1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Help me,Help me: Nông nghiệp và Môi trường

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi haiaubac, 14/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haiaubac

    haiaubac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Help me,Help me: Nông nghiệp và Môi trường

    Chào các bác,em đang làm đề tài "những vấn đề môi trường phát sinh trong sản xuất nông nghiệp".Và tập trung vào nghiên cứu về khí thải từ ruộng lúa,ô nhiễm môi trường khi sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu quá mức cho phép.Bác nào có tài liệu hoặc biết về vấn đề này giúp em với.Em vô cùng cảm ơn.Và nếu có thể thì em xin hậu tạ.
  2. khongaibiet2000

    khongaibiet2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    CHUYÊN ĐỀ NÔNG NGHIỆP SỐ - 2005
    PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN BỀN VỮNG GIẢI PHÁP XOÁ ĐÓI NGHÈO VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
    Lời nói đầu

    Hàng ngày, trên các phương tiên thông tin đại chúng đều xuất hiện nhiều bản tin cảnh báo về tình hình môi trường, hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh, dịch bệnh?nối tiếp xảy ra. Tình trạng ngày càng xấu đi của sự nghèo khó, đói kém, bệnh tật và sự suy thoái không ngừng của hệ sinh thái, khoảng cách giữa những người giàu và nghèo ngày càng nới rộng. Ðể đảm bảo có một tương lai an toàn hơn, phồn vinh hơn, chúng ta chỉ có con đường là giải quyết cùng một lúc các vấn đề về môi trường và phát triển. Chúng ta phải đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của con người, cải thiện điều kiện sống, bảo vệ và quản lý tốt hơn các hệ sinh thái. Không có một dân tộc nào có thể tự đảm bảo được cho tương lai của mình và phát triển bền vững nếu không có sự phối hợp toàn cầu.
    Chương trình hành động 21 thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất ở Rio de Janeiro đã phản ánh sự đồng tâm nhất trí mang tính toàn cầu và sự cam kết chính trị ở cấp cao nhất của sự hợp tác về môi trường và phát triển. Chương trình hành động 21 nhằm giải quyết các vấn đề đang căng thẳng của ngày hôm nay và cả các nhu cầu cần chuẩn bị cho những thách thức tiếp theo.
    Để cung cấp thông tin về phát triển bền vững, năm 2005 Trung tâm Tin học Nông nghiệp và PTNT ấn hành loạt 9 chuyên đề về ?~Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?T gắn với mục tiêu này. Tiếp theo chuyên đề số 1 ?~Quản lý bền vững tài nguyên nước?T, chúng tôi xin giới thiệu chuyên đề số 2 ?~Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững - giải pháp xoá đói nghèo và bảo vệ môi trường?T.
    Xin trân trọng giới thiệu.
    PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA
    Cách đây hơn một nửa thế kỷ, khi thế giới bước ra khỏi chiến tranh thế giới thứ hai, vấn đề phát triển chỉ có một nội dung thuần túy kinh tế. Các chính sách và kế hoạch kinh tế thường chỉ quan tâm tới các vấn đề đầu tư, sản xuất, công nghiệp hóa, tự túc lương thực, hiện đại hóa nông nghiệp, sản xuất thay thế nhập khẩu, v.v. Lúc bấy giờ phát triển kinh tế (economic development) đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế (economic growth).
    Vào đầu thập niên những năm 1970, sau thời kỳ các nước trên thế giới thi đua công nghiệp hóa, khai thác tài nguyên, tìm kiếm thị trường, Câu lạc bộ La Mã (Club de Rome) đã phát hành một tài liệu mang tựa đề ?oNgừng tăng trưởng/Giới hạn của tăng trưởng? (The limits to growth). Tài liệu này đề nghị một hướng mới cho phát triển và có những nhận thức, nhận định khác thường về kinh tế thế giới và xã hội loài người. Nội dung của tài liệu đề cập đến sự tăng trưởng kinh tế và dân số quá nhanh cùng với tình trạng đua nhau sản xuất, khai thác không giới hạn và vô ý thức các tài nguyên làm ô nhiễm môi trường, môi sinh và làm cạn kiệt dự trữ tài nguyên thiên nhiên trên thế giới. Câu lạc bộ La Mã đề nghị chính sách ?okhông tăng trưởng? với lý do tăng trưởng kinh tế nghịch với bảo vệ môi trường môi sinh.
    Chủ trương "không tăng trưởng? không thuyết phục được thế giới. Các nước nghèo và chậm tiến cũng như các quốc gia có nền kinh tế giàu có đều chống đối quan điểm của Câu lạc bộ La Mã, tuy với những lý do rất khác nhau. Ngoài ra, đứng về phương diện nhận thức kinh tế đã có những tiến bộ quan trọng mà đáng ghi nhất là sự phân biệt giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế chú trọng tới số lượng sản xuất, phương diện vật chất của hoạt động kinh tế. Phát triển kinh tế thể hiện một nhận thức toàn bộ bao gồm các khía cạnh tinh thần và vật chất, kinh tế và xã hội, chất và lượng. Phát triển kinh tế đồng nghĩa với đổi thay và tiến bộ không ngừng để kinh tế xã hội ngày một ?~tốt hơn?T một cách toàn diện.
    Một năm sau khi Câu lạc bộ La Mã công bố quan điểm ?oNgừng tăng trưởng?, Liên Hiệp Quốc đã triệu tập Hội nghị về Môi trường (năm 1972 tại Stockholm), trong hội nghị đã đưa ra khái niệm mới là "phát triển tôn trọng môi sinh" (eco-development) với chủ trương bảo vệ môi trường, tôn trọng môi sinh, quản lý hữu hiệu tài nguyên thiên nhiên, thực hiện công bằng và ổn định xã hội. Khái niệm "phát triển tôn trọng môi sinh" bị các nước phát triển và giàu có chống đối rõ rệt. Cuối cùng hội nghị chỉ thảo luận vấn đề ô nhiễm và chấm dứt với sự tán đồng quan điểm có mối liên hệ và ảnh hưởng tương hỗ giữa nếp sống của loài người với môi trường-môi sinh, giữa phát triển kinh tế-xã hội với bảo tồn tài nguyên và ổn định thiên nhiên. Ngoài ra các nước cũng thỏa thuận và cam kết hành động để bảo vệ môi trường-môi sinh và thành lập những cơ quan quốc tế và quốc gia có nhiệm vụ bảo vệ môi trường-môi sinh.
    Mặc dù đề nghị ?ophát triển tôn trọng môi sinh? không được chấp thuận, nhưng là một bước tiến quan trọng hướng tới sự khai sinh khái niệm ?~phát triển bền vững?T (PTBV). Vào đầu thập niên những năm 1980, Liên hiệp Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (UICN) đã đề khởi khái niệm phát triển bền vững. Rồi năm 1987, khái niệm này đã được Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển tiếp thu, triển khai và định nghĩa trong bản trình mang tựa đề "Tương lai của chúng ta" như sau:
    "Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các yêu cầu hiện tại nhưng không tổn hại cho khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng yêu cầu của chính họ".
    Sau đó, năm 1987 tổ chức Liên Hiệp Quốc đã triệu tập hai hội nghị quan trọng dành cho vấn đề PTBV. Hội nghị thứ nhất diễn ra năm 1992 tại Rio de Janeiro gọi là Hội nghị Thượng đỉnh về Trái đất đã chính thức hóa sự đồng lòng thỏa thuận của các nước hội viên Liên Hiệp Quốc về một chương trình nghị sự PTBV gọi là Agenda 21 (Action Plan for Sustainable Development for the 21st Century). Rồi mười năm sau, vào năm 2002, Liên Hiệp Quốc lại tổ chức một hội nghị khác tại Johannesburg, Nam Phi với sự tham gia của 196 quốc gia ?oHội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững?. Hội nghị Johannesburg đã xác định phải xúc tiến và thực hiện Agenda 21 và đã đề ra các mục tiêu cho thiên niên kỷ mới. PTBV đã trở thành tuyên ngôn và chiến lược hành động chung của nhiều quốc gia trên thế giới.
    Mục tiêu cuối cùng của PTBV là thỏa mãn yêu cầu căn bản của con người, cải thiện cuộc sống, bảo tồn và quản lý hữu hiệu hệ sinh thái, bảo đảm tương lai ổn định. PTBV thực hiện và đảm bảo sự liên đới giữa các thế hệ, giữa các quốc gia, giữa hiện tại với tương lai. PTBV có tính chất đa diện, thống nhất, toàn bộ. Muốn PTBV phải ***g ghép được 3 thành tố quan trọng của sự phát triển với nhau: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đây là nguyên lý chung để hướng sự phát triển bền vững của các lĩnh vực trong nền kinh tế.
    PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN BỀN VỮNG
    Cùng với định nghĩa về PTBV, khái niệm phát triển nông nghiệp bền vững cũng hình thành. Trong những thập niên cuối của thế kỷ 20, những vấn đề đặt ra chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp: bảo vệ môi trường đất, nước và khởi xuớng một số hệ thống canh tác bền vững. Mục đích của nông nghiệp bền vững là kiến tạo một hệ thống bền vững về sinh thái, có tiềm lực về kinh tế, có khả năng thoả mãn những nhu cầu của con người mà không huỷ diệt đất đai, không làm ô nhiễm môi trường. Thông tin về các mô hình canh tác tổng hợp, canh tác bền vững trên đất dốc, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp?được đăng tải trên nhiều tạp chí, ấn phẩm như những minh hoạ cho sự thành công ban đầu của phát triển bền vững.
    Sau khi tổng kết nhiều mô hình và để phát triển toàn diện hơn, năm 1991 khái niệm ?~Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn Bền vững?T (SARD) được đưa ra ở hội nghị của FAO về Nông nghiệp và Môi trường, tổ chức ở Hertogenbosch, tập trung vào những vấn đề bền vững trong tiến trình phát triển nông nghiệp và nông thôn ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Vấn đề quan trọng là khái niệm SARD được nhận thức và khẳng định tại Hội nghị thượng đỉnh trái đất Rio (UNCED) năm 1992, chương 14 của Agenda 21, với những chương trình hành động đặc biệt thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. Đến hội nghị thượng đỉnh về PTBV năm 2002 tại Johannesburg đã khẳng định lại Chương 14 vẫn giữ nguyên chương trình hoạt động và đã đổi mới cam kết quốc tế để đạt được mục tiêu PTBV .
    Theo dự báo đến 2025, trong 8,5 tỷ dân toàn cầu sẽ có 83% thuộc các nước đang phát triển, song tiềm năng tài nguyên, công nghệ để thoả mãn nhu cầu của dân số đang tăng này về lương thực và các nông sản thiết yếu khác lại không chắc chắn và giới hạn. Nông nghiệp là ngành phải đáp ứng yêu cầu này trong điều kiện quỹ đất trồng trọt đã khai thác cạn, và lại phải tránh sử dụng những đất ít hoặc không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, với sự thay đổi của môi trường, thay đổi nhu cầu đời sống của con người, ?~Mục tiêu phát triển trong thiên niên kỷ mới của Liên hợp quốc?T (MDG) năm 2000 đã có những cam kết về phát triển kinh tế xã hội, trong đó trọng tâm là xoá đói nghèo và xây dựng mối quan hệ toàn cầu cho phát triển.
    Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn Bền vững (SARD) là quá trình đa chiều bao gồm: (i) tính bền vững của chuỗi lương thực (từ người sản xuất đến tiêu thụ, liên quan trực tiếp đến cung cấp đầu vào, chế biến và thị trường); (ii) tính bền vững trong sử dụng tài nguyên đất và nước về không gian và thời gian; (iii) khả năng tương tác thương mại trong tiến trình phát triển nông nghiệp và nông thôn để đảm bảo cuộc sống đủ, an ninh lương thực trong vùng và giữa các vùng. Có thể thấy mối liên kết giữa SARD với những mục tiêu phát triển của thiên niên kỷ mới như sau:

