1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hiệp định Giơnevơ - thắng lợi và thất bại

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi uotmi1986, 14/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nttran1979

    nttran1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2003
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Những ai còn đang cố vực dậy cái thây ma cọng-hành mừ xét lại lịch sử thì nên tự xem lại đi, lãi nhãi chỉ có 1 câu hỏi, 1 câu nói mừ chả đưa ra tí dẫn chứng sự kiện, nguồn thông tin, chán phèo.
  2. rachmaninoff

    rachmaninoff Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    Mình chả theo Quốc gia hay CS, mình có mấy ý kiến này với vinh2k5
    Trò ?okhông tự ý xưng vương? thì nguồn gốc từ bên Tàu, thời Tam quốc là thấy rõ, thực ra phải nói là tự ý xưng đế chứ chúa Trịnh, Nguyễn đều xưng Vương cả. Tuy nhiên mình vẫn hiểu ý bạn. Nguyên nhân tại sao thì ai đã đọc Tam quốc đều có thể tự lý giải được. Nhưng việc xưng đế trên 1 nước đã có vua không phải lý do bị diệt vong. Triều đại hiện tại mà hèn yếu, bất chính? thì khắc phải có người khác xưng vua để lật đổ triều đại đó. Trong thời điểm chưa kịp lật đổ thì có 2, thậm chí có n vua, chả có gì là lạ. Cũng ví dụ trong lịch sử TQ, cứ tan rồi lại hợp, hợp rồi lại tan. Bên đó cũng có Nam-Bắc triều, rồi Tam Quốc, Đông chu?cứ kẻ mạnh thì tồn tại, kẻ yếu thì bị diệt vong. Lịch sử VN cũng cho thấy là Nguyễn Huệ đã xưng đế (Quang Trung Hoàng đế) trước khi ra bắc đánh quân Thanh, tiện thể diệt luôn vua Lê chúa Trịnh. Lúc đó chả 2 vua là gì, mà nhà Lê bị diệt vong chứ đâu phải ?ogiặc cỏ? Nguyễn Huệ.
    Bạn ví chính quyền VNDCCH như 1 ?otriều đại? có sẵn, quang minh chính đại trong khi coi chế độ ông Diệm là ?ongụy quyền? dám xưng vương trên đất đã có vua (ý bạn là thế đúng không?). Bạn ví như vậy không chính xác đâu. Trong mắt nhiều người thì chính quyền VNDCCH là bất chính (cướp chính quyền), trong khi lúc đó đang có 1 chính quyền khác do ông Bảo Đại làm vua, thủ tướng Trần Trọng Kim. Chưa xét đến sự mạnh yếu của chính quyền này thì thực tế nó đã là hợp pháp. Cho đến thời điểm Bảo Đại thoái vị thì coi như VN cũng có 2 chính quyền. Nhưng thực tế chính quyền nào bị diệt vong thì bạn đã biết. Vậy bạn nói ?oViệc thành lập cái gọi là VNCH trên lãnh thổ VNDCCH là trái pháp luật, trái hiến Pháp VNDCCH 1946,?? thì phe QG cũng có thể nói là chính quyền VNDCCH là bất hợp pháp (có được không do bầu cử tự do mà là cướp chính quyền). Ví dụ này cho thấy lý luận về tính ?ochính danh? của bạn đang phản lại chính bạn.
    Cả 2 chính quyền VNCH và VNDCCH đều phải dựa vào súng đạn ngoại bang. Nếu không có súng, pháo Tàu thì liệu có Điện Biên Phủ không? Nếu không có ĐBP thì làm gì có HĐ Geneve để mà tranh cãi. Trước năm 65 thì 2 miền đều có mời chuyên gia nước ngoài làm cố vấn quân sự và không thể nói là nước ngoài ?ocan thiệp quân sự? được. Khi chưa có can thiệp quân sự thì chưa thể gọi là có ?ogiặc ngoại xâm? được. Tuy nhiên chính quyền VNDCCH có sự tự chủ lớn hơn, đặc biệt là về mặt nhân sự lãnh đạo chính quyền nên tỏ ra là chính danh hơn chính quyền miền Nam nhưng không phải vì thế mà nói chính quyền Bắc Việt không lệ thuộc ngoại bang.
    Bạn hiểu rất sai về Cải cách ruộng đất, đúng là mục đích của CCRĐ có ý nghĩa cao đẹp là chia lại ruộng đất cho dân cày nhưng thực tế lại khác xa. Rất nhiều địa chủ bị tử hình, bao gồm cả địa chủ yêu nước (thân CS). Sự kiện này rõ ràng là bắt nguồn từ sự gây sức ép của các cố vấn TQ và LX (chứng tỏ sự phụ thuộc của Bắc Việt vào phe CS). Thực tế ông Cụ đã câu giờ để thực hiện CCRĐ. Tuy nhiên tinh thần dân tộc của ông Cụ không vượt qua được tính giai cấp của CNCS. CCRĐ là sai lầm của VNDCCH là việc không thể chối cãi, chính ông Trường Chinh đã phải thôi chức TBT (cũng coi như dê tế thần thay cho ông Cụ), chủ tịch HCM cũng đã phải công khai xin lỗi đồng bào.
    Mình không có nhiều thời gian để tranh luận với bạn vì thấy lý luận của bạn cùn lắm, hiểu biết về lịch sử thì không bao nhiêu, mình thỉnh thoảng mới tạt qua box này xem chơi thấy bạn trình bày có nhiều vấn đề buồn cười nên mới có vài lời phản biện. Mình biết tranh luận với bạn thì không đi đến đâu vì bạn đang học 1 thứ lịch sử chỉ do 1 bên viết nên kiến thức bị sai lệch rất nhiều.
  3. vinh2k5

