1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Help Meeee!!!!!!! - Kiến thức chung về Tổ chức Bộ máy nhà nước VN và thế giới.

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi faster, 07/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Nhưng rõ ràng là Tam quyền phân lập với việc quyền lực nhà nước thuộc về tay giai cấp tư sản không có mối quan hệ nhân quả, phải không ạ?
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 03:06 ngày 29/03/2005
  2. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với bác No-Fear rằng vì quyền lực nhà nước bao giờ cũng có xu hướng tập trung vào 1 thế lực cầm quyền nào đó cho nên để hạn chế sự quá tải của sự tập trung này các nhà luật học tư sản cho rằng cần phải có sự phân chia thành các nhánh quyền lực để liềm chế lẫn nhau
    Nhưng sau này tất cả những cố gắng ấy đều tan biến vì hoạt động của đảng phái chính trị cầm quyền , Các bác có đồng ý với em không ạ
    ví dụ nhé ở chính thể cộng hòa đại nghị 1 đảng chiếm đa số ghế trong quốc hội thì cũng nắm luôn những chức danh chủ chốt trong chính phủ (vì lập pháp lập ra hành pháp)
    Ở chính thể cộng hòa tổng thống nếu 1 đảng chiếm được đa số ghế trong quốc hội và người của đảng ấy đắc cử luôn tổng thống thì ai dám nói rằng đảng ấy không thể lạm quyền
    Vậy theo em việc tam quyền phân lập hiện nay dần mất đi cái ý nghĩa nguyên sơ lúc ban đầu mà các nhà luật học tư sản mong muốn , sự kiềm chế giữa các nhánh quyền lực (tam quyền phân lập) cũng chỉ là 1 trong những hình thức thể hiện sự tương quan về thực lực giữa các thành phần trong nội bộ của giai cấp thống trị( Giai cấp tư sản bị phân hóa thành nhiều thàh phần khác nhau tư bản tài chính ,tư bản công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ....ngoài sự thống nhất về những lợi ích chung mỗi thành phần đều có những ưu tiên riêng )
    Tuy vậy tam quyền phân lập còn có 1 ý nghĩa rất tiến bộ khác là sự phân công rạch ròi giữa các cơ quan . Hoạt động của nhà nước ngày càng trở nên phức tạp , nếu không có sự phân công phân nhiệm rõ ràng thì hoạt động của các cơ quan nhà nước sẽ trở nên rối ren phức tạp
    Nhà nước ta theo em không áp dụng tam quyền phân lập là vì nguyên nhân thứ 1 (tam quyền phân lập cũng chỉ là 1 hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự tương quan về lực lượng trong nội bộ giai cấp thống trị ,nhà nước ta không lựa chọn hình thức này mà lựa chọn hình thức khác). bên cạnh đó nước ta cũng học hỏi những tiến bộ trong học thuyết phân chia quyền lực, đó là tuy quyền lực tập trung thống 1 vào trong tay quốc hội nhưng lại có sự phân công rành mạch giữ các cơ quan nhà nước
    Đây là ý kiến của em mong các bác chỉ giáo thêm
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  3. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Trả lời câu hỏi của satthutinhdoi về cơ quan tư pháp của Mỹ:
    1. Trong bộ máy chính quyền nhà nước ở các nước tư sản phát triển thì toà án có vị trí đặc biệt. Toà án tư sản hiện đại là một trong những khâu đặc biệt, độc lập của cơ chế nhà nước, tách khỏi nhân dân. Và Toà án ở Mỹ cũng không đi khỏi xu hướng chung đó.
    2. Ở Mỹ hệ thống toà án ở cấp độ toàn liên bang có đỉnh trên cùng là Toà án tối cao; tiếp đó là 11 toà phúc thẩm có nhiệm vụ xét phúc thẩm các bản án và quyết định của toà án theo khu vực của liên bang; và 91 toà án được coi là cấp sơ thẩm trong việc xét xử các vụ án hình sự, dân sự tương đối quan trọng.