    Chương trình phát triển của FAO về SARD gồm:
    i. Phương thức sống bền vững: chương trình này sẽ đóng góp cho Mục tiêu 1 (MDG1) xoá đói nghèo.
    ii. Nâng cao tính bền vững của hệ thống sản xuất tổng hợp: đóng góp cho MDG 1 và 7: xoá đói nghèo và đảm bảo bền vững môi trường.
    iii. Quản lý tài nguyên thiên nhiên tổng hợp: đóng góp cho MDG 1& 7.
    Như vậy SARD gắn liền với 3 vấn đề: (i) cuộc sống cộng đồng ổn định; (ii) Hệ thống sản xuất nông nghiệp tổng hợp bền vững và (iii) quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đây cũng chính là 3 điểm cơ bản của trong các chương trình của Chương 14, chương trình nghị sự 21.
    SARD có thể thực hiện được bằng nhiều cách, không chỉ gắn với các quy trình công nghệ đặc biệt, hay thực hiện chuyển đổi hẳn sang nông nghiệp hữu cơ hay một phương thức sản xuất nào khác, điều quan trọng là khả năng thích ứng linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
    Trong tài liệu này, chúng tôi sẽ tập trung cung cấp những thông tin liên quan đến chương trình phát triển thứ hai: Nâng cao tính bền vững của hệ thống sản xuất tổng hợp: đóng góp cho mục tiêu (MDG): xoá đói nghèo (MDG1) và đảm bảo bền vững môi trường (MDG7).
    A. Nguyên lý chung của hệ thống nông nghiệp bền vững
    1. Từ các hệ thống canh tác đến quy trình nông nghiệp hoàn hảo (GAPs)
    Năm 2000, FAO và Ngân hàng thế giới cùng phối hợp xuất bản cuốn sách ?~Tổng quan những nghiên cứu về hệ thống canh tác toàn cầu: những thách thức đến năm 2030?T. Công trình tổng kết hơn 20 nghiên cứu của WB, FAO và các tổ chức quốc tế, các chương trình nghiên cứu quốc gia khác nhau trên nhiều nước để rút ra nhiều kết luận liên quan đến hệ thống canh tác và đưa ra những thách thức cần giải quyết.
    Năm 2001, FAO và WB lại xuất bản cuốn sách: ?~Các hệ thống canh tác và đói nghèo: cải thiện phương thức sống của nông dân trong bối cảnh thế giới thay đổi?T. Trong cuốn sách đặt ra nhiều câu hỏi quan trọng: liệu rằng những chiến lược thành công nhất đối với nông dân nhỏ về hệ thống canh tác có phải có tiềm năng nhất về xoá đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế, và sáng kiến nào có thể giúp nông dân nhận thức vấn đề tốt nhất? Ngay sau đó, những cuốn sách này đã được chấp nhận rộng rãi bởi nhiều chuyên gia hoạt động về SARD và cuốn sách cũng trở thành một trong những ấn phẩm trọng tâm trong loạt sách về hệ thống canh tác.
    Khái niệm ?~quy trình nông nghiệp tốt hay hoàn hảo-GAP?T sẽ đạt được mục tiêu giảm sự thoái hoá của đất đang là điều kiện tiên quyết đối với việc tăng cường tính bền vững của những hệ thống sản xuất tổng hợp. Nền nông nghiệp bảo tồn, nông nghiệp hữu cơ và quản lý sinh học đất tổng hợp là 3 mô hình đang được Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc thúc đẩy. Vấn đề cơ bản là tìm ra phương thức tối ưu hoá các hệ thống cây trồng-chăn nuôi-các thành phần khác để tạo thu nhập và cải thiện độ phì đất, sử dụng nông nghiệp bảo tồn và phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM), gắn những kinh nghiệm của nông dân với kiến thức mới như nguyên lý cơ bản của tính bền vững.
    Khi FAO tổng kết những kết quả đạt được về GAP năm 2003 và nhận thức rõ về mối quan hệ giữa GAP với những tiêu chuẩn, luật lệ của lương thực thực phẩm và nông nghiệp. Vấn đề an toàn lương thực phải bao quát trong suốt chuỗi, từ sản xuất, chế biến đến sử dụng, và thực tế thực hiện được khi hướng dẫn nông dân những quy trình sản xuất hoàn hảo và phương thức quản lý.
    Cùng với việc khuyến khích thực hiện GAP, những nghiên cứu tác động đến hộ nông dân nhỏ cũng như hưởng lợi được thực hiện.
  3. khongaibiet2000

