1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hiệp định Giơnevơ - thắng lợi và thất bại

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi uotmi1986, 14/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    1. Chiến thắng Điện Biên Phủ tuy là một chiến thắng rất lớn, nhưng chưa phải là chiến thắng hoàn toàn đến mức để Pháp phải đầu hàng vô điều kiện.
    => Đúng rồi. Như có lần De Castries đã trả lời thẩm vấn sau ĐBP, đại ý là: VM mới chỉ kiểm soát được vùng rừng núi, còn đồng bằng và đô thị vẫn nằm trong tay quân Pháp.
    3. LX và TQ nói với ta là nếu không nghe họ, cứ đánh tiếp thì họ sẽ không viện trợ (quân sự) tiếp cho ta nữa, nếu Mỹ nhảy vào họ không chịu trách nhiệm
    => LX và TQ vừa oánh nhau với Mỹ ở Triều Tiên xong, đang trong quá trình tái thiết đất nước nên việc tiếp tục viện trợ để VM oánh nhau với Pháp và thậm chí cả Mỹ. Đó là điều họ không mong muốn tại thời điểm đó. Thế nên đây cũng là 1 lý do để pháo phản lực H6 được TQ viện trợ cho VM sử dụng trong đợt 3 của chiến dịch Điện Biên Phủ; nhằm kết thúc sớm việc oánh nhau.
  2. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Đúng rồi, tuy sau ĐBP, vùng giải phóng của ta có mở rộng ra nhiều, tinh thần lính Pháp và lính VNCH suy sụp nặng nhưng nói như De Castries thì họ rút những vùng họ không có khả năng giữ, bị ta uy hiếp mạnh, và sẽ quyết giữ những vùng không thể mất. Đó là trục Hà Nội - Hải Phòng và có thể là đường 18 ở Bắc Bộ, Tua răng, Faifo ở Nam Trung Bộ và các thành phố thị xã ở Nam Bộ. Đơn cử như dải đồng bằng từ Đồng Hới-Quảng Bình vào đến Huế là vùng ta không uy hiếp mạnh nên Pháp đã không rút, mặc dù vùng này họ sẵn sàng từ bỏ bất cứ lúc nào vì lực lượng của họ ở đây yếu và không có nhiều ý nghĩa về chiến lược. Vào thời điểm sau ĐBP, ta có lợi thế lớn, nhưng chưa đủ sức tiến tới một thắng lợi trọn vẹn, nếu Pháp co cụm lại những địa điểm quan trọng ở đồng bằng, khả năng ta không giải quyết được là rất hiện hữu.
    Với những dự kiến (tất nhiên, theo dự kiến) mà Hội nghị Giơnevơ đề ra, hoàn toàn là một tương lai tốt đối với VNDCCH non trẻ, có chăng là phần của ta quản lý đáng lẽ nên xuống đến đèo Hải Vân, và một vùng tập kết rộng hơn cho bộ đội Lào, bộ đội CPC có vùng tập kết thì hợp lý hơn.
  3. thanhle2004

