1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hiện trạng cô dâu Việt nam tại Đài Loan

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi bigskyvaley, 25/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bigskyvaley

    bigskyvaley Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2004
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Hiện trạng cô dâu Việt nam tại Đài Loan

    Anh Netwalker coi có cách gì (ví dụ : tổ chức quốc tế ...) giúp những người phụ nữ Việt Nam đang ở Đài Loan này không nhỉ .

    >>>>
    Hiện trạng cô dâu Việt Nam tại Đài Loan
    Thu Thanh, Đài Bắc, Mar 24, 2004

    Hiện nay có khoảng 100 ngàn cô dâu Việt Nam, khoảng 70 ngàn lao động Vietnam tại Đài Loan.

    Tôi là một nhân viên làm thiện nguyện trong tổ chức Bảo vê.Cô dâu Ngoại quốc tại Đài Bắc do Bô. Nội Chính Đài Loan thành lập. Tổ chức này bao gồm những người đại diện cho 5 dân tộc tại Á Châu: Viet Nam, Philipine, Indonesia, Thai Lan, Kampuchia. Mỗi ngôn ngữ được tiếp điện thoại hai tiếng đồng hồ, nhưng vào đầu tháng 03 năm này với vụ án cô dâu Việt Nam là một vấn đề đang bùng nổ tại Đài Loan, nên bô. Nội Chính ban hành điều lệ mới là tiếng Việt được tiếp suốt ngày từ 9h00AM đến 17h00PM, còn những ngôn ngữ khác thì chỉ tiếp từ 13h00 đến 17h00 PM, số phone:0800-088-885; trung bình mỗi ngày có khoảng 06 vụ án của cô dâu Việt Nam. Những trường hợp xảy ra đều xoay quanh những vấn đề lớn như: Bạo lực gia đình và ********, ly hôn, gia đình chồng đối xử không tốt. Đường dây này chỉ tư vấn các vấn đề pháp luật hay chuyển những vụ án bạo lực hôn nhân và gia đình đến những cơ quan chức năng, chứ không có thể giúp các chị em về tiền bạc trong những nhu cầu cấp bách khác, như mua vé để trở về Việt Nam sau khi ly hôn hay hoàn cảnh gia đình khó khăn..v..v...

    Hiện nay có khoảng 100 ngàn cô dâu Việt Nam, khoảng 70 ngàn lao động Vietnam tại Đài Loan. Những vần đề mà cô dâu Việt Nam gặp phải, phần lớn vì bất đồng ngôn ngữ, văn hoá, tuổi tác chênh lệch, 80 cô dâu Việt Nam tại đây đều rơi vào hoàn cảnh thật bất hạnh đến nổi ly hôn mà cả tấm vé trở về Việt Nam cũng không có, thì còn gì gọi là công bình trong hôn nhân?

    Tôi viết những dòng chữù này chân thành khuyên những chị em và những bậc cha mẹ khi quyết định gả con mình cho một người Đài Loan, qúy vị nên biết rõ đây là cuộc hôn nhân thật sự hay là một chuyện mua bán người, đừng nhẫn tâm để con em mình trở thành món hàng, nên có thể cò kè giá cả, và quý chị em phải hiểu thêm rằng chuyện lập gia đình là chuyện xây dựng một mái ấm gia đình được hạnh phúc chứ không phải là đến Đài Loan để kiếm tiền gởi về gia đình cha mẹ ở Việt Nam, vì qúy chị em ở Vietnam lập gia đình cũng đặt chuyện hạnh phúc lên hàng đầu, không một ông chồng nào có thể chấp nhận một điều kiện mà qúy chị em đưa ra như vậy, chuyện giúp đỡ gia đình bên Vietnam là thứ yếu. Tôi có dịp trực tiếp tiếp xúc với nhiều chị em, tất cả đều cho rằng chuyện lập gia đình là để kiếm tiền, chính những điều này dẫn đến gia đình qúy chị em mất hạnh phúc.

    Điều kế tiếp cũng không kém quan trọng là những chị em sang Đài Loan lâu năm, có quốc tịch Đài Loan, ngôn ngữ lưu loát, lại chính là những người làm trong công ty môi giới để giới thiệu về gả cưới hay hợp tác lao động, qúy chị em là những người đi trước nên đồng cảm và giúp đỡ cho những người em đi sau không biết gì, nhưng các chị em lại là người ăn trên xương máu và sự đau khổ của những vị tân nương hay những người lao động Việt Nam mới sang Đài Loan.

