1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hiện thực khách quan, tồn tại hay không tồn tại ?

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi NoHellandHeaven, 03/02/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Hiện thực khách quan, tồn tại hay không tồn tại ?

    Chủ đề này nghe có vẻ mang màu sắc triết học nhưng tôi chắc chắn một điều người ta phải bàn đến nó dưới con mắt khoa học mới có tính thuyết phục. Dưới đây là tổng hợp những quan điểm mà tôi đã được đọc và quan điểm riêng của tôi.

    Sau rất nhiều cuộc tranh luận giữa các nhà khoa học và các triết gia, các nhà tôn giáo về quan điểm có hay không hiện thực khách quan, và nếu có thì chúng ta có thể nhận thức được cái hiện thực khách quan đó hay không ? Kết luận đưa ra là có tồn tại hiện thực khách quan, nhưng cái hiện thực khách quan đó chúng ta không thể nhận thức đúng như nó vốn có mà đã méo mó, nhào nặn thông qua sự phản ánh bằng các giác quan của con người. Những điều này các bạn có thể tham khảo trong cuốn "Thượng đế và khoa học" của JEAN GUITON - GRICHKA BOGDANOV - IGOR BOGDANOV. Quá đúng phải không ? Này nhé ! màu sắc xanh - đỏ - tím - vàng ... thực sự trong thế giới khách quan chúng là gì ? tôi và các bạn không thể biết nhưng chúng ta còn biết rằng chúng được phản ánh một cách khác là các sóng điện từ có tần số khác nhau. Âm thanh du dương của các bản nhạc tuyệt vời, các giọng ca thánh thót cũng được phản ánh như các sóng cơ học có tần số và biên độ khác nhau, Rồi cả vật chất xung quanh ta nữa, thực chất chúng là gì ? là các hạt cơ bản kết hợp lại hay sự kết tập của các trường, hay là hình ảnh của các không gian khác nhau....

    Tôi và bạn có thể đưa ra vô vàn các mô hình để mô tả cái hiện thực đó theo những logic nhận thức mà không thể phủ nhận. Và rồi hãy cùng suy nghĩ nhé, giữa cái hiện thực khách quan mà chúng ta không thể biết với cái hiện thực được các giác quan chúng ta phản ánh thì cái nào mới có ý nghĩa đây ?
    Và cả điều này nữa, nếu tôi cho rằng màu xanh là đẹp nhất còn bạn lại bảo rằng nó chẳng có gì đẹp cả thì đừng vội kết luận ai có con mắt thẩm mỹ hơn nhé bởi vì màu xanh mà tôi nhìn thấy và màu xanh bạn thấy là không thể so sánh vì : màu xanh cực đẹp bởi nó là..... màu xanh, bởi... bởi .... nó có bước sóng 400nm, bởi.....bởi.......bởi vì......nó đẹp hơn, thế thôi !.

