1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Heimkehren oder Bleiben ??" Du học, về hay ở ???

Chủ đề trong 'Đức (German Club)' bởi kuestenkicker, 24/03/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Shin_Meo

    Shin_Meo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Mệt với cái kiểu so sánh thế này ... ...Cãi nhau bao nhiêu lần vẫn thế ... Cái gì chả có giá của nó ...
  2. chuyentien

    chuyentien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2004
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Mình có đứa em gái ( xã hội :=) hay người yêu hụt ko bít) bỏ 50-60.000 USD di hoc MBA- Finance 2 năm ở Mỹ, về làm viện kinh tế SG lương khoang 1 triệu nhưng vẫn rất yêu đời, vì ngòai ra chị còn đi dạy ở một số DH Úc và Sing tại Việt nam, tư vấn vòng vòng bên ngòai chưa tính.. không có tg để chán nữa.....Để tính tỉ lệ 1 triệu so với 50-60.000 USD - so sánh cực kì khập khiễng
    Theo tờ Đi học không có gì là uổng phí cả, mình có một tầm nhìn hòan tòan khác. Riêng học ở Đức được thêm một đức tính quý giá khác : kiên nhẫn. Chúng nó cứ lấy Ph.D. ầm ầm, mà mình còn loay hoay mãi chưa xong cái Diplom... mà Diplom là cái gì ở VN ng ta cũng không hiểu .. tiếng Đức cũng ko áp dụng... Nhưng mình chưa một lần hối tiếc khi quyết định sang đây học.....Bằng cấp không quan trọng, nhưng cái mình mất là thời gian, xa rời thực tiễn...
  3. MongLang

    MongLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    der Unterschied liegt darin :
    Rất nhiều trong số họ có mong muốn được trở về quê hương làm việc. Nhưng nhiều khi, cái mơ ước nhỏ nhoi ấy lại bị cản trở bởi cơ chế tuyển dụng theo hình thức ?oxin - cho? hoặc ưu tiên những thành phần ?o4C?.
    Thế là họ phải dấn thân vào cuộc mưu sinh nơi đô hội đầy ngột ngạt...
    Buổi sáng, khi các bạn ồn ào kéo nhau đi làm, V (quê Bắc Giang) ngồi lại một mình trong phòng buồn bã và chán nản. V nằm xuống định ngủ nhưng mắt cứ mở thao láo. V đã ngủ suốt từ chập tối hôm qua rồi còn gì! Với lại ai ngủ vào lúc sáng sớm thế này. V vơ lấy mấy tờ báo, mấy quyển sách cũ định đọc, nhưng chợt nhớ ra là mình đã đọc rồi nên cậu lại bỏ xuống. Muốn sang các phòng khác chơi thì không còn ai vì mọi người đều đi học, đi làm hết cả. Muốn ra ngoài quán ?onet? chat với bạn bè một tí nhưng không có tiền. Bực mình, V nằm vật ra. Được một lúc lại ngồi dậy vớ lấy bộ bài? bói xem hôm nay may hay rủi.
    Tình trạng này đã kéo dài đối với V được 3 tuần rồi và ngày nào cái điệp khúc chán nản ấy cũng lại diễn ra. V đang thất nghiệp.
    Tốt nghiệp một trường báo chí, V đi làm thuê cho một nhà hàng ở Hà Nội. Tôi hỏi V: ?oSao không về quê xin vào một đài huyện nào đó mà làm có phải ổn hơn không??. V bảo: ?oEm cũng muốn như thế lắm nhưng người ta bảo phải ?ochồng? đủ 40 triệu mới ?ovào? được. Năm ngoái, bán cả vườn vải đi với lại vay mượn thêm, mẹ em cũng đã góp được đủ số tiền mà họ yêu cầu. Nhưng rồi thấy người ta cứ thờ ơ, ừ ào cho qua chuyện mà không hứa hẹn gì nên em lại thôi. Về sau em mới hiểu là vì nhà mình không phải diện con ông cháu cha gì nên mới khó như thế!?.
    Không may cho V, cái nhà hàng mà cậu vừa làm được mấy tháng với mức lương 800 nghìn chưa kể ăn uống ấy phải đóng cửa vì sập tiệm. Thế là V lại thất nghiệp. V đành về ở cùng cậu em trai (cũng đang làm phụ bếp cho một nhà hàng của người nước ngoài) tại khu vực Cầu Giấy. Trong thời gian chờ tìm việc khác, cậu em trai phải nuôi V ăn ở.
    Sau mấy hôm nằm dài ở nhà, V mua báo để tìm việc. Nhưng qua mấy ngày, gọi hết bao nhiêu là tiền điện thoại và lang thang hết phố nọ đến phố kia V vẫn thất bại. V bảo: ?oEm cũng không muốn lay lắt sống ở đây làm gì, nhưng ở quê thì cũng chẳng có việc gì mà làm ngoài mấy sào ruộng. Với lại xung quanh làng xóm người ta cứ nói ra nói vào rằng học hành đến thế mà vẫn phải ăn bám vào bố mẹ, em thấy bức bối quá nên quyết tâm ra đi!?.
    Khác với V, H (Thanh Hoá) còn có một ?ochiến tích lay lắt? lâu hơn.
    H tốt nghiệp ĐH từ năm 2002. Nhưng cái ngành mà cô học chưa ?othịnh? lắm nên H không thể sống nhờ nó. Thế là cô quyết định làm thêm một nghề tay trái nữa: cô tập viết báo và cộng tác cho một số tờ báo. Nhưng, do không phải là dân chuyên ngành nên những gì H viết chủ yếu là dựa trên những kinh nghiệm học mót. Vì vậy, tỉ lệ được đăng không nhiều. H lại không có phương tiện, không có thẻ nhà báo nên quá trình đi lấy tin lại càng gặp khó khăn.