    khongaibiet2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0

    2. Những nguyên lý của canh tác bền vững
    Canh tác bền vững có nghĩa là việc trồng cấy và chăn nuôi phải đồng thời đáp ứng 3 mục tiêu :
    i. Bền vững về sinh thái (quản lý tài nguyên đất, nước, bảo vệ đa dạng sinh học, và các phương thức canh tác bền vững)
    ii. Lợi ích về kinh tế
    iii. Lợi ích xã hội đối với nông dân và cộng đồng
    2.1. Quản lý đất bền vững
    Tài nguyên đất là điều kiện thiết yếu để trồng trọt. Nhu cầu ngày càng tăng của con người về đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác đang làm nảy sinh những cạnh tranh và mâu thuẫn. Nếu muốn làm thoả mãn nhu cầu đòi hỏi của con người một cách lâu bền, chúng ta phải giải quyết những mâu thuẫn đó, và tìm cách sử dụng đất và các tài nguyên thiên nhiên khác một cách có hiệu quả và hiệu suất hơn.
    Mục tiêu là để làm cho đất được sử dụng theo những cách đảm bảo thu được những lợi ích lâu bền lớn nhất. Cách để làm giảm thiểu các mâu thuẫn và đạt được kết quả tốt nhất và sự lựa chọn thích hợp nhất là phải liên kết để phát triển kinh tế và xã hội với vấn đề củng cố và bảo vệ môi trường. Hơn nữa trong hoàn cảnh phải thoả mãn nhu cầu nuôi sống số dân đang tăng nhanh mà quỹ đất trồng trọt, nguồn nước ngày càng cạn kiệt và chúng ta không được quyền mở rộng trên những diện tích không phù hợp.
    Quản lý đất bền vững tuỳ thuộc vào từng loại đất cụ thể. Ở những nơi đất ổn định, phì nhiêu thì việc trồng cấy và quản lý canh tác sẽ theo phương thức bền vững, bù đủ lượng dinh dưỡng trong các sản phẩm thu hoạch và cây trồng mang theo. Còn những vùng đất xấu cần xác định những phương thức quản lý và sản xuất thích hợp. Biện pháp quản lý đất bền vững nhằm tránh sự thoái hoá đất, duy trì độ phì chính dựa vào Quy trình quản lý tốt nhất (Best Management Practice - BMP). BMP được phát triển và thực hiện theo yêu cầu của Luật nước sạch (Clean Water Act) năm 1997. Những nguyên tắc của BMP đảm bảo lợi ích về chất lượng nước gồm cây che phủ đất, cây phân xanh, trong xen gối để khống chế xói mòn đất ; sử dụng chất hoá học đúng thời điểm và theo mục tiêu (cũng tương tự như nguyên tắc của IPM) nhằm giảm việc mất dinh dưỡng. Hướng dẫn nông dân áp dụng quy trình BMP sẽ là biện pháp bảo vệ đất hữu hiệu (thông tin chi tiết tham khảo theo địa chỉ http://www.cnie.org/nle/ag-14.html).
    Quy trình này bao gồm :
    ? Bảo vệ cấu trúc đất và hàm lượng hữu cơ của đất
    ? Quản lý dinh dưỡng
    ? Bảo vệ đất bằng cây che phủ
    ? Trồng rừng
    ? Duy trì độ phì đất
    ? Sử dụng những phương pháp canh tác tiến bộ (làm đất và sử dụng máy móc, đặc biệt ở những vùng dễ bị tổn thương) và các quy trình gieo trồng thích hợp.
    Từ các yếu tố của BMP, có thể hiểu quy trình này bao hàm cả quy trình quản lý đất và các kỹ thuật canh tác khác nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và sử dụng, tránh thoái hoá đất.
    2.1.1. Bảo vệ cấu trúc và hàm lượng chất hữu cơ trong đất
    Cấu trúc đất được xác định bởi kích cỡ hạt, sự phân bố các phần tử và hàm lượng chất hữu cơ trong các tầng đất khác nhau. Sự phân bố không gian của hạt có thể biết được khả năng dự trữ nước và không khí. Đất tốt có cấu trúc tương đối nhẹ đảm bảo thoát nước tốt và thoáng khí. Vì thế, chế độ làm đất, cải tạo đất thông qua biện pháp sử dụng các loại phân bón, các loại cây trồng rất quan trọng. Có thể sử dụng phân hữu cơ cùng với các loại rơm rạ, xác thực vật, hệ thống luân canh có tác dụng cải tạo cấu trúc đất và duy trì hàm lượng hữu cơ trong đất.
    2.1.2. Quản lý dinh dưỡng
    Khả năng đất có thể dự trữ và giải phóng chất hữu cơ phụ thuộc vào cấu trúc đất, hàm lượng hữu cơ, khoáng và kích cỡ hạt. Nước trong đất có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc huy động dinh dưỡng, đồng hoá để thành dạng cây trồng hấp thu được. Những thông tin thường xuyên về đất thông qua việc theo dõi và phân tích giúp nông dân có thể quản lý tốt hơn dinh dưỡng cho đồng ruộng của mình.
    Quản lý dinh dưỡng tốt là việc đáp ứng cung cấp dinh dưỡng theo yêu cầu của cây, tối ưu tỷ lệ phân hữu cơ và phân khoáng. Có nghĩa là lượng dinh dưỡng bổ sung phải cân bằng với lượng dinh dưỡng cây lấy đi (Good Agricultural Practice: Nitrogen, EFMA, 1997; Code of Best Agri-cultural Practice: Urea, EFMA, 2000). Sử dụng quy trình bón phân cân đối và hợp lý là biện pháp tốt nhất nâng cao chất lượng nông sản và cải tạo đất.
    2.1.3. Dùng cây phủ đất
    Cây trồng bảo vệ đất cả trên và dưới mặt đất. Trên mặt đất hệ thống thân và rễ cây như những rào cản bảo vệ, chắn gió và nước gây xói mòn đất. Còn dưới đất, hệ rễ cây bám chắc và giữ cho đất không bị xói mòn bởi các dòng chảy. Tàn dư thực vật sau thu hoạch cũng là lớp che phủ bảo vệ tốt cho đất. Do đó, trong các quy trình canh tác hiện tại, việc duy trì lớp che phủ thực vật dưới bất cứ hình thức nào (cây sống hay tàn dư thực vật) đều có tác dụng tích cực trong bảo vệ đất.
    2.1.4. Duy trì độ phì nhiêu của đất
    Cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá chất, nông dân đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cây bằng dùng phân khoáng và đã đạt những kỷ lục về năng suất. Song trải qua cả thời kỳ dài, việc lạm dụng phân khoáng trong sản xuất nông nghiệp đã biểu hiện những tác động tiêu cực rõ rệt đối với môi trường, chất lượng nước và chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, xu hướng khuyến khích nông dân sử dụng phân hữu cơ gắn với phong trào nông nghiệp hữu cơ ngày càng phát triển.
    2.1.5. Sử dụng những phương thức canh tác tiến bộ
    Sử dụng phương thức làm đất hiệu quả tuỳ thuộc vào tính chất và địa hình từng vùng. Cần thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc sử dụng máy làm đất nặng trên những địa hình dễ tổn thương. Phương thức tưới tiết kiệm nước vừa bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả kinh tế. Xu hướng nông nghiệp hiện tại sử dụng hệ thống tưới kết hợp với bón phân, vừa tránh được xói mòn, thoái hoá đất vừa tăng hiệu quả hấp thu dinh dưỡng của cây. Đặc biệt ở những vùng khí hậu nóng ẩm, lượng mưa cao nên khuyến cáo nông dân thực hiện các biện pháp duy trì hoặc cải thiện khả năng ?~tiêu hoá?T nước của đất. Còn đối với vùng khô hạn, những kỹ thuật tăng khả năng giữ nước, sử dụng nước tiết kiệm là yêu cầu quan trọng.
    2.1.6. Sử dụng các phương pháp trồng trọt thích hợp
    Có thể coi đây là biện pháp hữu hiệu chống xói mòn và thoái hoá đất. Sử dụng giống cây thích hợp, cách thiết kế đồng ruộng và loại máy móc phù hợp đều là những biện pháp khuyến cáo. Ví dụ cách làm đất, thiết kế đường đồng mức theo hướng và góc độ thích hợp để ngăn dòng chảy, giữ đất.
    2.1.7. Ngăn chặn hoang mạc hoá và hạn hán
    Hoang mạc hoá là quá trình suy thoái đất do những thay đổi về khí hậu và do tác động của con người. Hoang mạc hoá đặc biệt tác động mạnh đối với các vùng đất khô hạn mà về mặt sinh thái đã bị suy yếu.
    Những tác động rõ ràng nhất của hoang mạc hoá là sự suy thoái các vùng đất chăn thả và sự suy giảm về sản xuất lương thực. Kết quả của hạn hán và hoang mạc hoá là sự nghèo khó và đói kém. Có khoảng 3 triệu người đã bị chết vào giữa những năm 1980 vì hạn hán ở tiểu vùng Sahara, Châu Phi.
    Ðây là vấn đề rất lớn. Có tới 70% tổng số các vùng đất khô hạn của thế giới - 3,6 tỷ hécta - đã bị ảnh hưởng do suy thoái. Con số này bằng 1/4 đất đai trên thế giới - một diện tích lớn gấp 3 lần châu Âu. Suy thoái, đặc biệt là sự nhiễm mặn, do việc tiêu thoát không thoả đáng, đã và đang ảnh hưởng đến những diện tích lớn đất trồng trọt được tưới tiêu.
    Ðể ngăn chặn nạn hoang mạc hoá phát triển, việc sử dụng đất, bao gồm cả vấn đề trồng trọt và chăn thả, phải được tiến hành một cách đúng đắn về mặt môi trường, có thể chấp nhận được về mặt xã hội, và khả thi về mặt kinh tế.
    Một trong những biện pháp chính là việc trồng cây và các loài thực vật khác để có thể giữ được nước và duy trì được chất lượng đất, đặc biệt những cây bản địa có sức chịu hạn tốt. Đồng thời, nâng cao nhân thức cho nông dân về những phương thức canh tác, chăn thả không bền vững.
    2.1.8. Quản lý đất dốc và phát triển bền vững miền núi
    Miền núi là vùng quan trọng cung cấp năng lượng, khoáng sản, rừng và các sản phẩm nông nghiệp, là kho chứa tài nguyên về đa dạng sinh học, và là một phần cực kỳ quan trọng của hệ sinh thái toàn cầu.
    Số phận của các hệ sinh thái miền núi có ảnh hưởng đến một nửa dân số thế giới. Có khoảng 10% dân số Trái đất sống ở các vùng rừng núi, trong khi đó có khoảng 40% ở phía dưới các vùng đầu nguồn . Từ Andes đến Himalaya và từ Đông Nam Á đến Đông và Trung Phi, đâu đâu cũng có vấn đề suy thoái sinh thái nghiêm trọng xảy ra ở các vùng đầu nguồn. Nguyên nhân là việc phá rừng, canh tác và chăn thả gia súc quá mức trên các vùng đất kém màu mỡ.
    Các hệ sinh thái miền núi dễ bị tác động về mặt xói mòn đất, trượt đất và mất nhanh tính đa dạng sinh học và đa dạng môi trường sinh sống. Hầu hết các vùng ở miền núi đang bị suy thoái về môi trường. Cần thiết phải áp dụng những biện pháp ngăn chặn xói mòn đất, tăng số lượng cây cối sinh trưởng, và duy trì cân bằng sinh thái ở miền núi.
    Đẩy mạnh các biện pháp chống xói mòn theo hướng rẻ tiền, đơn giản và dễ sử dụng. Hướng dẫn nông dân bảo vệ tài nguyên và sử dụng các công nghệ thân thiện với môi trường, giúp họ hiểu về các loại hình phát triển nào là bền vững về mặt môi trường ở miền núi, và lôi cuốn họ vào việc quản lý tài nguyên.
    Xác định các vùng nguy hiểm dễ bị tổn thương nhất về mặt xói mòn, lũ lụt, trượt đất, động đất, băng tuyết lở và các thiên tai khác, và xây dựng các hệ thống cảnh báo sớm và các đội ứng cứu thiên tai.
    Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về các hệ sinh thái miền núi, bao gồm kiến thức về nông nghiệp bền vững, các biện pháp bảo vệ, các mô hình bền vững đê khuyến cáo và tăng cường nhận thức về phát triển bền vững miền núi.
  4. khongaibiet2000

