1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Help: Cách phân biệt Grade của thép không gỉ ???

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi Digicams, 01/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Digicams

    Digicams Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2002
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    0
    Help: Cách phân biệt Grade của thép không gỉ ???

    Tôi săp fải gia công thiết bị bằng SUS 316, bác nào biết cách phân biệt giữa 316 và 304 hoặc các grade khác xin chỉ giáo.

    Đa tạ.
  2. WJT

    WJT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    4
    Cách tin tưởng nhất là bạn làm mẫu thử và đi nhờ test quang phổ. Qua test bạn sẽ có thành phần các nguyên tố của mẫu (từ 10 đến 20 nguyên tố tuỳ theo máy thử). Sau đó bạn đối chiếu với thành phần chuẩn của vật liệu là bạn có kết quả ngay.
    WJT.
  3. XRD

    XRD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2004
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    ĐẠI CƯƠNG VỀ THÉP KHÔNG GỈ
    * Nguyên nhân: Hiện tượng gỉ hay nói chính xác hơn là hiện tượng ăn mòn xảy ra trong các hợp kim nói chung và các loại thép nói riêng là tương đối phổ biến. Hiện tượng gỉ trong các loại hợp kim hệ Fe là do cấu tạo của các loại hợp kim này thường có các pha với điện thế điện cực khác nhau (cụ thể là ferit và carbit). Sự khác nhau về thế điện cực này làm cho bản thân hợp kim xuất hiện các cặp vi pin điện hoá. Do đó hiện tượng ăn mòn sẽ xảy ra. Tuy nhiên cũng cần phải kể thêm đến vai trò của các loại oxit Fe. Khác với một số loại oxit khác oxit Fe có cấu trúc xốp điều này tạo điều kiện cho Oxy dễ dàng thâm nhập vào sâu bên trong làm cho quá trình ăn mòn liên tục xảy ra.
    * Biện pháp khắc phục: từ các nghiên cứu về nguyên nhân gây gỉ trên đây người ta đã tìm cách khắc phục hiện tượng gỉ bằng cách:
    1. Đưa thêm các nguyên tố hợp kim có điện thế điện cực dương nhằm làm giảm sự chênh lệch điện hoá trong thép.
    2. Tạo ra tổ chức thép càng đồng nhất càng tốt (chứa ít pha, đặc biệt là các loại tạp chất)
    Từ đó, trong các mác thép không gỉ thường chứa một số nguyên tố hợp kim chính sau: Ni, Cr là các nguyên tố phổ biến nhất, có mặt trong hầu như tất cả các mác thép không gỉ. Mn được sử dụng chủ yếu để thay thế các nguyên tố trên nhằm làm giảm giá thành sản phẩm. Ngoài ra, để tăng cường tính chống gỉ, người ta có thể tăng thêm một vài nguyên tố khác như Ti, Mo..
    * Phân loại: Căn cứ vào tổ chức bên trong người ta thường phân thép không gỉ ra các loại sau:
    1. Thép không gỉ hai pha
    2. Thép không gỉ một pha ferit
    3. Thép không gỉ một pha austenite
    4. Thép không gỉ martensite
    5. Thép không gỉ hoá bền tiết pha
    Căn cứ vào cách phân loại trên các mác thép SUS 304 và SUS 316 thuộc họ thép không gỉ austenite. Đây là các mác tương đối phổ biến và chất lượng khá tốt, khả năng chống gỉ trong môi trường khí quyển khá cao. Điểm khác biệt duy nhất giữa hai mác thép không gỉ này là ở chỗ, trong SUS 316 có khoảng 2-3% Mo. Sự có mặt nguyên tố này trong thép làm cho khả năng chống ăn mòn của thép trong môi trường có ion Cl như tại vùng khí quyển biển hay các kết cấu công nghiệp phải làm việc trong điều kiện mặn cao (giàn khoan...). Tuy nhiên, các mác thép này (đặc biệt là SUS 304) tuyệt đối không được sử dụng trong các kết cấu hàn, vì khả năng ăn mòn của mối hàn sẽ rất cao. Để khắc phục điều này, cần phải chọn các mác thép có chứa nguyên tố Ti.
  4. Digicams

