1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú....???

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi NITARID, 26/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Cái này bạn phải tìm hiểu ở sách vật lý đại cương của ĐH, phần chuyển động quay, hoặc sách cơ học lý thuyết, phần động lực học.
  2. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Trái đất quay từ tây sang đông, các khối không khí cũng có cùng vận tốc với địa hình nơi nó ở. Vì vậy ở vĩ độ 0 vận tốc ngang của khối khí cao hơn vận tốc ngang của khí ở vĩ độ n
    Khi một khối khí ở khoảng giữa vĩ độ 0 và n bị nung nóng và bốc lên cao, tạo ra vùng áp thấp nhiệt đới, khí ở vĩ độ thấp hơn và cao hơn tràn về.
    vì khí ở vĩ độ thấp có vận tốc ngang lớn hơn , nên khi di chuyển lên phía bắc, nó có khuynh huớng tạt ngang về phía đông
    Còn khí ở vĩ độ cao có vận tốc ngang nhỏ hơn , nên khi tràn xuống phía nam, nó sẽ có khuynh huớng bị lệch về phía tây.
    Vì vậy khi tràn vào vùng áp thấp, 2 khối khí này gặp nhau sẽ tạo nên một xoáy theo chiều nguợc chiều kim đồng hồ.[​IMG]
  3. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Trái đất quay từ tây sang đông, các khối không khí cũng có cùng vận tốc với địa hình nơi nó ở. Vì vậy ở vĩ độ 0 vận tốc ngang của khối khí cao hơn vận tốc ngang của khí ở vĩ độ n
    Khi một khối khí ở khoảng giữa vĩ độ 0 và n bị nung nóng và bốc lên cao, tạo ra vùng áp thấp nhiệt đới, khí ở vĩ độ thấp hơn và cao hơn tràn về.
    vì khí ở vĩ độ thấp có vận tốc ngang lớn hơn , nên khi di chuyển lên phía bắc, nó có khuynh huớng tạt ngang về phía đông
    Còn khí ở vĩ độ cao có vận tốc ngang nhỏ hơn , nên khi tràn xuống phía nam, nó sẽ có khuynh huớng bị lệch về phía tây.
    Vì vậy khi tràn vào vùng áp thấp, 2 khối khí này gặp nhau sẽ tạo nên một xoáy theo chiều nguợc chiều kim đồng hồ.[​IMG]
  4. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    Sét là gi ???...Có thể coi sét là hiện tượng thiên nhiên ít kỳ thú không....
    [​IMG]
    Song sét hòn thì chắc chắn và hơn nữa còn là điều bí ẩn......
    [​IMG]
  5. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    Sét là gi ???...Có thể coi sét là hiện tượng thiên nhiên ít kỳ thú không....
    [​IMG]
    Song sét hòn thì chắc chắn và hơn nữa còn là điều bí ẩn......
    [​IMG]
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Còn cái này gọi là hiện tượng "nhân tạo" kỳ thú các bác đọc thử bài của em nhé.
    -------------------------------------------------------------------------
    Những ?ođốm sáng nhân tạo? ?" Iridium flare
    [​IMG]
    Sẽ có một lúc nào đó, vào rạng sáng hay trời vừa sẩm tối, bạn vô tình ngước mắt nhìn lên bầu trời để ngạc nhiên vừa kịp nhận ra một đốm sáng lóe lên di chuyển trong vài giây rồi chợt tắt.
    Sáng ! sáng lắm, sáng hơn cả Sao Kim ?ongôi sao? sáng nhất trên bầu trời. Sao băng ư ? Không vì nó di chuyển khá chậm. UFO ư ? Có thể ! Nếu như bạn chưa biết câu chuyện về Iridium flare ?" những ?ođốm sáng? nhân tạo.