    khongaibiet2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    2.2. Quản lý sâu bệnh bền vững
    Quản lý sâu bệnh bền vững và nông nghiệp bền vững cùng chung mục tiêu là phát triển hệ thống nông nghiệp hoàn thiện về sinh thái và kinh tế. Quy trình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) có thể coi như cấu thành chủ đạo trong hệ thống phát triển nông nghiệp bền vững. Nguyên lý chung là bảo đảm tài nguyên đất tốt và tính đa dạng được kiểm soát. Một nhược điểm của nông nghiệp hiện đại là sự mất dần tính đa dạng, khi trong hệ thống chỉ tồn tại số ít loài thì đó không biểu hiện là hệ thống ổn định.
    Quản lý sâu bệnh là vấn đề sinh thái. Quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) là phương pháp dựa trên cơ sở sinh thái về mối quan hệ cây trồng/dịch hại để kiểm soát côn trùng, cỏ dại; xây dựng ngưỡng chấp nhận kinh tế về quần thể gây hại và hệ thống quan trắc ổn định để phát hiện dự báo dịch hại. Chương trình này gồm nhiều kỹ thuật như: sử dụng các giống kháng/chống chịu; luân canh; các kỹ thuật trồng trọt; tối ưu việc sử dụng phòng trừ sinh học; sử dụng hạt giống công nhận; xử lý hạt giống; sử dụng hạt giống/vật liệu nhân giống sạch bệnh; điều chỉnh thời vụ gieo trồng; hợp lý về thời gian sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; làm vệ sinh đồng ruộng khi bị nhiễm sâu bệnh...
    Những biểu hiện thay đổi về quy mô dịch bệnh, mức độ gây hại là sự phản ánh chính xác phương thức thực hiện và quản lý sâu bệnh. Bước đầu tiên trong việc phòng trừ dịch hại bền vững cần phải xem xét hệ sinh thái nông nghiệp, những điều kiện để áp dụng phương thức quản lý phù hợp để phòng trừ sâu bệnh hiệu quả nhất, bảo vệ thiên địch, những động vật ký sinh?Thực tế, côn trùng cỏ dại và sinh vật hoang dã là những thành phần của tự nhiên của các hệ sinh thái với những vai trò được quy định của chúng. Những loại hại này có vai trò cần được đánh giá đúng và chỉ nên gọi là gây hỗn loạn khi chúng tranh chấp thức ăn hoặc gây hại đến mức con người không chấp nhận được. Nguyên nhân gây hại theo nhiều tài liệu chính là quá trình phá vỡ hệ thống sinh thái tự nhiên. Một ví dụ thể hiện rõ nhất sự khác nhau giữa phương thức canh tác hiện tại và nông nghiệp bền vững là hiện tượng mất cân bằng trong hệ thống côn trùng sâu hại mà hiện nay thế giới đang phải chịu hậu quả nặng nề: như dịch châu chấu, dịch sâu róm, chuột hại?
    Trong hệ thống sản xuất lương thực, việc thường sử dụng các hoá chất tổng hợp chứng tỏ là dùng lượng đầu vào với năng lượng rất lớn cho hệ nông nghiệp, và kèm theo cả những chi phí nhìn thấy và chi phí không thấy được của nông dân và xã hội. Khái niệm phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) truyền thống là quản lý sâu bệnh dựa vào những tương tác giữa chúng với các cá thể khác và môi trường.
    Có thể tìm thấy 77 định nghĩa về IPM được liệt kê trong ?~cơ sở dữ liệu về các nguồn IPM (DIR) trên trang web: <http://ippc.orst.edu/DIR/index.htm>. Tuy nhiên, khi nghiên cứu những vấn đề về quản lý sâu bệnh có nảy sinh một số câu hỏi (i) tại sao côn trùng lại xuất hiện ở đây? (ii) chúng đến bằng cách nào và (iii) tại sao các thiên địch, các sinh vật ký sinh lại không có để cân bằng?....Những hoạt động để phục hồi hay thúc đẩy sự cân bằng tự nhiên trong hệ thống như thế nào ?...
    Để trả lời những câu hỏi này, phương thức Biointensive IPM (tạm gọi là IPM tăng cường sinh học ?" IPM-B) là xu hướng kết hợp cả các yếu tố sinh thái và kinh tế vào hệ nông nghiệp, chú trọng vào những quan tâm chung về chất lượng môi trường và an toàn thực phẩm. Lợi ích của việc sử dụng IPM-B có thể giảm chi phí cho các chất hoá học đầu vào, giảm tác động đến môi trường, phòng trừ sâu bệnh hiệu quả và bền vững hơn. IPM dựa trên cơ sở sinh thái có tiềm năng giảm đầu vào của nhiên liệu máy sử dụng và hoá chất tổng hợp, tất cả làm tăng chi phí và tác động môi trường và đó cũng là hiệu quả đối với người trồng trọt và xã hội. IPM-B tập trung vào phạm vi các phương pháp ngăn ngừa, sử dụng biện pháp sinh học để khống chế quần thể côn trùng ở ngưỡng có thể chấp nhận được.
    Cho đến giữa những năm 1970, loại rệp được coi là côn trùng nghiêm trọng hại bông ở California. Đã thực hiện nghiên cứu phòng trừ bằng thuốc hóa học trên diện rộng, kết quả cho thấy năng suất giữa thí nghiệm và đối chứng không chênh lệch nhiều. Nguyên nhân chính được giải thích là thuốc trừ sâu thường gây ra sự bùng phát của các loại nhộng **** thư cấp (chẳng hạn như các loại sâu đo bắp cải, sâu xám và giun), các loại bọ vét lại gây hại bổ sung cũng như sự hồi phục của các loại rệp này. Những kết quả này nếu xét về khía cạnh kinh tế có vẻ nghịch lý vì việc xử lý đối với loại bọ này rất đắt, tính tổng số thì xử lý hoá chất có hiệu quả thấp hơn vì nông dân phải chi phí tiền bạc để lại bị mất tiền. Những người chỉ ra đầu tiên sự nghịch lý này là R. van den Bosch, V. Stern, và L. A. Falcon, những nhà nghiên cứu về phòng trừ rệp bông có tính đến hiệu quả kinh tế California.
    Nếu tất cả đều sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu tổng hợp để bảo vệ cây trồng thì sẽ gây hậu quả không tốt với môi trường, khả năng hồi phục của công trùng, tính kháng thuốc, tác động có tính gây chết và nửa chết đối với sinh vật, kể cả tác động đến con người. Những tác động này đang là mối quan tâm của công chúng, mặt khác với nhu cầu ngày càng tăng của môi sinh sạch (không khí sạch, nước sạch, các tập tính sống của động vật hoang dã) và thiên nhiên đẹp. Rõ ràng xu hướng giảm sự phụ thuộc vào hoá chất trong sản xuất nông nghiệp đang được xem là chiến lược đối với nông dân.
    Hiệp hội Người tiêu dùng (CU) đã thực hiện nhiều điều tra về những vấn đề liên quan đến sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong nhiều năm đã xác định IPM-B là mức cao nhất của phương thức quản lý sâu bệnh tổng hợp IPM, đây là hệ thống quản lý dịch hại dựa trên những kiến thức về sinh thái của côn trùng bệnh hại. Khởi đầu với việc chẩn đoán một cách chính xác bản chất và sự khởi phát các vấn đề của dịch hại và dựa vào kế sách phòng ngừa, phòng trừ sinh học giữa côn trùng trong giới hạn có thể chấp nhận được. Phương pháp ?~biointensive IPM?T có lôgíc chặt chẽ với khái niệm IPM ban đầu, và như một hệ thống tạo cảm giác cả trực quan và thực tế. Mục tiêu cơ bản của IPM-B là đưa ra các hướng dẫn và giải pháp để phòng trừ sâu hại hiệu quả, có lợi cho các sinh vật khác trong cùng một hệ sinh thái. Tính linh hoạt và tương thích về môi trường của ?~biointensive IPM?T đã khiến phương thức này hữu hiệu đối với tất cả các dạng hệ thống canh tác.
    Kết quả đánh giá 18 mô hình IPM truyền thống trên bông cho thấy đã giảm chi phí được 7% và giảm 15% lượng hoá chất bảo vệ thực vật sử dụng . Còn khi áp dụng ?~Biointensive IPM?T tỷ lệ giảm hoá chất sử dụng và chi phí sẽ còn cao hơn.
    Các hợp phần của IPM Biointensive: Điểm khác nhau quan trọng giữa IPM truyền thống và ?~Biointensive IPM (IPM-B)?T là phải thực hiện trước việc thiết kế lại hệ sinh thái nông nghiệp nhằm làm không thuận lợi cho sự sống của sâu hại và thuận lợi cho thiên địch, ký sinh?Các điểm khác trong hệ thống ?~Biointensive IPM?T cũng thực hiện như truyền thống, có việc quan trắc, sử dụng ngưỡng kinh tế, ?
    Chiến lược phòng trừ thông qua hệ thống trồng trọt.
    ? Tạo điều kiện cho hoạt tính đất tốt về sinh học và dinh dưỡng (tăng cường sự đa dạng dưới mặt đất).
    ? Tạo tập tính thuận lợi cho sinh vật có lợi (tăng sự đa dạng trên mặt đất)
    ? Sử dụng các giống cây trồng thích hợp.
