1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hiệp định Giơnevơ - thắng lợi và thất bại

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi uotmi1986, 14/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. minh91

    minh91 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    906
    Bạn nên xem lại thế và lực của cả 2 bên lúc đấy mà hãy nói là thế thượng phong hay không. Về tiềm lực kinh tế và quân sự Pháp hơn xa ********* rất nhiều lần lại được thêm sự ủng hộ kinh tế vô cùng lớn của Mỹ. Còn so sánh tại chiến trường Đông dương mà nói, mặc dù trận ĐBP đánh gục được lực lượng cơ động chiến lược của Pháp trên chiến trường Đông Dương, nhưng điều đó chỉ dồn được Pháp vào thế phòng thủ và cho họ thấy rằng họ sẽ tốn nhiều tiền của hơn nữa rất nhiều để giữ Đông dương nhiều hơn rất nhiều lần lợi ích họ có được, chứ nếu lúc đó chính phủ Pháp đưa quân chủ lực của họ vào (chứ không phải lính lê dương và quân thuộc địa nhé) thì chúng ta sẽ có 1 cuộc chiến gian khổ trong 20 hay 30 năm nữa mà không có được 1 sự hỗ trợ bất kỳ nào từ TQ và LX. Bạn nên nhớ mặc dù đánh thắng ĐBP, nhưng các vùng VM thực sự kiểm soát được (chứ không phải vùng chồng lấn giữa 2 bên) vẫn không lớn bằng Pháp trong đó những khu vực kinh tế lớn và quan trọng vẫn nằm trong tay Pháp. Và mình vẫn nhắc lại 1 điều rất quan trọng là: với sự nhượng bộ chấp nhận rút quân của Pháp đại đa số nhân dân Việt Nam tin rằng hòa bình đã thực sự đến rồi, họ chấp nhận chờ 2 năm để được hòa bình còn hơn là tiếp tục đánh nhau 1 cách bừa bãi. Cho nên nói rằng, hiệp định này là thắng lợi là rất đúng, chúng ta có được 1 nửa đất nước hoàn toàn giải phóng và có ít nhất 2 năm hòa bình để xây dựng kinh tế và quân sự mạnh hơn nữa, 1 chính quyền được công nhận trên quốc tế, 1 sự hỗ trợ lớn lao vào tiếp tục từ bạn bè, và ít nhất đã loại được 1 kẻ thù rất mạnh ra khỏi cuộc chơi.
    Còn quan hệ với TQ, nó biến thiên qua từng thời kỳ lịch sử, lúc hợp tác lúc thù địch nhưng nó luôn luôn dựa trên quyền lợi của mỗi quốc gia chứ không phải tình cảm giữa 2 người mà có thể nói được. Chúng ta học lịch sử để rút ra điều này chứ không phải lúc nào cũng mù quáng căm thù hoặc mù quáng tin tưởng. Bạn đọc lịch sử để học hỏi hay để kiếm cớ.
    còn bạn muốn xây dựng kiểu Ấn Độ ư, ai cho bạn làm khi thằng Mỹ nó nhất quyết phá mà lúc đó Mỹ là gì? nền kinh tế mạnh nhất thế giới, quân sự mạnh nhất, ngoại giao mạnh nhất. Không phải ********* không muốn bắt tay với Mỹ, ********* đã cố gắng hết sức để chìa bàn tay với Mỹ năm 1945, nhưng nước Mỹ với sự kiêu ngạo về vị thế số 1 của mình đã từ chối điều đấy và dẫn nước Mỹ vào cuộc chiến tranh với VN với kết cục là sự tháo chạy.
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Theo sách Lịch Sử dạy tôi học những năm 196 mươi thì
    ViệtMinh đang trên đà thắng lợi, Pháp đang gặp khó khăn,
    nên mới có hiệp nghị Giơnevơ.
    Lịch sử là sự thật đã xảy ra, nhưng khi người ta viết sử thì
    không giống nhau . Đảng đã dạy trong sách Lịch Sử mà Bộ
    Giáo Dục đã xuất bản . Lúc đó tôi tuy trải qua trường kỳ kháng
    chiến, nhưng chỉ là một đứa bé . Lớn lên, đi học thì toàn sách
    báo của Đảng . Bây giờ bạn lại nói khác, là Ta không ở thế
    thượng phong, thì tôi cũng không có thể thuyết phúc được bạn .
    Riêng tôi, tôi cho sách Lịch Sử mà Đảng dạy viết quãng này là
    đúng .
  3. Ionesome