    Những chàng tân lang sang Việt Nam cưới vợ là vì ở Đài Loan họ không thể lập gia đình, bởi họ là những người đàn ông không có nghề nghiệp, tuổi cao mà tham vợ trẻ như " Bò già thích ăn cỏ non vậy", thần kinh có vấn đề, tứ chi không đầy đủ, cái đặc biệt là những người ăn trầu Đài Loan là những người được nêu ra trong những trường hợp trên vậy, chính những người này là những người đến Việt Nam cưới vợ.

    Còn những người làm môi giới cũng chính là những người làm việc mua bán người, trông họ như là người làm trong xã hội đen không khác, chính bản thân tôi bị họ làm dữ một lần tại phi trường Trung Chính Đài Bắc, vào tháng 10 năm 2003, tôi thấy những phái đoàn lao động Vietnam đến sân bay khoảng 30 người, đang ngồi trong tư thế uể oải- mệt mõi khi không hiểu ngày mai mình sẽ ra sau, ngồi trong mấy giờ liền để chờ những pháụi đoàn khác đến để người môi giới đưa về công ty và phân phối đến những nơi đã hợp đồng, nhưng họ không hề cho những anh chị em lao động này một chai nước để uống, có người phải trả cho người môi giới 2.000 USD khi đến sân bay Trung Chánh, mà chai nước cũng không cho uống thì còn gì là đạo đức chứ, thấy những người đồng hương như vậy tôi đến hỏi thăm và đưa cho những chị em số điện thoại Cục Quản Lý lao Động Việt Nam tại Đài Bắc để các anh chị em có gì thắc mắc thì điện đến nhờ giúp, thì đằng sau lưng tôi ặp đến những người đàn ông ăn trầu bô. dạng thật đáng sợ làm có thái độ dữ dằn với tôi, bên cạnh họ là những người vơ. Vietnam làm thông dịch, tôi đã thẳng thắn nói với những chị em đó là tôi không hề làm gì sai pháp luật; 90 người lao động Vietnam là đến từ các tỉnh phía Bắc của Việt Nam.

    Chính bản thân tôi năm qua tôi cũng giúp đỡ đưa một cô dâu về Vietnam sau một tháng đến làm dâu xứ người về Việt Nam, tôi cũng từng bị người môi giới là người Việt gốc Hoa đang ở tại Đài Loan điện đến hăm dọa tôi đủ thứ. Tiền vé máy bay lần này là do tôi và bạn tôi và ông giám đốc công ty du lịch Hồng Nghị gom lại, mỗi người 2.000NT để mua vé đưa em về Việt Nam, chính ông này đã lái xe đưa tôi và bạn tôi đến tận nơi cô dâu ở, cách Tp.Đài Bắc ba giờ rưỡi lái xe, đến nơi thì thấy một cô gái thật ngây ngô xinh xắn với cái mặt bầm tím vì những cú đấm của ông chồng thần kinh , suốt mấy giờ đồng hồ vằn nước đá cho vết bầm của em mà lòng tôi rất đau buồn khi thấy số phận một người con gái Vietnam ở xứ người bị đánh như thế, trong đêm em ở lại nhà tôi tại Đài Bắc để ngày mai ra phi trườụng trở về Vietnam sau một cuộc hôn nhân bị đổ vỡ, em đãụ kể lại chuyện một tháng mà em đã trãi qua thật là khủng khiếp.

    Hiện tại đa phần những cô dâu Việt Nam được gả sang Đài Loan vì hoàn cảnh nhà nghèo không được học hành, nên sự hiểu biết cũng kém, cộng thêm là các chị em sang đây nhiều lúc sống 5-7 năm trên xứ Đài Loan mà không biết đâu là đâu, thậm chí ngay địa chỉ nhà mình cũng không biết đọc, nên gặp phải những chuyện bất trắc xảy ra cũng chỉ ngồi đó chịu trận, gia đình chồng không cho họ đi ra ngoài nên muốn liên lạc với các chị em cũng không là vấn đề đơn giản, thì làm gì có chuyện đứng lên để đòi quyền dân chủ, quyền bình đẳng......

    Sau đây tôi nêu ra những trường hợp điển hình này để các chị em chưa đến Đài Loan, đang trong những ngôi nhà của môi giới để chờ người mối lái đến chọn hàng, ít nhiều am hiển phần nào những thực trạng của cô dâu Vietnam tại Đài Loan trước khi đi đến quyết định.