    Phòng trừ thông qua hệ thống trồng trọt là điều khiển hệ sinh thái ít thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của quần thể côn trùng. Tuy nhiên, vẫn có thể có những tác động bất lợi có thể do sự phụ thuộc vào biến động của thời tiết và sự không tuân thủ nghiêm ngặt trong sản xuất.
    Duy trì và tăng cường sự đa dạng sinh học của hệ thống canh tác là chiến lược cơ bản của việc phòng trừ thông qua hệ thống trồng trọt. Nhiều thực tế cho thấy giảm đa dạng sinh học trong hệ thống đã làm bùng phát sâu bệnh và nhiều vấn đề khác
    . Có nhiều cách để quản lý và tăng cường sự đa dạng sinh học trên đồng ruộng, cả trên và dưới đất.
    Những yếu tố tác động đến đa dạng sinh học và độ phì đất bao gồm hàm lượng chất hữu cơ tổng số, độ pH, sự cân bằng dinh dưỡng, ẩm độ và thành phần đá mẹ của đất. Những yếu tố này giúp cây trồng đạt năng suất tối đa và duy trì độ phì nhiêu của đất. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khi sử dụng quá chất dinh dưỡng (ví dụ như quá nhiều đạm, hay lượng canxi quá gấp 2 lần Mg so với hàm lượng tổng số cân bằng của chúng) trong đất sẽ tạo ra những phản ứng của côn trùng đối với cây. Chính sự mất cân bằng trong đất cũng là những yếu tố hấp dẫn côn trùng, làm cây khó có khả năng hồi phục sau khi bị hại và tăng sự mẫn cảm đối với các loại côn trùng phụ từ các nguồn khác. Khi đất ở trạng thái giàu chất dinh dưỡng sẽ có xu hướng ngăn cản nguồn bệnh. Ước tính có khoảng 75% các loại côn trùng sống trong đất cũng như nhiều loại thiên địch. Nói chung đất tốt với sự đa dạng sinh học có thể giúp duy trì quần thể côn trùng dưới ngưỡng kinh tế.
    ?~Khi chúng ta giết hết thiên địch của côn trùng, chúng ta sẽ phải kế thừa những công việc chúng thường làm?T. Carl Huffaker
    Đa dạng di truyền: nếu trong phương thức canh tác chúng ta sử dụng nhiều giống thay vì trồng độc canh. Lấy một ví dụ của Trung Quốc, sử dụng trồng hỗn những giống lúa mẫn cảm với những giống lúa chống chịu bệnh, kết quả năng suất cao hơn 89% và mức hại do bệnh khô vằn thấp hơn 94% so với trồng độc canh những giống này.
    Đa dạng loài: sự kết hợp nhiều thành phần trong hệ thống (trồng cây, chăn nuôi, sử dụng các sản phẩm phụ, tuần hoàn các chất thải, phương thức sử dụng nước?). Thực tế đây là phương thức canh tác truyên thống phổ biến để tăng cường đa dạng loài trong cùng một hệ thống. Có thể xem thêm chi tiết trên www.attra.ncat.org (ATTRA?Ts Farmscaping to Enhance Biological Control).
    Luân canh cây trồng: đây là phương thức đổi mới môi trường cả trên và dưới đất và tạo ra điều kiện bất lợi cho côn trùng và bệnh hại của cây trồng vụ trước.
    Khi xây dựng hệ thống luân canh cần tuân thủ nguyên tắc: liệu đây có phải là cây trồng thích ứng có hiệu quả kinh tế trong hệ thống luân canh không? Cây trồng đó có tương thích trong hệ thống không? Và quan trọng là phải xem cây trồng đó có thoả mãn cả điều kiện kinh tế và sinh thái không (có ảnh hưởng đến những cây trồng xung quanh/trước và sau đó; điều kiện thiết bị/nhân công; cũng như xem xét khả năng sẵn có của thị trường. Có thể lấy ví dụ như luân canh ngô và đậu tương là hai cây trồng tương thích và tạo ra giá trị kinh tế. Do đặc điểm sinh học của 2 cây này mà hệ côn trùng, cỏ dại cũng khác nhau và lại có yếu tố bổ sung cho nhau.
    Chương trình luân canh hiệu quả thực hiện tại thung lũng Imperial của California trong phòng trừ tuyến trùng hại củ cải đường. Theo chương trình này, củ cải đường không thể trồng dài hơn 2 năm trên cùng một hàng, hoặc dài hơn 4 năm trên cùng 1 ruộng được vệ sinh sạch. Trên ruộng có tuyến trùng, củ cải nhất thiết phải trồng sau cây chủ không bị nhiễm trong vòng 3 năm. Phương pháp luân canh với những cây chủ kháng côn trùng là biện pháp rất hiệu quả đối với nhiều loại tuyến trùng khác (ví dụ như tuyến trùng hại đậu tương, khoai tây?)
    Một số biện pháp khác:
    +Trồng nhiều vụ (sản xuất kế tiếp nhau); trồng xen, trồng gối là những phương phức bù và bổ sung tối ưu giữa các cây trồng và cũng là điều kiện bất thuận cho sự phát triển liên tục của sâu bệnh. (Intercropping: Principles and Production Practices).
    + Gieo trồng hạt giống hoặc cây giống sạch bệnh để ngăn chặn các nguồn bệnh lây lan
    + Sử dụng giống kháng bệnh
    + Hệ thống xử lý vệ sinh đồng ruộng, tiêu huỷ và cách ly nguồn bệnh
    + Thay đổi ngày gieo/vụ gieo trồng để tránh những đợt dịch nặng theo quy luật. Lấy ví dụ của Hợp tác Dịchvụ khuyến nông (CES) của Califonia, kết hợp với nhóm nghiên cứu của trường đại học làm dịch vụ dự báo dịch hại dựa trên chu kỳ sinh trưởng phát triển của các tác nhân gây hai, thời tiết, tổng tích ôn của cây để giúp nông dân có quyết định hợp lý về ngày gieo, giống cây sử dụng nhằm giảm thiểu tối đa lượng hoá chất sử dụng và đảm bảo năng suất trong giới hạn chấp nhận về kinh tế. Những thông tin chi tiết có thể tham khảo theo địa chỉ này:
    <http://www.ipm.ucdavis.edu/WEATHER/ddretrieve.html>.
    + Tối thích các điều kiện gieo trồng luôn là yếu tố quan trọng nhằm giúp cây sinh trưởng phát triển tốt nhất, khoẻ mạnh nhất và sức chống đỡ với côn trùng bệnh hại cũng tốt hơn.
    + Sử dụng phương pháp che phủ tránh cỏ dại, côn trùng và một số bệnh hại. Phương pháp này còn giúp giảm thiểu sự lan truyền nguồn bệnh nhất là các bệnh từ đất
    + Sử dụng cây trồng tạo từ phương pháp công nghệ sinh học, những kết quả thu được từ một số công ty với giống cây kháng côn trùng, bệnh và thuốc trừ cỏ. Ví dụ như việc chuyển vật liệu di truyền từ Bacillus thuringiensis (Bt) cây bông, ngô, khoai tây đã tạo cho những cây này khả năng kháng sâu đục thân, sâu xám, một số ấu trùng khác.
    + Phòng trừ sinh học
    Đây là phương pháp sử dụng sinh vật sống (các loại sinh vật ký sinh, các loại ăn thịt hoặc các nguồn bệnh để duy trì quần thể côn trùng dưới mức thiệt hại về kinh tế. Trước tiên cần xác định quần thể sinh vật có ích, sự tương tác của chúng trong hệ sinh thái địa phương để xác định tiềm năng của chúng trong hệ thống. Những loại sinh vật này sẽ đóng góp rất quan trọng trong việc quản lý sâu bệnh nếu đảm bảo tập tính sống của chúng.
    Phòng trừ sinh học tự nhiên: duy trì hệ thiên địch tự nhiên để khống chế quần thể sâu hại dưới ngưỡng thiệt hại kinh tế.
    + Phòng trừ bằng phương pháp cơ học và vật lý: xử lý nhiệt (nóng hoặc lạnh), điều chỉnh ẩm độ, sử dụng một số biện pháp cơ học.
    Những sinh vật có ích nên được xem như những động vật nhỏ, với những tập tính đặc biệt và nhu cầu thức ăn cần được đưa vào kế hoạch của trang trại. Mấu chốt của bất kỳ biện pháp IPM nào cũng là việc xác định rõ tác nhân gây hại với những khía cạnh (i) loại cây chủ và không ký chủ của loại côn trùng này; (ii)thời điểm côn trùng xuất hiện; (iii) chu kỳ sinh học của chúng và liệu điều khiển cây trồng thế nào để làm cho sự sống của chúng hết sức bất lợi và như vậy sẽ dễ dàng áp dụng các biện pháp tự nhiên.
    + Sử dụng thuốc trừ sâu thường là giải pháp cuối cùng trong các chương trình IPM vì những tác hại tiềm năng đến môi trường, đây cũng là biện pháp hỗ trợ khi các phương pháp như phòng trừ sinh học, sử dụng hệ thống cây trồng?không khống chế nổi quần thể sâu hại dưới ngưỡng thiệt hại về kinh tế. Nếu trong trường hợp phải sử dụng thuốc trừ sâu hoá học thì cân nhắc dùng loại ít độc hại cho người và động vật khác, tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Ví dụ sử dụng các chất như xà phòng, dầu thảo dược, hợp chất đồng, sulffur, axit boric hat các ester đường.
    + Sử dụng các thuốc trừ sâu thảo dược, ít gây hại môi trường và nhiễm độc sản phẩm.
  5. khongaibiet2000