    THẾ GIỚI LÀ THẾ GIỚI, CON NGƯỜI CŨNG CHỈ LÀ...CON NGUỜI MA THÔI.
  2. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Định lý không hoàn thiện
    Khi một hệ thống logic được thiết lập nên nó đã bao hàm mọi lý lẽ để tự khẳng định một điều là mình luôn đúng với mọi lập luận nào xuất phát từ những tiên đề mà nó nêu ra. Nhưng một vấn đề mà Kurt Godel, nhà toán học người Séc nêu ra làm suy sụp niềm tin của các nhà khoa học đó là bản thân các hệ thống đã tự bao bọc lấy nó trong một chiếc vỏ vô cùng cứng và kín đáo, nó không thể và sẽ không bao giờ thấy được những thực tế khác mà nó cho là không tồn tại. Điều đó không mang ý nghĩa là bản thân từng hệ thống là sai lầm hoặc không hoàn thiện mà nó mang ý nghĩa là tất cả các hệ thống không thể bao trùm hết mọi hiện thực.
    Ví dụ suy luận của Godel sau đây sẽ cho thấy rõ ý tưởng của định lý một cách dễ hiểu nhất :
    Bây giờ chúng ta giả sử tồn tại một nền văn minh trên sao hoả tương tự chúng ta, tuy nhiên ký tự của họ hơi khác một chút đó là họ sử dụng các con số 0 ?" 9 để ghi lại ngôn ngữ của mình. Ví dụ họ ghi tiên đề của Euclide ?~ có vô số số nguyên tố?T như sau ?~84453329844508787863070 00576661946 386454506711?T. Mọi định luật, định lý cũng được họ ghi lại bằng ký tự số đó mà không hề có một chút mâu thuẫn nào giữa chúng. Hãy coi tri thức khoa học giữa Trái đất và sao Hoả là hoàn toàn tương đồng, chúng ta thử đặt một câu hỏi khác thường một chút xem sao : liệu có số nguyên tố nào không phải ký tự của họ hay không ? có nghĩa rằng trong hệ thống ngôn ngữ của họ có thiếu sót một con số nào đó hay thiếu vô số con số khác không ?
    Một mệnh đề Godel đưa ra là ?~X không phải là con số được người sao Hoả sử dụng?T, và bạn hãy thử dịch mệnh đề này sang ngôn ngữ sao Hoả? rồi suy nghĩ xem.
    Nếu mệnh đề của Godel là đúng thì không thể dịch mệnh đề sang ngôn ngữ sao Hoả và hiển nhiên là hệ thống của họ đã thiếu sót nhưng nó sẽ không bao giờ được đề cập đến ở trong sách của người sao Hoả vì sự thực là không tồn tại con số đó với họ. Nếu mệnh đề của Godel sai có nghĩa rằng mệnh đề được dịch hoàn toàn sang ngôn ngữ sao Hoả, bản thân nó đã tự nhận là sai và hiển nhiên rằng con số đó là có trong ngôn ngữ của họ.
    Qua ví dụ trên ta thấy được tính bao trùm lấy chính mình của một hệ thống và không thể biết tới những cái khác ngoài nó, bất cứ cái nào khác khi đưa vào hệ thống đó đều tự thân nó bị phủ nhận hoặc nó sẽ không bao giờ nằm trong đó.
    Hơ hơ, xin lỗi ! Các bạn có hình dung ra không nhỉ ????????????????????
    Tôi cũng chẳng biết mình đã hiểu đúng ý của Godel chưa nữa, mong được sự góp ý !
  3. pulsar83nuce

