1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Help Meeee!!!!!!! - Kiến thức chung về Tổ chức Bộ máy nhà nước VN và thế giới.

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi faster, 07/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. faster

    faster Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2003
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Help Meeee!!!!!!! - Kiến thức chung về Tổ chức Bộ máy nhà nước VN và thế giới.

    Xin chào tất cả các bạn trong box ĐH Luật- HN!

    Tôi không hiểu rõ lắm về luật pháp VN. Các bạn có thể giúp tôi biết chi tiết về các khai niệm:

    - Lập pháp

    - Hành pháp

    - Tư pháp

    và Kết cấu cũng như các bước xét xử của hệ tống TAND-VN

    Xin chân thành cảm ơn và chúc mọi người vui vẻ, may mắn!

    Tiền đồ vĩ đại quân tu ký, thùy thị công danh trọng Việt Nam!
  2. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Chào faster,
    Vì mình đang bận thi nên không có nhiều thời gian trả lời bạn. Mình có nhắn với anh no-fear để anh ý trả lời nhưng chắc anh ý cũng nhiều việc quá. Thôi, thấy cũng lâu lâu mà không có ai vào giúp bọn mình cả nên mình nói ngắn gọn vài câu nhá. Nếu bạn cần tìm hiểu sâu hơn thì bao giờ thi xong mình sẽ vào tiếp chuyện với bạn. OK?
    Mình nhắc lại là mình chỉ nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất thôi nhé.
    Lập pháp: là quyền ban hành pháp luật - Hiến pháp, các Bộ luật, các Luật (thường là quyền của Quốc Hội hay còn gọi là Nghị Viện)
    Hành pháp: là quyền thi hành pháp luật (thường là quyền của Chính Phủ)
    Tư pháp: là quyền bảo vệ pháp luật (thường là quyền của Toà Án)
    Đó là sơ sơ kiến thức về ba quyền này. ở VN mình thật ra thì không gọi như vậy. Trong tổ chức bộ máy nhà nước, VN chia làm 4 loại cơ quan: cơ quan quyền lực nhà nước (gồm quốc hội, và hội đồng nhân dân các cấp), cơ quan chấp hành và điều hành (Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp), cơ quan xét xử (toà án nhân dân các cấp) và cơ quan kiểm sát (viện kiểm sát nhân dân các cấp). Vì vậy, nếu lấy ví dụ ở VN thì e chừng là hơi khó hiểu. Thế nên mình lấy ví dụ ở các nước Tư bản Châu Âu.
    Nói thật là để diễn giải mấy cái quyền này tưởng là dễ nhưng lại khó nói vô cùng, rất mong các bạn, các anh chị cùng trao đổi và thảo luận để làm vấn đề thêm sáng tỏ.
    Cám ơn mọi người trước.
    http://www.ttvnol.com/forum/f_324
    Gửi Miền Bắc lòng Miền Nam chung thuỷ
  3. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Kết cấu của Toà án nhân dân Việt Nam được tổ chức từ trung ương (Toà án nhân dân tối cao), tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (toà án nhân dân cấp tỉnh), quận, huyện, thị xã trực thuộc tỉnh (toà án nhân dân cấp huyện). ... đến đây dừng lại, ở cấp xã thì không có.
    Vì bạn không hỏi đến toà án quân sự nên mình không nói, nhưng thật ra toà án quân sự cũng thuộc trong hệ thống tổ chức của toà án nhân dân, chứ không giống thiết chế toà án binh như một số nước khác.
    Còn các bước xét xử, hi`, mỗi một loại tố tụng (hành chính, dân sự, hình sự, kinh tế, lao động) là khác nhau, bạn hỏi cái nào? ở VN mình rắc rối thế đấy bạn ạ?
    Mà mình còn nhỏ lắm, mới học năm 3 thôi, có khi bạn hơn tuổi mình, vậy cho phép gọi bạn là gì đây? Anh, chị hay là cô, chú, hay gọi là bác cho thân mật nhá.
    Chúc vui vẻ.
    http://www.ttvnol.com/forum/f_324
    Gửi Miền Bắc lòng Miền Nam chung thuỷ
  4. faster

    faster Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2003
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Rất cảm ơn sự nhiệt tình của các bạn. Những thông tin mà các bạn tìm giúp rất hữu ích cho tôi. Tuần qua có việc phải đi xa nên không vào đây được.
    Có nhiều người ( ở ngoài VN ) cho rằng VN không có hệ thống Lập pháp, Hành pháp va Tư pháp thì thực ra họ cũng đúng một phần (từ những thông tin mà các bạn cung cấp).
    Về vấn đề này, hy vọng mọi người trong box tiếp tục thảo luận vì nó rất gần với chuyên ngành và công việc của các bạn sau này.
    Thân ái.
    Thanks again!
    Tiền đồ vĩ đại quân tu ký, thùy thị công danh trọng Việt Nam!