    khongaibiet2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Hiện trạng về IPM - Cây trồng với các chương trình IPM phát triển:
    Khoảng hơn 20 năm về trước, các chương trình IPM đã được xây dựng đối với một số cây trồng quan trọng như ngô, đậu tương, cây có múi, táo, dâu và một số cây cốc quan trọng khác. Và những thành quả trong thực tế sản xuất nông nghiệp trên thế giới đã chứng tỏ IPM đã phát triển thành công nghệ mới, hiệu quả.
    Công nghệ này thực sự đã trở thành chương trình quốc gia của các nước và có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp. Có thể lấy dẫn chứng từ chương trình IPM ở Mỹ, năm 1993 chính phủ Mỹ đã thông qua mục tiêu đến năm 2000 phải đạt 75% diện tích trồng trọt được kiểm soát bởi chương trình IPM. Để đạt mục tiêu này Chính phủ đã chia việc thực hiện thành 3 giai đoạn: (i) thành lập các nhóm nghiên cứu, khuyến nông, nông dân làm hạt nhân để có thể nhân rộng dự án đến 75% diện tích trồng trọt; (ii) tài trợ tối đa theo khả năng để thực hiện và (iii) xã hội hoá và tư nhân hoá quy trình IPM trong qúa trình phát triển. Năm 1998, Bộ Nông nghiệp Mỹ cho điều tra thực trạng quản lý sâu bệnh và toàn bộ số liệu trên trang web:
    <http://www.reeusda.gov/ipm/publications.htm> đã chứng tỏ sự thành công của chương trình.
    Khi chuyển sang xu hướng IPM tăng cường sinh học ?~biointensive IPM?T, đã thực hiện các nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh từ IPM truyền thống.
    Tương lai phát triển của công nghệ IPM:
    Trong tương lai IPM sẽ tập trung vào những kiến thức về sinh thái và sinh học trong quản lý dịch hại.
    "Sự hội tụ của sức mạnh từ kỹ thuật, môi trường và xã hội sẽ chuyển nền nông nghiệp theo hướng quản lý không phụ thuộc vào hoá chất, đổi mới như việc sử dụng công nghệ phòng trừ sinh học, dùng cây chủ chống chịu và quy trình canh tác."
    Michael Fitzner, Cố vấn chương trình IPM quốc gia, Trung tâm khuyến nông Bộ Nông nghiệp Mỹ.
    Xu hướng mới:Những phương pháp phòng trừ sâu bệnh đã đưa lại cho công chúng nhận thức về môi trường và những tác hại đến cuộc sống vì việc sử dụng hoá chất tổng hợp, thuốc trừ sâu bệnh, những luật lệ liên quan trong lĩnh vực này. Cũng vì thế mà có sự tăng trưởng mạnh đối với thị trường lương thực, thực phẩm hữu cơ, và đây cũng là động lực thúc đẩy phát triển các phương pháp quản lý dịch hại hữu cơ. Đồng thời thực trạng phát triển tính kháng thuốc của côn trùng gần đây đang giúp mở ra thị trường cho sản phẩm thuốc trừ sâu vi sinh (tìm hiểu thông tin chi tiết trên trang web :
    <http://www.epa.gov/pesticides/biopesticides/>.
    Sử dụng IPM với những lợi ích cơ bản trong bảo vệ đất, duy trì điều kiện sống cho những sinh vật có lợi và tạo điều kiện đa dạng hoá trong điều kiện ổn định. Nhiều dịch vụ mới thuận lợi nhằm tăng cường sử dụng chương trình này, ví dụ chương trình IPM ?~on-line?T đã cung cấp đủ thông tin cho người trồng trọt, người tiêu dùng và trở thành công cụ giáo dục hiệu quả.
    Việc cấp chứng chỉ cho cây trồng cũng phụ thuộc vào việc sử dụng chương trình IPM và một số tiêu chuẩn liên quan đến các yếu tố sinh thái có thể tạo thuận lợi cho người sản xuất vì những mối quan tâm của người tiêu dùng về sức khoẻ và an toàn về môi trường. Ví dụ việc dán nhãn hàng hoá có sử dụng phòng trừ sâu bệnh bằng việc áp dụng chương trình IPM rất phổ biến ở một số bang ở Mỹ từ 1995. Mục tiêu của việc này là nâng cao nhân thức của cả người sản xuất và tiêu dùng đối với dây chuyền từ sản xuất đến chế biến và tiêu dùng. Chính lợi ích kinh tế và xã hội này ngày càng gắn chặt với việc thực hiện quy trình canh tác bền vững. Nhãn mác ?~sinh thái?T đã khuyến khích việc sản xuất những sản phẩm sử dụng chương trình IPM-sinh học chính là mục tiêu của chương trình. Những thông tin chi tiết có thể tham khảo: <http://www.ipminstitute.org/ipm_bibliography.htm>.
    Hệ thống phòng trừ cỏ tổng hợp
    Phòng trừ cỏ dại là một trong cấu thành quan trọng của hệ canh tác bền vững. Một số nguyên tắc chính bao gồm:
    + ngăn chặn: thành công của chiến lược phòng trừ cỏ dại là ngăn chặn sự phát triển, sinh tồn. Vấn đề quan trọng nữa là ngăn chặn sự lan truyền hạt cỏ vào nguồn nước, phân bón?
    + luân canh cây trồng cũng là một trong những biện pháp phòng trừ cỏ hữu hiệu (đã trình bày ở phần trên)
    + sử dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ cỏ. Có thể gieo chậm lại để cỏ nảy mần và diệt trước sau đó sẽ gieo hạt sau.
    Tăng cường xu hướng phòng trừ cỏ tổng hợp, đặc biệt đối với cây trồng nông nghiệp. Vấn đề trừ cỏ gắn chặt với bảo tồn và cải thiện tài nguyên đất. Không chỉ xét về hiện tượng mà cần đi sâu vào bản chất việc trong việc quản lý đất bền vững.
    2.3. Bảo vệ đa dạng sinh học
    Để hiểu khái niệm đa dạng sinh học, ở mức đơn giản nhất là tổng các loài động, thực vật, vi sinh vật, nấm trên thế giới, trong một vùng cụ thể và tất cả sự biến đổi cá thể của chúng cũng như tất cả mối tác động tương hỗ của chúng.
    Đối với khái niệm đa dạng sinh học nông nghiệp (Agrobiodiversity) là nền tảng cơ bản của hệ thống canh tác, bao gồm nhiều dạng tài nguyên sinh học như:
    + Tài nguyên di truyền ?" vật liệu sống cơ bản cho sinh vật;
    + Thực vật và các loại cây trồng nông nghiệp: các giống bản địa, giống hiện đại (bao gồm giống lai và giống tạo bằng vật liệu di truyền bằng công nghệ sinh học)
    + các sinh vật sống trong đất có ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất, cấu trúc và chất lượng đât, ?~sức khoẻ?T của đất
    + các côn trùng xuất hiện tự nhiên, vi khuẩn, nấm có khả năng kiểm soát côn trùng và bệnh hại đối với động thực vật bản địa
    + các dạng và thành phần hệ sinh thái nông nghiệp (đa canh/độc canh; quy mô lớn hay nhỏ; thuộc dạng có tưới hay chờ nước trời?) không thể thiếu đối với chu kỳ dinh dưỡng, tính ổn định và sức sản xuất;
    + nguồn tài nguyên ?~hoang dại?T (loài và đơn vị loài/giống) của nơi cư trú tự nhiên có thể phục vụ nông nghiệp (ví dụ như kiểm soát côn trùng và tính ổn định của hệ sinh thái)
    Vì vậy, đa dạng sinh học nông nghiệp không chỉ gồm tập hợp loài rộng lớn mà còn gồm nhiều phương thức nông dân có thể dựa vào để khai thác sự đa dạng sinh học để sản xuất và quản lý cây trồng, đất, nước, côn trùng và các sinh vật khác. Có thể tìm thông tin chi tiết theo địa chỉ http://www.igc.org/wri/sustag/lba-home.html]
    Điều được bàn luận nhiều trong phương thức sản xuất nông nghiệp hiện đại đang là nguy cơ giảm đa dạng sinh học. Sự phá huỷ các môi trường sinh sống, sự khai thác quá mức, sự ô nhiễm và việc đưa vào nuôi trồng các loài động và thực vật nhập ngoại một cách không thích hợp là nguyên nhân gây tổn thất về đa dạng sinh học của thế giới. Sự suy giảm về đa dạng sinh học này xẩy ra phần lớn là do cách đối xử của con người với tự nhiên.
    Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tổn thất đa dạng sinh học và đa dạng sinh học nông nghiệp, vấn đề này có liên quan đến sự phát triển hệ sinh thái nông nghiệp. Hệ sinh thái nông nghiệp được phân biệt với hệ thống sinh thái tự nhiên bởi quá trình hoạt động của con người, chúng được con người kiểm soát, gắn với mục tiêu con người cần đạt được và có thể làm giảm sự đa dạng loài, động thực vật thông qua quá trình chọn lọc nhân tạo. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, con người đã xây dựng hệ sinh thái nhân tạo để thay thế cho hệ sinh thái tự nhiên và do vậy làm giảm tính bền vững hệ thống sẵn có của nó. Quá trình đó được thực hiện theo các hướng sau: (i) Bổ sung vào sự tích lũy năng lượng tự nhiên bằng nguồn năng lượng nhân tạo; (ii) thay các chu kỳ quay vòng vật chất tự nhiên bằng cách đầu tư nhân tạo ; (iii) thay chiến lược thích ứng trong việc khai thác nguồn lợi tự nhiên bằng chiến lược cải tạo tự nhiên và thay sự đa dạng sinh học bằng sự đồng đều sinh học. Chính vì thế, trong một hệ sinh thái nông nghiệp, yếu tố văn hoá xã hội được đánh giá rất quan trọng vì mối quan hệ giữa con người và nông nghiệp sẽ tạo ra kiểu mẫu của hệ thống đó, hoặc đó sẽ là hệ thống tích cực hay là hệ thống tiêu cực.
    Cần phải có hành động khẩn cấp và mang tính quyết định để bảo vệ và duy trì các nguồn gien, các loài và các hệ sinh thái. Những tiến bộ gần đây trong công nghệ sinh học cho thấy rằng, vật chất gien trong các loài động vật, thực vật và vi sinh vật có tiềm năng phục vụ cho nông nghiệp, y tế và phúc lợi của nhân dân và cho việc bảo vệ môi trường.
    Cần thiết phải đánh giá hiện trạng của sự đa dạng sinh học, làm cơ sở cho xây dựng các chiến lược quốc gia nhằm bảo vệ và sử dụng một cách lâu bền sự đa dạng sinh học và làm cho các chiến lược này trở thành một bộ phận của các chiến lược tổng thể phát triển quốc gia. Tiến hành các nghiên cứu dài hạn về tầm quan trọng của sự đa dạng sinh học đối với những hệ sinh thái sản xuất ra hàng hoá và cho những lợi ích về môi trường. Khuyến khích các phương pháp truyền thống trong nông nghiệp, lâm nghiệp, trong quản lý đồng cỏ và các loài động vật hoang dã khi sử dụng, duy trì hoặc làm tăng thêm sự đa dạng sinh học. Thu hút các cộng đồng, bao gồm cả phụ nữ vào việc bảo vệ và quản lý các hệ sinh thái.
    Thực hiện phân chia hợp lý và công bằng các lợi ích thu được do sử dụng nguồn tài nguyên sinh vật và tài nguyên gien giữa nơi tạo ra và nơi sử dụng các nguồn tài nguyên này. Bảo vệ các môi trường sinh sống tự nhiên. Các vùng này có thể được bảo vệ tiếp theo bằng cách đẩy mạnh sự phát triển một cách đúng đắn về mặt môi trường xung quanh chúng.
    Ðẩy mạnh việc phục hồi các hệ sinh thái đã bị phá huỷ, và phục hồi các loài bị đe doạ nguy hiểm. Phát triển các cách sử dụng lâu bền về công nghệ sinh học, và các cách chuyển giao công nghệ này một cách an toàn hợp lý, đặc biệt là chuyển giao cho các nước đang phát triển.
  6. khongaibiet2000