    1.- Chi. Nguyễn Thi. T, người tỉnh Thái Nguyên, sang đây được hai tháng, đến DL ngày thứ hai chị phát hiện mình bị gạt, bởi vì trong nhà chồng chỉ vẫn hiện diện mặt của người vợ ông ta và hai đứa con. Vì khi ông đến Vietnam cưới chị ông đã làm giấy ly hôn gỉa với người vợ mà ông đang sống, thay vì thuê một người lao động nước ngoài đắt hơn mà chỉ làm theo hợp đồng hai năm, chị buồn quá muốn trở về Việt Nam nhưng đã bị chồng nắm giữ hết giấy tờ, mà cũng không có tiền để mua vé.

    2.- Chi. Nguyễn Thi. K, người tỉnh Tây Ninh, chồng dùng bạo lực về ******** vàgia đình, sau khi gả sang Đài Loan chị ở trong gia đình chăm sóc cho bố chồng và hai đứa cháu, còn chồng thì đi đâu hai tháng mới về một lần, vừa rồi vì không có tiền để mua những đồ vệ sinh cá nhân, người bạn hàng xóm giới thiệu chị đi lột vỏ tỏi, ngày có ngày không, ngày có hàng thì chị kiếm được 100NT(3usd), khi chồng trở về nghe người nhà mách lại nên có thái độ thô bạo, cởi quần aó chị ra và kiểm tra bộ phận sinh dục, chị chịu không nổi nên trốn nhà ra đi, ở nhà ngươì bạn để chờ ngày ly hôn và trở về Vietnam.

    3.- Chi. Nguyễn Thi. Ngọc L 18 tuổi, người Đồng tháp, sang Đài Loan hai tháng, trong lần mẹ chi sang nuôi người chị lớn sinh, chị xin phép chồng đến để thăm mẹ và chị, nhưng bi. chồng nổ thiên đình đánh bầm mặt tím mày, chị trốn bỏ nhà đến nhà người chị ở, mẹ chị điện lại xin cầu cứu, giúp đỡ để đưa chị về Vietnam.

    4.- Chi. Phạm Thi. Tú T, người tỉnh Cần Thơ, gả sang Đài Loan hơn một năm, trong thượng tuần tháng 03, chị đang đi ngoài đường chồng chị điện cho chị, nhưng không nghe nên không bắt máy, trở về nhà chị đang tắm, chồng chị tông cửa nhà tắm và lôi chị từ trong nhà tắm ra ngoài đường mọi người đều thấy và đánh đập mặt chị sưng vù và tím bầm, trong lúc còn chưa mặc quần áo. Đó là nhưng hành vi tồi tê. của một người chồng Đài Loan.
    5.- Chi. Nguyễn Thi. Y, người quận 11 Sài Gòn, sang đây 7 năm mà chồng chị vẫn chưa làm giấy để chị nhập quốc tịch, hai năm trước đây thì luật người lấy chồng Đài Loan sang đây 03 năm sẽ có quốc tịch; còn bây giờ thì 05 năm; chị có 03 đứa con, cháu lớn 6 tuổi, cháu kế 05 tuổi và cháu nhỏ thì 4 tuổi, chồng làm nghề câu cá, mỗi ngày câu được bao nhiêu thì bán lấy đó để sinh sống, vì chồng đòi hỏi sinh lý quá nhiều nên chị chịu không nổi, nhiều lúc ăn cơm trắng không có tiền mua thức ăn, hiện nay chị sống trong đau khổ không có tiền để nuôi con, mà ly dị trở về Vietnam thì hoàn cảnh vừa khó vừa nhục, chị không biết phải chọn con đường nào . Số phone nhà chị là (03)779-3603( huyện Miêu Lật)

    6.- Chi. Lê Thi. H, người tỉnh Hải Phòng, đến Đài Loan hơn một năm, chồng không ngó ngàng đến chị, chị muốn ly hôn trở về Vietnam, nhưng tủi nhục vì đã mang tiếng lấy chồng, chi. đang trong hoàn cảnh lưỡng lự, ở lại nhà chồng thì chịu không nổi, còn trở về Vietnam thì sợ cha mẹ buồn.

    7.- Chi. Lê Thi. T, người tỉnh Bến Tre, chồng có ba đứa con riêng, sang đây chị rất cực khổ chăm sóc ba đứa con riêng của chồng, nhưng chồng đối xử rất không tốt, chi. muốn ly hôn trở về Việt Nam.

    8.- Chi. Nguyễn Thi. L, người tỉnh Long An chồng làm nghề bạc, nhiều lần dẫn chị sang Kampuchia đến những sồng bạc lớn, ăn thua đều có, tại đây có nhiều cô gái Vietnam làm nghề phục vụ khách đánh bạc, chồng chị quen với một cô và trở về thoả thuận với chị cho phép ông ta cưới thêm một cô gái Việ Nam từ Kampuchia về làm vợ bé, chị một mực cự tuyệt và buồn bả vì bản tính háo sắc của chồng mình.

