1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hiện tượng Osho

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi thankinhthuongnho, 10/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Người dư hoadao mờ "dính vzô" Osho coi chừng "tàn đời" luôn !
    Coi cho biết thì nỏ mần răng ! Để biết thêm cái "thời mạt pháp" ra răng cũng được ! Nó gần bằng nhau với á phiện thui mờ ! Hẹ hẹ hẹ !
  2. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Đùng rồi ,Hoa đào nên đọc như đọc sách triết thôi, đừng tập tành gì cả, còn nếu muốn thử nghiệm thì gặp dungwind,
  3. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    BÍ MẬT THỪA-KIM CANG THỪA
    A Xà Lê Như Cường
    Chưởng Môn Dòng Pháp Kim Cang
    Tiêu biểu cho cái đỉnh cao nhất của Đại Thừa Phật Giáo, nó trình bày các tư tưởng của Đức Phật.
    Giáo lý do Hóa Thân Đức Thích Ca nói ra là Hiển Giáo, nó như phương tiện cứu khổ giản dị. Chơn Ngôn Tông phạm vi riêng về kinh nghiệm nội tại của Như Lai là Pháp giáo chánh thực, do Pháp Thân của Đức Đại Nhật diễn bày.
    Các chân lý đó do sự chứng ngộ của Như Lai đạt được, là những chân lý sâu kín, đầy bí mật, khó nắm bắt được, đối với sự hiểu biết thông thường của loài người. Vì thế, người ta gọi là Bí Mật Thừa, hay nói giản dị là Mật Tông của Phật giáo.
    Chân lý đó có 1 cái gì sâu kín, thì đó không phải là do Đức Phật muốn giấu kín nó, mà chính là vì nhân loại khó có thể hiểu nổi nó.
    Kinh Mật Tông là Pháp giáo là Pháp Thân của Đức Đại Nhật dạy gồm: Đại Nhật Kinh và Kim Cang Đảnh Kinh.
    Kinh Mật Tông, một mặt thuộc phạm vi xuất thế gian và có xu hướng trực tiếp làm nảy nở tư tưởng Bồ Đề, một mặt khác làm thỏa mãn dục vọng thế gian như: yên vui, hạnh phúc...
    Hiển nhiên cái mục đích thật của Mật Giáo thuộc phạm trù Xuất Thế Gian, và các xu hướng khác có thể được xem như là phương tiện để dẫn dắt phần đông trở về với Giáo lý của Phật đà.
    Phương pháp của Mật Giáo có 1 cái gì trực tiếp và dứt khoát thẳng tay.
    Phật giáo thông thường giải thích các đam mê của chúng ta là chướng ngại chính đối với Bồ Đề, và do đó ta phải dẹp bỏ nó tật gốc. Ngược lại, Mật Tông của Đạo Phật tuyên bố rằng các đam mê là đồng tánh với Bồ Đề. Nó xử trí như một vị y sĩ, dùng các món thuốc độc mạnh nhất để rút ra những phương dược thần hiệu. Giao tư tưởng Mật Giáo cho những người không thể hiểu nó thì cũng nguy hại như đưa 1 thanh kiếm bén nhọn cho 1 đứa bé để làm đồ chơi, sự việc ấy sẽ dẫn họ đến lầm lạc và cuối cùng là làm hại họ.
    Lúc nào, Mật Giáo cũng nghiêm cấm những người không được truyền thụ, nghiên cứu nó một cách đơn độc ( theo hiểu biết cá nhân ) và nhấn mạnh sự quan trọng của việc truyền khẩu từ Thầy sang trò, nếu trò không có khả năng lãnh thọ lời giảng dạy thì cấm không được truyền cho y.
    " Hãy biết chân lý của tự Tâm nhà ngươi "
    Tư tưởng dẫn đạo của Kinh Đại Nhật hay của Mật.
    Mục đích chung của toàn bộ giáo lý nhà Phật là đánh thức sự hiểu biết nơi con người đang vất vưởng, lang thang.
    Kinh Đại Nhật, cũng như các kinh khác của Đại Thừa không cần dùng đến những thuyết minh uyên bác của biện chứng pháp học, của thần thoại, nó đi thẳng về mục đích. Nó tuyên bố nhất định rằng " Người tỏ ngộ là Phật ".
    Mật giáo gọi Tâm của chúng ta là Tâm Bồ Đề Thanh Tịnh. Tâm Bồ Đề Thanh Tịnh đó chẳng là gì khác hơn, ngoài cái Tự Tánh Thanh Tịnh Tâm của mỗi một, mà Phật giáo nói chung, nó sáng chói ở trong tâm hồn chúng ta, nó là cái thể tánh uyên nguyên của chúng ta.
    Chức năng vô hạn, vĩnh cữu của nó là cái biết, nó là cái mà chúng ta gọi là Bồ Đề. Người nào trở về với nó thì thành Phật.
    Đức Phật nói: Bí mật chủ! Bồ đề là gì? Đó là biết tự Tâm bản nhiên của mình.
    Đức Phật nói: Bí mật chủ! Bồ Đề và Nhất Thiết Trí chớ tìm ở nơi khác, ngoài tự Tâm của nhà ngươi.
    Tại sao? bản tánh uyên nguyên của nó là thanh tịnh, một cái vốn toàn trị hiện hữu trong tâm của chúng ta, người ta gọi nó là " Nhứt thiết Trí "
    *Thực hành Mật Tông:
    Các pháp không có hình tướng, cũng không có dấu hiệu riêng,chúng nó thanh tịnh và không bị ô nhiễm, chúng nó không thể nắm bắt được, và không thể diễn đạt được ( bất khả đắc và bất tư nghì ), chúng nó chỉ hiện ra những động tác làm nhân. Nhận thức chúng nó như thế về tự thể, thì không bị ô nhiễm, đó là một điều lợi lạc không gì so sánh kịp. Như vậy là con từ Tâm Phật mà sinh ra đó.
    Có 1 pháp nào không do 1 nhân sinh ra chăng? có 1 sự vật từ 1 nyha6n sinh ra, hết thảy đều có chỗ bắt đầu, một nguồn gốc.
    Nhưng nếu chúng ta xem xét các nguyên nhân sinh ra nguồn gốc ấy, thì chính nguồn gốc ấy cũng do 1 nhân sinh ra, luôn luôn có 1 vòng nhân quả như thế. Vậy thì tìm nguồn gốc ở đâu? chúng ta cố suy tư như thế, chúng ta sẽ nhận ra chân lý vô sanh uyên nguyên-Nó là nguồn gốc của vạn pháp.
    Người nào biết đến sự vô sanh uyên nguyên của pháp thì người đó biết tự Tâm mình, nó như vậy thì người đó đạt được sự toàn tri.
    Bạch Vân (Theo Bài hành giả Phổ Quảng
    đọc cho biết 1 chút về mật tông.
  4. gainhau

