1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hiện tượng vật lý hay sinh lý ?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi Sweetestheart, 29/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Sweetestheart

    Sweetestheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2002
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Hiện tượng vật lý hay sinh lý ?

    Mọi người cho mình hỏi với :
    Hiện nay mình đang học ở Nhật. Thời tiết lạnh nên phải mặc nhiều đồ len, mũ len.... Không biết tại sao mỗi lần chạm vào 1 đồ kim loại ( tay nắm trên tàu điện, hàng điện tử ) mình lại có cảm giác như bị điện giật ??? sau đó chạm lại thì ko bị nữa, trong khi đó những người bạn của mình thì ko bị như vậy. Dù rất nhẹ nhưng cũng gây cảm giác mất tự tin. Mình băn khoăn ko biết đây có thể là hiện tượng vật lý hay sinh lý nên nhờ mọi người giải thích dùm. Nếu đây là hiện tượng vật lý thì có cách nào khắc phục ko ?
    Cám ơn nhiều nhé.


    WHO WILL CONQUER THE SWEETEST HEART ???
  2. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Có lẽ đó vừa là hiện tượng Vật lý và sinh lý.
    Giải thích bằng Vật lý thì nguyên nhân chính ở các bộ mốt len của "Trái tim làm bằng Chocolate" đó. Mỗi khi bạn gái cọ xát bộ đồ len vào cơ thể ngọc ngà của mình là lúc các điện tích được sinh ra ( đây là hiện tượng tích điện do cọ xát ). Các điện tích đó nằm lại trên bộ đồ len cho tới khi bạn chạm tay vào một cái gì đó có khả năng dẫn điện. Khi đó điện tích sẽ từ đồ len chạy sang cơ thể bạn rồi truyền qua tay khiến bạn có cảm giác tê tê. Còn sau đó các điện tích đã được giải thoát hết thì làm sao còn hiện tượng đó nữa.
    Ai đó làm ơn giải thích bằng tâm lý học hay sinh học rùm cái.
    I''ll be the winner
  3. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng nghĩ là hiện tượng vừa Vật Lý vừa Sinh Lý. Về Vật Lý thì tôi không nhớ rõ, nhưng NoHellandHeaven giải thích có vẻ đúng. Nghe nói vào các mùa lạnh, các vật bằng kim loại dễ tích điện, ở Tây Âu, có người sờ vào nắm đấm cửa bị giật té nhào. Còn về Sinh Lý thì dễ hiểu thôi, giới hạn chịu dòng điện của mỗi người là khác nhau. Bạn là người nhạy cảm với dòng điện nên bị giật, những người khác họ "chai lỳ" hơn nên không cảm thấy.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  4. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Không có gì trong thế giới của chúng ta lại không phải là hiện tượng vật lí cả, còn về vấn đề sinh lí thì em đồng ý với bác farmer, có lẽ đấy là do tuỳ người thôi.
    Việc giả thích hiện tượng của bác NoHellandHeaven em cũng đồng ý. Buổi tối, khi đã tắt hết điện, không còn chút ánh sáng nào các bác có thể lấy một chiếc áo len mỏng ra và thử cọ mạnh các phần của nó vào nhau, dòng điện sinh ra và chiếc áo sẽ phát sáng. Với nhứng chiếc áo phông đã cũ, nếu để ý các bác sẽ thấy mỗi khi cởi nó ra thì nghe thấy tiếng lách tách, đó chính là tiếng nổ gây ra do sự tích điện.
    Thời gian luôn trôi đi, tất cả đều có thể xảy đến nhưng tình yêu tôi dành cho em sẽ không bao giờ có gì thay đổi được!
    Niềm tin cho ta tất cả!
     
  5. navut

    navut Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Em nghĩ phải nói là sự phóng điện. (các bác sửa dùm em nếu em sai nha)
    Còn em thì có kinh nghiệm thực tế luôn. Em lái xe, sau khi mở cửa bước ra và đóng cửa lại. Em rất hay bị điện giật lúc đóng cửa (lúc tay em chạm vào cửa xe). Lấy làm lạ, lần sau em không dùng tay đóng cửa nữa mà cứ để đó. Vào nhà lấy cây viết thử điện ra thử. Ối làng nước ơi, đèn sáng các bác ạ. Em tự hỏi có phải xe em bị rò điện không? Thật ra thì không. Do khi chạy, nhất là khi trời lạnh, không khí khô, dễ làm xe tích điện (cái này chỉ la tỉnh điện). Người ngồi trong xe, chạm vào xe thì chẳng sao vì người và xe cùng 1 khối mà, đâu có sự phóng điện. Nhưng khi bước xuống đất thì tình thế lạ khác. Càng sợ, càng chạm nhẹ vào thì nó phóng càng mạnh. Có khi em thấy 1 tia lửa nhỏ đấy các bác ạ. Bây giờ em kinh nghiệm rồi. Trước khi đặt chân xuống đất, em nắm chặt phần kim loại của cánh cửa (tăng diện tích tiếp xúc giữa em và xe), sau đó mới để chân xuống, nothing happened. Nói chung hiện tượng này hay xảy ra ở mùa đông, mùa hè hiếm lắm, có lẽ do không khí ẩm hơn.
    Không biết em có sai không?
    __________________Yêu tha thiết, thế vẫn còn chưa đủ?Anh tham lam, anh đòi hỏi quá nhiều.Anh biết rồi, em đã nói em yêu;Sao vẫn muốn nhắc một lời đã cũ?... (Xuân Diệu)
  6. annonymous

    annonymous Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    2.070
    Đã được thích:
    0
    Còn 1 lý do nữa là tuỳ mỗi người có khả năng "sinh ra" nhiều điện tích hay không, ví dụ như da khô hay da ướt chẳng hạn.
    Lũ chúng con ngủ trong giường chiếu hẹp,Giấc mơ con đè nát cuộc đời con!
  7. thuylt

    thuylt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2003
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    0
    Tôi không phải dân nghiền lý nhưng thấy các bạn bàn luận vui quá, xin phép nhào vô một phen:
    - Hiện tượng chạm giật hay bị giật khi xuống xe sau 1 chặng đường dài là có thật điều này đã nhiều người bị.
    - Hồi còn học ở nhà trường thì hiện tượng này được nằm trong nội dung của thí nghiệm " tích điện do ma sát". trong trường hợp các bạn nói trên thì vật tích điện chính là cơ thể chúng ta( tất nhiên bao gồm cả quần áo và các đồ vật đi kèm).
    * Trong thực tế và trong khoa học kỹ thuật người ta phải loại bỏ các điện tích này trên các phương tiện bằng cách:
    - Nối đất vật tích điện ( ví dụ bằng 1 cái dây xích phía sau chiếc xe xi - tec chở xăng dầu.
    - Thoát điện tích ( một cái mũi nhọn phía sau chiếc máy bay chiến đấu để dễ dàng thoát các điện tích tích điện do ma sát với không khí).
    * Đối với trường hợp bạn hay bị giật khi đi bộ bình thường tôi xin có thiển ý như sau:
    - Bạn nên tránh mặc áu quần khoác ngoài bằng len, dạ (đồ da có thể giảm hiệu ứng ma sát).
    - Bạn có thể dính 1 đoạn băng keo dẫn điện từ đế giày, dép( phần tiếp xúc với bàn chân) xuống phần ma sát dưới đế.
    Bạn hãy thử coi và cho thông tin lại ?
    Chào, chúc thành công.

Chia sẻ trang này