    Hệ thống vệ tinh viễn thông Iridium
    Câu chuyện bắt đầu vào năm 1987, từ dự án đầy tham vọng của hãng Motorola xây dựng một hệ thống thông tin di động phủ kín toàn cầu. Theo tính toán cần 77 vệ tinh tạo thành một mạng lưới thông tin phủ kín toàn bộ bề mặt trái đất. Sau khi hoàn thành, dù ở bất kỳ nơi nào: một thành phố năng động như New York, trên hòn đảo cô độc giữa Thái Bình Dương hay trong rừng già Châu Phi, mọi người đều có thể liên lạc với nhau thông qua hệ thống điện thoại vệ tinh.
    Tên của mạng lưới vệ tinh này được đặt theo nguyên tố thứ 77 trong bảng hệ thống tuần hoàn. 77 vệ tinh quay quanh trái đất giống như 77 electron quay xung quanh hạt nhân Iridium. Nhưng sau đó vì lý do tài chính con số vệ tinh được tính toán lại chỉ còn 66, tuy thế tên gọi vẫn giữ nguyên là Iridium.
    [​IMG]
    Mô hình vệ tinh Iridium
    [​IMG]
    Mạng lưới Iridium
    Hệ thống Iridium bắt đầu đưa vào sử dụng vào cuối năm 1998. Đây là một thành quả sáng chói của khoa học kỹ thuật. Thế nhưng nó lại có những nhược điểm hạn chế trong sử dụng như thiết bị khá cồng kềnh, không thể sử dụng tốt trong các tòa nhà do bị chắn sóng ? điều này kiến cho việc kinh doanh của Motorola gặp khó khăn. Tình hình tài chính tệ đến mức Motorola không đủ khả năng để duy trì bảo dưỡng hệ thống. Trước nguy cơ này Cục Phòng Vệ Liên Bang Mỹ thành lập ra công ty ?oIridium Satellite? và mua lại quyền quản lý hệ thống từ Motorola. 66 vệ tinh Iridium lại tiếp tục bay trên bầu trời và hằng đêm vẫn trình diễn cho chúng ta những đốm sáng nhân tạo ?oIridium flare?
    Những đốm sáng nhân tạo ?oIridium flare?.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Iridium 43, magnitude -8, over backyard trees, sky was a little hazy. 2001/4/14 21:16 EDT. From Squirrel Hill, Pittsburgh. Fuji 800 negative film, 10 second exposure, 35mm/f4.
    Các vệ tinh Iridium bay ở quĩ đạo khá thấp trung bình ở độ cao khoảng 700km. Độ sáng bình thường do phải chiếu ánh sáng mặt trời là +6 tức là bằng với cấp sao mờ nhất mà mắt thường có thể nhận biết. Chẳng có gì đặc biệt phải không !
    Nhưng khi những tấm angten mạ nhôm sáng loáng phản xạ ánh sáng mặt trời hướng thẳng về phía Trái Đất, độ sáng của nó đột ngột tăng lên đến -8. Hãy thử so sánh xem , Sao Kim vật thể sáng thứ 3 trên bầu trời có độ sáng lớn nhất là - 4.9, như vậy độ sáng cực đại của Iridium khoảng hơn 30 lần Sao Kim. Vào lúc này trên bầu trời sẽ có một đốm cực sáng lóe lên di chuyển chậm khoảng từ 5 đến 20 giây rồi giảm dần độ sáng và biến mất.
    Tuy thế còn phụ thuộc vào vị trí quan sát của bạn sẽ ảnh hưởng đến góc phản xạ ánh sáng từ các ăngten của vệ tinh mà độ sáng có thể thay đổi. Khi ở đúng vị trí có sự phản xạ ánh sáng nhiều nhất, có lẽ nếu không được biết trước cam đoan rằng bạn sẽ không tin vào những gì mà mắt mình thấy.
    Tìm xem ?ođốm sáng nhận tạo? như thế nào.
    Như các vệ tinh các để có thể phản chiếu ánh sáng của mặt trời, Iridium chỉ có thể quan sát được vào rạng sáng và chập tối.