    Ionesome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    1
    Bác CoDep chắc đang áp dụng chiêu "Vãi ngô cho gà mổ" chứ làm gì mà chẳng hiểu đằng sau câu "ViệtMinh đang trên đà thắng lợi, Pháp đang gặp khó khăn, " là gì.
    "ViệtMinh đang trên đà thắng lợi" nhưng muốn thắng lợi còn phải đổ máu nhiều nếu tiếp tục đơn đả độc đấu với Pháp
    "Pháp đang gặp khó khăn" nhưng muốn Pháp ngoẻo giống Mỹ - Thiệu sau này thì khó bằng hái sao trên trời vì chính Mĩ mới là kẻ cầm trịch cuộc chiến: 80% chiến phí tại Đông Dương là do Mĩ chịu, quân Liên Hiệp Pháp chỉ là quân đánh thuê cho Mĩ thôi. Mĩ không rút thì ********* thắng, Pháp thua chỉ là chuyện cổ tích thôi bác.
    Bởi thế mới phải có Hiệp định Geneve
  4. mixture

    mixture Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    311
    Cái vàng vàng không hẳn. Mặt trận chính lúc đó là Châu Âu. Đối chọi với Liên Sô Mĩ cần nhiều đồng minh và phải chiều Pháp, một thằng rất tự cao, một số thứ trong đó có Đông Dương.
    Pháp trở lại đẩy dần VM về phía Nga Trung. Có bài học VM nên sau đó phe thực dân trả lại độc lập cho phần lớn thuộc địa trước khi phong trào giải phóng thuộc địa ở nơi đó bị nhuộm đỏ hoàn toàn.
  5. minh91

    minh91 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    906
    Sách không sai và tôi cũng không sai. Chỉ có bạn hiểu sai.
    ********* ngay từ ngày đầu kháng chiến đã xác định rõ 3 giai đoạn của mình là "phòng ngự, cầm cự, và tổng phản công". Nhắc đến câu này mới nhớ đến câu chuyện vui: nhà mình viết khẩu hiểu này lén vào ban đêm, ban ngày nó viết thêm là "trông thấy ông thì chạy", đêm sau mình lén vào viết " chạy thì chạy, có ngày mày lạy chúng ông".
    Sau chiến thắng tại ĐBP, việc đánh quị lực lượng cơ động chủ lực của Pháp tại Đông Dương (mình nói là Đông Dương nhé), đã hoàn toàn đẩy quân Pháp vào thế phòng ngự chúng ta chuyển sang thế tổng phản công mượn đà thắng lợi chúng ta liên tiếp đánh phá đồn bốt của Pháp giải phóng nhân dân đà thắng lợi là hoàn toàn đúng và Pháp hoàn toàn không còn lực lượng cơ động thiện chiến để tung ra các cuộc càn quét và tấn công vào vùng giải phóng của ta nữa. ở đây mình nói là lực lượng cơ động để nhằm tiến hành các cuộc chiến tranh tại thuộc địa chứ không phải là quân chính qui của Pháp dùng để bảo vệ nước Pháp (bọn này nó giống như lực lượng vệ binh quốc gia của Mỹ bây giờ). Nếu như không có 1 giải pháp danh dự cho Pháp, rất có thể Pháp sẽ tung lực lượng này vào để đảm bảo 1 giải pháp có lợi cho mình (mình có đọc 1 đoạn thông tin trên ttvn là Pháp lúc đó chuẩn bị tung 2 sư đoàn này vào Đông Dương để chặn đà thắng lợi của VM và đảm bảo 1 giải pháp có lợi cho mình). Với bối cảnh lúc đó, những điều mà hiệp định Geneve đạt được là thắng lợi, nó đảm bảo cho việc thống nhất đất nước sau này mặc dù bị chậm lại thêm 18 năm nữa do sự can thiệp của Mỹ và 1 số người VN coi lợi ích bản thân cao hơn lợi ích dân tộc.
    Mình chỉ góp ý với bạn CoDep 1 chút bạn nghe hay không thì tùy, đừng cố bóp nặn lịch sử để đạt được mục đích của mình, hãy nhìn lịch sử 1 cách khách quan nhất, hãy vận dụng những năm tháng kiến thức mình có được để đánh giá lịch sử và rút ra bài học cho mình và cả những người khác nữa
  6. CavalryX

    CavalryX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2008
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    Thật ra với HD Gionevo. Pháp cufng cha? có lợi gi? nưfa, 2 năm sau pha?i rút ra trắng tay thôi. Vậy phía bên kia ai được lợi va? sao Pháp pha?i ngoan cố thế, bơ?i vi? ́ Myf đaf hứa la? chú không được buông đâu đấy, buông la? tao cắt viện trợ, có gi? thi? tao sef đô? quân va?o đánh thay!!
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Theo con mắt của bạn thì tôi đang bóp nặ lịch sử, và không nhìn
    lịch sử một cách khách quan nhất .
    Bạn cho rằng những người khác cũng nghĩ 100% như bạn
    chăng ? Tức là bạn không bóp nặn lịch sử, và bạn nhìn lịch sử
    một cách khách quan nhất ?
    Có lẽ bạn không có khái niệm cơ bản về bàn luận và tranh luận
    rồi . Xin cho bạn biết, trong bàn luận và tranh luận, những nhận
    định về đối phương là sai khi không cùng ý kiến với mình, là
    những nhận định hoàn toàn 100% không khách quan.
    Trong topic này, tôi nói lên nhận định chủ quan của tôi, không
    hề nhận ràng đó là nhận định khách quan một chút nào hết .
    Theo tôi, hiệp nghị Giơnevơ là một thất bại. Tỉ mỉ thế nào thì
    đã nói nhiều ở trên rồi. Hãy để ai có tai có mắt có óc tự nhìn
    nhận và kết luận. Ít ra, họ cũng có dịp được thấy được, nghe lời
    bàn không cùng một giuộc và không nhắc lại mãi như CD.
    Tôi không dám xài từ "nhắc lại như vẹt" vì nó có ý nghĩa xấu.
    Phải chăng người lập topic cũng có nảy sinh ý nghĩ mới khác
    với những điều chúng ta vẫn được dạy từ xưa? Cho dù bạn ấy
    không dám có kết luận như tôi, nhưng ít ra cũng có câu hỏi,
    chứ không mít đặc, nhét gì vào đầu cũng được .
  8. star4v