    vinh2k5 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    765
    Đã được thích:
    3
    Ở VN chẳng có ai chống Kông dáo cả! Kông dáo cũng như các tôn giáo khác, được quy định là bình đẳng trong luật pháp VN.
    VN chỉ có
    ++ trừng trị kẻ nào vi phạm luật pháp VN (trên lãnh thổ VN), bất kể chúng nhân danh "tự do", "dân chủ", "tôn giáo" hay là gì đi nữa.
    ++ VN cũng khuyên người theo đạo Kông dáo VN là:
    Người KG VN cũng theo đạo giống như những người theo đạo bên nước Va-ti-căng, chúng ta bình đẳng với họ, không có lý do gì mà chúng ta quỳ gối trước những người theo đạo bên nước Va-ti-căng
    Cái chức "dáo hoàng" chẳng qua cũng nhờ lưỡi kiếm của quân La Mã mà có, chứ chẳng có chúa nào cho chúng cái chức đó cả.
    Những người theo đạo tại VN, tại Va-ti-căng, tại Pháp, tại Mỹ, tại Phi-líp-pin, tại TQ,... là hoàn toàn phải bình đẳng. Ta6t cả các chứ sắc tôn giáo tại VN thì nên do người VN bổ nhiệm, không nên chấp nhận quyền bổ nhiệm trên đất VN từ bất cứ 1 kẻ nào từ các nước trên đây.
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bạn viết rất có lý, và rất dễ hiểu rằng bạn là người bưng tai
    bịt mắt mình, chỉ thấy những điều mình muốn thấy, chỉ nghe
    được những điều mình muốn nghe.
    Điều bạn không thấy được là các chức sắc Công giáo mọi nơi
    trên thế giới đều được bổ nhiệm từ Vatican, và chức Giáo Hoàng
    là bầu ra, chứ không phải đấu kiếm mà giành đươc.
    Vì thế, giáo hoàng lần trước là người Balan, và lần này là người
    Đức. Cũng vì thế mới gọi là Công Giáo .
    Bạn thử tưởng tượng Liên Hợp Quốc xem, chủ tịch của nó có
    phải đấu súng mà đuợc không, và thủ đô (cơ quan đầu não) của
    nó có phải chạy vòng vòng như Thế Vận Hội ÔLympic không?
    Hay bạn tưởng rằng Liên Hợp Quốc và chủ tịch hội Ôlympic,
    Liên đoàn bóng đá thế giới cũng ở Vatican, và bạn muốn họ dời
    đô về Hà Nội? Kể ra, không thèm chơi với Liên đoàn bóng đá
    thế giới, thì cũng có thể tự đẻ ra Liên đoàn bóng đá châu Á,
    hay liên đoàn bóng đá Đông Nam Á, hay liên đoàn bóng đá
    Đông dương được, hay liên đoàn bóng đá ViệtNam, đóng cửa
    trong nhà cho các tỉnh đấu với nhau. Có lý lắm. Chứ còn Công
    giáo hay bóng đá thế giới thì vô lý, không tài nào chấp nhận
    được. Cũng không thể nào coi Lê nin là bình thường khi sáng
    lập ra Quốc tế Cộng Sản thứ 3, mà Bác chúng ta cũng tham
    gia?
  5. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Sao lại ủng oẳng sang chuyện kia để bài ẩn hết thế kia các bác!
    Để hâm lại nồi lẩu này, iem lôi cuốn sách cũ ra trích vài đoạn, cuốn sách "Uyn-phết Bớc-sét, Tam giác Trung Quốc ?" Campuchia ?" Việt Nam" - Nhà xuất bản Thông tin Lý luận, Hà Nội, 1986.
    ... bỏ qua 2 phần đầu...
    3-HỘI NGHỊ GIƠ-NE-VƠ NĂM 1954