    Nếu không cần trông chờ vào may mắn, bạn có thể tìm trước các thông tin về thời gian tọa độ cũng như độ sáng của Iridium qua trang thông tin vệ tinh http://www.heavens-above.com . Bạn cần đăng kí tài khoản trong đó khai báo các thông tin về tọa độ địa lý của mình để tra cứu.
    Sau đây là bảng thông tin về các đốm sáng Iridium sẽ diễn ra trong 7 ngày tới ứng với tọa độ của TPHCM.
    [​IMG]
    --------
    CLB Thiên Văn Nghiệp Dư TP Hồ Chí Minh
    --------
    Tài liệu tham khảo
    [1] http://www.satobs.org/iridium.html
    [2] http://www.assa.org.au/observing/iridium/
    [3] http://www.cs.cmu.edu/~zhuxj/astro/html/bestiridium.html
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 23:29 ngày 31/05/2007
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Còn cái này gọi là hiện tượng "nhân tạo" kỳ thú các bác đọc thử bài của em nhé.
    -------------------------------------------------------------------------
    Những ?ođốm sáng nhân tạo? ?" Iridium flare
    [​IMG]
    Sẽ có một lúc nào đó, vào rạng sáng hay trời vừa sẩm tối, bạn vô tình ngước mắt nhìn lên bầu trời để ngạc nhiên vừa kịp nhận ra một đốm sáng lóe lên di chuyển trong vài giây rồi chợt tắt.
    Sáng ! sáng lắm, sáng hơn cả Sao Kim ?ongôi sao? sáng nhất trên bầu trời. Sao băng ư ? Không vì nó di chuyển khá chậm. UFO ư ? Có thể ! Nếu như bạn chưa biết câu chuyện về Iridium flare ?" những ?ođốm sáng? nhân tạo.
    Hệ thống vệ tinh viễn thông Iridium
    Câu chuyện bắt đầu vào năm 1987, từ dự án đầy tham vọng của hãng Motorola xây dựng một hệ thống thông tin di động phủ kín toàn cầu. Theo tính toán cần 77 vệ tinh tạo thành một mạng lưới thông tin phủ kín toàn bộ bề mặt trái đất. Sau khi hoàn thành, dù ở bất kỳ nơi nào: một thành phố năng động như New York, trên hòn đảo cô độc giữa Thái Bình Dương hay trong rừng già Châu Phi, mọi người đều có thể liên lạc với nhau thông qua hệ thống điện thoại vệ tinh.
    Tên của mạng lưới vệ tinh này được đặt theo nguyên tố thứ 77 trong bảng hệ thống tuần hoàn. 77 vệ tinh quay quanh trái đất giống như 77 electron quay xung quanh hạt nhân Iridium. Nhưng sau đó vì lý do tài chính con số vệ tinh được tính toán lại chỉ còn 66, tuy thế tên gọi vẫn giữ nguyên là Iridium.
    [​IMG]
    Mô hình vệ tinh Iridium
    [​IMG]
    Mạng lưới Iridium
    Hệ thống Iridium bắt đầu đưa vào sử dụng vào cuối năm 1998. Đây là một thành quả sáng chói của khoa học kỹ thuật. Thế nhưng nó lại có những nhược điểm hạn chế trong sử dụng như thiết bị khá cồng kềnh, không thể sử dụng tốt trong các tòa nhà do bị chắn sóng ? điều này kiến cho việc kinh doanh của Motorola gặp khó khăn. Tình hình tài chính tệ đến mức Motorola không đủ khả năng để duy trì bảo dưỡng hệ thống. Trước nguy cơ này Cục Phòng Vệ Liên Bang Mỹ thành lập ra công ty ?oIridium Satellite? và mua lại quyền quản lý hệ thống từ Motorola. 66 vệ tinh Iridium lại tiếp tục bay trên bầu trời và hằng đêm vẫn trình diễn cho chúng ta những đốm sáng nhân tạo ?oIridium flare?
