1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Híc... Xin các huynh chỉ cho đệ biết vì sao đặt tên truyện là Thiên Long Bát Bộ vậy!

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi honghoavi, 26/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Híc... Xin các huynh chỉ cho đệ biết vì sao đặt tên truyện là Thiên Long Bát Bộ vậy!

    Các huynh có biết thì chỉ cho đệ với!
    Thiên Long Bát Bộ là gì vậy? Mà tại sao Kim Dung đặt tên là Thiên Long Bát Bộ vậy?

    Cứu ,cứu đệ với

    hồng hoà vi
  2. langdangngayqua

    langdangngayqua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    3.420
    Đã được thích:
    0
    hình như lúc Đoàn Dự lạy tượng ngọc rồi gặp kỳ tích thấy được 8 tuyệt học , tuy nhiên Đoàn Dự hoc có Lăng Ba Vi bộ ah ... mà tớ cũng chả thấy đủ 8 bộ , với lại ko thích truyện này lắm
  3. wildchild

    wildchild Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    1.754
    Đã được thích:
    0
    [đùa]Thiên Long Bát Bộ lấy các chữ Thiên trong chiêu Phi Long Tại Thiên của Kiều Phong, chữ Long và chữ Bát trong Hàng Long Thập Bát Chưởng, chữ Bộ lấy trong Lăng Ba Vi Bộ của Đoàn Dự[/đùa]
    [thật]đọc kỹ truyện đi rồi hãy hỏi[/thật]
    Được wildchild sửa chữa / chuyển vào 18:27 ngày 26/04/2004
  4. RedDevil7

    RedDevil7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2003
    Bài viết:
    1.722
    Đã được thích:
    0
    vứt cái địa chỉ mail cho tôi,tôi gửi cho lời giả thích!!
  5. L337Krew

    L337Krew Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.111
    Đã được thích:
    0
    bác vào VIệt kiếm down cái chương đầu đó có giải thích,chư snhư langthangngayqua thì hình như là bác chưa đọc truyện bào giờ thì phải,ngay cả đến phim bộ thì đoạn giới thiệu bác có nhớ là có 8 hình bay ra không,đó chính là thiên long bát bộ( em nói bản tLBB 96 của Huỳnh nhật hoa)
  6. speedkn