    Thẩm phán Toà án tối cao do Tổng thống bổ nhiệm thông qua sắc lệnh bổ nhiệm thẩm phán. Thẩm phán của toà phúc thẩm cũng do Tổng thống bổ nhiệm, gồm 68 thầm phán. Ở toà án cấp sơ thẩm có tất cả 251 thẩm phán.
    Toà án tối cao ở Mỹ thực hiện chức năng giám sát hiến pháp, có quyền giải thích hiến pháp và các đạo luật. ộ
    Trong hệ thống toà án liên bang còn có các toà án chuyên xét xử các vụ án về hải quan, phát minh, sáng chế, quân sự.
    Ngoài ra còn có các cơ quan hành chính được giao các chức năng xét xử.
    3. Hệ thống toà án của các bang ở Mỹ không giống nhau nhưng tựu chung lại có thể theo mô hình sau. Cấp xét xử cao nhất là Toà án tối cao (có từ 3 đến 9 thẩm phán) thường là do nhân dân trực tiếp bầu ra với nhiệm kỳ lâu dài. Toà án tối cao của bang có quyền xét xử phúc thẩm các bản án và quyết định của các toà án khu vực trong bang. Toà án tối cao của bang còn có quyền giải thích hiến pháp và pháp luật của bang, có quyền giám sát hiến pháp.
    (Nguồn: ?oBộ máy hành chính, tư pháp, quân đội - cảnh sát ở các nước tư bản phát triển?T?T, Đoàn Hùng, số chuyên đề của Viện thông tin khoa học xã hội, 1994)
    p/s: vì tài liệu này hơi cũ nên có một số thông tin không còn cập nhập, vậy rất mong nhận được ý kiến bổ sung của các bạn đề hoàn thiện thêm thông tin.
    size 3 blue url "http://www.ttvnol.com/forum/f_246" b KHOA HỌC PHÁP LÝ /b /url /blue /size 3
  4. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    TƯ PHÁP HOA KỲ - một số điều cần biết!
    Hiến pháp Hoà Kỳ 1787 đã giành điều 3 để quy định về các cơ quan Tư pháp.
    Theo khoản 1 điều 3 của HP, quyền Tư pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ được trao cho một Tối cao pháp viện và các toà án cấp dưới của nó. Các thẩm phán được bổ nhiệm suốt đời và được hưởng một khoản lương không bao giờ bị sút giảm trong suốt thời kỳ tại chức.
    Thẩm quyền tư pháp Hoa Kỳ có phạm vi rộng bao gồm tất cả các sự vụ xét trên phương diện luật pháp và công lý dựa trên Hiến pháp và pháp luật Hoa Kỳ, các hiệp ước đã ký kết hoặc sẽ ký kết theo thẩm quyền của Liên bang, các vụ việc liên quan tới các đại sứ, các sứ thần và các lãnh sự, tât cả các sự vụ thuộc thẩm quyền luật pháp hàng hải và hải quân; những vụ tranh tụng trong đó Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một trong các bên tranh chấp; những vụ tranh chấp giữa hai hay nhiều tiểu bang, giữa công dân của các tiểu bang, giữa công dân của cùng một tiểu bang tranh giành đất đai mà nhiều tiểu bang có quyền cấp phát; giữa một tiểu bang hoặc công dân của một tiểu bang với một ngoại bang hoặc công dân các chủ thể pháp luật của một ngoại bang.
    Theo quy định tại khoản 2 điều 3 tất cả các vụ việc liên quan tới đại sứ, các sứ thần và các lãnh sự trong những vụ mà một tiểu bang là một bên tham dự thì tối cao pháp viện có quyền xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm. Đối với các vụ việc ngoài quy định trên đây Tối cao pháp viện có quyền xét xử phúc thâmvề hình thức cũng như nội dung (xem xét về mặt thủ tục xét xử, xử cũng như nội dung vụ việc) trừ những ngoại lệ mà quốc hội có thể quy định.
