1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hiện đại hóa lực lượng trực thăng chiến đấu vũ trang Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Founding_Father, 10/01/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Founding_Father

    Founding_Father Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    847
    Đã được thích:
    0
    Như chúng ta đã biết Mi-24 hind A vẫn là loại trực thăng chiến đấu duy nhất mà KQNDVN hiện có (ngoài 1 số UH-1 được Mỹ nâng cấp), số lượng là 36 chiếc .(thấy trên wiki có nói là nhà ta có cả Hind D nữa (kiều buồng lái vòm), ko biết có thật ko?

    [​IMG]

    Đây là phiên bản đầu tiên của Mi-24,nó ra đời từ năm 1975, chứng tỏ nó đã khá cũ so với các phiên bản Mi-24 khác, đặc điểm dễ nhận ra nó và các dòng Mi-24 khác là kiểu buồng lái phẳng, khác với kiểu buồng lái vòm đôi của các phiên bản Hind D, Hind E, Hind F... Vấn đề là lực luợng trực thăng tiến công của chúng ta đang khá cũ, đã đến lúc phải trang bị thêm và trang bị mới các loại trực thăng này...
    cầm sắm thêm Mi24 các đời mới hơn, như Hind P, Mi25 hay Mi35, và mua thêm mi-28 hay Ka-52, vì đây là các loại trực thăng chiến đấu hiện đại và cơ động hơn mi-24 khá nhiều, đặc biệt là mi-28 có lẽ ngang hàng Ah-64 Apache của Mỹ (đã được chứng minh ở Ấn Độ), cũng nên có kế hoach thăm dò để mua Tiger hoặc các loại tuơng tự của Âu Mỹ. Một vài ý kiến cá nhân: với khoảng cách ngắn như biên giới vn và china đog, thì Trực thăng là 1 ưu điểm. mình nghĩ đầu tư vào sản xuất trực thăng là chuần. nêu xung đột với china , ngoài vấn đề hải quân . thì việc đổ bộ hải quân tốn kém hơn nhiều nếu ta đổ bộ bằng các loại phương tiện bay.. như chiến tranh vn-mỹ...Mỹ đã dùng UH để tải thương đổ bộ lính,trang thiết bị. tới các vùng chiến sự 1 cách nhanh chóng, đó là 1 ưu thế rất lớn giúp cho các nhà điều hoạch chiến lược xoay sở nhanh chóng, nếu nhìn bình diện chung thì mũi nhọn của tàu khựa chỉ có thề xuất phát tấn công vn từ Nam hải xuống phía nam thôi...thêm vào đó địa lý vn tuy dài nhưng lại hep rất dễ bi chia cắt.............vị vậy vận chuyển = trưc thăng hay các phương tiên bay là ưu điệm rất lớn cho vn, kể cả trên biển, hay vận tải quân sự tới các đảo.......mình nghĩ với 1 chiến hạm thì khó nghiên cưu nhưng đôi với nhựng trưc thăng tải như UH hay Ci ha nook..thì ko quá khó khăn với vn (Nông dân ta còn chế được heli cơ mà)

    [​IMG]
  2. Founding_Father

    Founding_Father Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    847
    Đã được thích:
    0
    Vâng là 1 điều nữa A-72 của VN hiện nay rất khó có khả năng hạ được WZ-10 (đối thủ trực tiếp của bộ binh VN). May ra nó đỗ tại chỗ thì mới bắn được thôi, chứ bây giờ đâu phải như UH-1 của ngọe để A-72, B41 hay 12.7 muốn bắn là bắn, ngay cả những hỏa tiễn hiện đại như Igla cũng còn rất vất vả với thế hệ trực thăng mới như WZ-10. Một vài nét về WZ-10:

    [​IMG]

