1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HIỆN TƯỢNG KHÍ ĐÀN HỒI(AEROELASTICITY)

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi emyeuoi1984, 16/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    ta có 1 lá cờ, có 2 truờng hợp :
    1) cán cờ đặt cố định, môi truờng chung quanh chuyển động (giả sử gió thổi đều)
    2) môi truờng chung quanh cố định, cờ chuyển động .
    Hai truờng hợp đó có tuơng đuơng với nhau không?
  2. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Chuyện lá cờ thì có thể như thế, nhưng các bác thử giải thích tại sao tấm tôn phẳng khi chịu gió song song với mặt tôn vẫn cứ phần phật được???
    Tại sao mặt đường nhựa lúc mới thì phẳng lì, sau lại cứ lồi lên lõm xuống, đặc biệt khi xe tải nặng đi qua thường xuyên???
    Được kien0989 sửa chữa / chuyển vào 23:15 ngày 17/11/2006
  3. emyeuoi1984

    emyeuoi1984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2004
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    cám ơn các bạn đã tham gia, xin nói rõ hơn về khí đàn hồi:
    thứ nhất nó là một môn khí động cao cấp ko riêng ngàng hàng không mà còn nhiều ứng dụng trong cuộc sống. chúng ta dễ nhật biết trong cuộc sống những tác động của gió, khi thổi qua một vật cản thì bị tách là 2 luồng 2 bên, và do hình dạng của vật mà 2 luồng khí 2 bên có vận tốc khác nhau, chính điều này mà làm cho áp suất cũng khác nhau và tạo ra chênh áp(chênh áp trên cánh máy bay sinh ra lực nâng). giả thiết số mach nhỏ hơn 0.3(số mach là tỉ số vân tốc gió trên vận tốc âm thanh) thì có thể giải quyết bài toán khí ko nén giống như chất lỏng bằng phương trình đơn giản bernoulli.
    trở lại hiện tượng cây cầu gãy thì hiển nhiên là do dao động, nhưng mà do cộng hưởng thì không phải đâu, vì chuyện cộng hưởng là kinh điển trong thiết kế, người ta ko ngu thế đâu, khí đàn hồi là môn khoa học mới phát triển, gió thổi qua gây ra nhiều vấn đề đau đầu mà sau này người ta mới phát hiện, cây cầu cũng thế, tùy vận tốc và hình dạng vật cản mà có thể gây ra các vận tốc phá hủy như divergence hay reversal.
    -trong cơ khí thì xảy ra trong cánh lá cánh cánh turbine, bơm..
    -trong xây dựng thì nhà cao tầng vào cầu như đã nói
    ví dụ: trong khi vận hành của chân vịt tàu thủy, ngoài việc bị xâm thực thì còn bị 2 nguyên nhân quan trọng mà ít người biết, đó là mất ổn định divergence làm tăng vận tốc cánh nhanh chóng và gây phá hủy, hai là bị mất ổn định reversal làm cho chong chóng đang quay bị trở lực lập tức và chết máy, những nguyên nhân này hiện nay vẫn còn là những đề tài khá hấp dẫn ở nước người, nên vn ít biết là cũng đúng.
    +trở lại ví dụ lá cờ: đơn giản là thế này: lá cờ treo sau cây cột, cây cột hình cầu hay hình gì cũng vậy, gió thổi qua sẽ tạo một chênh áp khá lớn và tạo thàng những cuộn xoáy, chúng cuốn ra sau, những chênh áp liên tiếp này làm phấp phới lá cờ, nếu lá cờ là mặt phẳng sẽ chịu 1 lực đè ngang. giốnh như hiện tượng ta vụt roi trong không khí, nghe tiếng vút vút, và nghe thông reo ở đà lạt, hay tiếng dây điện réo khi có gió lớn đều gio xoáy cuộn qua hình trụ, đây là vật cảnh đều và dễ tính nhát. post một số tấm hình về dòng qua trụ tròn cho các bạn rõ:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
  4. emyeuoi1984

    emyeuoi1984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2004
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    sự nhiễu loạn là tự nhiên, nhưng tại sao có nó? nếu giả sử trụ tròn là ko ma sát và gió là lưu chất không nhớt thì đi qua trụ nó sẽ bám lại như cũ ko tách ra, nhưng do có tính chất như trên nên sẽ có, và lý giải hiện tượng này bằng lý thuyết lớp biên(boundary layer theory), lý thuyết này áp dụng cho mọi ngành nghề có đụng đến fluid(lưu chất) như hàng không, thủy lợi, cơ chất lỏng, các đường ống công nghiệp, thiết bị khí nén, các loại bơm và turbine.... rất nhiều.. cho nên nó vô cùng hấp dẫn.
  5. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0