    thanhle2004 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    3.896
    Đã được thích:
    1.957
    Ướt mi đọc "Điện biên phủ - Điểm hẹn lịch sử" - trang 406-408 giải thích rất rõ ràng - và có chút chua xót:
    Đầu tháng 7, đồng chí Chu Ân Lai từ Giơ ne vơ trở về Trung Quốc, đề nghị gặp Bác ở Liễu Châu (...) Đồng chí Chu nói tình hình quốc tế hiện nay yêu cầu có hoà bình, việc phân chia ranh giới tạm thời nên châm chước một chừng nào để tranh thủ cơ sở pháp lý cho một cuộc tổng tuyển cử hoà bình thống nhất hai miền Nam, Bắc Việt Nam trong hai năm. Nếu ta có chính sách khôn khéo, tổng tuyển cử sẽ giành thắng lợi. Đồng chí Chu thấy có khả năng lập một mặt trận liên minh với Pháp để đẩy lùi sự can thiệp của Mỹ vào bán đảo Đông Dương. Cuối cùng, đồng chí noi: trước đây Plêven khăng khăng đòi lấy vĩ tuyến 18 làm ranh giới tạm thời, nhưng trước sự đấu tranh kiên quyết của ta, Măngđét Frăng và Anh, Mỹ đã đồng ý rút xuống vĩ tuyến 17.
    Bác và chúng tôi đều ngỡ ngàng. Phải chăm chú tìm trên bản đồ mới thấy dòng sông nhỏ Bến Hải ở phía bắc tỉnh Quảng Trị.
    Bác nói với so sánh lực lượng trên thực tế chiến trường hiện nay, ta đề ra vĩ tuyến 13 là hợp lý, vĩ tuyến 17 đối với ta là không thể chấp nhận, chí ít cũng phải dành được vĩ tuyến 16. (....)
    Trước lúc đoàn ta ra về, đồng chí Chu nói với Bác :"Tôi sẽ bàn với đồng chí Môlôtốp hết sức cố gắng thực hiện chỉ thị của Hồ Chủ tịch. vì ở xa không có điều kiện trao đổi, nên việc đấu tranh xác định ranh giới tạm thời gặp khó khăn, vạn bất đắc dĩ phải chọn vĩ tuyến 17, mong Hồ Chủ Tịch chú ý vấn đề quan trọng nhất hiện nay là tranh thủ cho được hoà bình và những điều kiện để hoà bình thống nhất Việt Nam.''
    Ngồi trên xe lửa, tôi nói với Bác: '' Pháp còn gần 50 vạn quân, lại thêm Mỹ giúp thì rất ít có khả năng hoà bình thống nhất Việt Nam!''
  4. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    Cái này thì bạn hiểu nhầm mình mới đúng. Vì bài viết này mình copy của người khác, chỉ bỏ tên người đối thoại đi, còn lại là nguyên si. Mình copy không phải nhằm ý "hiểu lầm" và "hơi xét đoán" đâu mà vì tôn trọng tác giả thôi
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Hiệp nghị Giơnever là một thắng lợi của ta, vì nó dựa vào thắng
    lợi trên chiến trường cúa ta, và nó đạt được những ý muốn của
    ta. Đương nhiên nó cũng là thắng lợi của Pháp, để Pháp rút
    khỏi ViệtNam trong danh dự mà không tốn kém.
    Có điều, chúng ta có thể hỏi thêm: Hiệp nghị Giơnever có phải
    là một quyết định đúng đắn cho dân tộc hay không, cũng như
    hiệp nghị Pari có phải là một quyết định đúng đắn hay không?
    Tuỳ theo con mắt khác nhau mà câu trả lời cũng khác nhau .
    Theo con mắt theo Đảng thì đó là quyết định đúng đắn, mặc
    dù hiệp nghị này không được miền Nam thực hiện đến cùng.
    Theo con mắt cúa riêng tôi, thì ta cứ tiếp tục đánh Pháp, chẳng
    ký gì cả, hoặc ký Pháp phải rút khỏi ViệtNam mà không có tạm
    chia cắt đất nước. Cái giả định này chưa xảy ra, nên không thể
    so sánh xem có đúng hơn so với thực tế chia cắt 2 miền được .
    Còn hiệp nghị Pari có phải là quyết định đúng đắn hay không,
    thì theo con mắt theo Đảng, đó là đúng .
    Riêng tôi, thì tôi đòi Mỹ rút dần về, rồi trả lại miền Nam dưới
    quyền của MTDTGP thực chất là Đảng, hoặc bàn giao cả nước
    lại cho Đảng .
    Dù ý kiến của tôi không phải là thực tế để đối chứng, nhưng bây
    giờ Nam Bắc một nhà, đại sứ quán Mỹ đã có văn phòng cả ở
    2 miền, cả 2 hiệp nghị Giơnever và Pari đều trở nên vô nghĩa.
    Dù ai nói ngả nói nghiêng (CS hay anti-VC)
    Dân ta vẫn cứ theo đường dân ta.
  6. historian

    historian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    Xin mạn phép hỏi bạn về những đoạn highlight trên.
    Bạn nói cứ tiếp tục đánh Pháp mà không ký gì cả. Vậy đánh Pháp bằng cái gì, bằng gậy tầm vông và mã tấu chăng? Trong suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, ta hoàn toàn dựa vào sự giúp đỡ của Liên Xô và chủ yếu là Trung Quốc, từ những phương tiện chiến tranh như súng đạn cho tới những viên thuốc ký ninh để chống sốt rét. Ngay trước Hội nghị Geneve, phía Trung Quốc đã nói thẳng với ta rằng bạn cần tập trung xây dựng đất nước nên không thể tiếp tục giúp ta đánh Pháp được. Còn Liên Xô khi đó giúp đỡ ta qua Trung Quốc, ưu tiên hàng đầu của Liên Xô là châu Âu chứ không phải Viễn Đông.
    Bạn nói ký và buộc Pháp rút mà không có chia cắt. Xin thưa với bạn rằng họp Geneve có 9 đoàn (LXô, TQ, Mỹ, Anh, Pháp, VN DCCH, Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia và Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại), thì chỉ có duy nhất đoàn VN DCCH là không muốn có chia cắt. Lào và CPC không tính, Mỹ, Anh và Pháp muốn chia ở vĩ tuyến 18, TQ và LX sẵn sàng chấp nhận ở vĩ tuyến 16. Theo bạn thì phải làm thế nào để không có chia cắt?
    Về Hiệp định Paris, bạn nói "đòi Mỹ rút dần về, rồi trả lại miền Nam dưới quyền của MTDTGP". Xin hỏi bạn sẽ đòi Mỹ rút dần và trả lại miền Nam bằng cách nào, nếu không có một bản hiệp định để quy định cụ thể thời hạn rút cũng như các trách nhiệm liên quan?
  7. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Thành phần bôi vàng chưa ra đời ở thời điểm trước và sau ĐBP, không hiểu tớ nhớ có đúng không
  8. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
  9. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
  10. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Bác chống chế vụng về quá. Viết sai thì nhận, càng chống chế càng sai. Nếu viết danh xưng thì phải viết cho đúng. Còn cái việc quân sử VNCH, bác cho tôi xin cái link, hoặc trang sách.

Chia sẻ trang này