1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hiệp định Giơnevơ - thắng lợi và thất bại

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi uotmi1986, 14/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. uotmi1986

    uotmi1986 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    2.791
    Đã được thích:
    0
    Hiệp định Giơnevơ - thắng lợi và thất bại

    Em có thắc mắc thế này: Tại sao chiến tranh là giữa Việt Nam và Pháp mà Mĩ lại nhảy vào, tại sao ta hoàn toàn chiến thắng mà lại phải chấp nhận chia đôi đất nước? Mà chỉ trong 2 năm, Mĩ đã biến miền Nam thành của Mĩ hoàn toàn. Và chiến tranh giữa những con người cùng dòng máu Việt nhưng khác chế độ có phải quá đau lòng?
    Phải chăng vì ta lúc đó quá ngả theo ý của các nước lớn (Nga, Trung Quốc, Mỹ). Đã chia đôi Triều Tiên, chia đôi Đức, thì cũng sẽ chia đôi Việt Nam?

    Hiệp định Giơnevơ có phải là chiến thắng ngoại giao của ta không?
    Tình cảnh lúc bấy giờ các bác ngoại giao chúng ta đi đàm phán, tiếng Tây thì vừa phải, chưa bao giờ ra nước ngoài lạ nước lạ cái, chưa bao giờ ngồi vào một bàn đàm phán lớn như vậy?
    Hiệp định Pari có phần rút ra kinh nghiệm và sai sót của hiệp định Giơnevơ nên đã không đi vào đường mòn đó phải không ạ?
  2. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    Dưới đây là bài trả lời của một bác Wikipedian với nick Tmct. Xin mạn phép bác sửa chữa lại một chút cho phù hợp.
    Tổng kết một số điểm chính thường dùng để kết tội VC:
    "1. Kết tội VC ký hiệp định Geneva đồng ý chia cắt đất nước, trong khi phía Bảo Đại-Ngô Đình Diệm không ký vì không muốn chia cắt đất nước.
    2. Kết tội VC tổ chức chiến tranh hòng ép lực lượng chính trị đối lập (VNCH) theo con đường chính trị của mình và chiếm toàn bộ đất nước.
    3. Kết tội VC phân biệt đối xử "cách mạch-quốc gia" trong thời kỳ sau chiến tranh.
    4. Thắc mắc về nội dung hiệp định Geneva.
    Ngoài trừ điểm 4, tôi xin phép nêu ý kiến của tôi về 3 điểm đầu như sau:
    1. Xung quanh hiệp định Geneva. tại sao VC ký hiệp định Geneva? VC có lựa chọn nào khác để có hòa bình hay không? Tại sao phía Bảo Đại không ký và không muốn tổng tuyển cử?
    * Thứ nhất, sau 9 năm chiến tranh, VC không còn muốn chiến tranh tiếp vì lực cũng không hề mạnh, họ muốn ngừng lại để xây dựng đất nước và củng cố lực lượng. Nếu không ký một hiệp định hòa bình thì sẽ phải đánh nhau tiếp. Mà nếu đánh nhau tiếp ngay lập tức thì có giành được hòa bình hay không? Câu trả lời của họ là không. Vậy một hiệp định hòa bình là cần thiết đối với họ.
    * Thứ hai, tại sao họ lại đồng ý với việc chia cắt đất nước? Có hai lý do.
