1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hẹn hò CHỜ - Mái đình VỌNG NGUYỆT - Vượt tuyến NHƯ NGUYỆT ??" Đò về MAI ĐÌNH ??" Lội bùn hái SEN - V

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi bufbeer, 28/06/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bufbeer

    bufbeer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2006
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Hẹn hò CHỜ - Mái đình VỌNG NGUYỆT - Vượt tuyến NHƯ NGUYỆT ?" Đò về MAI ĐÌNH ?" Lội bùn hái SEN - Vi vu thả DIỀU - Ng

    Có khi nào bạn chán thành phố bụi mờ khói xăng chưa? Có khi nào bạn thèm sự yên bình và trong lành của mùi rơm rạ, mùi đất nồng mùn chưa? Đó là tâm trạng khi chúng tôi ngẫu hứng cung đường về với bùn lầy, ăn cá nướng và gà đắp rơm, là thi vị quê râm rỉ thèm thuồng như một cơn khát.

    QUÊ HƯƠNG
    Quê hương là gì hở mẹ
    Mà cô giáo dạy phải yêu
    Quê hương là gì hở mẹ
    Ai đi xa cũng nhớ nhiều

    Quê hương là chùm khế ngọt
    Cho con trèo hái mỗi ngày
    Quê hương là đường đi học
    Con về rợp **** vàng bay

    Quê hương là con diều biếc
    Tuổi thơ con thả trên đồng
    Quê hương là con đò nhỏ
    Êm đềm khua nước ven sông

    Quê hương là cầu tre nhỏ
    Mẹ về nón lá nghiêng che
    Là hương hoa đồng cỏ nội
    Bay trong giấc ngủ đêm hè


    Không xa Hà Nội là mấy, ven để sông Đuống, sang địa phận Đình Bảng, rẽ Trái sang thị trấn Chờ, sục rọi vào con đường làng Vọng Nguyệt, bắt đò ở bến Như Nguyệt lịch sử bên kia làng Mai Đình thanh bình bạt ngàn sen. Quãng đường tầm 40 km.
    Thành phần có 9 mạng: Mai Ta dẫn đoàn, Cún Bụi, Bufbeer, Chen, Quang tô như cái ô, Sau có Cường 110 có, linh lợi tiểu, Châu phúc và ôm pro.
    Phần I: Làng quê

    Ở Bắc Bộ, mỗi làng truyền thống hình ảnh đặc trưng là cây đa, bến nước, sân đình. Trong xu thế đô thi hóa, những nét đặc trưng đó dần mai một đi. Làng nghề truyền thống hẻo dần và đi đến héo. Chuyến này chúng tôi có dừng chân ở mái đình làng Vọng Nguyệt ?" làng có truyền thống xe tơ ươm tằm từ lâu đời nay. Vọng Nguyệt là một làng Việt cổ có những di sản văn hoá đánh dấu các thăng trầm của một cộng đồng gốc canh nông trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Dọc sông Cầu đã phát hiện được nhiều ngôi mộ cổ và hiện vật gốm từ thời Đông Hán.
    Đầu làng. Cây đa, bến nước bây h nó như lày. Tính kinh tế cao...
    [​IMG]
    Đình làng Vọng Nguyệt tọa lạc trên lưng thế đất con rồng, được xây dựng từ thời Nguyễn, có bình đồ kiến trúc chữ Đinh (J) gồm Tiền tế 3 gian, 2 chái và một gian Hậu cung. Toà Tiền tế 4 mái, 4 đao, kết cấu vì kiểu con chồng, kẻ trường, có 6 cột hàng ngang, 4 hàng dọc, 2 gian bên và 2 chái có sàn gỗ. Đây là nơi thờ Lý Đông Chinh, một trong những quan lại trung thần, cương nghị chống lại mưu toan làm suy vong Triều Lý. Tại đình còn nguyên vẹn ngai thờ cùng 2 bức hoành phi, sơn son, thếp vàng: ?oVạn thọ cương thường?, và ?oDân chi Vọng?. Hiện nay, gian bên trái là nơi đặt các bài vị thờ 8 vị đại khoa người làng Vọng (Tiến sỹ Hán học) trong các triều đại phong kiến Việt Nam, gian bên phải là nơi thờ các liệt sỹ người làng Vọng đã anh dũng hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
    [​IMG]
    Mái đình
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ngoài ra, khi nhắc đến làng truyền thống, người ta sẽ không quên các nhà thờ họ. Làng Vọng Nguyệt xưa có các họ tộc đỗ đạt, có truyền thống đánh giặc giữ nước nổi tiếng. Nay không biết đui hay không mà không giữ được đạo nhà. Chỉ vì anh em trên dưới không giữ gìn bàn thờ tổ tiên hương lạnh. Nhà thờ hoang phế.