    Khi các nhà viết sử vạch rõ trở ngại chủ yếu đối với cách mạng Cam-pu-chia, họ đã lưu ý đến những hậu quả của Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương và đặc biệt là vai trò của Trung Quốc tại hội nghị đó. Pôn Pốt và phe cánh không có lý do để tranh cãi về điều này, vì chúng không đóng vai trò gì trong việc đánh bại người Pháp. Nhưng, các chiến sĩ kháng chiến Khơ-me có tham cuộc đấu tranh đó đã bị cướp mất tại Giơ-ne-vơ phần của họ trong thắng lợi chung của nhân dân ba nước Đông Dương đánh bại chủ nghĩa thực dân Pháp.
    ...
  6. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Phần bàn về Đông Dương của Hội nghị Giơ-ne-vơ (hội nghị này đã bắt đầu bằng những cuộc thảo luận thất bại về Triều Tiên) khai mạc ngày 8 tháng 5 năm 1954. Dẫn đầu đoàn đại biểu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Ngoại trưởng Phạm Văn Đồng. Ngày hôm trước, ông đã nhận được một vũ khí cực kỳ thần diệu đối với một nhà thương lượng, đó là chiến thắng của Tướng Võ Nguyên Giáp, bạn chiến đấu gần gũi của ông, đánh bại lực lượng ưu tú của quân đội viễn chinh Pháp trong trận Điện Biên Phủ lịch sử.

    Trong phiên họp đầu tiên, ông Phạm Văn Đồng nêu vấn đề đại diện của Khơ-me I-xa-rắc và Lào Ít-xa-la. Xét cho cùng đây là một hội nghị để chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương! Pháp là một bên tham chiến; các lực lượng kháng chiến Việt Nam, Cam-pu-chia và Lào là bên kia. Đại biểu của những người được phép bảo trợ - ?oHoàng đế? Bảo Đại của Việt Nam, Vua Xi-ha-núc của Cam-pu-chia và Vua Xa-Vang Vát-tha-na của Lào ?" đã tham gia hội nghị. Ngoại trưởng Pháp Gioóc-giơ Bi-đôn cực lực phản đối sự có mặt của Khơ-me I-xa-rắc và Lào Ít-xa-la, chế diễu rằng họ chỉ là những ?obóng ma không tồn tại?.
  7. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Uyn-phết Bớc-sét, Tam giác Trung Quốc ?" Campuchia ?" Việt Nam, NXB TTLL, HN, 1986.
    3-HỘI NGHỊ GIƠ-NE-VƠ NĂM 1954
    Đó là một câu nói khiếm nhã mà Bi-đôn đã từng dùng để nói về ông Phạm Văn Đồng trong một cuộc thảo luận tại Liên Hợp Quốc mấy tháng trước đó. Ông Đồng đã nhanh chóng nhắc lại với Bi-đôn điều đó.

    ?oNhưng nay tôi đến đây để thảo luận với ông. Pa-thét Lào và Khơ-me I-xa-rắc đang chiến đấu cũng như người Việt Nam đang chiến đấu. Họ không phải là những bóng ma. Tại hội nghị này có những người đang cử động và nói năng và trong số đó có những cái bóng của những bóng ma thực sự, họ không đại diện cho thực tế. Họ đại diện cho một dĩ vãng đã vĩnh viễn qua rồi, nhưng, cũng như ông, họ muốn bám lấy những ảo tưởng. Đó chính là những bóng ma thực sự?.