    WZ-10 là một mốc mới trong ngành công nghiệp quốc phòng sau khi PLA đã bay thử thành công máy bay J-20. Máy bay nguyên mẫu của WZ-10 đã hoàn thành bay thử vào ngày 29/4/2003. Được biết, máy bay nguyên mẫu này có tổng cộng 8 chiếc được sản xuất, trang bị động cơ PT6C-67C (1.531 mã lực) của Công ty Pratt & Whitney – Canada hoặc động cơ MTR390 (1.285 mã lực) của Công ty Rawls – Nga. Lô sản xuất hàng loạt đầu tiên WZ-10 được bàn giao cho quân đội Trung Quốc vào năm 2009-2010, đều được trang bị động cơ nội địa (theo suy đoán có công suất là 1.340 mã lực, được giúp đỡ kỹ thuật từ Ukraine và Nga). Dài 14,15 m, cao 3,85 m, có thể mang tổng cộng 16 tên lửa các loại, gồm tên lửa chống tăng, tên lửa không đối không. Đặc biệt hệ thống màn hình hiển thị toàn cảnh, mô thức thao tác Hotas, hệ thống camera, ra đa trinh sát và thiết bị gây nhiễu điện từ của WZ-10 được cho rằng không kém gì trực thăng Apache của Mỹ. WZ-10 nhỏ hơn Apache một chút, nhưng khả năng mang vũ khí và tính năng của nó không kém gì Apache. Phía dưới trước đầu máy bay trực thăng tấn công WZ -10 có lắp đặt một khẩu pháo 30 mm, hai bên thân máy bay có treo 8 quả tên lửa chống tăng dẫn đường laser bán chủ động HJ-10 hoặc ống phóng tên lửa 130 mm và tên lửa tên lửa không đối không TY-90. Được biết loại trực thăng này sẽ được biên chế cho các đơn vị đóng gần biên giới với Ấn Độ, Việt Nam và biên giới phía Tây Nam Trung Quốc.
  3. nguyenxuanphu

    nguyenxuanphu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    208
    Đúng đấy, em nghĩ không hiện đại hóa được lực lượng trực thăng chiến đấu thì ít nhiều gì ta phải có tên lửa khắc chế nó, chứ mà như cái thằng WZ 10 mà tính năng giống Apache thì khi đối đầu với nó tổn thất không nhỏ.....các pác thấy đó Apache được Mỹ và Israel sử dụng hiệu quả và hậu quả do nó mang lại kinh khủng biết chừng nào !
  4. Founding_Father

    Founding_Father Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    847
    Đã được thích:
    0
    Dẫu biết rằng chúng ta lại đang cố gắng tập trung để hiện đại hóa hải quân và không quân nên đành để lục quân thiệt thòi 1 chút , thực ra lục quân cũng đang dần được hiện đại hóa , chỉ có điều là chậm hơn rất nhiều so với hải quân và không quân. Tuy nhiên thời điểm hiện đại hóa bây giờ đã gần chín mùi nên chăng xem xét uy lực của trực thăng ngay từ bây giờ, trực thăng rất quan trọng với vai trò yểm trợ và tiêu diệt những mục tiêu khó gặm đối với trực thăng dễ hơn là so với bộ binh, khả năng đột kích mạnh mẽ , bất ngờ , làm giảm thương vong cho bộ binh rất nhiều. Hãy nhìn số lính Mỹ tử trận ở Việt Nam ít hơn số lính Mỹ chết trận ở Triều Tiên cũng là nhờ công của tụi Trực thăng đó
  5. quangduong90

    quangduong90 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2010
    Bài viết:
    1.137
    Đã được thích:
    49
    Bảo bộ trưởng giao thông vận tải đẻ thêm vài loại phí nữa thì tha hồ hiện đại hóa lục quần :))
  6. Founding_Father

    Founding_Father Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    847
    Đã được thích:
    0
    Sau đây là một số ứng cử viên cho Lục quân nhà ta

    [​IMG]

    Là đứa con chung của Đức, Pháp, Tây Ban Nha, trực thăng Eurocopter Tiger là biểu tượng của tin thần hợp tác châu Âu, đồng thời biểu hiện xu thế chống lại sự phụ thuộc vào Mỹ.

    Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, các nước châu Âu, đặc biệt là Pháp, Đức, Tây Ban Nha... luôn là tiền đồn của khối NATO trong việc chống lại các mối nguy cơ đến từ phía Đông. Đặc biệt, trước đối thủ là Liên Xô có ưu thế tuyệt đối về lực lượng tăng thiết giáp, việc sử dụng không quân, đặc biệt là trực thăng vũ trang (gunship) là giải pháp hữu hiệu nhất để khắc chế điểm mạnh này của đối phương.