    khongaibiet2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    2.4. Quản lý công nghệ sinh học
    Công nghệ sinh học là quá trình sử dụng các kiến thức truyền thống và công nghệ hiện đại nhằm làm thay đổi vật chất gien trong thực vật, động vật, vi sinh vật và tạo ra các sản phẩm mới.
    Mặc dù nông dân đã tiến hành những kỹ thuật về công nghệ sinh học theo nghĩa rất rộng (ví dụ như chọn tạo giống cây con để có những sản phẩm theo ý muốn) từ hàng nghìn năm, và đến gần đây việc mở mã di truyền đã đưa ngành khoa học này sang kỷ nguyên hoàn toàn mới. Công nghệ di truyền khác đáng kể so với các kỹ thuật công nghệ sinh học truyền thống vì người ta có thể tổ hợp AND từ một loài khác để tạo ra một cơ thể mới (gọi là sinh vật biến đổi di truyền ?" GMO). Liệu rằng công nghệ này có tương thích với nền nông nghiệp bền vững không? Và nếu tương hợp thì sẽ theo phương thức nào? liệu có khơi nguồn cho những cuộc tranh luận dài trong tiến trình phát triển nông nghiệp bền vững. Sự chấp nhận sản phẩm và những rủi ro công nghệ liên quan đến an toàn thực phẩm (ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, hàm lượng độc tố, ô nhiễm môi trường di truyền?).
    Công nghệ sinh học đáp ứng các cơ hội mới cho sự đối tác mang tính toàn cầu giữa các nước giàu về kiến thức công nghệ này với các nước đang phát triển giàu về tài nguyên sinh vật nhưng thiếu vốn và kiến thức để sử dụng các tài nguyên đó. Điều quan trọng là kỹ thuật mới phải không được làm phá vỡ tính tổng hoà về môi trường hoặc làm tăng thêm các mối đe doạ cho sức khoẻ. Nhân dân phải nhận thức được những lợi ích và những rủi ro của công nghệ sinh học. Ðó là một nhu cầu đòi hỏi đối với những nguyên tắc đã được thoả thuận quốc tế về đánh giá rủi ro và quản lý mọi khía cạnh của công nghệ sinh học.
    Công nghệ sinh học cần phải được phát triển nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lương thực thực phẩm và các sản phẩm chăn nuôi. Phát triển các loại vacxin và kỹ thuật phục vụ cho việc phòng chống sự lan truyền của bệnh tật và chất độc. Nâng cao sức chống chịu trong các điều kiện bất thuận, áp dụng các kết quả của công nghệ sinh học để giảm thiểu nhu cầu sử dụng hoá chất trong nông nghiệp. Ðóng góp làm màu mỡ cho đất và làm tăng thêm hiệu suất cho những loài thực vật sử dụng các chất dinh dưỡng của đất, để làm sao cho nền sản xuất nông nghiệp không tháo đi mất các chất dinh dưỡng khỏi địa bàn hoạt động.
    Cung cấp các nguồn năng lượng tái sinh và các nguyên liệu thô sơ từ các chất thải hữu cơ và vật chất thực vật. Xử lý các chất thải hoá học hữu cơ theo cách rẻ hơn và hiệu quả hơn so với các phương pháp truyền thống. Phát triển các giống cây mọc nhanh có năng suất cao, đặc biệt là cây cho củi đốt. Khai thác tài nguyên khoáng sản theo cách ít gây ra sự phá huỷ về môi trường.
    2.5. Phát triển nông thôn bền vững
    Thực tế là số dân nghèo trên thế giới hiện sống tập trung hầu hết ở vùng nông thôn và phương kế sinh nhai của họ thường gắn với nông nghiệp. Như đã trình bày ở trên, nông nghiệp là yếu tố tác động chính đến môi trường, gắn chặt với nguồn nước, sức khoẻ, dinh dưỡng và giáo dục. Những năm gần đây, vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển nông thôn và đóng góp vào ?~Mục tiêu phát triển trong thiên niên kỷ mới của Liên hiệp Quốc?Tngày càng được nhận thức rõ và đánh giá cao.
    Thúc đẩy sự phát triển nông thôn thông qua nông nghiêp được thể hiện qua chính sách phát triển của nhiều quốc gia. Nhìn chung, những chính sách đều thể hiện yêu cầu phải đảm bảo an ninh lương thực cho nông dân, tạo cơ hội cho họ vượt qua đói nghèo và cân bằng giữa các mục tiêu môi trường, xã hội và kinh tế.
    Tuy nhiên, những thách thức vô cùng lớn như những con số thống kê hiện tại: khoảng 1,2 tỷ người sống thấp hơn 1 đôla mỗi ngày, hơn 800 triệu người trong cảnh đói. Giảm đói nghèo cả khu vực nông thôn và ven đô tất nhiên sẽ phải dựa cơ bản vào phát triển nông nghiệp bền vững, và đặc biệt lại trong bối cảnh dân số vẫn tăng nhanh, quỹ đất trồng trọt giới hạn và khó có khă năng mở rộng diện tích.
    Như vậy phát triển nông thôn là lĩnh vực đa ngành, đặt trong mối quan hệ phức tạp giữa xã hội ?" tài nguyên thiên nhiên ?" môi trường bền vững. Không giải quyết được tận gốc vấn đề an ninh lương thực thì không thể bảo tồn được tài nguyên đất, bảo vệ được rừng, không thể có những hệ canh tác bền vững vì đó là những kế sinh nhai của người dân gắn với rừng, với đồng ruộng. Vì thế, phương thức thực hiện trong phát triển nông thôn của Tổ chức Phát triển Canada (CIDA) đặt ra theo 2 hướng: bền vững về phương kế sinh sống và sự lành mạnh của hệ sinh thái.
    - Phương kế sinh sống bền vững: Có thể hiểu đây là tập hợp các hoạt động để bảo tồn sự sống, tạo ra tài sản và những tiềm năng khác của con người.
    - Hệ sinh thái lành mạnh: những tiêu chí của hệ sinh thái này tập trung vào vấn đề sinh thái và xã hội nhằm tạo cho con người hoạt động theo phương thức bền vững. Chính cách tiếp cận như vậy đã giúp xác định các chính sách nông nghiệp đúng, thúc đẩy cộng đồng phát triển, bảo tồn hệ sinh thái.
    Hai phương thức này là công cụ thúc đẩy phát triển nông thôn bền vững thông qua nông nghiệp. Chính từ hoạt động của CIDA mà đã rút ra 5 nguyên tắc chính trong phát triển nông thôn bền vững: (i) tạo ra những cơ hội cho người nghèo; (ii) trao quyền cho các nước phát triển và dân của họ; (iii) xây dựng và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm; (iv) tăng cường mối quan hệ liên kết lẫn nhau và (v) phải đạt được sự bình đẳng giới.
    Kế sinh nhai của dân cư nông thôn phụ thuộc vào sự giàu có của tài nguyên thiên nhiên bao gồm nước, đất, đa dạng sinh học. Nếu tỷ lệ đói nghèo tăng lên cũng đồng nghĩa với sự đe doạ tính bền vững của nguồn tài nguyên thiên nhiên có giới hạn. Tổ chức CIDA khuyến cáo nên hướng dẫn dân thực hiện phương thức canh tác giảm thoái hoá đất, sử dụng nguồn nước hiệu quả và bảo vệ đa dạng loài.
    Tóm lại, tất cả những hoạt động trình bày trên đây tuy chưa đầy đủ và hệ thống, song tất cả đều thoả mãn đồng thời 3 mục tiêu: kinh tế - môi trường ?" xã hội. Ba mục tiêu này tương hỗ với nhau, bổ sung và điều khiển lẫn nhau, cũng chính vì vậy mà phát triển bền vững là quá trình tổng hoà của nhiều quá trình tương tác và gắn bó hữu cơ với nhau.
  7. haiaubac