    Dấu vết gia tộc
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nhà thờ họ ấm lên bởi tiếng đùa giỡn của trẻ con trong làng.
    [​IMG]
  2. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Vào đề rất hay. Trông chờ những câu chuyện thú vị.
  3. vari_ty_xyz_new

    vari_ty_xyz_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    0
    Đình đền ở Bắc Ninh luôn là những sản phẩm của những người thợ tinh tuý nhất trong cả nước.
    Vào đề hay bác ạ, hóng tiếp.
  4. kidubi

    kidubi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/11/2008
    Bài viết:
    348
    Đã được thích:
    0
    Em ko biết bác là ai, iem là dân Bắc Ninh đây ợ, Người Tam Giang. Nhà ven sông Cầu, bác có thể bổ xung thêm một vài địa danh bên dòng sông Cầu dọc tuyến sông Như Nguyệt lịch sử như Ngã ba sông, đền thờ Lý Thường Kiệt, đền thờ Trương Hống, Trương Hát và các em của hai ông này... (Thỉnh thoảng có nghe các cụ trong làng nhắc tới mà e ko nhớ rõ lắm) Chờ tiếp câu chuyện của bác...
  5. lamlinhtieu

    lamlinhtieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Tiếp tục đi nào, Bù Bể ơiiii
    Sinh ra ai chẳng có QUÊ HƯƠNG. Chị rất nhớ là lúc bắt đầu ngồi vào mâm ăn trưa, bác trai đã hỏi rất cặn kẽ quê quán của từng người. Có những kẻ "thuần chủng gốc gác" như chị em mình, cũng có những người có tới 3-4 nơi được gọi là QUÊ, em nhỉ?!
    TA & QUÊ HƯƠNG, cũng giống như CÁNH DIỀU & MẶT ĐẤT, dù DIỀU có bay cao bay xa đến thế nào thì vẫn được ĐẤT níu lại bằng sợi dây dài & mảnh nhưng cũng thật chắc chắn
    Như tâm trạng của người LỮ KHÁCH trong bài thơ dưới đây, có lẽ sẽ khá hơn rất nhiều nếu như lúc đấy người đó nhớ về QUÊ HƯƠNG của mình
    ?oLục bình trôi, lục bình trôi
    Mênh mang sông nước biết rồi về đâu
    Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu
    Xé đôi ngọn gió hai đầu nhớ thương
    Ta là người của bốn phương
    Bước đi đi mãi mà đường cứ xa
    Buâng khuâng nhớ lũ sông Đà
    Chiều hôm thấp thỏm đợi phà Hậu Giang
    Đời người mấy bước sang ngang
    Bao nhiêu bến đậu, mấy sàng dại khôn?