    Các loại trực thăng vũ trang mà những nước này sử dụng thường do Mỹ viện trợ như AH-1 Cobra, AH-64 Apache hoặc một số loại kém tính năng hơn, do các nước châu Âu tự sản xuất, như: Agusta Mangusta của Italia.
    [​IMG]
    Cuối những năm 1990, một phần vì Liên Xô sụp đổ, một phần muốn tách khỏi sự lệ thuộc về vũ khí vào Mỹ; và tăng cường sự hợp tác của các quốc gia trong khu vực, liên minh châu Âu đã bắt tay chia sẻ công nghệ để sản xuất nhiều loại vũ khí của riêng mình. Đáp ứng yêu cầu về một loại trực thăng vũ trang ưu việt, hiện đại, EC665 Tiger đã ra đời.

    Eurocopter Tiger là sản phẩm của sự hợp tác giữa ba công ty công nghiệp hàng không: Daimler Chrysler (Đức,) Matra (Pháp) và CASA (Tây Ban Nha). Có tới 4 biến thể Tiger được chế tạo cho ba nước này và xuất khẩu.

    Vật liệu chế tạo đặc biệt
    Tiger có đến 80% vật liệu là sợi các bon được gia cường bằng polymer và Kevlar với tỷ lệ thành phần là 11% nhôm và 6% titan.
    [​IMG]
    Cấu tạo trên giúp Tiger vừa có khối lượng nhẹ, tính linh hoạt cao và khả năng chống chịu tốt các loại đạn súng máy phòng không 12,7 mm, 14,5 mm lắp trên xe tăng và đạn pháo phòng không 23 mm (ví dụ như của pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka của Nga).

    Cánh quạt của Tiger cũng được làm bằng sợi thủy tinh, nhờ đó, có thể chống chịu tốt với các va đập và ảnh hưởng của vũ khí điện từ. Thiết kế hình dạng ngoài của Tiger cùng lớp sơn phủ hấp thụ sóng radar cũng khiến nó giảm khả năng bị phát hiện và có nhiều cơ hội "sống sót" trên chiến trường hơn.
    [​IMG]
    Các thiết bị điện tử trên Tiger cũng là sự hội tụ của những công nghệ tinh túy nhất châu Âu như thiết bị cảnh báo radar, cảnh báo chiếu xạ laser, hệ thống cảnh báo tên lửa MILDS của Đức, bộ vi xử lý trung tâm của Thales, thiết bị thả mồi bẫy chống tên lửa tự dẫn hồng ngoại SAPHIR-M do công ty MBDA của Anh sản xuất.

    Hệ thống định vị của Tiger cũng là sản phẩm của sự hợp tác công nghệ như hệ thống con quay laser hồi chuyển ba chiều của Thales, các loại radar đa kênh Doppler, hệ thống định vị vệ tinh cùng các thiết bị hỗ trợ phi công khác.

    Động cơ và vũ khí

    Về trang bị vũ khí và động cơ, Tiger có nhiều sự khác biệt giữa các biến thể: Tiger HAP cho Pháp, UHT cho Đức, HAD cho Tây Ban Nha và ARH để xuất khẩu cho Australia. Trừ loại HAD hiện đại nhất được trang bị động cơ MTR-390E 1.094 kW. Các biến thể còn lại chỉ trang bị động cơ của MTU, Turbomeca hay Roll-Royce MTR-390 với công suất 960 kW.
    [​IMG]
    Vì thế Tiger có tốc độ tối đa thua kém khá nhiều so với các loại trực thăng cùng chức năng của Mỹ và Nga. Tiger chỉ có thể đạt tốc độ tối đa 315 km/h (khi không mang vũ khí), kém xa Apache của Mỹ (365 km/h) hay Mi-28 (324 km/h) và Ka-50 (390 km/h) của Nga.