    pulsar83nuce Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Bác NoHellandHeaven ! Bác có muốn em diễn tả cảm nhận của em vè bác bằng " ngôn ngữ và quan niệm " ( hay là sự phản ánh của trí não ) của chính bản thân bác không ?
    Bác thật ...xấu trai , ..Tính tình cũng xấu nữa...lại..bủn xỉn , keo kiệt ......và rất nhiều cái khác nữa .. còn "dịch" theo " ngôn ngữ và quan niệm " của em : " bác thật đẹp trai , tính tình cũng tốt ...lại "ga lăng" ..."
    he he ....còn quan niệm của mọi người như thế nào ( hay là sự phản ánh hiện thực khách quan về một sự vật , sự việc ,của mọi người như thế nào ) ...thì tôi không biết
    ========================================
    Cũng một cách suy nghĩ tuơng tự
    em thử đặt ra một câu hỏi rằng : Liệu mọi sự vật hiện tượng mà ta cảm nhận đuợc là do sự phản ánh thế giới quan một cách rất chủ quan của bộ não của con người ?
    Liệu chúng ta có bị cảm giác của chính chúng ta đánh lừa ? ...
    KHối lượng , kích thước và vận tốc ...là những đại luợng tồn tại cùng với định nghĩa của vật chất ! Nếu chúng ta nghĩ rằng...Khối lượng cũng chỉ là "ảo giác ", vận tốc và kích thuớc cũng chỉ là cái cảm nhận chủ quan của bộ não ...vậy là Vật Chất không tồn tại , chúng ta cung ..không tồn tại ..tất cả không tồn tại ..vậy trong cái vũ trụ này tồn tại cái gì? Cái gì mà không có khối lượng , không có kích thước và vận tốc ?....liệu suy nghĩ như vậy có đúng hay không? Chắc hản các bạn sẽ bảo rằng tôi hâm ! ( mà thực sự có nhiếu người cũng bảo vậy )... Nhưng các bạn cứ nghĩ kĩ thử xem ...chác hẳn sẽ rất thú vị đấy!
    =====================================
    Còn bác NoHellandHeaven! Bác thấy em suy nghĩ như vậy có bị hâm không? ....Hi, may mà mình chưa vào Đảng , nếu không sẽ bị khai trừ....hoạc bị đem lên giàn thiêu mất !
    Được pulsar83nuce sửa chữa / chuyển vào 20:38 ngày 03/06/2004
  4. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Khơ khơ khơ... , định chơi anh hả Nguyên ! em làm anh.. hơ boăn khoăn về mình rồi đấy he he (Không hiểu thực sự thì mình ...xấu trai , ..Tính tình cũng hay... nhỉ ).
    Em lại can tội quá hiểu ý tưởng anh nêu ra rồi phát triển bừa bãi, tội quá nặng phải thiêu sống thôi bà ơi .
  5. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    bravo anh ... Nguyên, ý kiến hay đấy. Tất cả mọi thứ hay nói ngắn gọn là vật chất chỉ là ảo giác của chúng ta. Thế thì ảo giác của chúng ta la` cái gì? Nó từđâu tới? và thế thì chúng ta là cái quái gì nhỉ???? Chúng ta cũng chỉ là một cái ảo giác của một ... cái ảo giác gì đó thôi sao?
  6. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Triết. Hãy học triết. Mấy vấn đề này chỉ là những cái cơ bản nhất của triết mà thôi. (cho dù học chả để làm gì cả)
  7. emmeobeo

    emmeobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Các bác đợi em gặm nốt quyển triết rồi em tham gia nhớ ... Mấy vấn đề này mà đem ra bàn thì hay lắm đấy mặc dù bên triết học họ đem vật lên vật xuống mãi rồi.... nhưng em thấy ai cũng chỉ muốn áp đặt cái chủ quan của mình lên trên mặc dù em theo trường phái duy vật biện chứng ( được trắc nghiệm hẳn hoi rồi nhé ) bởi theo em chẳng có cái gì tuyệt đối cả, mọi thứ chẳng qua chỉ là tương đối mà thôi...bac nohellandhaven nhẻy ... ôi... em lại áp đặt cái tuyệt đối của mình lên rùi.....
  8. pulsar83nuce

    pulsar83nuce Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Phải đấy ! nếu chúng ta phat triển suy nghĩ đó ra thì ...chúng ta cũng chỉ là " một cái gì đó " và mọi hiệm tượng xẩy ra trong bộ não của chúng ta ( như suy nghĩ, phản ánh, cảm nhận , ý thức..v.v. ) cũng được cấu tạo từ "một cái gì đó "...
    Hãy nhớ lại những gì mà chúng ta biết được từ sách vở :
    Bộ não là vật chất..., Khi ta suy nghĩ bộ não có phát ra sóng điện từ ( mà trong Y học gọi là sóng Sinh Học)...và nó cũng là vật chất !...vậtcchất đuọc cấu tạo bơi các phân tử, nhỏ hơn nữa là Nguyên tử...rồi các hạt cơ bản , các quac...vậy nhỏ hơn nữa là gì ? LêNin có từng nói : Vật chất là vô cùng vô tận ! .......Hầu như mọi tương tác của vật chất đều sinh ra song điện từ ...vậy Suy nghĩ của chúng ta có phải là kết quả của những tương tác vật chất trong bộ não và những vật chất bên ngoài cơ thể ?
    Như ý tưởng trên , vật chất không tồn tại ( nói đúng hơn là : Những tính chất của Vật Chất không đúng như ta vẫn thường quan niệm.) thì chúng ta được cấu tạo từ cái gì ? Phải chăng mọi suy nghĩ, cảm nhận , vận động của chúng ta và tất cả những vật chất khác là kết quả tương tác , hoặc là những trạng thái khác nhau của "mộ cái gì đó" .....
    Cái đó là cái gì vậy nhỉ?
  9. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Thật là cái vòng uẩn quẩn bất tận. Tất cả mọi thứ chỉ phát sinh từ trí tưởng tượng chứ thực ra chẳng có cái gì gọi là vật hất. thế thì trí tưởng tượng lại phát sinh từ một cái gọi là bộ não, nhưng bộ não lại không thể phát sinh từ không gì cả, hay chĩnh bộ não cũng chỉ là ... sản phẩm tưởng tượng? Cả tương tác điện từ nhỏ nhất thì cũng phải phá sinh từ chuyển động nhưng không có vật chất thì cái gì chuyển động? Theo logic tất nhiên thì mọi thứ đều phải có diểm bắt đầu của nó, hay ít ra là một nguyên nhân phát sinh nào đó, ấy thế nhưng mà với cái kiểu suy luận lằng nhằng này thì sớm muộn ta lại đi đến kết luận là chính cái thứ gọi là logic đấy cũng lại là một cái mù tịt nốt. Tóm lại là càng nghĩ càng đau đầ, bác nào giải thích tiếp hộ cái.
    PS: anh Nguyên ơi, xem thế nào chứ em sợ anh em mình sắp bị gọi là mấy thằng hâm rồi đấy!
  10. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Khơ khơ.. biết ngay mà, ý tưởng ban đầu của mình đã bị lái sang triết trít rồi.
    Xin lỗi mọi người, mặc dù đang bàn tán rôm rả nhưng xin nhắc một chút là chủ đề này không hoàn toàn là triết học đâu nhé. Khía cạnh tôi muốn đề cập là khoa học cơ, không phải là cảm giác, trường sinh học, duy vật biện chứng hay duy tâm siêu hình... gì gì đó đâu.
    Khoan hãy nói rằng khối lượng, vật chất... chỉ là ảo giác, đừng phát triển đến mức cao siêu như vậy chứ. Bài đầu tiên tôi viết vậy chỉ có ý định dẫn dắt vấn đề thôi, và các bạn hãy đọc lại câu này một lần nữa xem sao :
    Giữa cái hiện thực khách quan mà chúng ta không thể biết với cái hiện thực được các giác quan chúng ta phản ánh thì cái nào mới có ý nghĩa đây ?
    Vấn đề là ta phải chọn lựa cái mà chúng ta có thể tin tưởng, ở đây chính là sự phản ánh lại thế giới của con người. Và khi con người thống nhất với nhau được về ngôn ngữ và hệ thống khái niệm đã làm nên xã hội và cả khoa học. Kể từ đây, khoa học phải được hiểu dựa trên nền tảng là sự phản ánh lại thế giới qua tất cả các giác quan, chúng ta không thể phủ nhận khoa học là mơ hồ hay không chính xác bởi chỉ có một thực tế duy nhất mà chúng ta sống trong đó chính là những cái chúng ta tiếp nhận được.
    Vậy nhé, xin được dứt điểm về vấn đề mơ hồ trên. Chúng ta hãy quay lại ý nghĩa khoa học của ''định lý không hoàn thiện''. Theo tôi định lý này đã cho thấy là hệ thống khoa học của chúng ta không bao giờ có thể bao trùm và giải thích được toàn vũ trụ, nhưng chính nó lại là động lực để khoa học phát triển vì nó nói luôn tồn tại cái chúng ta chưa biết. Giống như việc con người ban đầu chỉ biết đến một mặt đất mà họ sống trên đó, rồi họ đã hiểu hơn rằng mặt đất đó có hình cầu, rằng bên ngoài hình cầu đó còn có muôn vàn hình cầu và các dạng thức khác, rằng các hành tinh chuyển động theo quy luật nào đó... Chính nhờ những phát triển đó mà từ chỗ sống thụ động dựa vào tự nhiên mà đến nay chúng ta đã tiến ra được vũ trụ, rồi tương lai tôi tin chắc chúng ta sẽ làm được những điều mà hiện nay cho là không tưởng.
    Phù... dạo này yếu quá, mới viết vậy đã thấy mệt rồi.
    Anh em nào có ý tưởng hoặc hiểu hơn về mấy vấn đề này xin cho ý kiến nhé
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này