    Đây là một cú đích đáng, và càng đích đáng hơn vì toàn bộ đoàn đại biểu Pháp đang mặc Com-lê màu đen để tang cho thất bại Điện Biên Phủ - Bi-đôn và đồng sự của ông ta vậy là đã vô tình nhấn mạnh trước thế giới tầm cỡ của thất bại đó và sự thật rằng đó là một sự kiện lịch sử, mà tầm quan trọng đã vượt xa khuôn khổ của Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương. Vấn đề các ?obóng ma? đã trở thành những đầu đề trên báo chí Pháp ngày hôm sau.

    Trong tất cả các phiên họp đầu tiên, ông Phạm Văn Đồng nêu đi nêu lại vấn đề đại diện của Khơ-me I-xa-rắc và Pa-thét Lào. Nhưng đó là một tiếng nói đơn độc. Trong khi Bi-đôn có thể trông cậy vào sự ủng hộ vững chắc của phương Tây (Anh và Hoa Kỳ), ông Phạm Văn Đồng bị cô lập về vấn đề đại diện cũng như về các vấn đề then chốt khác. Đại diện cho phe xã hội chủ nghĩa là Ngoại trưởng Liên Xô Via-sét-xláp Mô-lô-tốp và Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Chu Ân Lai.

    Các đoàn đại biểu Khơ-me I-xa-rắc và Pa-thét Lào đến Giơ-ne-vơ thật giống như những ?oKhách không mời mà đến?. Sự có mặt của họ được giữ hết sức bí mật, và đoàn đại biểu duy nhất mà họ có liên hệ là đoàn đại biểu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cuối cùng, Chu Ân Lai thuyết phục ông Phạm Văn Đồng phải có một cách nhìn ?othực tế? và ?othực dụng?, và không nên nêu vấn đề đại diện của Khơ-me I-xa-rắc và Pa-thét Lào ra các phiên họp toàn thể nữa. Và như vậy, vấn đề này bị chôn vùi trong một tiểu ban.
  8. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Uyn-phết Bớc-sét, Tam giác Trung Quốc ?" Campuchia ?" Việt Nam, NXB TTLL, HN, 1986.
    3-HỘI NGHỊ GIƠ-NE-VƠ NĂM 1954
    Cuộc tranh luận tiếp tục gay go hơn bao giờ hết, về vấn đề các khu vực tập kết và các giới tuyến sẽ phân định chúng. Đoàn đại biểu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đấu tranh rất dữ cho Khơ-me I-xa-rắc có một vùng tập kết, nhưng không được sự ủng hộ của Chu Ân Lai về vấn đề này vì lý do đơn giản là Trung Quốc không có biên giới chung với Cam-pu-chia. Sau này, người ta biết rõ là trong khi người Việt Nam đấu tranh để cứu cách mạng Cam-pu-chia và Lào và bảo đảm cho các lực lượng cách mạng ở hai nước này những phần thưởng chính đáng của thắng lợi chung, thì Trung Quốc chỉ quan tâm đến việc thiết lập những khu đệm để bảo đảm an toàn dọc biên giới của họ.