    star4v Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    về cá nhân, và tôi cũng theo dõi chủ đề này khá sát, tôi ko rõ bác CoDep có theo hay ko theo ''Công giáo''
    nhưng có bạn trong chủ đề này đã nói: bác CoDep là người theo ''Công giáo'', thì tôi nghĩ: những tranh luận của bác CoDep như thế là khá công bằng, khách quan đấy chứ.
    Tất nhiên có nhiều điểm trong quan điểm của bác CoDep tôi cũng không đồng tình, nhưng quan điểm của bác CoDep cũng đáng đọc, và suy ngẫm
  9. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Về mặt tổ chức, tôi là một thành viên của Công Giáo .
    Về mặt tin thần, tôi theo Đạo Chúa, có nghĩa là theo tất cả các
    lý lẽ có nhân bản, kể cả đạo Phật, đạo Khổng, đạo Ông Bà.
    Về mặt chính trị, tôi không theo đảng phái nào, mặc dù thuở
    trẻ tôi là Thiếu niên Khăn quàng Đỏ, và đã phấn đấu đến mức
    Thanh niên Cảm tình với Đoàn Thanh Niên Lao Động ViệtNam.
    Vì trong người tôi vốn có nhiều nguồn giáo dục đối chọi nhau
    như vậy, nên tôi không thành đạt, và tôi bị cả phe thân Đảng và
    phe chống Đảng ghét bỏ.
    Dù sao, tôi vẫn kiên định trên con đường đi tìm chân lý ở các
    đạo lý nhân bản, vì nó hợp với lời dạy của Chúa là: Chúa là
    Tình Yêu Người.
    Về hiệp nghị Giơnevơ, tôi vốn không mấy để ý đến nó, vì chuyện
    đã qua rồi, nhưng chợt thấy đề này đặt ra rất đáng để suy ngẫm
    nên tôi mới theo dõi. Tôi biết thêm được nhiều điều đằng sau
    hiệp nghị, nhưng điều đáng bàn ở đây là chuyện đánh giá hiệp
    nghị kia . Dần dần tôi mới thành hình sự đánh giá của tôi .
    Chẳng phải tôi bị phe ********* tuyên truyền mà trở nên coi
    thường Đảng . Nhớ lại khi xưa tôi yêu Đảng hết mình, tôi cũng
    đã từng được nghe có người phe ta bình luận về Đảng . Thế
    rồi tôi học được lý lẽ, ai cũng có thể có sai . Điều đó khiến tôi
    có thể chấp nhận được một lý lẽ mới có trong đời là: Đảng cũng
    có thể có yếu kém, và cũng thể có sai . Thế rồi trong cuộc sống,
    tôi bị đưa đẩy đến con đường cùng: phải rời xa quê hương mà
    lưu lạc xứ người . Tôi tìm thấy ở TTVNOL nơi bà con tôi chân
    thành chia sẻ ý nghĩ của nhau, và tôi không e ngại bị tây chay vì
    thân Đảng hay ghét Đảng . Tôi đã là người Mỹ rồi, không có
    trách nhiệm và nghĩa vụ gì với Đảng nữa .
  10. dem_den

    dem_den Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2006
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    @ bac CoDep: nhà cháu chả có vấn đề gì với chuyện bác thân ai hay không thân ai. Nhà cháu cũng chả ở Việt Nam để quan tâm ai theo đảng hay không theo đảng, ( nhà em ở trong đoàn nhưng 10 năm nay chả đóng đoàn phí chắc bị khai trừ rồi , bố em cũng chả đóng đảng phí 10 năm nay chắc cũng bị khai trừ nốt rồi ). Nhưng nói tóm lại chuyện đó chả liên quan tới vấn đề bác đặt ra rồi không trả lời ở đây.Đây là diễn đàn lịch sử nói có sách mách có chứng. Đến giờ bác vẫn chưa trả lời câu hỏi của nhà cháu : Bác khăng khăng là đánh tiếp hơn hoà nhưng chả đưa ra được dẫn chứng : "Nếu đánh tiếp thì thắng thế nào ạ??" hoặc " hơn việc ký hiệp định ở điểm nào ạ??". Nhà cháu kính mong bác chiếu cố cho mà trả lời câu hỏi cỏn con này mở rộng tầm mắt cho nhà cháu.

Chia sẻ trang này