    haiaubac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Nhưng bác có thê? nói rof hơn cho em vê? nhưfng vấn đê? phát sinh khi sx nông nghiệp được không ạ!nhất la? ô nhiêfm môi trươ?ng ấy,em ca?m ơn bác.
  8. khongaibiet2000

    khongaibiet2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi hiểu (có thể còn nhiều thiếu sót), ô nhiễm môi trường phát sinh từ hoạt động nông nghiệp (không tính đến thủy sản) có thể phân ra thành các nhóm như sau:
    1- ô nhiễm từ hoạt động trồng trọt
    2- ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi
    3- ô nhiễm từ các nghề phụ
    4- ô nhiễm do thiên tai, bão lụt
    -
    Cụ thể ô nhiễm của các nhóm có thể tóm tắt như sau:
    1. Từ hoạt động trồng trọt
    - Ô nhiễm do sử dụng không đúng quy cách, dư thừa hoặc sai loại phân bón. Đây là những chất có thể tạo nên các hiện tượng phú dưỡng hoặc ảnh hưởng đến nước mặt.
    - Ô nhiễm do sử dụng thái quá hoặc không đúng những loại thuốc bảo vệ thực vật (trong số đó có nhiều loại đã bị cấm sử dụng-nhập lậu qua biên giới TQ) gây ô nhiễm đất, nước mặt và tác động trực tiếp đến sức khỏe con người - nông dân tiếp xúc trực tiếp. Một phần là các vỏ bao bì chứa hóa chất phục vụ nông nghiệp không được thu gom xử lý đúng quy cách mà vứt bừa bãi.
    - Ô nhiễm do sử dụng nước không đảm bảo chất lượng (nước bị ô nhiễm do các hoạt động sản xuất công nghiệp) cho tưới tiêu gây hậu quả xấu đến năng suất sản phẩm, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
    - Ô nhiễm do thói quen sinh hoạt của người nông dân, loại ô nhiễm này chủ yếu là các tác nhân sinh học gây nhiễm bệnh đường ruột, nấm, uốn ván...
    - Ngoài ra 1 dạng ô nhiễm nhỏ từ các công cụ sản xuất có sử dụng nhiên liệu hóa thạch (các động cơ máy tuốt lúa, cày.. dùng dầu DO, FO)
    2. Ô nhiễm từ chăn nuôi
    Trong sinh hoạt của người nông dân hầu như không thể thiếu hoạt động chăn nuôi, có thể có nhiều quy mô khác nhau, tuy nhiên các hoạt động này thường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân do không gian chăn nuôi và sinh hoạt thường gắn liền với nhau. Các dạng ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm của các tác nhân sinh học, mùi, ...
    3. Ô nhiễm từ các nghề phụ (nên xem ô nhiễm làng nghề có nhiều trên net)
    4. Ô nhiễm do thiên tai bão lụt . thiên tai bão lụt mang theo nhiều chất thải độc do các hoạt động sản xuất từ thượng nguồn về hạ lưu. Đồng thời ngập úng tạo điều kiện phát triển dịch bệnh và lan truyền các chất ô nhiễm
    Hy vong các bạn khác sẽ bổ sung nốt những chô còn thiếu sót
  9. haiaubac

    haiaubac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Bàc giùp em rẮt nhiĂ?u rĂ?i,nhưng em muẮn là?m phiĂ?n bàc thĂm mTt tỳ 'ược khĂng à?Bàc cò thĂ? nòi ròf cho em vĂ? khì thà?i tư? ruẶng lùa 'ược khĂng à,df̣c biẶt là? khì CH4 và? H2S.Hai khì nà?y gĂy à?nh hươ?ng 'Ắn mĂi trươ?ng khà lớn,'f̣c biẶt là? hiẶn tượng hiẶu ứng nhà? kình.NẮu cò thĂ? thì? hàfy giùp em nhè.Cà?m ơn bàc nhiĂ?u.
  10. khongaibiet2000

    khongaibiet2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    cả 2 khĂ nĂy 'ều phĂt sinh do hoạt 'Tng của cĂc vi khuẩn trong 'ất lĂ chủ yếu, cĂn do cĂc phản ứng hoĂ học thuần tuĂ (do phản ứng của mưa axit v>i cĂc thĂnh phần của 'ất) thĂ khĂng nhiều.
    CĂi nĂy bạn cĂ thế xem trong cĂc vĂng tuần hoĂn cacbon, lưu huỳnh cĂ Y 1 cĂi topic nĂo 'Ă trong nĂy nĂy. Nếu khĂng bạn cĂ thf tĂm thấy Y rất nhiều sĂch về sinh thĂi học, sinh học mĂi trường, hoĂ học mĂi trường... cĂ bĂn Y cĂc ti?m sĂch.

Chia sẻ trang này