  6. cuong1102

    cuong1102 Du lịch Moderator

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.776
    Đã được thích:
    6
    Lỡ vụ Tĩnh gia mà lại thành hay, quả topic này quá ấn tượng từ cái tiêu đề, ko ngờ rằng chuyến phượt ngắn ngày và time nhất lại đọng lại nhiều đến vậy, xế cũ và ôm cũ nhưng em iêu lần đầu tham gia đi phượt, tiếc là chưa có ảnh của e post lên đây.
    Loitieu càng ngày càng khai quật đc khả năng văn chương, e befbeer cũng rứa, đồng chí otô đầu roài vào đây post ảnh cỗ vũ đê, tớ hóng hớt mãi mà chưa thấy ảnh ọt gì cả.
    Tiếc cho mợ Lan và em Còi, mải mê làm việc và học hành, đến lúc đc chơi bời tí thì nhà lại có việc.
    Nhà Fan có kế hoạch qua thăm mẹ mợ Lan nhé, nếu để ngoài T4 thì tớ đi đc chứ mai lên đg đi công tác roài, hay nhà mình đi đại diện thì đi sớm nhá.
    Hẹn gặp lại cả nhà
  7. thang2404

    thang2404 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2009
    Bài viết:
    1.383
    Đã được thích:
    0
    em dân VĂN MÔN đây ợ,công nhận bác vào đề hay,nếu được thì bác chủ topic cho thêm ít các lễ hội đầu xuân của người kinh bắc giới thiệu với bà con cô bác nữa thì tốt vì cái này là đặt trưng của người kinh bắc rùi.
    đầu năm hội hè thì cứ gọi là huuuuuuuu hồnnnnnnnnnn
    @@@: không ngờ bác kidubi lại là người TAM GIANG nhá,khi nào có cung nào hay phải join cùng bác mấy được.
  8. quangoto

    quangoto Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2008
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    Tự nhiên hắt xì, hoá ra anh Cường nhắc tên em.:D
    Có mấy cái ảnh ở phố Chờ. Bọn em vừa đi vừa chờ. Đến phố Chờ lại dừng lại chờ....
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Có bông sen trắng, cơ mà bị quá lứa. Em sửa một hồi nó không ra màu trắng mà ra cái của khỉ này:
    [​IMG]
    .... bọn em chờ, nhưng "ai kia" không đến.
  9. bufbeer

