1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hiện tượng Magnus

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi username, 16/04/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Hiện tượng Magnus

    Tôi quan tâm một chút đến hiện tượng Magnus đặc biệt trong trường hợp cho quả cầu. Các bác biết sách nào dầy đủ về chuyện này ( nhưng không quá kinh dị vì tôi là kẻ ngoại đạo ) thì giới thiệu tôi với, cảm ơn.
  2. Ica

    Ica Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2001
    Bài viết:
    1.783
    Đã được thích:
    0
    Hiện tượng Magnus là hiện tượng gì thế?

    POUR LA PATRIE, LES SCIENCES ET LA GLOIRE!
  3. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Thấy có 1 bài trả lời mừng vãi vào xem hoá ra là bài của bác Ica thất vọng kinh khủng :P
    Hiện tượng Magnus là chất lỏng hay chất khí chuyển động sẽ tác động lên một cái ống trụ đang quay mấy cái lực ( tiếng Pháp gọi là portance với traînée, tiếng Anh gọi là lift với drag, tiếng Việt gọi là gì thì không biết ). Em làm modex đang quan tâm tới trường hợp cho quả cầu.
    Được username sửa chữa / chuyển vào 04:21 ngày 18/04/2003
  4. leRomeo

    leRomeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2001
    Bài viết:
    6.009
    Đã được thích:
    0
    Ah, mình có biết tí xíu về cái hiệu ứng Magnus này... Nó thường xảy ra đối với những vật thể hình trụ chuyển động vừa tịnh tiến vừa quay với tốc độ cao. Điển hình nhất là những viên đạn. Khi chế tạo súng, trong nòng súng bao giờ cũng có những rãnh xoắn để tạo mômen quay cho viên đạn khi ra khỏi nòng súng, chính là lợi dụng tác dụng của lực Magnus. Hãy tưởng tượng, nếu viên đạn chỉ chuyển động tịnh tiến trong môi trường vật chất đồng đẳng, xét không khí cho nó dễ. Rõ ràng dòng chảy của không khí bao quanh viên đạn khi nó chuyển động là đối xứng, do đó viên đạn sẽ vẫn tiếp tục chuyển động tịnh tiến. Nhưng nếu viên đạn ra khỏi nòng súng mà xoay tít thò lò thì mọi chuyện lại khác. Dòng chảy của không khí quanh viên đạn sẽ không còn đối xứng... Áp suất trung bình ở nửa trên của viên đạn sẽ nhỏ hơn ở nửa dưới (nếu nó quay theo chiều âm) và tạo một lực đẩy phụ đưa viên đạn lên cao hơn... Cái này gọi là lift force, nghĩa là lực nâng. Còn sự khác biệt giữa áp suất không khí 2 bên thành viên đạn cũng tạo lực đẩy phụ, đưa nó dịch sang trái hoặc phải nhiều hơn. Cái này gọi là drag force, nghĩa là lực xê dịch. Hiện tượng này cũng chả có gì đặc biệt và đang được áp dụng nhiều trong công nghệ phóng tầu vũ trụ và đặc biệt là trong thể thao. Môn đánh golf chẳng hạn. Tớ chưa đánh bao h nhưng cũng biết trên quả bóng golf có rất nhiều lúm nhỏ. Ngày xưa là những lúm nhỏ hình bán cầu nhưng bây h thì là hình bát giác. Để làm gì? Chính là để tăng chuyển động xoay của quả bóng, giúp tăng cao độ khi bạt bóng và giúp giảm độ xê dịch và oánh được xa hơn, làm tăng trình độ của các tay chơi golf. Quả bóng đá ở world cup vừa rồi cũng được tính toán rất nhiều về khía cạnh này. Nói chung là hiệu ứng này hình như ông Magnus người Đức thì phải, phát hiện ra phải đến hơn trăm năm rồi, chả có gì lạ nữa... Nhưng chúng ta cũng chả biết nhiều mấy vì nó không thuộc lĩnh vực chúng ta được học ở phổ thông (thậm chí là đại học trong các chương trình cơ học) nên không biết thì đâu có gì đáng thất vọng đâu ;)
    [​IMG]

Chia sẻ trang này