    Mọi vụ trọng tội, ngoại trừ những vụ xét xử theo thủ tục đàn hạch (impeachment) đều được xét ử bằng một bồi thẩm đoàn. Việc xét xử sẽ được tiến hành tại một tiểu bang nơi trọng tội xảy ra; nếu các tội đó không xảy ra tại bất cứ một tiểu bang nào, vụ án sẽ được xét xử tại một hoặc những nơi mà quốc hội sẽ quy định bằng một đạo luật (khoản 2 điều 3). Bị cáo được quyền xét xử nhanh chóng và công khai, có quyền được biết về tính chất và lý do của sự buộc tội; được đối chất với người làm chứng buộc tôi, được đòi hỏi sự có mặt của người làm chứng gỡ tội và được có Luật sư biện hộ.
    Đối với các vụ án xét xử theo tiền lệ pháp mà giá trị của vụ tranh chấp quá 20$, quyền được xử bằng bồi thẩm đoàn sẽ được tôn trọng. không một vụ án nào đã được bồi thẩm đoàn xét xử, lại phải xem xét một lần nữa tại một pháp đình của Hiệp chủng quốc Hoa kỳ, hay nói một cách khác là chiểu theo điều khoản của tiền lệ pháp luật.
    Hệ thống toà án Hoa kỳ bao gồm 2 hệ thống toà án:
    Toà án liên bang và toà án các bang.
    Toà án liên bang bao gồm toà án TỐi cao, 11 toà phúc thẩm, 94 toà án quận (sơ thẩm).
    Toà án các bang bao gồm Toà án tối cao, các toà phúc thẩm, các toà sơ thẩm của các quận và thấp nhất là Toà án hoà giải, Toà án vi cảnh.
    Các thẩm phán liên bang (khoảng 1400 người) gần như bao giờ cũng là những luật gia(luật sư, hay giáo sư đại học) trong số những người nổi tiếng nhất Hoa kỳ. Các thẩm phán liên bang có uy tín xã hội và nghề nghiệp rất cao. Họ thuộc vào những quan chức liên bang có tiền lương cao nhất, và ngành hành pháp không thể giảm bớt tiền lương của họ cũng như không thể đề bạt họ. Tính độc lập của họ, do đó là rất cao.
    Ở mỗi toà án quận có một viện công tố liên bang (US Attorney) làm việc dưới sự lãnh đạo của Chưởng lý tối cao (Attorney General) là thành viên của chính phủ. Thẩm quyền của công tố viên bị giới hạn vào việc thi hành các luật Liên bang. Các công tố viên nhà nước tiến hành thủ tục buộc tội, còn sự chủ động được dành cho các bên và cho những luật sư của mỗi bên trong tiến trình xét xử, hoặc vụ án được giải quyết bằng sự thương lượng của các bên. Về mặt hình sự, quyết định kết tội thuộc về Bồi thẩm đoàn (Grand July) bao gồm những công dân không phải là luật gia trên cơ sở những yếu tố bằng chứng do công tố viên tập hợp. Thẩm phán sẽ đóng vai trò "lãnh đạo" công việc xét xử, hướng dẫn đoàn bồi thẩm xét xử theo đúng quy định của luật pháp.
    Sức mạnh của hệ thống tư pháp Hoa Kỳ thể hiện ở những bản án nghiêm khắc và tính độc lập của nó đối với quyền lực chính trị, tiêu biểu là vụ Wartegate và Irangate và những hình phạt về tội KHINH THƯỜNG TOÀ ÁN (contempt of Court) không kiêng nể các quan chức cao cấp của Nhà nước, kể cả Tổng thống Hoa Kỳ. Sức mạnh của nó còn thể hiện ở khả năng của Pháp viện tối cao Hoa kỳ có thể phán xét tính hợp hiến của các đạo luật, có thể tuyên bố một đạo luật nào đó vi hiến và làm vô hiệu hoá luật. Pháp viện tối cao Hoa Kỳ cho tới nay đã huỷ bỏ 135 luật (do hai viện quốc hội đã thông qua và tổng thống đã phê chuẩn ).