    Vì vậy, Chu Ân Lai ủng hộ việc lập một vùng tập kết cho Pa-thét Lào, nhưng vùng này phải được bố trí thế nào đó để phục vụ lợi ích an ninh của Trung Quốc hơn là lợi ích của cách mạng Lào. Cuộc thảo luận lớn là về việc phải chia cắt nước Lào theo kinh tuyến hay vĩ tuyến. Các căn cứ kháng chiến mạnh nhất của Pa-thét Lào đều ở miền Trung hoặc miền Nam, nhất là ở các tỉnh A-tô-pơ, Xa-ra-van và trên cao nguyên Bô-lô-ven. Việc lập một khu đệm, trong đó có Phong Xa-lỳ, một tỉnh dân cư thưa thớt ở cực bắc có biên giới chung với Trung Quốc, là phục vụ lợi ích của Trung Quốc. Ông Phạm Văn Đồng lại phải tiến hành một cuộc đấu tranh đơn độc với một phương Tây thống nhất chống lại ông, còn Chu Ân Lai thì đứng về phía họ. Bị cô lập và buộc phải thương lượng nhân danh các phong trào kháng chiến Cam-pu-chia và Lào, ông đã phải có những nhân nhượng không phải được biện minh bằng so sánh lực lượng hoặc thực tế chiến trường, mà là được thúc đẩy bởi lợi ích của Trung Quốc và tinh thần chung về ?ohòa hoãn? và ?ocùng tồn tại hòa bình? đang ngự trị trong phe xã hội chủ nghĩa châu Âu lúc bấy giờ. Vậy là các lực lượng cách mạng Lào phải rút khỏi các cứ điểm mạnh trong 10 tỉnh của Lào và tập kết vào 2 tỉnh cực bắc là Phong Xa-lỳ và Sầm Nưa. Chu Ân Lai nói rằng điều đó sẽ tạo cho Bắc Việt Nam có một biên giới chung với Lào và, do đó, có một ?okhu đệm?. Nhưng nó có nghĩa là Pa-thét Lào sẽ phải rời bỏ những vùng căn cứ quan trọng nhất của họ, rời bỏ nhân dân đã từng trung thành ủng hộ cuộc đấu tranh vũ trang của họ trong nhiều năm.
  9. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Uyn-phết Bớc-sét, Tam giác Trung Quốc ?" Campuchia ?" Việt Nam, NXB TTLL, HN, 1986.
    3-HỘI NGHỊ GIƠ-NE-VƠ NĂM 1954
    Nhiều năm sau, một phụ tá cao cấp của ông Phạm Văn Đồng tại Hà Nội nói với tôi :
    ?oĐối với chúng tôi, vấn đề, không phải là các khu đệm. Vấn đề là toàn bộ nước Lào, sự thống nhất và độc lập của nước Lào, sự bảo toàn các căn cứ để bảo đảm thắng lợi cuối cùng. Độc lập, thống nhất, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đó là khẩu hiệu của chúng tôi ?" chúng tôi đã làm mọi việc để những nguyên tắc này được chấp nhận, và chúng tôi không bao giờ từ bỏ lập trường đó.
    Lập trường của đối phương là: ?oChúng ta hãy thực tế. Cố bám lấy nguyên tắc bây giờ là không thực tế. Chúng ta hãy đề cập đến những vấn đề cụ thể. Những vấn đề quân sự - chấm dứt chiến sự, sau đó sẽ đề cập đến nguyên tắc?. Họ không muốn nói đến quá khứ: ?oViệc đó sẽ chỉ đầu độc bầu không khí. Chúng ta hãy chỉ đề cập đến hiện tại thôi?. Không may cho chúng tôi có những đồng minh, nhân danh ?ochủ nghĩa thực tế? và ?ochủ nghĩa thực dụng?, cũng đã khuyên chúng tôi không nên ?ođầu độc bầu không khí? mà phải nhượng bộ.?

    Theo dõi việc đưa tin về Hội nghị Giơ-ne-vơ từ ngày đầu đến ngày cuối, tôi ?" và các nhà báo khác có quan hệ chặt chẽ với các đoàn xã hội chủ nghĩa ?" không nghi ngờ gì về việc đoàn Trung Quốc không ủng hộ mạnh mẽ đoàn Việt Nam. Nhiều năm sau Hội nghị, các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn còn nói một cách trung thành: ?ocác kết quả đã đạt được qua thảo luận và thỏa thuận chung?. Điều đó đúng sự thật theo nghĩa đen, nhưng không đúng sự thật thực sự, dù chỉ là một nửa.