    speedkn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2001
    Bài viết:
    1.881
    Đã được thích:
    0
    mịa, trả lời vậy, người ta uýnh cho bi giờ
    Thiên Long Bát Bộ
    Tên của tác phẩm đồ sộ nhất của Kim Dung, với gần 2 triệu chữ, chừng 700 nhân vật lớn nhỏ và độ dài gần gấp ba lần Tam Quốc Chí.
    Theo Kim Dung, tên "Thiên Long Bát Bộ" của tác phẩm có nguồn gốc từ kinh Phật. Trong "Đạo tạng kinh" của Phật giáo nhiều chỗ nói khi đức Phật truyền pháp với các vị bồ tát, tỳ kheo thường có "Thiên Long Bát Bộ" dự thính. Như trong "Pháp hoa kinh - Đề bạt đa phẩm" có nói: "Thiên Long Bát bộ, giống người nhưng không phải người, đều thấy long nữ thành Phật". "Không phải người" tức là những chúng sinh giống người, nhưng không phải là người. Thiên Long Bát Bộ đều "không phải là người" (phi nhân) bao gồm 8 loại thần và quái vật. Bởi vì có "thiên" và "long" đứng đầu nên gọi là Thiên Long Bát Bộ.
    Cụ thể "thiên long bát bộ" gôm có: Thiên, Long, Dạ Xoa, Kiền đạt bà, Atula, Già Lâu la, Khẩn na la, Mahôla già.
    Thiên: chỉ thiên thần. Trong Phật giáo, địa vị của Thiên thần không phải là chí cao vô thương mà chẳng qua chỉ hưởng thọ nhiều hơn loài người. Phật giáo cho rằng tất cả đều là vô thường. Thiên thần sau khi thọ mệnh chấm dứt cũng phải chết. Khi sắp chết thiên thần có năm triệu chứng: áo quần bẩn thỉu, đầu khô héo, thân thể hôi hám, nách chảy mồ hôi, ngồi không yên (hoặc "Ngọc nữ ly tán"). Cái gọi là "thiên nhân ngũ suy" này là nỗi đau khổ lớn nhất của thiên thần. Đế Thích là lãnh tụ của các thiên thần.
    Long: chỉ long thần, là rồng trong kinh Phật, không khác lắm với rồng trong truyền thuyết Trung Hoa, nhưng không có chân, có khai đại mãnh xà cũng gọi là rồng. Thực ra, qan niệm về rồng và long vương của người Trung Quốc chủ yếu là do kinh Phật mà ra. Trong kinh Phật có các tên gọi ngũ long vương, thất long vương, bát long vương. Người Ấn Độ cổ đại rất tôn kính rồng, cho rằng rồng mạnh nhất trong các sinh vật trong nước, vì vậy đối với những người có đức tính cao quý thì tôn xưng là long tượng. Chẳng hạn như nói "Tây lai long tượng" là chỉ cao tăng từ Phương Tây đến. Trong logn vương có một vị gọi là "Sa Kiệt la long vương". Khi con gái nhỏ long vương 8 tuổi, đến trước núi Linh Thứu nghe Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp đã hóa thành nam nhân, hiện thành hình dáng của Phật và khi thành Phật cùng thấy trong Thiên Long Bát Bộ.
    Dạ xoa: là một loại thần trong kinh Phật, là chỉ loại hần ăn quỷ, lại có tính mẫn tiệp, mạnh mẽ, dũng cảm, nhanh nhẹn bí mật. Trong kinh Phật có nhiều dạ xoa tốt, như nhiệm vụ của "Dạ xoa bát đại tướng" là bảo hộ chúng sinh.
    Kiền đạt bà: là một loại thần không dùng rượu thịt, chỉ sống bằng hương hoa, là một trong những nhạc thần phục vụ Đế Thích, thân thể tỏa ra mùi hương thơm ngát.
    Atula: là một loại thần rất đặc biệt, nam cực kỳ xấu xí, nữ cực kỳ mỹ lệ. Atula thường dẫn bộ thuộc đi đánh nhau với Đế Thích, vì Atula có mỹ nữ nhưng lại không có thức ăn ngon. Đế Thích có thức ăn ngon nhưng lại không có mỹ nữ. Thành ra ganh ghét và tranh giành nhau, mỗi lần xảy ra ác chiến thì trời klong đất lở.
    Già lâu la: là một loại chim lớn, cánh có nhiều màu sắc trang nhã, đầu có một bướu lớn, đó là viên ngọc như ý. Loài chim này có tiếng kêu rất buồn bã, thường ăn thịt "rồng" (một loài rắn độc cực lớn). Già lâu la khi hết thọ mệnh thì các "rồng" nhả chất độc ra, không có cách gì ăn được nữa. Thế là nó bay lên bay xuống bảy lần, bay đến Kim Luân sơn và chết ở đó.
    Khẩn na la: trong tiếng Phạn có nghĩa là "người không phải là người". Hình dáng giống người nhưng trên đầu lại có một sừng nên gọi là "nhân phi nhân". Giống này giỏi ca múa, là nhạc thần của Đế Thích.
    Ma hô la già: là đại mãng xà thân người đầu rắn.
    Kim Dung sở dĩ lấy tên Thiên Long Bát Bộ của Phật giáo đặt tên cho bộ tiểu thuyết võ hiệp này là vì tác phẩm chủ yếu viết về nước Đại Lý ở Vân Nam Bắc Tống. Mà Đại Lý là một nước theo đạo Phật, hoàng đế cũng sùng bái đạo Phật, thường bỏ ngai vàng đi tu. Đây là một hiện tượng rất đặc biệt trong lịch sử (giống nhà Trần - Việt Nam). Kim Dung nói:
    "Trong bộ tiểu thuyết này không có thần đạo tinh quái, chỉ là mượn danh từ trong kinh Phật để tượng trưng thế giới cón người"
    Theo Kim Dung - Cuộc đời và tác phẩm
    Bành Hoa - Triệu Kính Lập

  7. Juventus21

    Juventus21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2004
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    chậc, vậy à, giờ mới biết, tưởng hắn đặt linh tinh, hú hoạ được cái tên hay, ngờ đâu
  8. langdangngayqua

    langdangngayqua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    3.420
    Đã được thích:
    0
    tớ có xem TLBB96 và có đọc cả truyện nhưng chả nhớ lắm , tớ chỉ nhớ truyện TĐHL ah
  9. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Theo đệ nghĩ thì Thiên Long Bát Bộ trong nhà Phật có đầy đủ từ thiên thần cho đến quỷ dữ như vậy Kim Dung đã đặt tựa là Thiên Long Bát Bộ nhằm để chỉ các nhân vật của mình trong tác phẩm cũng từ chánh có, tà có, nửa chánh nửa tà cũng có.
    Thú thật với các huynh đệ chỉ đọc đủ truyện của Kim Dung và vài bộ của Cổ Long thôi chứ không thể nào gặm nổi một số tác giả viết ăn theo. Không có một chút hồn nào cả?
    Dù sao cũng cám ơn các huynh đài chỉ giáo! Đệ xin đa tạ.
    À theo các huynh trong TLBB thì đọan nào là đặc sắc nhất vậy?
    Honghoavi
  10. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Theo đệ thì trong TLBB có đoạn Đoàn Dự hoc được lục mạch thần kiếm, lúc Cưu Ma Trí đem 72 tuyệt kỷ Thiếu Lâm đổi lấy LMTK, khi Khô Vinh thiền sư đối đáp với Bản Trần
    Bút pháp Kim Dung lúc này cực kỳ tinh diệu. Những câu hỏi đạt được tới trình độ... hỏi để mà hỏi, để người khác lĩnh hội được ý nghĩa của võ thuật. Chỉ lực không phân cao thấp chỉ có công phu tu tập là có phân cao thấp. Hay thật hay!!!!
    Ý kiến các huynh đệ thế nào.
    Hồng Hoà Vi.

Chia sẻ trang này