    9.- Chi. Nguyễn Thi. L, người tỉnh An Giang, sang đây chưa đầy một năm, chồng chị bị tật mặt nữa đen nữa đỏ, hai vợ chồng thuê nhà bên ngoài nhưng bắt chị phải phu phân nữa tiền nhà, ông đưa ra những điều kiện mà chị không thể chấp nhận, nên muốn ly dị để trở về Việt Nam; khi mới sang chị chưa biết nói tiếng Hoa, văn phòng nhờ tôi dịch dùm để hai người hiểu nhau, nhưng khi gặp tôi chị khóc nức nở, chị nói nhiều đêm ngủ nhìn mặt ông chồng thấy sợ quá, vì nghèo mà phải gả sang đây, nhưng người chồng không biết thân phận của mình mà đòụi hỏi chị phục vụ ông ta như trong một gia đình của chế độ phong kiến, chị không thể chấp nhận được cảnh sống như vậy và quyết định ly hôn.

    10.- Chi. Nguyễn Thi. Kim L, người tỉnh Bến Tre, gả sang đây 04 năm, có một cháu gái, chồng chị không cho tiền sinh sống mà cũng không cho chị đi làm để kiếm tiền, nhiều lần đánh đập và có lần cầm dao định chém chị, ngày 15-03-2004 chi. đã làm giấy ly dị xong, chồng chị cho chị ở lại trong nhà một tuần để trở về Vietnam, hiện nay chị không có tiền để mua vé trở về Vietnam, số phone nhà chị là (07ụ) 787-1476 (Cao Hùng).
    Trên đây là những thực trạng của cô dâu Việt Nam tại Đài Loan, hiện nay có hai tình trạng cấp bách cần được giúp đỡ tiền để mua vé để được trở về Vietnam (chị thứ 10), còn chi. thứ 05 thì cần giúp đỡ để các cháu cơm no áo ấm hay trở về Vietnam sinh sống.Thay mặt các chị em cô dâu Vietnam tại Đàỉ Loan, kính mong bạn đọc vì tinh thần tương thân tương trợ, cùng chung dòng máu hãy giúp đỡ cho hai chị nêu trên được an toàn trở về Vietnam sau những năm làm dâu trong những gia đình thật bất hạnh tại xứ người.

    Hiện nay trên đài truyền hình Đài Loan có hai đài đưa hình nhiều cô gái Việt Nam đang chờ đợi công ty môi giới hai bên tìm người giới thiệu, nhìn hình ảnh này thật đau lòng cho thân phận những cô gái nghèo Việt Nam đâu khác gì món hàng, trong nội dung quảng cáo còn nói: " Nếu mà cô này bỏ về Việt Nam hay trốn đi thì công ty môi giới sẽ đền bù cho cô khác"; trên đường phố ở ngoạỉi ô Đài Loan rất nhiều hình ảnh quảng cáo gái Việt Nam chúng ta, có địa chỉ công ty môi giới rõ ràng. Chúng ta hãy cùng nhau lên tiếng để ngăn chặn làn sóng gái Việt Nam lấy chồng Đài Loan, đừng để người dân Đài Loan khinh thường chúng ta nữa, họ cho rằng chúng ta nghèo cùng khốn khổ nên mới gả con sang Đài Loan để tìm miếng cơm manh áo, thật là nhục nhã khi nghe những lời này; các chị em gái Việt Nam nên nhớ rằng : Ta về ta tắm áo ta dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn". Trong nhiều cú điện thoại gọi lại cầu cứu, những án này chuyển đến cơ quan chức năng, nhưng người ta không có nhiệt tình để giúp các chị em này đâu, vì trong suy nghĩ của đa số những cơ quan chức năêg đều cho rằngỉ: "Con gái Việt Nam không tốt, dối trá, lườùi biếng, tham lam... nên kê. nó", ngoại trừ những trường hợp bị đánh đập bị thương nặng, tôi không biết dùng ngôn từ nào để diễn tả những thảm cảnh của những cô dâu Việt Nam tại Đài Loan.