    Đổi lại, Tiger có khả năng cơ động và tầm hoạt động (800 km) khá tốt, cho dù vẫn chưa thể so được với trực thăng Ka-50 của Nga.
    [​IMG]
    Là trực thăng hạng trung, Tiger chỉ mang được lượng vũ khí khá hạn chế - tối đa 1.860 kg - lắp trên 4 điểm treo cứng hay dưới cánh, trong khi Apache có thể mang đến 3.000 kg hay 2.300 kg đối với Ka-50 của Nga.

    Vũ khí của Tiger được trang bị tùy theo biển thế và quốc gia sử dụng. Ngoài 1 khẩu pháo tự động GIAT 30 mm do Pháp chế tạo lắp ở mũi, Tiger còn có thể mang theo các loại rocket 70 mm Hydra (Mỹ), 68 mm SNEB (Pháp); tên lửa chống tăng Hellfire (Mỹ), Spike-ER (Israel), PARS-3LR (Đức). Để tự vệ trước các loại máy bay khác, Tiger còn có thể mang theo 2 tên lửa không-đối-không Stinger (Mỹ) hoặc Mistral (Pháp).

    Giá cắt cổ

    Với rất nhiều thiết bị công nghệ cao, giá thành của Tiger ở mức rất cao, làm chùn bước hầu hết các nước có nền kinh tế kém phát triển có ý định xem xét loại trực thăng này. Với đơn giá 35 - 43 triệu USD tùy biến thể, Tiger chỉ rẻ hơn AH-64D Apache Longbow (48 - 52 triệu USD), và đắt hơn rất nhiều so với các loại trực thăng vũ trang cùng loại khác như AH-64A Apache (18 triệu USD), Ka-50 Black Shark (15 triệu USD) hay Mi-28 Havoc (16,9 triệu USD).

    Vì mức giá đắt đỏ này, ngoài các nước tham gia chế tạo, mới chỉ có 22 chiếc Tiger được xuất khẩu cho quân đội Australia. Chính phủ Arabia Saudi từng ký hợp đồng mua 12 chiếc Tiger vào tháng 7/2006, nhưng hợp đồng này nhanh chóng đổ vỡ do Nga đã chào hàng những chiếc trực thăng với tính năng không kém nhưng rẻ hơn rất nhiều của họ.
  7. Founding_Father

    Founding_Father Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    847
    Đã được thích:
    0
    Cùng so sánh với 1 ứng cử viên khác........

    Ngoại hình và khả năng cơ động

    Ka-52 Alligator (Cá sấu châu Mỹ) có hình dáng bên ngoài rất đặc biệt và không nhầm lẫn với các mẫu trực thăng của phương Tây. Ka-52 sử dụng 2 cánh quạt đồng trục quay ngược chiều nhau và không có cánh quạt ở đuôi.

    Buồng lái Ka-52 được thiết kế khá rộng rãi với 2 phi công ngồi cạnh nhau, phần đuôi được thiết kế một cánh đuôi đứng tương tự như trên máy bay phản lực.

    Còn EC-665 Tiger có buồng lái tương tự như thiết kế của Mi-28 với 2 phi công ngồi cùng hàng theo chiều dọc. Buồng lái của 2 phi công được thiết kế riêng biệt với cửa lên xuống riêng.

    EC-665 Tiger sử dụng một cánh quạt chính và một cánh quạt ổn định ở đuôi.
    [​IMG]
    Ka-52 là trực thăng tấn công hiện đại nhất của Nga hiện nay.​
    [​IMG]
    "Hổ bay" EC-665 của châu Âu.​

    Do sử dụng cánh quạt đồng trục với 2 động cơ Klimov TV3-117VK công suất 2.200 mã lực/chiếc nên Ka-52 có khả năng cơ động rất cao, được đánh giá là trực thăng tấn công cơ động nhất thế giới. Tốc độ tối đa đạt 350km/giờ, tốc độ hành trình đạt 270km/giờ. Tuy nhiên, trần bay của Ka-52 khá khiêm tốn, chỉ đạt 3.600 m.

    EC-665 Tiger được trang bị 2 động cơ MTU MTR-390 công suất 1.285 mã lực/chiếc, tốc độ tối đa đạt 290km/giờ, trần bay 4.000 m.