    o Lý do đầu tiên là họ không có quyền lựa chọn cao hơn. Thực tế chiến trường khi đó, ********* đã thắng lớn, Pháp không còn có hy vọng tiếp tục chiến tranh vì nhiều lý do kinh tế và chính trị trong nước. Trong hoàn cảnh đó đáng ra ********* phải được lợi thế hơn trên bàn đàm phán. Nhưng trong hoàn cảnh khi đó, Việt Nam là một nước quá nhỏ bé chưa có vị thế gì, hai đồng minh duy nhất trong cuộc đàm phán là Liên Xô và Trung Quốc thì lại vì lý do riêng của họ không muốn gây căng thẳng với Mỹ và đã ép VC đồng ý chia đôi đất nước (điều tương tự đã suýt thì cũng xảy ra đối với hiệp định Paris). Với thế yếu như vậy, họ đã không thể đạt được những điều khoản có lợi hơn (lấy toàn bộ VN chẳng hạn).
    o Lý do thứ hai. Tuy bị ép vào thế yếu nhưng hiệp định đã cho họ hy vọng về một cuộc thống nhất đất nước trong hòa bình. Đó là cuộc tổng tuyển cử dự kiến vào năm 1956. Tại sao họ lại hy vọng nhiều đến thế? Chỉ cần 1 dẫn chứng từ phía Mỹ là đủ, tổng thống Eisenhower tại đây đã nói rằng ông không tin Pháp có thể thắng trong cuộc chiến tranh, và nếu có tổng tuyển cử thì 80% dân VN sẽ bầu cho Hồ Chí Minh chứ không bầu Bảo Đại. Đủ thấy hy vọng của phía VC vào thống nhất trong hòa bình lớn đến đâu. Trong từ điển Encarta cũng có câu này "The ********* reluctantly agreed to the partitioning of Vietnam in the expectation that the elections would reunify the country under Communist rule."
    Tóm lại, VC không muốn chia đất. Họ đã cố gắng hết mức có thể trong hiệp định Geneva với mục đích thống nhất đất nước trong hòa bình. Còn lý do tại sao Mỹ và phe Bảo Đại không ký hiệp định Geneva, lời trích dẫn trên của chính tổng thống Mỹ là đủ để trả lời. Không thể nói rằng Bảo Đại không ký hiệp định Geneva vì không muốn chia cắt đất nước, cái họ không muốn chính là cuộc tổng tuyển cử kèm theo nguy cơ Hồ Chí Minh sẽ thắng cử trên toàn quốc và quyền lực về cả *********.
    2. Về việc VC tiến hành chiến tranh tại miền Nam. Tại sao phải chiến tranh?
    * Xét về mặt chủ quan, vì lý tưởng đầu tiên và cao nhất của VC là thống nhất đất nước và độc lập dân tộc (cao hơn cả lý tưởng cộng sản đấy), nên dứt khoát họ phải tìm cách đạt được điều đó, bằng biện pháp hòa bình (tổng tuyển cử) không được thì phải dùng biện pháp chiến tranh. Bạn có thể đọc ở đây xem đã có cân nhắc và xung đột giữa hay xu hướng hòa bình-chiến tranh như thế nào. Còn khi các hoạt động vũ trang, nhất là chiến tranh du kích, được tiến hành, nếu họ không có sự hỗ trợ của chính nhân dân miền Nam (quan trọng có tính chất quyết định đấy) thì họ đã không thể làm được việc đó chứ đừng nói đến chuyện thành công. Nếu người dân không thấy chung quyền lợi, chung lý tưởng, họ lấy lý do gì để ủng hộ VC?
    * Xét về mặt khách quan. Nếu trong một quốc gia có hai lực lượng chính trị đối lập nhau hoàn toàn về ý thức hệ, mỗi bên đều cho mình là đúng và cho rằng bên kia là không thể chấp nhận được, cả hai đều muốn nắm quyền trên toàn quốc gia, liệu hai lực lượng đó có thể sống chung hay không? nhất là khi cả hai đều có sức mạnh quân sự? Lịch sử đã chứng minh là không thể. Trong lịch sử, tất cả các mâu thuẫn dạng đó đều đã dẫn đến chiến tranh cho đến khi bên yếu hơn bị loại bỏ hoặc bị làm cho yếu đến mức không làm gì được nữa. (Ở đây tôi nhấn mạnh chuyện "một quốc gia" vì cả hai bên VNDCCH và Ngô Đình Diệm đều muốn thống nhất đất nước, họ không hài lòng với chuyện chia đôi và đều muốn Nam tiến hoặc Bắc tiến, chuyện "chia rồi thì ai ở đâu nên ở nguyên bên đó" là chuyện hồ đồ phi thực tế.)
