàn điểm chưa tốt của đất nc, hư quá, hic. Nhưng cũng là thực trạng, nếu biết chấp nhận thực tế và thấu hiểu nó thì no way ´ll make new ways. Bây giờ phải nêu khẩu hiệu đừng hỏi đất nc đã làm gì cho ta, hãy hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc . Dần dần 5-10 thế hệ nữa thực trạng hiện giờ sẽ thay đổi, em nghĩ thế và tin thế. Học thôi hic.
    Được Sam&teeny_4ever sửa chữa / chuyển vào 02:23 ngày 29/10/2005

Chia sẻ trang này