    gainhau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2007
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Bạn Hoadao_vnn có thể nói rõ hơn tại sao "Đạo là tĩnh" được không? Lão Tử nói Đạo là tĩnh ở như thế nào?
    Về thiền động của Osho:
    Một trong các phương pháp tập thiền (tĩnh) là quán hơi thở. Thiền giả ngồi lặng im và theo dõi hơi thở.
    Còn có 1 cách khác, thay vì theo dõi hơi thở, thiền giả quán sát theo dõi chuyển động của cơ thể (thiền động). Mọi chuyển động được theo dõi bằng chánh niệm. Cái này gọi là: dụng tâm quán thân.
    Đến khi tập các bài tập mạnh hơn, chuyển động dữ dội hơn mà tâm vẫn lặng yên, thì tâm nó sẽ chuyển sang quán sát chính nó, gọi là: dụng tâm quán tâm.
    Và khi đó, người hành thiền cũng không cần chuyển động/nhảy múa nữa, tức là chuyển sang giai đoạn tập thiền tịnh.
    Hình như ở đây không có ai học thiền động của Osho thì phải? Hay cũng chỉ là thầy bói xem voi như tôi?
  5. hoadao_vnn

    hoadao_vnn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn thankinhthuongnho đã post link. Đa tạ dungwind, không dám.
    Không hiểu sao hoadao có cảm giác phong cách viết của Osho hơi giống thầy Thích Thông Lạc. Bác Xứ Đoài đừng lo, hoadao mới đọc có một quyển này thôi đã thấy Osho nói "khéo" quá.... nên thế là đủ, không đọc nữa đâu.
    Hoadao có đọc một thiền sư Việt Nam, thầy Viên Minh, giảng về Bát Nhã Tâm Kinh trên Thư viện Hoa sen mà hoadao rất tâm đắc. Link như sau nếu các bác muốn tham khảo.
    http://www.thuvienhoasen.org/thuctaihientien-00.htm
  6. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Không còn ai muốn học hỏi nữa à, sao mà yếu thần kinh thế.
  7. hoadao_vnn

    hoadao_vnn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi gainhau là hoadao lần trước lướt qua post này. Theo hoadao hiểu ở đây, là cuối cùng thiền động của Osho chỉ là giai đoạn đầu mà thôi, cuối cùng thì vẫn phải quay về với cách thiền cổ điển "ngồi im, quán hơi thở". Vậy sao lại phải bắt đầu với nhảy múa? Chỉ cần thư thả ngồi xuống, quán tâm là đã dụng tâm quán tâm rồi mà, phải không?
    Thân mến, hoadao
  8. gainhau

    gainhau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2007
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    "Dụng tâm quán tâm" là bài tập thiền sống, không phải bài tập thiền ngồi
    Làm ăn, yêu ghét, tu tập, thành công, thất bại... những cái đó chẳng phải là sự nhảy múa của cuộc nhân sinh hay sao?
    Asana, tandava, thái cực quyền, nhảy sạp... chỉ là các cử động nhỏ trong cái đại vũ điệu cuộc đời này.
    Mà nói mấy chuyện này vô duyên quá. Hoadao_vnn thích "thư thả ngồi xuống" thì cứ tiếp tục. Còn kẻ nào thích nhảy múa thì cứ kệ pà chúng nó.
    Tôi chỉ là thầy bói xem Osho thôi.

Chia sẻ trang này