    Có lần, để khỏi ngượng với những người mà mình phỏng vấn, H đã phải đi xe bus hoặc gửi xe đạp ở một chỗ rồi đi bộ đến để người ta khỏi nhìn thấy. Mức thu nhập của H chỉ đủ để tồn tại và trả tiền nhà, thậm chí còn không đủ. Để tiếp tục ?otồn tại? được ở đất Hà thành này, thỉnh thoảng H cũng làm thêm một số việc mà cô mày mò tìm được như: viết thuyết trình, dịch tài liệu hoặc cộng tác với một số trung tâm tư vấn hay đi gia sư. Tuy nhiên, những khoản thu nhập đó đều không cố định, khi có khi không.
    Đã rất nhiều lần không đủ để trả tiền nhà, tiền điện nước, tiền ăn hay tiền điện thoại, H đã phải ?olủi? để trốn bà chủ nhà trọ mỗi khi cuối tháng. Đến nay, tuy đã ra trường đã 3 năm rồi mà cô vẫn chưa có gì trong tay.
    Cũng giống như V, sau khi ra trường H muốn về quê công tác. H đã ?ochồng? 20 triệu, đã chờ đợi hơn một năm trời, nhưng không thấy người ta nói gì, H đành phải đòi tiền về và quyết chí ra Thủ đô lập nghiệp. Và đến giờ, kết quả là trong tay cô vẫn chỉ là con số không tròn trĩnh.
    Còn đây là T. Dù mới chỉ ra trường được 1 năm, nhưng T đã cảm nhận được những khốc liệt của công cuộc mưu sinh nơi đất Hà thành. Tốt nghiệp ngành xuất bản với tấm bằng loại khá, T xin ở lại tập sự tại một nhà xuất bản ở Hà Nội, nơi mà trước đó cô đã thực tập. T cũng đã quen được một số chú, một số bác ?ovai vế? ở nhà xuất bản này và được họ hứa hẹn là ?osẽ có nhiều cơ hội? trong đợt thi công chức vào cơ quan sắp tới. Nghe vậy, cô tràn trề hi vọng và thể hiện lòng biết ơn của mình đối với các chú, các bác bằng sự tận tuỵ trong công việc. Nhưng hỡi ôi, đến khi thi, cô bị loại.
    Thất bại, cô đành làm việc cho nhà xuất bản này với vị trí của một nhân viên làm thuê: nhận bản thảo về, làm và hưởng tiền công theo sản phẩm. Để đủ tiền trang trải cho cuộc sống đắt đỏ nơi đô thành, cô kiếm được một chân dạy thêm vào các buổi tối.
    Cùng học một trường với T, nhưng D học khoa báo chí. Cạy cục mãi D mới xin được vào một tờ tạp chí cấp ngành. Buổi đầu tiên ?ora mắt? cơ quan, D phải khao mọi người. Tất cả cùng kéo nhau ra một nhà hàng. Đến khi thanh toán, D cảm thấy tối tăm mặt mũi khi nhìn vào tờ hoá đơn hơn 1 triệu đồng. D bảo: ?oEm suýt ngất ! Em ở quê, lại mới ra trường, đây là một khoản tiền lớn đối với em?.
    Tờ tạp chí này ra mỗi tháng 2 số. Bài D viết cứ để xếp xó, mãi chẳng thấy đăng. Và tất nhiên, không đăng thì D không có nhuận bút, không có thu nhập. Cuối cùng thì D cũng hiểu rằng người ta tuyển phóng viên vào đây chỉ là để làm quảng cáo chứ không ai cần nội dung. Sau một vài tháng lay lắt D không thể trụ nổi nên đã nói lời tạm biệt. Bây giờ không biết D đã đi đâu, về đâu?
    Theo Tien phong
  4. anhsanghaoquang