    Tuy nhiên, toà án không thể can thiệp vào lĩnh vực lập pháp theo sáng kiến của riêng mình. Như Alexis de Tocqueville nhấn mạnh: "Khi một đạo luật không bị tranh chấp quyền tư pháp thì không có cơ hội nào để phán xét nó cả". Toà án chỉ có thể phán xét vè tính hợp hiến của đạo luật khi có một công dân hay một pháp nhân nào đó khiếu kiện về luật này. Hơn nữa, toà án không phải là không thể bị đúng chạm, quốc hội có thể biểu quyết những đạo luật nhằm hạn chế quyền xét xử của Toà án và đã nhiều lần đe doạ cách chức(impeach) các thẩm phán.
    Sự kiềm chế và đối trọng lẫn nhau giữa ba hệ thống cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp của Hoa Kỳ đã làm hạn chế rất nhiều việc lạm dụng quyền lực của các cơ quan Nhà nước tối cao Hoa kỳ. Trong cơ chế kiềm chế và đối trọng, PHáp viện tối cao hoa kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng quyền lực. Đúng như nhận xét của nhà HP học nổi tiếng người Pháp Marie France Toinet:"Do nhạy cảm với những tương quan lực lượng chính trị, Toà án tối cao bao giờ cũng chứng tỏ rất thận trọng và khiêm tốn trong việc sử dụng quyền hành của mình. Vì thế, nó chỉ tuyên bố là bất hợp hiến 135 luật Liên bang trong gần 40.000 luật được quốc hội thông qua. Trong khi đó, uy quyền về tinh thần và ý thức sắc bén của nó cũng như về khả năng đem lại tính hợp pháp cho các quyết định của Nhà nước cũng đủ cho phép nó có trọng lượng đầy đủ đối với sự phát triển chính trị của nước Mỹ".
    (Do đây là tư liệu dịch, chính vì vậy đôi khi ngôn từ còn chưa chuẩn xác và gãy gọn. Mong các bác thông cảm cho)
  5. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Vừa vào định sửa bài vì mới tìm thấy cái tài liệu mới nhưng đã thấy một bài khá chi tiết và đầy đủ của anh NF về thẩm quyền và hoạt động của Cơ quan tư pháp Hoa Kỳ. Nhưng về tổ chức thì em thấy tài liệu của em cũng khá hay. Vì vậy, em vẫn xin được mạn phép post tiếp lên đây.
    ------------------------------------------
    Toà án của Hoa Kỳ
    Hoa Kỳ là một Nhà nước Liên bang. Vì vậy ở Hoa Kỳ có hai hệ thống Toà án hoạt động song song: Toà án Liên bang và Toà án các bang.
    1.Hệ thống Toà án Liên bang gồm có: toà án tối cao, toà phúc thẩm, toà án quận
    1.1.Toà án tối cao (The Supreme Court) của Liên bang
    - Thành phần: gồm 9 thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm với sự đồng ý của Thượng nghị viện. Một trong 9 thẩm phán đó được bổ nhiệm làm Chủ tịch toà án tối cao. Các thẩm phán đều là những người có trình độ hiểu biết pháp luật và chuyên môn xét xử cao.
    - Cơ cấu: Toà án tối cao không phân chia thành các toà chuyên biệt như toà hính sự, dân sự.
    - Cách thức hoạt động: Quyết định của toà án lấy theo đa số (trên 50%) và ít nhất phải có 6 thẩm phán tham gia xét xử.
    - Thẩm quyền:
    + Giải quyết các kháng nghị về quyết định của tất cả các toà án liên bang.
    + Ngoài ra, Toà án tối cao Hoa Kỳ có thẩm quyền đặc biệt quan trọng. 1, Nó có quyền phán xét tính hợp hiến hay không hợp hiến của các đạo luật do Quốc hội ban hành. 2, Nó có quyền tuyên bố một đạo luật do Nghị viện ban hành là không hợp hiến, làm vô hiệu hóa văn bản pháp luật đó. 3, Toà án tối cao còn có quyền giải thích các đạo luật của Liên bang và sự giải thích này có hiệu lực pháp luật như một văn bản quy phạm.