    Xét về khả năng cơ động trực thăng của Nga nói chung và Ka-52 nói riêng luôn vượt trội so với các loại trực thăng tấn công cùng loại của NATO nói chung và EC-665 Tiger nói riêng.

    Độ bền hoạt động

    Tuy được trang bị động cơ mạnh mẽ, khả năng cơ động trên chiến trường cao nhưng độ bền khi hoạt động chưa bao giờ là điểm mạnh của vũ khí Nga nói chung và Ka-52 nói riêng.

    Động cơ TV3-117VK ngốn quá nhiều nhiên liệu, bán kính chiến đấu của Ka-52 là 520km, phạm vi hoạt động tối đa là 1.200km. Trong khi đó, bán kính chiến đấu của EC-665 lên tới 800km, phạm vi hoạt động tối đa với các thùng nhiên liệu gắn ngoài là 1.300km.

    EC-665 Tiger có khả năng hoạt động liên tục trong thời gian kéo dài 3 giờ 25 phút còn khả năng hoạt động liên tục của Ka-52 chỉ có 1 giờ 40 phút (khả năng hoạt động liên tục của AH-64D là 3 giờ 9 phút).

    Như vậy cùng với một thời gian hoạt động, Nga phải điều 2 chiếc Ka-52 hoạt động luân phiên mới đảm bảo thời gian thực thi nhiệm vụ của một chiếc EC-665. Đây là một điểm hạn chế rất lớn, trong điều kiện phải bay liên tục để tìm kiếm vị trí của đối phương, hay chi viện hỏa lực cường độ cao.

    Giải quyết vấn đề hiệu suất động cơ đang là một bài toán khó với công nghiệp quốc phòng Nga.

    Tải trọng vũ khí

    Ka-52 hay Mi-28, Mi-35 đều có khả năng mang tải trọng vũ khí vượt trội so với các loại trực thăng chiến đấu của phương Tây.

    Ka-52 được trang bị một pháo tự động 2A42 được gắn bên mạn phải, cơ số đạn 460 viên. Pháo có khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất ở cự ly 1.500 m, các mục tiêu trên không tầm thấp ở cự ly 2500 m.
    [​IMG] Tải trọng vũ khí luôn là điểm mạnh của các loại trực thăng do Nga sản xuất.

    [​IMG]
    Cấu hình vũ khí tiêu chuẩn cho EC-665 Tiger.​


    Các điểm treo hai bên cánh có khả năng mang 12 tên lửa chống tăng điều khiển bằng laser 9K121 Vikhr (NATO định danh là AT-16 Scallion). Tên lửa có khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất ở cự ly từ 8-10km, tên lửa có khả năng xuyên giáp 1.000mm sau giáp phản ứng nổ.

    Ka-52 còn được trang bị 4 tên lửa đối không tầm thấp Igla-V, ngoài ra trực thăng có thể mang rocket, bom không điều khiển. So với Mi-28 khả năng thực hiện nhiệm vụ của Ka-52 đa dạng hơn.

    EC-665 được trang bị một pháo tự động GIAT 30mm, cơ số 450 viên đạn, trang bị vũ khí cho EC-665 có sự khác nhau giữa các biến thể dùng cho các quốc gia khác nhau.

    Các điểm treo 2 bên cánh trực thăng có khả năng mang 8 tên lửa chống tăng HOT-2/3, AGM-114 Hellfire,TRIGAT LR, hệ thống vũ khí có khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất ở cự ly 5-8km, 4 tên lửa không đối không tầm thấp Stinger hoặc 2 tên lửa Mistral, rocket không điều khiển 70mm.

    Hệ thống điện tử

    Ka-52 là một nỗ lực lớn của Nga trong việc thu hẹp khoảng cách về công nghệ điện tử hàng không so với phương Tây.

    Trực thăng được trang bị hệ thống điện tử tiên tiến nhất của Nga với 2 hệ thống radar khác, một phía trên đỉnh rotor cho nhiệm vụ sục sạo các mục tiêu trên không, một phía trước mũi để tìm kiếm các mục tiêu mặt đất.