    anhsanghaoquang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2004
    Bài viết:
    1.457
    Đã được thích:
    0
    Mẹ ơi con muốn về VN quá đi , nhưng con không có tiền mẹ à . Thế là lại phải đợi có tiền mới về đưọc ...
  5. caphechieuthubay

    caphechieuthubay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    1.129
    Đã được thích:
    0
    Thỉnh thoảng lại vào topic này đọc bài, thỉnh thoảng lại suy nghĩ ... thỉnh thoảng lại lo lắng những chuyện chưa tới
  6. Nummer13

    Nummer13 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    0
    Cố gắng luôn tự nhủ là mình chỉ nhìn 1 hướng thôi, đừng nhìn ngang nhìn dọc cho phân tâm làm gì em ạ Với lại tuổi em còn trẻ mà, mọi cái đang ở phía trước try your best !
  7. pictureofu

    pictureofu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2005
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Công nhận là lo thật, cứ nghĩ đến lúc học xong mà thấy hoang mang, muốn ở lại đức làm một thời gian lấy chút kinh nghiệm và gỡ gạc chút, nhưng không biết có xin nổi việc không. Muốn về việt nam, nghĩ đến cảnh đi làm o nhà mà ngán:(
  8. kuestenkicker

    kuestenkicker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2004
    Bài viết:
    872
    Đã được thích:
    0
    Tôi chọn đường về, dù lao đao?
    15:27'' 01/10/2005 (GMT+7)
    Trở về nước sau những năm tháng du học, từ chối tất cả những điều kiện làm việc, lương bổng cao hơn ở nước ngoài, nhiều bạn trẻ đã ấp ủ cống hiến sức mình cho quê hương. Họ chấp nhận những thử thách ngày trở về.
    Hoàng Minh Anh Tú, 25 tuổi, lập trình viên công ty đa quốc gia phần mềm Tiếp thị thể thao SMS: "Tiền lương không quan trọng"
    Du học ở Canada về ngành công nghệ thông tin, tháng 6.2002 Tú gửi hồ sơ ngược về Việt Nam để xin đi thực tập. Mặc dù có hồ sơ tốt nhưng gửi đến 5-6 công ty vẫn không có công ty nào hồi âm, dù chỉ là một lời thông báo đã nhận được hồ sơ rồi. Cú sốc đầu đời đó đã làm Tú buồn một thời gian dài và cứ day dứt mãi: "Thực sự đất nước mình đã để thất thoát một nguồn nhân lực rất lớn từ lớp du học sinh đi du học tự túc. Họ đã đem tiền trong nước ra nước ngoài học hành, để rồi khi thành tài lại tiếp tục ở lại đó, cống hiến chất xám cho nước người".
    Không chấp nhận điều đó, Tú quyết học thật giỏi, tham gia vào các dự án nghiên cứu của trường. Để rồi sau khi tốt nghiệp, Tú được trường giữ lại làm việc với mức lương gần 30.000 USD/năm. "Tôi ở lại làm việc gần một năm để lấy kinh nghiệm. Sau đó tôi quyết định quay về Việt Nam, dù có bị từ chối lần nữa tôi vẫn quay về bởi tôi không muốn tiếp tục bị chảy máu chất xám" - Tú kiên quyết.
    May thay, Tú được nhận vào ngay công ty SMS, và được tham gia những dự án về phần mềm hấp dẫn. Mặc dù mức lương thấp hơn khi làm ở Canada nhiều nhưng Tú không quan tâm điều đó, bởi được về Việt Nam, làm việc đúng ngành nghề mình thích, lại có thể phát triển nghề nghiệp là Tú thoả chí lắm rồi.
    Trần Châu Minh, 28 tuổi, kỹ sư xây dựng công ty tư vấn và công trình xây dựng Meinhardt Vietnam: "Luôn muốn khám phá chính mình"
    Sau 9 năm lăn lộn ở Hungary, học đại học, cao học và cả làm việc, Minh quyết định quay về Việt Nam, vì nơi đây còn có mẹ và học ở nước ngoài như thế đối với anh là đủ rồi.
    "Cũng gặp những khác biệt về cung cách làm việc, lối sống sinh hoạt, nhưng khi đã quyết định quay về thì chúng tôi chấp nhận tất cả. Ở đâu cũng có thể học hỏi được trong khi Việt Nam mình đang phát triển, có lắm điều hay" - anh bộc bạch chân thành.
    Với quan niệm đó, trở về chưa được một năm, nhưng anh đã làm việc qua 3 công ty. Bởi anh muốn được học hỏi qua nhiều môi trường khác nhau và tìm kiếm một hướng đi riêng cho mình.
    Với ngành xây dựng trong nước còn có nhiều "con sâu làm rầu nồi canh", anh luôn tâm niệm phải làm ăn sao cho thật đàng hoàng, đặt chữ tín lên hàng đầu. "Đó là điều tôi học được từ những năm đi du học ở nước ngoài, một cung cách làm việc chuyên nghiệp, đâu ra đó".
    Nói thì dễ nhưng để làm được điều đó lại không dễ dàng chút nào. Thế nên anh luôn tìm kiếm những công ty có môi trường, nguyên tắc làm việc giống mình, qua đó "giữ mình" và "mài dũa" để sau này khi đã có đủ điều kiện, anh sẽ mở một công ty chuyên tư vấn xây dựng riêng cho mình.
    Phạm Thanh Lương, 28 tuổi, chuyên viên phòng tiếp thị thương mại công ty Dutch Lady: "Việt Nam là môi trường cho sự phát triển nghề nghiệp"
    Là một trong những sinh viên giỏi của trường ĐH Kinh tế TP.HCM, được nhận học bổng đi học cao học tại Mỹ, vừa trở về nước được khoảng 3 tháng, Lương nhận xét Việt Nam là môi trường tốt nhất để phát triển nghề nghiệp.
    "Tự tin, năng động, sáng tạo là những gì tôi học được từ Mỹ. Còn để phát triển nghề nghiệp thì Việt Nam là môi trường tốt nhất, bởi Việt Nam là nước đang phát triển, có môi trường cho những đột phá mà chưa chắc ở những nước đã phát triển có được".
    Chính vì thế, từ chối những cơ hội làm việc với điều kiện và mức lương cao hơn, Lương về "đầu quân" cho Việt Nam. Không những thế, cũng trăn trở với việc còn nhiều bạn Việt Nam đi du học không trở về, Lương còn tìm cách vận động thêm nhiều bạn bè cùng về với mình. "Họ không quay về bởi họ thiếu thông tin và những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Do đó, ngay khi đọc trên web, biết thành phố giao cho Thành đoàn thành lập CLB Du học sinh là tôi đến tham gia ngay, hy vọng có thể giúp ích chút gì" - Lương nhiệt tình.