    bufbeer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2006
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Phần II: Sông Cầu nước chảy lơ thơ và sứ mênh lịch sử phòng tuyến sông Như Nguyệt - Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà vẫn còn đó...
    Làng Vọng Nguyệt chỉ cách Bến Bà (bến đò sông Như Nguyệt) chừng 1 km và ngay tại đây ít nhất đã có hai trận đánh lớn diễn ra?, ghi dấu chiến công oanh liệt chống Tống do Lý Thường Kiệt chỉ huy.
    Theo sử sách để lại : " Đoạn sông Như Nguyệt mà Lý Thường Kiệt chọn lựa xây dựng phòng tuyến có vị trí mang tính chiến lược: có núi ở cả hai bên bờ, đoạn sông có chiều dài khá rộng lên hơn 100 mét, vắt ngang con đường dễ dàng nhất để vượt qua sông Cầu, con sông chặn mọi đường trên bộ có thể dùng để tiến quân vào Thăng Long. Trên khúc này có khoảng 11 bến đò ngang: Như Nguyệt, Tiểu Lâm, Dũng Liệt, Phù Yên, Đẩu Hàn, Phù Cầm, Lượng Sài, Đáp Cầu, Yên Ngô, Bằng Lâm, Phả Lại. Hai bến có tuổi đời lâu và quan trọng nhất là Như Nguyệt và Thị Cầu (hay Đáp Cầu về sau ( tớ từng được qua môt lần nên nhớ mãi) nằm trên đường giao thông quan trọng tiến vào Thăng Long và là con đường thuận lợi nhất để quân Tống vượt qua sông và tiến về Thăng Long. Vì địa thế quan trọng này, Lý Thường Kiệt quyết định lập một phòng tuyến tại đây nhằm đánh một trận chiến lược.
    Khu vực phòng thủ mà Lý Thường Kiệt xây dựng chạy dài từ chân núi Tam Đảo (khoảng Đa Phúc) với nhiều chổ núi ăn sát bờ sông hoặc rừng cây có mật độ dày đặc. Địa hình này có thể được lợi dụng để ngăn việc vượt sông dễ dàng, tạo điều kiện cho quân nhà Lý không cần phải xây dựng một chiến tuyến dài hết nam sông Như Nguyệt mà chỉ cần xây ở các khu vực đường giao thông, quan trọng nhất là đoạn Như Nguyệt, Thị Cầu và Vạn Xuân.
    Chiến lũy của phòng tuyến được xây dựng bằng đất có đóng cọc tre dày mấy tầng làm dậu. Dưới bãi sông được bố trí các hố chông ngầm tạo thành một phòng tuyến rất vững chắc. Quân của nhà Lý đóng thành từng trại trên suốt chiến tuyến, mà quan trọng nhất là ba trại ở Như Nguyệt, Thị Cầu, Phấn Động. Mỗi trại binh có thể có thêm thủy binh phối hợp. Quân chủ lực do chính Lý Thường Kiệt chỉ huy đóng ở phủ Thiên Đức,. một vị trí có thể cơ động chi viện nhiều hướng và khống chế mọi ngả đường tiếng về Thăng Long. Quân Tống cũng đóng dọc theo hai bờ sông, tập trung ở các vị trí quan trọng: phó tướng Triệu Tiết đóng tại khu vực mà ngày nay là thôn Mai Thượng, xã Mai Đình, Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang khoảng đối diện bến Như Nguyệt; quân chủ lực do Quách Quỳ chỉ huy đóng tại phía đông các Triệu Tiết chứng 30 km khoàng đối diện với Thị Cầu. Một bộ phận khác đóng tại các vị trí cần thiết, các ngọn núi quan trọng như núi Phượng Hoàng và núi Tiên, phòng trường hợp bị quân nhà Lý tiến công hoặc có thể tổ chức vượt sông nếu hoàn cảnh cho phép." (trích WIkipedia) Cái này tớ đếch biết đâu. Đi về tìm hiểu thằng Gúc mới biết đới. :D
    Trong Trận Như Nguyệt có 1 giả thuyết về hoàn cảnh ra đời bài Nam Quốc Sơn Hà: " Năm 1077, hơn 30 vạn quân nhà Tống (Trung Quốc) do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược Đại Việt (tên nước Việt Nam thời đó). Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến tại sông Như Nguyệt (sông Cầu) để chặn địch. Quân của Quách Quỳ đánh đến sông Như Nguyệt thì bị chặn. Nhiều trận quyết chiến ác liệt đã xảy ra tại đây nhưng quân Tống không sao vượt được phòng tuyến Như Nguyệt, đành đóng trại chờ viện binh. Đang đêm, Lý Thường Kiệt cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở phía nam bờ sông Như Nguyệt, giả làm thần đọc vang bài thơ trên. Nhờ thế tinh thần binh sĩ lên rất cao. Lý Thường Kiệt liền cho quân vượt sông, tổ chức một trận quyết chiến, đánh thẳng vào trại giặc. Phần vì bất ngờ, phần vì sĩ khí quân Đại Việt đang lên, quân Tống chống đỡ yếu ớt, số bị chết, bị thương đã hơn quá nửa. Lý Thường Kiệt liền cho người sang nghị hòa, mở đường cho quân Tống rút quân về nước, giữ vững bờ cõi nước Đại Việt (Việt Nam)."
    Phiên âm Hán - Việt:
    Nam quốc sơn hà
    Nam quốc sơn hà nam đế cư
    Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư
    Như hà Bắc lỗ lai xâm phạm
    Bạch nhận thiên hành phá trúc dư
    Bản dịch thơ:
    Sông núi nước Nam
    Sông núi nước Nam, nam đế ngự
    Sách trời định phận rõ non sông
    Cớ sao giặc Bắc sang xâm phạm
    Bay hãy chờ coi chuốc bại vong
  10. quangoto

    quangoto Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2008
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    Hix, lênh láng quá. Sư phuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuu.......

Chia sẻ trang này