    Những đốm sáng nhân tạo ?oIridium flare?.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Iridium 43, magnitude -8, over backyard trees, sky was a little hazy. 2001/4/14 21:16 EDT. From Squirrel Hill, Pittsburgh. Fuji 800 negative film, 10 second exposure, 35mm/f4.
    Các vệ tinh Iridium bay ở quĩ đạo khá thấp trung bình ở độ cao khoảng 700km. Độ sáng bình thường do phải chiếu ánh sáng mặt trời là +6 tức là bằng với cấp sao mờ nhất mà mắt thường có thể nhận biết. Chẳng có gì đặc biệt phải không !
    Nhưng khi những tấm angten mạ nhôm sáng loáng phản xạ ánh sáng mặt trời hướng thẳng về phía Trái Đất, độ sáng của nó đột ngột tăng lên đến -8. Hãy thử so sánh xem , Sao Kim vật thể sáng thứ 3 trên bầu trời có độ sáng lớn nhất là - 4.9, như vậy độ sáng cực đại của Iridium khoảng hơn 30 lần Sao Kim. Vào lúc này trên bầu trời sẽ có một đốm cực sáng lóe lên di chuyển chậm khoảng từ 5 đến 20 giây rồi giảm dần độ sáng và biến mất.
    Tuy thế còn phụ thuộc vào vị trí quan sát của bạn sẽ ảnh hưởng đến góc phản xạ ánh sáng từ các ăngten của vệ tinh mà độ sáng có thể thay đổi. Khi ở đúng vị trí có sự phản xạ ánh sáng nhiều nhất, có lẽ nếu không được biết trước cam đoan rằng bạn sẽ không tin vào những gì mà mắt mình thấy.
    Tìm xem ?ođốm sáng nhận tạo? như thế nào.
    Như các vệ tinh các để có thể phản chiếu ánh sáng của mặt trời, Iridium chỉ có thể quan sát được vào rạng sáng và chập tối.
    Nếu không cần trông chờ vào may mắn, bạn có thể tìm trước các thông tin về thời gian tọa độ cũng như độ sáng của Iridium qua trang thông tin vệ tinh http://www.heavens-above.com . Bạn cần đăng kí tài khoản trong đó khai báo các thông tin về tọa độ địa lý của mình để tra cứu.
    Sau đây là bảng thông tin về các đốm sáng Iridium sẽ diễn ra trong 7 ngày tới ứng với tọa độ của TPHCM.
    [​IMG]
    --------
    CLB Thiên Văn Nghiệp Dư TP Hồ Chí Minh
    --------
    Tài liệu tham khảo
    [1] http://www.satobs.org/iridium.html
    [2] http://www.assa.org.au/observing/iridium/
    [3] http://www.cs.cmu.edu/~zhuxj/astro/html/bestiridium.html
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 23:29 ngày 31/05/2007
  8. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    Thật tuyệt vời ! Khi con người đã có thể thay Thượng đế tạo ra những ngôi sao ....
    Chẳng mấy chốc nữa bầu trời sẽ chi chit các ngôi sao nhân tao, và lúc đo sẽ còn thơ mộng như bây giờ không nhỉ ???....
    Àh...Những sao nhân tạo này nó có chuyển động không nhỉ ? Các bạn thử xem tai sao ???....
    Được NITARID sửa chữa / chuyển vào 00:29 ngày 07/06/2007
  9. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.183
    Đã được thích:
    5.579
    Có hiện tượng này cũng kỳ thú lắm đây: Tớ có cái răng trám bình thường không sao, mấy bữa nay trời lạnh đột ngột tự nhiên vỡ ra (lúc đang nhá có mấy miếng pizza mềm xèo). Không hiểu tại sao, xót hết cả ruột.
  10. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Cái đó thiên văn người ta gọi là Small Bang, chắc nó có sau một Small Crunch!

Chia sẻ trang này