    Vậy, do hy vọng thống nhất một cách hòa bình đã bị phá vỡ, nên chiến tranh với hy vọng thống nhất là chuyện tất yếu. Miền Bắc không tiến trước thì VNCH cũng tiến thôi (chắc tôi không cần phải dẫn chứng về chuyện VNCH hô hào Bắc tiến). Một bên từ chối dùng hòa bình để đi đến thống nhất, lấy gì để kết tội việc bên kia phải dùng đến chiến tranh?
    3. Về sự phân biệt đối xử thời kỳ sau chiến tranh.
    * Một cách khách quan, người thắng trận có thể nói nôm na thế này "ông đã là kẻ thù của tôi, bây giờ làm sao tôi tin tưởng ông đây? lỡ tôi dùng ông rồi ông phá tôi thì sao? nhất là bây giờ tôi vừa mới nắm quyền, chân ướt chân ráo tới đây tình hình an ninh còn chưa ổn định, các ông thì đông đảo như vậy". Bên nào thắng cũng sẽ như vậy thôi. Nếu là phía VNCH tiến ra bắc và giành chính quyền, liệu tình hình sẽ thế nào? Trong lịch sử Việt Nam, cứ một triều đại mới lên do giành quyền từ một triều đại cũ, thì hoàng thân quốc thích của triều cũ đã bị đối xử như thế nào? Bạn còn nhớ không? Thậm chí tục ngữ VN còn có câu "được làm vua, thua làm giặc" cơ mà. Đấy, khách quan mà nói, chuyện "phân biệt đối xử" đó chả có gì đặc biệt cả.
    * Bây giờ mới chủ quan một tí đây. Phải thừa nhận rằng, mặc dù tốt cho an ninh, nhưng những phân biệt đối xử đó chắc chắn đã gây hại không ít về kinh tế chính trị và gây chia rẽ nặng nề giữa người Việt với nhau. Sau hơn 30 năm, bạn đã là dẫn chứng cho thấy sự chia rẽ đó vẫn rất sâu sắc. Tôi không chứng kiến giai đoạn phức tạp đó, tôi không đủ thông tin thể phán xét bên này hay bên kia hành động đúng hay sai ở mức độ nào. Chuyện xảy ra đã xảy ra. Trong bài Chiến tranh Việt Nam có nói về tướng Trần Văn Trà và cách đối xử của ông thời đó đối với "phía bên kia"; các nhà lãnh đạo Việt Nam đã bắt đầu có những lời nói đầu tiên về vấn đề "phân biệt đối xử" đó; chuyện "phân biệt" (ít nhất là với người sống) thực tế đã chấm dứt từ lâu. Hy vọng những điều đó có thể giúp bạn nhìn nhận vấn đề nhẹ nhàng hơn và hướng tới tương lai nhiều hơn.
  3. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Mỹ đã muốn phá thì còn lâu mới thống nhất đất nước bằng 1 cái hiệp định được! Pháp lúc đó đã sẵn sàng buông hết cho Mỹ rồi, nếu ta không chịu ký. Chẳng qua chỉ là cò cưa về ranh giới thôi. Cái này thì đúng là ta bị lép vì ranh giới sau chiến thắng chả mấy cải thiện so với trước, chỉ có thêm mấy thành phố lớn.
    Nhưng nếu hiệp định được thực thi đúng theo thoả thuận, 2 năm sau tổng tuyển cử.. thì cũng là một thắng lợi đấy chứ! Sai lầm không phải là điều khoản hiệp định mà là không có biện pháp bảo đảm thực thi và khi địch trở cờ, nhiều bác nhà ta không chịu quyết tâm đánh tiếp mà chỉ muốn yên ổn, khiến cho Cách mạng Miền Nam bị thiệt hại.
  4. Amor