    Dưới mũi máy bay được trang bị hệ thống cảm biến tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hiện đại. Hệ thống quan sát ngày/đêm Sam****e, hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu FLIR. [​IMG]
    Buồng lái của Ka-52 được trang bị các hệ thống điện tử rất hiện đại.​

    Hệ thống FLIR được tích hợp khí tài quang - điện tử Shkval, một máy đo xa kiêm chỉ thị mục tiêu laser cùng với camera hồng ngoại. Toàn bộ hệ thống cảm biến tương thích với thiết bị chỉ thị mục tiêu trên mũ phi công và pháo 2A42. Thêm nữa, hệ thống sẽ quay theo hướng nhìn của phi công trừ pháo 2A42.

    Ka-52 là trực thăng tấn công đầu tiên của Nga được trang bị hệ thống tác chiến điện tử và phòng vệ toàn diện như cảm biến cảnh báo radar Pastel L150- RWR, cảm biến cảnh báo laser Otklik L140, hệ thống gây nhiễu hồng ngoại Mak L136, hệ thống phóng mồi bẫy UV-26.

    Ka-52 được trang bị máy tính điều khiển kỹ thuật số mạnh, phần mềm điều khiển đa chức năng. Buồng lái được trang bị các màn hình hiển thị LCD đa chức năng, cung cấp khả năng giám sát chiến trường, tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu, quản lý giao diện vũ khí toàn diện. Hệ thống cho phép phi công lựa chọn vũ khí cho từng mục tiêu khác nhau.


    http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/tuanlinh/20111102/qp-viet-****pit-200.jpg Buồng lái của EC-665.
    Trong khi đó, EC-665 được trang bị các hệ thống điện tử tinh vi nhất của châu Âu, hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu được gắn trên nóc buồng lái, phía dưới rotor chính, biến thể phục vụ trong Không quân Đức còn có hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu gắn trên đỉnh rotor chính.

    Hệ thống bao gồm: camera ảnh nhiệt, máy đo xa kiêm chỉ thị mục tiêu laser, hệ thống tương thích với thiết bị chỉ thị mục tiêu trên mũ phi công. Buồng lái được trang bị các màn hình LCD đa chức năng có khả năng lập bản đồ kỹ thuật số.

    Biến thể sử dụng trong Không quân Hoàng gia Australia được trang bị hệ thống mũ bay tích hợp HMSD. EC-665 được trang bị máy tính điều khiển kỹ thuật số rất mạnh, hệ thống có khả năng lập trình nhiệm vụ từ trạm mặt đất thông qua một ổ cứng di động.

    EC-665 có hệ thống tác chiến điện tử và biện pháp phòng vệ toàn diện, cảm biến cảnh báo radar, cảm biến cảnh báo laser, hệ thống phóng mồi bẫy, hệ thống định vị toàn cầu và các hệ thống phụ trợ khác...

    Kẻ tám lạng người nữa cân

    Đánh giá một cách tổng thể, EC-665 Tiger nhỉnh hơn Ka-52 về công nghệ điện tử và độ khi hoạt động, dù các chỉ số còn lại đều thua Ka-52.

    Để dành chiến thắng trên chiến trường còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác như: Kinh nghiệm của phi công, chiến thuật, sự hỗ trợ của các đơn vị liên quan, điều kiện chiến trường…

    Mỗi hệ thống vũ khí nói chung đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng của nó, quan trọng là nó được thiết kế để phù hợp với đường lối quân sự và quan điểm tác chiến của từng quốc gia.

    Đường lối quân sự và quan điểm tác chiến của phương Tây chủ yếu phụ thuộc vào các hệ thống điện tử dựa trên cơ chế tự động hóa cao, để vận hành trơn tru phải phụ thuộc vào một loạt các hệ thống điện tử khác nhau cùng với đội ngũ hậu cần, bảo dưỡng đông đảo.

    Trong khi đó, đường lối quân sự và quan điểm tác chiến của Nga chủ yếu tập trung vào yếu tố “khỏe, bền, hỏa lực mạnh” lấy con người làm trung tâm và không phụ thuộc quá nhiều vào các hệ thống điện tử.