    Thu Thanh


    Được alleykat sửa chữa / chuyển vào 08:13 ngày 25/03/2004
  2. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Cách đây mấy tháng , trên đường về lại Hoa Kỳ ... tôi có ghé sang Nam hàn ( South Korean ) ... tình cờ bắt gặp Poster hình cô gái VN mặc áo dài đội nón lá ... dán ở các đường phố và trước mấy cửa phi trường .... tôi cứ nghĩ đây là quảng cáo cho dịch vụ may mặc or du lịch gì đó ... nhưng đến khi nhờ 1 người biết Korean language dịch sang tiếng English .... thì tôi mới biết đây là quảng cáo " kết hôn " ... người đó nói với tôi với các viết trong poster đó có tính cách bán người hơn là love connection .
    Vấn đề này lẩn quẩn trong đầu tôi 1 thời gian .... ai đã bày ra cái trò tàn nhẫn này ? và tại sao lại có thể tự do đem quảng cáo như 1 món hàng , một business tại các nước Á đông như thế ?
  3. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Không ai vào box Thảo Luận ?
    [topic]336351[/topic]
  4. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Mấy vấn đề này cần giải quyết từ gốc là chặn đứng từ Việt Nam, chính phủ Việt Nam cần phải vào cuộc.
    Để vận hành bộ máy chính phủ vào cuộc chắc cũng cần một khoảng thời gian.
    Một cá nhân, một tổ chức đơn lẻ khó có thể giải quyết được mấy cái vấn đề này.
    Các vấn nạn buôn người quốc tế vẫn hoành hành trên thế giới đâu chỉ riêng Việt Nam, chính phủ Việt Nam thì ...................còn đang bận giải quyết nhiều việc.
    Có nhiều việc đúng là không biết còn đỡ đau lòng hơn, bởi vì có biết mình cũng lực bất tòng tâm.
    Bức xúc quá, chỉ có cách sang Thảo Luận làm một chập vào topic bác Milou nói ở trên.
  5. osakasea

    osakasea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2003
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với anh Net! Đây là việc của chính phủ Việtnam và việc ngăn chặn tệ nạn kết hôn bán dâu mà không ảnh hưởng đến những người có nhu cầu kết hôn chính đáng với người Đài loan nói tiêng và người nước ngoài nói riêng là một việc mất thời gian. Tuy nhiên cần chia ra các khoảng cách thời gian với cách quy định hợp lý để đối phó, phòng chống và tạo hướng tích cực cho tệ nạn này.
    Đối phó:
    -Cần làm ngay. Các văn phòng làm thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài cần được cung cấp những bằng chứng cho quá trình thời gian tìm hiểu trao đổi qua lại giữa hai người đăng ký hôn nhân. Các bằng chứng này cần được làm rõ cách hai người quen biết và giao tiếp như thế nào.
    -Các cuộc phỏng vấn trực tiếp cần được tiến hành cùng với việc xem xét các giấy tờ, qua đây có thể nhận ra thật giả nhờ những câu hỏi chú rể và cô dâu có hiểu biết gì về nhau và kế hoạch cuộc sống của họ sau khi cưới, chú rể cũng phải chứng minh những khả năng đảm bảo cuộc sống của họ. Họ hàng của cô dâu cũng phải dự phỏng vấn để trả lời những câu hỏi tương tự.
    -Vì tình trạng người Viêtnam kết hôn với người Đài Loan trở thành một tệ nạn nên riêng trường hợp nhu cầu đăng ký kết hôn này cần phải chờ dợi lâu hơn. Việc kéo dài này có tác dụng phụ là tạo thêm thời gian để các cơ quan công quyền xem xét và đề thảo các luật định.
    Phòng chống.
    -Cung cấp thông tin về hiện trạng của những người đã có những xung đột ở Đài Loan. Cách nhìn nhận và tác động của gia đình cô dâu cũng cần được "giáo dục". Những người môi giới cần được "hỏi thăm" và cơ quan cấp visa của Đài Loan cũng cần cộng tác chặt chẽ để tạo hiệu quả quản lý tốt hơn...
    Tác động tích cực.
    -mở lớp hướng dẫn về cuộc sống, văn hóa Đài Loan, dạy tiếng Hoa, kiến thức cuộc sống thành thị...
    Nói chung nhà nước có làm hay không thôi, hay là "còn bận nhiều việc"!
  6. bigskyvaley

    bigskyvaley Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2004
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Có bác nào tính thiết kế *** robot không nhỉ , chế tạo xong bán cho mấy thằng Taiwanese này cũng cứu được khối người và còn kiếm được khối tiền nữa nhé
    Được bigskyvaley sửa chữa / chuyển vào 04:15 ngày 27/03/2004
  7. emla2bu7a5

    emla2bu7a5 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2001
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    bác ơi bác lại nói chuyện viển vông rồi. 1 con búp bê như thế, hạng tàng tàng giá cũng 15 ngàn Mỹ, trong khi một cô dâu Việt Nam giá có . . . vài trăm

Chia sẻ trang này