    Digicams Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2002
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các bác. Bác WJT cho hỏi ở HN muốn thử quang phổ thì thử ở đâu, chi phí bao nhiêu cho 1 mẫu.
    Tôi thấy trên mạng có bộ kit này http://www.koslow.com/1542c.html, bác có biết ở VN có ko ?
  5. WJT

    WJT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    4
    Máy thử quang phổ thì bây giờ có khá nhiều rồi. Ở Thái nguyên thì Công ty Diesen Sông Công; Công Ty Gang thép; Nhà máy Z127... đều có. Ở HN thì tôi không rành lắm, nhưng chắc là bây giờ thì nhiều lắm.
    Về giá thử 1 mẫu thường các nhà máy họ lấy độ 200.000đ/mẫu. Còn tôi hay nhờ dịch vụ làm chui thì chỉ mất 50.000 đ/mẫu thôi -mà họ còn mang kết quả test đến tận nhà.

    WJT.
  6. XRD

    XRD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2004
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Thử qua chỗ Viện Công nghệ nằm trên phố Vũ Ngọc Phan xem sao. Ngoài ra, viện Khoa học Việt nam cũng có thì phải.
  7. Digicams

    Digicams Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2002
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    0
    Nhờ các bác tư vấn thêm: Sản phẩm của tôi mang tính trang trí, chi để trong nhà, có điều hoà KK, không fải kết cầu chịu lực, ko tiếp xúc với môi trường nước mặn hoặc axít nào thì dùng có cần đến 316 không hay chỉ cần 304 vì giá 316 đắt gấp rưỡi 304.
    Bác XRD có thể giải thích hộ về khả năng ăn mòn mối hàn cao của 304 được không, nếu que hàn cũng 304 rồi thì tại sao vẫn bị ?
    Cảm ơn các bác đã nhiệt tình chỉ bảo.
  8. hoathep

    hoathep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2003
    Bài viết:
    1.958
    Đã được thích:
    1
    Đơn giản đấy là thép không rỉ không được hàn, Khi hàn nhiệt độ tăng trên nhiệt độ chuyển pha, dẫn tới hiện tượng tiết pha Cr tập chung lại vào nhau, nên sẽ có những vùng kim loại có hàm lượng Cr thấp hơn 13% nên kiểu gì cũng sẽ bị gỉ, Muốn hàn được phải chuyển qua mác thép không gỉ cho phép hàn, còn không thì dùng phương pháp gia công mà nhiệt độ thấp hơn 500 độ.
  9. Digicams

    Digicams Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2002
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    0
    Vậy thì muốn hàn tik thì tôi phải chọn grade nào có chất lượng tương đương trên thị trường HN ? Thanks a lot.
  10. XRD

    XRD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2004
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Chính xác, khi nâng nhiệt độ lên trên nhiệt độ tiết pha. Cr hoà tan vào trong nền austenite sẽ bị tiết pha và tập trung lại thành các pha carbit Cr (Cr23C6, Cr7C3...) Điều này làm cho hàm lượng Cr trong nền giảm xuống dưới 13% (giới hạn tối thiểu mà ở đó thép được bảo vệ), gây nên hiện tượng ăn mòn mối hàn. Thực ra, hiện tượng này xảy ra trên vùng chuyển tiếp hay vùng ảnh hưởng nhiệt độ tức là vùng nằm trong dải nhiệt độ tiết pha của Cr. Do đó, chính xác hơn nó là hiện tượng ăn mòn tại vùng tiếp giáp mối hàn. Khắc phục điều này tương đối khó tuy nhiên không phải là không làm được. Biện pháp có thể áp dụng là nhiệt luyện mối hàn sao cho mối hàn nhanh chóng đi qua vùng nhiệt độ nguy hiểm. Tuy nhiên, điều này trên thực tế rất khó làm do đó cách tốt nhất nên chọn các mác thép không gỉ có khả năng hàn. Đặc điểm của các mác này là có chứa một vài % Ti tuỳ theo hàm lượng C có trong thép. Một số mác có thể tham khảo như 321, 347, 348... Hoặc có thể dùng 409, 436 mặc dù khả năng chống gỉ kém hơn nhưng lại đáp ứng được yêu cầu về hàn.

Chia sẻ trang này