    1.2. Còn nữa ...
    http://www.ttvnol.com/forum/f_246 > KHOA HOC PHAP LY
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 11:26 ngày 08/08/2003
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 11:30 ngày 08/08/2003
  6. lanicy

    lanicy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác của box Khoa học Pháp Lý,
    EM ko chuyên về luật nhưng ở trường cũng phải/được học tí tẹo về luật. Bọn em phải làm tiểu luận về cấu trúc nhà nước của một quốc gia bất kỳ nhưng lại ko được trùng nhau . Em chọn Canada nhưng đến khi search trong google thì . ..trời ơi cả một list websites dài dằng dặc. Nhưng đến khi em chọn cụm "The structure of the state of Canada" thì "No result".
    Có bác nào biết site nào chỉ cho em với, hoặc là gợi ý cho em nhóm keyword để tìm. Hic, đúng là mấy cái từ chuyên ngành của luật em mù tịt, đọc xong cái topic common word/phrases của box cũng chưa thấy sáng sủa hơn mấy.
    Cám ơn các bác nhiều nhiều
  7. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn,
    Bạn có thể search theo Key word này:
    - Constitutional law of Canada
    - Canadian constitutional law
    Chúc bạn may mắn.

    No sign!!!
  8. lanicy

    lanicy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác, em sẽ thử xem sao.
  9. lanicy

    lanicy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Dưới đây là cái Canadian Constitutional Law 3rd e***ion
    Có lẽ cái lanicy cần là chương 7 nhưng tiếc là search mãi ko thấy bản nào free cả.
    Content Summary
    Chapter One Introduction
    Chapter Two Judicial Review and Constitutional Interpretation
    Chapter Three From Contact to Confederation
    Chapter Four The Late Nineteenth Century: The Canadian Courts Under the Influence
    Chapter Five The Early Twentieth Century: The Beginnings of Economic Regulation
    Chapter Six The 1930s: The Depression and the New Deal
    Chapter Seven Federalism and the Modern Canadian State
    Chapter Eight Interpreting the Division of Powers
    Chapter Nine Peace, Order, and Good Government
    Chapter Ten Economic Regulation
    Chapter Eleven Criminal Law
    Chapter Twelve Instruments of Flexibility in the Federal System
    Chapter Thirteen The Judicial Function
    Chapter Fourteen Aboriginal Peoples and the Constitution
    Chapter Fifteen Antecedents of the Charter
    Chapter Sixteen The Advent of the Charter
    Chapter Seventeen The Framework of the Charter
    Chapter Eighteen Application
    Chapter Nineteen Freedom of Religion
    Chapter Twenty Freedom of Expression
    Chapter Twenty-One Freedom of Association
    Chapter Twenty-Two Life, Liberty, and Security of the Person
    Chapter Twenty-Three Equality Rights
    Chapter Twenty-Four Language Rights
    Chapter Twenty-Five Enforcement of Rights
  10. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Thế là bạn chưa chịu khó search rồi. Cái bạn tìm đó là của nhà xuất bản nó giới thiệu sách đấy chứ.
    Bạn thử vào đây đi. Mình mới search hộ bạn theo key Canadian constitutional law (Luật hiến pháp Canada) trong trang 1 thôi đấy.
    http://www.constitutional-law.net/
    Rồi nó lại có các link dẫn đến các cái bạn cần đấy.
    Ví dụ:
    http://www.constitutional-law.net/docs.html
    http://www.constitutional-law.net/govtlink.html
    Hiện tại mình không có thời gian xem hết các web của trang đầu tiên, bạn chịu khó mở từng link nhé. Thông tin nhiều phết đấy. Mà mình thấy có tận 10 trang link cơ mà?
    Chúc bạn may mắn nhé.

    No sign!!!

Chia sẻ trang này