    Với quan điểm tác chiến như vậy, các hệ thống vũ khí của Nga không có được sự tinh vi như vũ khí của phương Tây. Bù lại, các hệ thống vũ khí của Nga có khả năng hoạt động rất hiệu quả trên chiến trường, ít hỏng hóc, chịu được các điều kiện chiến trường khắc nghiệt và có hỏa lực rất mạnh.
  8. Founding_Father

    Founding_Father Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    847
    Đã được thích:
    0
    Trực thăng tấn công Denel AH-2 Rooivalk (chim cắt hồng) là phiên bản máy bay chiến đấu lên thẳng do tập đoàn công nghiệp quốc phòng Atlas Aircraft Corporation, tiền thân của tập đoàn Denel Aviation của Nam Phi hiện nay nghiên cứu và chế tạo.

    Không quân Nam Phi (SAAF) hiện đang được trang bị và vận hành khoảng 12 chiếc trực thăng tấn công Rooivalk AH-2A, số phương tiện chiến đấu trên không này của SAAF hiện đang được Liên đội trực thăng chiến đấu số 16 có căn cứ đóng gần khu vực Bloemfontein sử dụng và bảo quản.
    [​IMG]
    Xem trực thăng Denel AH-2 Rooivalk của Nam Phi.
    Dự án chế tạo máy bay trực thăng tấn công Denel AH-2 Rooivalk lần đầu tiên được thực hiện vào năm 1984 dưới sự bảo trợ của tập đoàn Atlas Aircraft Corporation. Thời điểm này, không lực Nam Phi đang muốn sở hữu một loại trực thăng tấn công hiện đại để trang bị cho quân đội cũng như thực hiện những bước tiến quan trọng trong ngành công nghiệp chế tạo máy bay của nước này.

    Tiền thân của các máy bay lên thẳng tấn công hiện đại Denel AH-2 Rooivalk của không lực Nam Phi hiện nay là một chiếc máy bay thử nghiệm có tên Atlas XH-1 Alpha. Chiếc trực thăng mẫu này thực chất có hệ thống khung, động cơ và thiết kế khí động học của loại trực thăng Aerospatile Alouete III.

    Điểm khác biệt giữa chiếc Atlas XH-1 Alpha và chiếc Aerospatiale Alouete III là kết cấu buồng lái, có thêm một súng máy tấn công cỡ nòng 20 mm trước mũi, hệ thống càng đuôi được cải tiến so với nguyên mẫu Aerospatile Alouete III.

    Chiếc Atlas XH-1 Alpha được điều khiển cất cánh trên thực địa lần đầu tiên vào ngày 3/2/1985. Kết quả của các chuyến thử nghiệm sau đó đã thuyết phục được tập đoàn Atlas Aircraft Corporation xúc tiến chương trình chế tạo loại trực thăng chiến đấu AH-2 Rooivalk hiện đại nhất hiện nay của Nam Phi.

    Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu chế tạo, các chuyên gia kỹ thuật của Atlas Aircraft Corporation đã quyết định lấy mô hình thiết kế khí động học của trực thăng Aerospatiale Super Puma, một loại trực thăng của quân đội Pháp đồng thời tận dụng những ưu điểm của loại trực thăng Oryx do chính Atlas Aircraft Corporation của Nam Phi chế tạo.

    Dựa trên những ưu điểm từ nhiều chủng loại trực thăng khác nhau kết hợp với kinh nghiệm chế tạo máy bay lên thẳng dùng cho môi trường khắc nghiệt ở châu Phi trong nhiều thập kỷ, tập đoàn Atlas Aircraft Corporation của Nam Phi đã chế tạo được phiên bản trực thăng tấn công Denel AH-2 Rooivalk hiện đại.

    Loại máy bay này hoàn toàn có khả năng nằm trong sách những máy bay lên thẳng tấn công kiêm vận tải tầm trung của quân đội nhiều nước trên thế giới. Ưu điểm của phiên bản Denel AH-2 Rooivalk là khả năng thích ứng với môi trường khô nóng ở châu Phi, đồng thời không đòi hỏi hỗ trợ nhiều như một số chủng trực thăng tấn công khác.