    Amor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    477
    Đã được thích:
    0
    Em thấy các bác VNCH cũng hay kết tội VC phá vỡ Hiệp định Giơnevơ khi để lại rất nhiều cán bộ cộng sản "nằm vùng" ở miền Nam, cất giấu vũ khí khí tài để đợi thời cơ là nổi dậy, trong khi đáng lẽ phải rút hết quân ra ngoài Bắc. Chẳng lẽ theo Hiệp định đã là cán bộ ********* thì dù người miền Nam cũng phải di cư hết ra ngoài vĩ tuyến 17 ạ? Bác nào biết về Hiệp định này thông tin cho em chút. Em từng hỏi thẳng thày giáo dạy sử nhưng mà thày trả lời lòng vòng một hồi chả thuyết phục tí nào.
  5. hiepsi1975

    hiepsi1975 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Ai có cái hiệp địn Geneve thì post lên cho bà con coi cái nhỉ?
  6. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    Hiệp định Genève 1954 có những văn kiện như sau:
    1. Ba hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam, Lào và Campuchia
    2. Bản tuyên bố cuối cùng của hội nghị
    3. Bản tuyên bố riêng ngày 21 tháng 7 của Mỹ tại Hội nghị Genève
    4. Bản tuyên bố của chính phủ Pháp ngày 21 tháng 7, trong đó nêu rõ Pháp sẵn sàng rút quân ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, Lào, Campuchia theo lời yêu cầu của chính phủ những nước có liên quan trong một thời gian do các bên thoả thuận.
    5. Các công hàm trao đổi giữa Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng và Thủ tướng Pháp Pierre Mendès-France.
    Dưới đây là liên kết về nội dung của hiệp đình chiến của Việt Nam:
    http://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/genevacc.htm
  7. uotmi1986

    uotmi1986 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    2.791
    Đã được thích:
    0
    Anh Thainhi_vn hiểu nhầm và hơi xét đoán quá về tư tưởng của em rồi. Nhưng không vấn đề gì. Thực ra em muốn tập trung vào nguyên nhân tại sao ta phải / đã đồng ý kí hiệp định Giơnevơ trong hoàn cảnh có phần rất thuận lợi như thế.
  8. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Về mặt hình thức thì văn kiện chính thức còn có:
    Tuyên bố riêng (Unilateral Decleration) của chính phủ hoàng gia Cambodia (21/7)
    Tuyên bố riêng của chính phủ hoàng gia Lào (21/7)
    Tuyên bố (Statement) của chính phủ Quốc Gia Việt Nam (21/7)
  9. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    1. Chiến thắng Điện Biên Phủ tuy là một chiến thắng rất lớn, nhưng chưa phải là chiến thắng hoàn toàn đến mức để Pháp phải đầu hàng vô điều kiện.
    2. Sau ĐBP Pháp muốn đàm phán nhưng không phải họ đã hết ý muốn chiến tranh. 3 sư đoàn Pháp đã được tiêm chủng phòng bệnh nhiệt đới để lên đường. Mendès France đã tuyên bố là nếu đàm phán không thành công, trước khi nội các đổ ông ta sẽ gửi thêm quân sang Đông Dương đánh tiếp, bằng cách rút bớt quân Pháp đang đóng tại Đức, và động viên thêm lính nghĩa vụ.
    3. LX và TQ nói với ta là nếu không nghe họ, cứ đánh tiếp thì họ sẽ không viện trợ (quân sự) tiếp cho ta nữa, nếu Mỹ nhảy vào họ không chịu trách nhiệm.
    4. Tuy phải chấp nhận chia đôi tạm thời, nhưng viễn cảnh thống nhất bằng bầu cử sau 2 năm, không phải đánh nhau là một viễn cảnh rất hứa hẹn.
    5. Vì học được bài học từ hiệp định Geneva nên giai đoạn 1969- 1972 VNDCCH đã đàm phán (dẫn đến HĐ Paris) với Mỹ theo một chiến lược hoàn toàn khác, kiên quyết không cho LX và TQ can thiệp.
  10. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Không biết lão này có định làm thật không vì có vẻ Pháp đã thỏa thuận buông cho Mỹ từ lúc này rồi, gửi thêm quân Pháp làm gì. Có tài liệu viết là Pháp đã dọa thẳng ta là nếu không ký thì sẽ mở cửa cho quân Mỹ vào!
    Sở dĩ Pháp dù đã buông VNCH cho Mỹ nhưng vẫn cứng cựa đòi hỏi là vì 3 nước Anh - Pháp - Mỹ đã thống nhất đường lối đó rồi và Anh-Mỹ đã hứa sẽ giúp đỡ mạnh nếu thương lượng thất bại. Còn phía ta thì 2 ông LX-TQ chỉ muốn hưởng thái bình...

Chia sẻ trang này