1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hiệp định Giơnevơ - thắng lợi và thất bại

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi uotmi1986, 14/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. langkhachvn

    langkhachvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2003
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Mộ Dung đệ nặng lòng với cố quốc quá, bao năm nhận thức chỉ thấy có thoái mà không có tiến
    Đồng Minh hay kẻ thù vốn không có khái niệm vĩnh viễn và lâu dài. Cứ cho ********* ăn ngập họng của Nga, Tàu theo lời lão đệ những năm 50 (chưa ăn thua gì so với hồi ăn ngẹn họng những năm 60, 70) nhưng không có nghĩa là không tự chọn cho mình một đường lối trung dung được trong trường hợp biết vận dụng khéo léo các xung đột và tương tác quốc tế.
    Có 3 điểm trong nhận thức của Mộ đệ ta thấy sai lầm. Nhận thức 1 là về quan niệm trí thức không hợp tác với *********. Điểm này ta thấy ngược lại thì đúng hơn. Hãy nhìn khối trí thức Việt nam trước hết ở nước ngoài, từ cụ Hoàng Xuân Hãn cho đến một loạt những trí giả thành danh, năm 54 có ai không vui mừng với thắng lợi Điện Biên Phủ. Chẳng phải toàn bộ hệ thống ngoại giao, tình báo của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một lũ ngu khi đưa ra nhận xét rằng "nếu cuộc bầu cử 1956 xảy ra, không nghi ngờ gì ********* chắc chắn thắng lợi" - Garbiel Kolko - Giải mã một cuộc chiến tranh. Những trí thức xuất sắc nhất và có lòng nhất với sự nghiệp độc lập lúc đó đang đi với ông Hồ. Những trí thức khác đang làm việc trong bộ máy hành chính khác tin rằng sẽ chẳng ngần ngừ gì nếu tiếp tục làm việc cho một bộ máy trong chính phủ nằm trong khối liên hiệp Pháp. Cực đoan quá thì mất lòng người, nhưng mềm dẻo theo thời chưa bao giờ không được lợi. Không phải thực tế lịch sử đã luôn chứng minh điều đó?
    Sai lầm trong nhận thức thứ hai của Mộ Đệ là về thắng lợi của Pháp khi giữ được nửa nước trong đàm phán Geneve. Pháp không được lợi gì cả, bởi Pháp chẳng còn giữ được gì trong tay. Cái hiệp định ấy đã nói rất rõ ràng, Pháp sẽ phải rút quân khỏi Việt Nam, bất kể ai là lực lượng cầm quyền tại phía Nam vĩ tuyến 17, dù là lực lượng ********* hay thành phần quốc gia. Nói tóm lại, người Pháp với Geneve đã thất bại. Pháp cố đàm phán giữ lấy quyền kiểm soát trong hai năm tại miền Nam, thực chất là để cò cưa với Mỹ. Chiến phí của Pháp cho đến năm 1953 tại Đông Dương có 80% là viện trợ Mỹ - A Bright Shining lie - N. Sheehan (tr161), còn kinh phí rút quân của Pháp ở Đông Dương 100% là ngân sách Mỹ tài trợ. Ai chi tiền người đó có quyền yêu cầu. Mỹ muốn có nửa miền nam nên chẳng nề hà gì không cố gắng thu xếp điều đó. Người Pháp đã chấp nhận thất bại, nếu có cò cưa cũng chỉ là để bắt Mỹ phải chi nhiều tiền hơn. Như thực tế sau này cho thấy, các tướng lĩnh Pháp đã vớ quả đậm khi buộc Mỹ nhắm mắt ký vội duyệt ngân sách rút quân năm 1956 của Pháp để đổi lấy việc Pháp rút đi, chấm dứt hậu thuẫn cho khối Hoà Hảo, Bình Xuyên, Cao Đài... để chí sỹ Diệm yên thân với chế độ gia đình trị.
    Trong bối cảnh người Pháp cầm chắc sự thất bại, thì một gợi mở cho phép Pháp tiếp tục duy trì sự ảnh hưởng và có mặt (về mặt dân sự) tại Đông Dương hẳn sẽ làm Pháp hạnh phúc hơn rất nhiều. Pháp có đánh nhau ở Đông Dương cũng chỉ vì nguồn lợi kinh tế. Giờ đây khi đối mặt với thực tế sẽ mất tất, nếu có một cách thức nào đó cho phép Pháp giữ lại được một phần quyền lợi và ảnh hưởng, danh dự Pháp được bảo toàn, chẳng nghi ngờ gì chính Pháp sẽ là thế lực cản chân sự can thiệp của Mỹ vào cựu thuộc địa của mình.