    Denel AH-2 Rooivalk có thể được trang bị các loại vũ khí khác nhau tuỳ sứ mệnh và nhiệm vụ được giao phó. Thông thường, một chiếc Denel AH-2 Rooivalk được trang bị một súng máy 20 mm phía trước mũi máy bay, tên lửa không đối không, không đối đất (diệt thiết giáp).

    Denel AH-2 Rooivalk được trang bị hệ thống kiểm soát hoả lực, do đó loại chiến đấu cơ lên thẳng này có khả năng phát hiện và đánh chặn mục tiêu nhờ một hệ thống định vị vệ tinh GPS và một hệ thống định vị ra đa mang tên Doppler.

    [​IMG]
    Denel AH-2 Rooivalk mang tên loài chim cắt hồng săn mồi nhanh như chớp ở châu Phi.
    Denel AH-2 Rooivalk cũng có khả năng gây nhiễu (một trong những phương pháp trong các chiến điện tử hiện đại) và được trang bị các hệ thống bắn pháo sáng chuyên dụng cho không quân.

    Một chiếc trực thăng chiến đấu Denel AH-2 Rooivalk có thể được trang bị các loại vũ khí, khí tài để thực hiện các nhiệm vụ đặc thù sau: Trinh sát; trực thăng vận (vận tải vũ khí, bộ binh… bằng phương tiện máy bay lên thẳng); hỗ trợ hoả lực đường không; tấn công tiêu diệt các phương tiện thiết giáp, pháo binh của đối phương; Hỗ trợ lực lượng vu hồi (thả bộ binh vào phía sau, bên sườn địch).

    Tháng 11/2007, Bộ trưởng quốc phòng Nam Phi Mosiuoa Lekota đã tuyên bố trước nghị viện nước này rằng, Không quân Nam Phi sẽ được đầu tư một khoản ngân sách trị giá 137 triệu USD để thực hiện các chương trình nâng cấp trực thăng Denel AH-2 Rooivalk trong giai đoạn từ 2007 – 2010.
    Một số hình ảnh trực thăng Denel AH-2 Rooivalk:

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Một số thông số cơ bản về trực thăng tấn công Denel AH-2 Rooivalk của Nam Phi​
    Hãng sản xuất: Atlas Aircraft Corporation (Denel Aviation)
    Kích thước: Dài: 16, 39 mét; Cao: 5,19 mét; đường kính cánh quạt chính: 15,58 mét; đường kính cánh quạt đuôi: 3,05 mét.
    Trọng lượng: Không tải: 5,910 kg; có tải tối đa: 8,750kg
    Kíp lái: 2 người
    Động cơ : 02 động cơ Turbomeca Makila 1K2, sức đẩy 2.300 mã lực mỗi chiếc.
    Tốc độ : 309 km/giờ
    Cao độ : 6.000 m
    Tầm hoạt động : 1.130 km
    Hỏa lực : 01 đại bác 20mm F2 với 700 đạn; 8 -16 tên lửa chống tăng Mokopa ZT-6; 04 tên lửa không-đối-không MBDA; 36-72 rocket 70mm.
    Gía thành : 40 triệu USD
    Số lượng sản xuất : 12 chiếc
  9. Naruto123

    Naruto123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2011
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    3
    =))=))=)) triều tiên Mĩ teo 38k lính 92k bị thương, VN Mĩ teo mất 58k 305k bị thương, công của trực thăng lớn quá:)):)):))=))=))
  10. zolahn

    zolahn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    1.319
    Đã được thích:
    0
    Con EC Tiger ta có khả năng mua được vì phiên bản dân sự ta cũng đã mua rồi nhưng giá chát quá.Ka-50 thì chắc chưa đâu,mà Nga nó còn chào 1 bản nữa là Ka-50-2 Edgoran với hệ thống điện tử của Ít xà nữa đấy.
    Hay nhất vẫn là nâng cấp đám Mi-24 lên chuẩn Mi-35M :D

    P/S:Phòng không cấp tiểu đội thì giờ đang xúc tiến dùng A-87 (Igla-S) thay cho A-72 (Strela-3) rồi.

Chia sẻ trang này