    Khi hội nghị thảo luận đến vấn đề quy định một giới tuyến để quân đội Pháp rút về phía Nam và quân đội ********* rút về phía Bắc, ông Phạm Văn Đồng đề nghị một đường ranh giới dọc theo vĩ tuyến 13. Trong tình hình thảm hại của lực lượng Pháp sau thất bại Điện Biên Phủ, và số còn lại trong những lực lượng tinh nhuệ của họ thì đang bị bao vây ở đồng bằng Sông Hồng và các nơi khác ở miền Bắc, đó không phải là một đề nghị không phải chăng. Đề nghị đó sẽ cho ********* có 100km biên giới chung với Cam-pu-chia và sẽ bù đắp lại việc họ không giành được một vùng tập kết cho các lực lượng Khơ-me I-xa-rắc. Nhưng, trước ?ochủ nghĩa thực tế? và ?ochủ nghĩa thực dụng? đó, từng bước ông Phạm Văn Đồng đã buộc phải lùi đường ranh giới của mình qua vĩ tuyến 14 (như vậy cũng vẫn cho ********* có một biên giới nhỏ với Cam-pu-chia), rồi qua vĩ tuyến 15 tới vĩ tuyến 16, tại đó ông kiên quyết giữ lập trường.
  10. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Uyn-phết Bớc-sét, Tam giác Trung Quốc ?" Campuchia ?" Việt Nam, NXB TTLL, HN, 1986.
    3-HỘI NGHỊ GIƠ-NE-VƠ NĂM 1954
    Đã hai lần trong lịch sử Việt Nam, vĩ tuyến 16 từng là ranh giới phân chia tạm thời. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, khi quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc kéo vào phía Bắc và quân đội Anh vào phía Nam (bề ngoài là để vây quét tàn dư của quân đội chiếm đóng Nhật và đưa chúng về Nhật), đường ranh giới giữa hai lực lượng này chạy dọc theo vĩ tuyến 16 và qua ngoại ô phía Nam của Đà Nẵng. Khi đất nước bị chia cắt giữa nhà Trịnh và nhà Nguyễn vào thế kỷ thứ 17, đường ranh giới cũng chạy dọc vĩ tuyến 16 trở thành giới tuyến lô-gích ?" nếu cần phải có một giới tuyến.

    Những người Pháp đòi một đường ranh giới dọc vĩ tuyến 17. Sau một cuộc gặp riêng giữa Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng mới của Pháp, Pi-e Măng-đét Phrăng và Chu Ân Lai, Chu ủng hộ lập trường của Pháp.

    Vấn đề vĩ tuyến 17 hay 16 có một tầm quan trọng chiến lược trọng yếu. Giữa hai vĩ tuyến đó có Quốc lộ số 9 nối Lào với bờ biển Việt Nam. Người Pháp muốn giữ Quốc lộ 9 để duy trì sự kiểm soát đối với Lào. Ông Phạm Văn Đồng muốn có nó để có thể tiếp tục sự ủng hộ của ********* đối với Pa-thét Lào. Người phụ tá của ông Phạm Văn Đồng, sau này thông báo cho tôi về những gì thực sự đã diễn ra ở Giơ-ne-vơ, bình luận :

    ?oNgười Pháp tìm mọi cách để có được con đường này. Chính tại cuộc gặp gỡ ở Béc-nơ giữa Chu và Măng-đét Phrăng, người Trung Quốc đã nhượng bộ. Trước cuộc họp đó, và sau lưng chúng tôi, họ đã thảo một dự thảo hiệp định, mà những chi tiết cuối cùng đã được hoàn tất tại Béc-nơ. Chúng tôi đứng trước một sự đã rồi, nhưng còn một vấn đề, chúng tôi kiên trì và không chịu nhượng bộ. Chu Ân Lai khuyên chúng tôi đặt Hà Nội và Hải Phòng, và Quốc lộ số 5 nối liền hai thành phố đó, dưới sự kiểm soát của liên hợp Pháp ?" Việt! Điều đó phù hợp với người Trung Quốc vì khu vực phía bắc con đường Hà Nội ?" Hải Phòng vẫn có thể cung cấp một khu đệm đáng kể để bảo vệ biên giới phía Nam của Trung Quốc. Chúng tôi bác bỏ điều này, cũng như đã bác bỏ một cố gắng sau đó của Pháp muốn đẩy giới tuyến lên đến vĩ tuyến 18.
    Nhìn lại, chúng tôi thấy người Trung Quốc đã làm hết mọi việc có thể làm ?" mà chúng tôi phải trả giá ?" để tranh thủ chính phủ mới ở Pháp. Quan hệ của họ với Mỹ vẫn còn xấu xa và họ cần một người bạn phương Tây?.
    Được FDDinh sửa chữa / chuyển vào 12:08 ngày 05/11/2009

Chia sẻ trang này