    Đối với *********, việc tìm kiếm một cơ hội đàm phán với Pháp và tìm ra một giải pháp chấp nhận được cho cả hai bên không phải là không nhiều cơ sở. Chẳng ai nghi ngờ gì vào thực tế rằng Mỹ rồi sẽ nhảy vào Đông Dương, và cái ranh giới tạm thời vĩ tuyến 17 rồi đây sẽ rất khó xoá bỏ. Giáp đã nói với ông Hồ ngay sau cuộc gặp với Chu Ân Lai, Mỹ rồi sẽ can thiệp vào Đông Dương, rất khó thống nhất trong Hoà Bình. Chẳng ai là tay mơ khi tất cả đều nhìn rõ thực tiễn ấy. Việc tham gia khối liên hiệp Pháp, cho phép Pháp kiều được giữ lại một số quyền lợi kinh tế tại Đông Dương trong một thời gian nhất định, không những sẽ giúp ********* có được nguồn tư bản và kỹ năng quản lý, mà còn có được một thế lực giúp cản trở sự có mặt của Mỹ tại Đông Dương. Hơn nữa, Mỹ cũng chẳng cần gì phải can thiệp vào Đông Dương khi nhận thức rằng, Pháp vẫn còn ảnh hưởng tại đó, dù rằng đằng sau ********* vẫn là sự hậu thuẫn của Trung Quốc hay Liên Xô.
    Cái sai thứ 3 của Mộ đệ là nhận xét về việc Pháp có thể bóp chết ********* bằng kế ly gián khỏi thế lực hậu thuẫn Nga, Tàu. Quan hệ và quyền lợi quốc gia không bao giờ cho phép Tàu để ********* chết trong mọi hoàn cảnh. Dù ********* có đi đôi với Pháp trong đàm phán song phương, không có nghĩa là không đi dây được với Tàu. Không có lý gì để hai bên trở thành thù, dù có thể sẽ kém thân thiết hơn. ********* vẫn luôn có đường lùi, nếu Pháp phản bằng cách xoay sang đánh Pháp. Tàu không thể để ********* chết, vì như vậy biên giới Pháp sẽ đến sát đất Tàu. Cuối cùng, vẫn có sự viện trợ vũ khí mà thôi. Người Pháp không ngu, và chẳng mất công đánh bạc làm gì nếu họ có thể chắc chắn chia phần chiếc bánh.
    Cuối cùng mọi giả thiết về lịch sử đều vô nghĩa, bàn chỉ để cho vui. Nhưng không hẳn từ đó không thấy được đôi điều có ích cho tương lai.
    Được langkhachvn sửa chữa / chuyển vào 06:43 ngày 14/09/2006
  2. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Khụ, sao lắm bác thic xét lại lịch sử thế nhỉ, cứ đặt giả thiết "nếu ... thì" như các bác thì có mà tán đến gà gáy. Sao các bác ko nghĩ đơn giản nó là số giời định cho cái nước VN này. Các bác thử nghĩ xem làm gì có ông lãnh tụ nào ngu đâu, Mẽo, Pháp, Tàu hay VN cũng thế, ông nào chả muốn cho nước mình giàu mạnh, dân mình no ấm, phe mình nhiều lợi lộc. Số giời đã định họ trở thành lãnh tụ 1 nước tức là họ có quyền đem con em nước họ đi nướng, bản thân họ thông minh hơn phần lớn dân nước họ và cũng được phần lớn dân nước họ ủng hộ, vì vậy họ có làm gì cũng là việc nó phải thế, mình là cái deck gì mà đòi đánh giá sai lầm mí lị công tội này nọ. Em chỉ xin phân tic 1 đoạn lịch sử "chuyện nó phải thế" quanh cái thời điểm hiệp định Geneva này thôi nhé:
    01. Tổng thể: Các bác đều biết cái Hiệp định này ko chỉ dành riêng cho VN mà dành cho tất tần tật các cuộc tranh chấp giữa 2 phe XHCH và TBCH lúc đó. 2 phe này lúc đó mạnh ngang nhau và đều đã kiệt quệ sau WW2, nói chung là hết muốn đánh nhau rồi, cho nên giải pháp duy nhất khả dĩ lúc đó là cưa đôi, các cuộc tranh chấp nào mà ko phân định được thắng thua rõ ràng mà chả thế. Chuyện nó phải thế làm quái gì có cách khác.
    02. *********: Vừa thắng ĐBP xong, vâng rất oai, nhưng hết khả năng đánh nhau to tiếp rồi các bác ạ. Đạn pháo hết nhẵn, lương thực hết nhẵn, máy bay xe tăng vốn xưa nay chưa hề có, thương vong hơn 10.000 mạng nhưng bù lại cũng có hơn 10.000 tù binh phải nuôi. Vùng giải phóng vẫn là đám rừng núi như cũ chẳng mở rộng thêm được mét vuông nào. Lúc đó tự dưng được nửa nước có đồng bằng cảng biển đàng hoàng thì ngu gì ko ký, đã vậy còn thấy tương lai sán lạn 2 năm nữa tổng tuyển cử thì mình thắng chắc. Các bác thử đề đạt cách nào khác hay ho hơn xem? Đánh nhau tiếp 9 năm nữa chăng?