  5. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Ở các nước XHCN như Việt Nam hay Trung Quốc thì không có tam quyền phân lập, quyền lực tập trung vào trong tay Quốc Hội vì QH là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân( hình như ở các nước TB thì quan niệm phải có phân quyền thì mới có dân chủ)
    Tuy quyền lực tập trung thống nhất nhưng có sự phân công giữa các cơ quan nhà nước ( cái này bác constancy đã nói rồi)
    và theo đó thì cả 4 loại cơ quan cơ quan nào cũng có quyền lực cả( có quyền lực thì mới quản lí nhà nước được) không bên nào được xâm phạm bên nào
    Ví dụ nhé QH không thể thay CP quản lý nhà nước , thay toà án để xét xử QH chỉ có chức năng lập hiến lập pháp, giám sát tối cao và giải quyết các vấn đề quan trọng mà thôi
    THế có bác nào nói cho em biết hệ thống lập pháp hành pháp tư pháp ở nước ngoài không ( ở Mỹ chẳn hạn )
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  6. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Đầu tiên, cần phải xét tới quyền lực nhà nước ở từng nước xuất phát từ đâu, từ đó mới có thể có cái nhìn khách quan và đúng đắn về cách thức tổ chức và các thiết chế thực hiện quyền lực nhà nước.
    Tam quyền phân lập - là một học thuyết của Giai cấp tư sản, ý nói tới sự tách bạch của ba quyền Lập pháp, hành pháp, tư pháp trong tổ chức bộ máy nhà nước tư sản. Nhằm tạo ra thế kiềng ba chân, đối trọng, kiềm chế lẫn nhau trong các cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp ở nhà nước tư sản sao cho không bên nào lấn áp, áp chế bên nào.
    Tuy nhiên, phải nhìn nhận vấn đề từ góc nhìn - quyền lực nhà nước xuất phát từ đâu? Do đâu mà có? Ở nhà nước tư sản, quyền lực nhà nước mặc dù lúc đầu cũng xuất phát là của nhân dân - nhằm chống lại áp bức từ giai cấp thống trị, giai cấp phong kiến. (Đây là mặt khẩu hiệu). Về sau, khi CMTS thành công, quyền lực nhà nước tư sản tập hợp trong tay giai cấp tư sản (gồm nhiều thành phần), bảo vệ chế độ tư hữu về TLSX... chính vì vậy mà cơ chế lập pháp, hành pháp, tư pháp của các nước tư sản theo học thuyết tam quyền phân lập.
    Việt Nam chúng ta, là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Cần khẳng định rõ ràng "quyền lực nhà nước tập trung vào trong tay nhân dân", chính vì vậy mà tổ chức quyền lực nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) không theo nguyên tắc Tam quyền phân lập.
    Do quyền lực nhà nước là trong tay nhân dân, song nhân dân không có đủ điều kiện để tham gia thực hiện quyền lực nhà nước nên trao quyền đó cho Quốc hội --> quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của toàn dân, có quyền lập pháp, giám sát tối cao với các thiết chế Hành pháp và Tư pháp.
    Mặt khác, do quyền lực thuộc về nhân dân nên các thiết chế Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp trong tổ chức bộ máy Nhà nước ta không phải là đối trọng và kiềm chế lẫn nhau mà là phối hợp, phân công phân nhiệm hợp lý để thực hiện quyền lực nhà nước được toàn nhân dân trao lại. Quyền lực nhà nước là của nhân dân, không của riêng một cá nhân, tổ chức nào (do nguyên tắc tất cả quyền lực là của nhân dân).
    Quốc hội, Chính phủ, TAND - VKSND là ba thiết chế cao nhất trong Lập pháp, hành pháp, tư pháp. Trong đó quốc hội với quyền lập pháp, quyền giám sát hoạt động của các cơ quan Chính phủ (CP là cơ quan chấp hành của QH). Cũng tương tự với TAND - VKSND. Ba thiết chế này phối hợp với nhau để thực hiện quyền lực nhà nước đã được nhân dân trao cho quốc hội, thông qua bầu cử đại biểu QH - Nên nhớ là phối hợp chứ không phải phân biệt riêng về quyền - đối trọng, kiểm chế lẫn nhau trong công tác lập pháp, hành pháp, tư pháp.
    ĐÂY CHỈ LÀ MỘT SỐ Ý KIẾN CÁ NHÂN, MONG MỌI NGƯỜI TIẾP TỤC THAM GIA THẢO LUẬN.
  7. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Em không phủ nhận việc nhìn nhận nguyên nhân của cách thức tổ chức quyền lực nhà nước là xuất phát từ ''''quyền lực nhà nước'''' là từ đâu. Tuy nhiên, nếu xuất phát từ luận điểm " ở Nhà nước tư sản, quyền lực nằm trong tay giai cấp tư sản'''' mà suy
    ra nó theo Tam quyền phân lập là không đúng. Mà Tam quyền phân lập cũng có nhiều loại mà anh. Nước thì áp dụng cứng nhắc, nước thì áp dụng mềm dẻo hơn. Nhưng cũng có nước tư sản không theo Tam quyền phân lập hoàn toàn. Em hiện chưa có thời gian, kiến thức để lý giải tại sao hầu hết các nước tư sản lại theo Tam quyền phân lập, nhưng em không đồng ý với ý kiến của anh. (Cũng có thể là em sai, nhưng cũng có thể tại vì anh lý giải chưa rõ ràng và thấu đáo).
    Có bác nào có cao kiến thì vào giải đáp giúp em với.
    http://www.ttvnol.com/forum/f_324
    Gửi Miền Bắc lòng Miền Nam chung thuỷ
  8. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Bác @faster đọc chơi ở đây

    Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn
    Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn
  9. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Thử đi tìm lời lý giải nhé: (đây là một quan điểm)
    - Thời kỳ Phong kiến, quyền lực không nằm trong tay nhân dân mà trong tay một người (hoặc một nhóm người, tùy nước), do vậy, khi cách mạng tư sản nổ ra, nó mới có tư tưởng tam quyền phân lập. Tức là nó chia quyền lực chung thành 3 quyền, và không đặt trong tay một cá nhân, một tổ chức cụ thể nào cả, để tránh tình trạng mất dân chủ.
    ở các nước XHCN trong đó có VN, không theo thuyết tam quyền phân lập.
    - Quyền lực khởi nguồn là từ Nhân dân (dù là XHCN hay TBCN), nhân dân sẽ trao quyền lực của mình cho ai?
    ở các nước XHCN: nhân dân bầu ra một cơ quan duy nhất là QH --> nhân dân trao toàn bộ quyền của mình cho QH. Do đó, ở VN, QH là cơ quan có quyền lực lớn nhất, gồm cả 3 quyền (lập pháp, hành pháp và tư pháp-- chú ý là về nguyên lý). Tuy nhiên, QH không tự mình thực hiện cả 3 quyền năng này mà chia sẻ quyền lực cho các cơ quan khác, cụ thể, quyền hành pháp trao cho CP, quyền tư pháp trao cho TAND và VKSND.
    ở một số nước tư bản (theo tôi được biết) thì quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân bầu ra không chỉ QH mà cả CP, ví dụ như Mỹ, nhân dân bầu ra QH và Tổng thống Mỹ, do đó, quyền lực từ một gốc là nhân dân được chia ra ngay lập tức thành hai nhánh: Lập pháp và hành pháp (không như VN qua một bước là QH). Tuy nhiên, tôi chưa hiểu lắm về quyền tư pháp của các nước tư bản có nguồn gốc hình thành thế nào.
    Vì nguồn gốchình thành như trên, nên ở VN, Qh là cơ quan có quyền lực cao nhất, lập ra CP, bầu Chánh án tòa án NDTC cũng như Viện trưởng VKSNDTC. Các nhánh quyền lực khác được bắt nguồn từ QH. QH có quyền miễn nhiệm, bãi miễn Thủ tướng CP (người đứng đầu cơ quan HP) cũng như người đứng đầu cơ quan Tư pháp.
    Trong khi đó, ở một số nước mà Tổng thống do nhân dân bầu ra thì Tổng thống có quyền giải tán QH.
    Có lẽ đó là sự khác nhau giữa Tam quyền phân lập và sự thống nhất 3 quyền và nguồn gốc của nó.
    Ai biết về hệ thống tư pháp của một số nước Tư bản có thể giới thiệu thêm ở đây.
    Thân mến
    Khi tôi sinh ra, mọi người cười, riêng tôi khóc
    Sống làm sao khi tôi chết đi, mọi người khóc, riêng tôi cười
  10. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Tớ xin ké vào tí nhé:
    Hoàn toàn đồng ý với ý của Ngứa lưỡi, em Constancy chỉ trích tớ cũng đúng - nhìn lại thì thấy tớ dùng liên từ "chính vì vậy" đứng giữa Pháp luật tư sản bảo vệ giai cấp tư sản và tổ chức quyền lực (tam quyền phân lập) ở các nước TS là chưa chính xác.
    Nhưng quả thực ý tớ chỉ muốn trình bày như ngứa lưỡi đã nêu ở trên nhưng chưa được rõ ràng: tức là trong giai đoạn đầu của CMTS, giai cấp tư sản muốn chống lại tình trạng độc đoán, chuyên quyền do quyền lực tập trung tất cả vào tay một người là vua hay một nhóm người quý tộc trong nhà nước phong kiến nên mới xuất hiện tư tưởng chủ trương quyền lực nhà nước phải được phân chia làm 3 quyền do ba tổ chức độc lập với nhau, nắm giữ và kiểm soát lẫn nhau thì mới có dân chủ. Chính thuyết này đã có tác dụng không nhỏ trong thúc đẩy các cuộc CMTS lật đổ giai cấp phong kiến.
    ..Click vào đây để ghé thăm diễn đàn Khoa học pháp lý..

Chia sẻ trang này