    Trần Phương Ngọc Thảo, 21 tuổi, điều phối viên dự án đầu tư nhân lực của Ngân hàng Đông Á, đang học tiến sĩ ngành kinh tế tại trường Harvard của Mỹ: "Không thích ngồi than".
    Cũng từng nếm trải những kinh nghiệm đắng cay về những thử thách ngày trở về, thế nhưng Ngọc Thảo không muốn ngồi than mà xắn tay vào khắc phục nó. Còn đang đi học ở Mỹ nhưng mùa hè năm nào Thảo cũng trở về Việt Nam làm việc, tham gia vào các dự án ngắn hạn.
    Mùa hè năm nay, tận dụng mối quan hệ của mình, Thảo đề xuất lên Ngân hàng Đông Á dự án thu hút nhân tài. Tuyển những sinh viên đang học năm thứ 3 các trường về Đông Á thực tập và Thảo giúp các bạn làm quen với công việc qua việc thực hiện những dự án khác nhau, có trả lương đàng hoàng. "Cứ nói môi trường Việt Nam làm việc không năng động, cứ để chảy máu chất xám sang các công ty nước ngoài. Vậy tại sao không góp phần xây dựng nên một môi trường như thế?". Thảo cố gắng tạo dựng một môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, nơi mà các bạn sinh viên tha hồ vẫy vùng với những ý tưởng sáng tạo cũng như đầy đột phá của mình. Dự án chỉ kéo dài hai tháng nhưng nhiều nghiên cứu, điều tra về thị trường tài chính, các dịch vụ ngân hàng, thị trường thẻ thanh toán, sản phẩm cho vay mua nhà trả góp,? của các bạn sinh viên khá tốt, ngân hàng có thể áp dụng được vào thực tế. Nhưng điều thành công nhất là qua đó, Thảo đã "săn" được cho Đông Á gần 10 người giỏi.
    Và chính Thảo cũng là người đề xuất ý tưởng cho thành phố thành lập nên CLB Du học sinh nhằm cung cấp thông tin, liên lạc, hỗ trợ cũng như làm cầu nối cho những người đã, đang và sắp đi du học với đất nước.
    (Theo Ngọc Minh - SGTT)
    [urlhttp://www.vietnamnet.vn/giaoduc/2005/10/495537/][/url]

  9. kulinh

    kulinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.917
    Đã được thích:
    0
    bác nào nói SV mở công ty cũng dễ thì em pó tay. Với việt nam hiện giờ mở công ty cực dễ 5tr và 1 tuần là xong 1 công ty. Nhưng để nó sống là chuyện khác. Bây giờ công ty sinh viên mở ra toàn là bị mấy thằng làm ăn phi pháp nó dụ ngồi vào ghế giám đốc để nó bán hoá đơn chứ làm cái gì khác đâu mà bác tưởng.
    Nói trắng 1 câu, có rất nhiều tiền nhưng không có quyền hay ....,,,,, thì cũng xác định là phá sản thôi
  10. chuyentien

    chuyentien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2004
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Trần Phương Ngọc Thảo may là học ở UK nên 21 tuổi mới làm xong BA.. để có học bổng học TS. Nếu học ở Đức chắc phải đi lấy chồng sớm :=)

Chia sẻ trang này