    Bạn emyeuoi nói cây cầu gẫy là do dao động mà không phải do hiện tượng cộng hưởng tôi thấy khó thuyết phục quá, chắc phải định nghĩa lại hiện tượng cộng hưởng. Hoặc giả như chuyện cây cầu gẫy do đoàn quân duyệt binh trên cầu (cứ cho là có thật) thì có phải do cộng hưởng hay không, vì lúc này không có gió nên không có hiện tượng aeroelasticity.
    Chờ ý kiến của bạn.
  6. emyeuoi1984

    emyeuoi1984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2004
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    trả lời bạn thế này, ý tôi là trong trường hợp trên tấm hình tôi đưa ra là hiện tượng gãy cầu do aeroelasticity, tôi học nên biết chuyên này và search trên net tìm ảnh minh chứng thôi, thực sự chỉ có 1 cây cầu gãy do aeroelasticity, và sau này người ta mới biết đó chứ.
    còn hiện tượng cộng hưởng là người ta biết đến khá lâu rồi, gãy cầu khi duyệt binh là do cộng hưởng dao động(cái này mọi người ai cũng rõ). cộng hưởng tần số khi thiết kế người ta có nhiều phưong án khác phục còn gì!!!
    tóm lại công hưởng là phổ biến, còn khí đàn hồi ít người biết lắm nên tôi mới tạo box này chứ! ai cũng biết tôi tạo làm gì! tôi có một bài toán tính khí đàn hồi khi thiết kế máy bay, đơn giản thôi nhưng sẽ rất cần cho những ai muốn hiểu về nó! thân!
  7. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Cây câ?u vư?a xây đưọc va?i tháng đaf đô? vi? gió thô?i la? cây câ?u trong a?nh đâ?u tiên cu?a cái box na?y. Tuy nhiên đó cufng la? do cộng hươ?ng. Các nha? thiết kế chi? thiết kế đê? câ?u chịu được các tâ?n số dao dộng do phương tiện đi lại nhưng quên mất gió. Họ thiết kế sao cho gió lượn qua cây câ?u một cách nhẹ nha?ng không dấu vết, đô?ng thơ?i gia?m khối lượng cây câ?u tới mức tối thiê?u. Sau vụ na?y ngươ?i ta mới nhi?n nhận lại vê? vấn đê? thông gió: không pha?i cứ thiết kế sao cho gió thông qua dêf da?ng la? được.
    Nếu nói gâfy ma? không vi? cộng hươ?ng tức cây câ?u pha?i bị cuốn một phát bay luôn chứ không được phép đung đưa (cây câ?u bị gafy lắc lư ha?ng tháng trước khi gafy, ca?ng nga?y lắc lư ca?ng mạnh). Muốn bị gafy liê?n thi? một con gió xoáy cực mạnh cufng chưa chắc la?m được.
  8. emyeuoi1984

    emyeuoi1984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2004
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
  9. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng đã được xem đoạn phim cây cầu này bị gẫy. Trong cơn gió mạnh, cầu lắc như võng và cả xoắn nữa, sau chừng 1 phút thì cầu gẫy, rõ ràng có hiện tượng cộng hưởng chứ không phải gió thổi mạnh một cái là cầu bị gẫy ngay.
  10. Color_Of_Wind

    Color_Of_Wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2003
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Same here,
    Trên cầu còn có 3 chiếc oto, lúc la lúc lắc .
    Turbulent winds ---> torsional vibrations --> frequency of driving force = natural frequency --> resonance ---> bridge''s collapse .

Chia sẻ trang này