    03. Pháp: vẫn còn là 1 đống đổ nát sau WW2, định làm quả quyết định để răn dậy thằng thuộc địa cứng đầu, kết quả là nướng sạch sẽ 16.000 quân tinh nhuệ nhất. Đánh tiếp thì thua chắc rồi, thủ tiếp thì chẳng chóng thì chầy cũng thua. Thôi thì ký cái hiệp định được rút lui trong danh dự, ko phải ngửa tay xin tiền Mẽo và nướng người mình đánh nhau tiếp thì tội gì ko ký? Quan trọng nhất là mấy cái đồn điền thẳng cánh cò bay ở miền Nam vẫn giữ được, các khế ước người VN nợ người Pháp vẫn có hiệu lực, dù sau này chính phủ VN nào lên cũng phải tôn trọng, thế là tốt rồi. Mấy cái mỏ ở miền Bắc lại ở vùng rừng núi VM kiểm soát nên bỏ hoang từ lâu, vứt ko tiếc.
    04. Tầu: Giúp VM oánh Pháp nữa chăng? Giúp thế chứ còn giúp gì hơn được nữa? Trận ĐBP có tay chỉ huy VM còn xin trả lại pháo vì nhiều quá ko biết dùng làm gì cơ mà? Chẳng nhẽ lại cho Chí Nguyện Quân qua giúp? Hị hị Chí Nguyện Quân mà thò đầu vào ko chừng kẻ phải đánh đầu tiên là VM chứ chưa chắc đã là Pháp! Thôi bọn Pháp nó đã chấp nhận ký rồi thì mình ký luôn, dù sao cũng có 1 nước phên dậu cho mình, vĩ tuyến 13 hay 18 mà chả thế, nước nó chứ có phải nước mình đâu mà lo.
    05. Nga: Vĩ tuyến 16 ở đâu í nhỉ? còn 17 thì ở đâu? Đúng là bọn tép riu nhỏ mọn, tranh chấp tí ti một, chỉ 1 góc rừng taiga của ông cũng to bằng mấy cả nước nhà chúng mày. Ai hơi đâu mà quan tâm đến 1 nước ở xa tít mù khơi thế, thằng Triêu Tiên giáp giới ông hẳn hoi mà ông còn chỉ cho ít máy bay sang giúp nữa là. Thôi tụi bay cứ đàm phán xong đi rồi ông ký, vĩ tuyến quái nào chả được, dù sao cũng thêm được 1 nước về phe CS của ông, thế là tốt rồi.
    Đấy, từng thằng tham gia Hiệp định thì như thế, Bảo Đại chỉ là 1 ông làm công cho Pháp, Diệm chưa xuất hiện, Mẽo ko ký nên ko bàn nhiều. Cái Hiệp định này sinh ra là chuyện đương nhiên, bên nào cũng thấy ổn cả thì nó được ký thôi có gì mà lăn tăn. Chuyện sau này nó để lại hệ luỵ gì thì sẽ bàn vào dịp khác, nhưng cơ bản cũng toàn những "chuyện nó phải thế" thôi. Hẹn gặp lại các bác.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  3. Ionesome

    Ionesome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    1
    Sợ rằng đánh thêm 1 năm nữa thì teo mất rồi còn đâu
    Thắng ngay thì chưa chắc chứ thua thì khó đấy
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Khẳng định lúc ký hiệp định G, ta đang thắng, và ắt sẽ thắng, không thể
    thua. Ta đang thắng trên toàn cõi chứ không chỉ ĐBP mà thôi.
    Sự việc đã rồi, nhưng là một sai lầm. Sai ở chỗ không đánh giá đúng
    thế thắng của ta, và không nghĩ ra một sáng kiến gì, chỉ đơn giản nghe
    người khác. Cho đến nay, nhiều người vẫn chưa thấy 3 chỗ sai này.
    Ngay lúc ấy, rất nhiều người đã không mắc cái sai thứ nhất, và đã cảm
    thấy thiệt thòi. Tôi không đủ giỏi để nghĩ ra sáng kiến, nhưng tôi thấy
    rất thiệt thòi.
    Sai lầm này mới dẫn đến thiệt hại khác, làm B phải tức tưởi ra đi
    không tự tay hoàn thành tâm nguyện của mình.
  5. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Nó cũng chả đơn giản thế đâu bác ạ. Nếu hội nghị đổ vỡ, Pháp nó gửi thêm quân, Mỹ nó nhảy vào (đưa không quân chẳng hạn), LX+TQ thì cáu không cho thêm vũ khí nữa thì đánh nhau chắc vừa lâu vừa hao người tốn của. Chi bằng dừng lại đợi tuyển cử có hơn không?
  6. Rationale

    Rationale Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2008
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Nhiều bác nói cứ như đúng rồi. ********* đâu phải lực lượng duy nhất ở An Nam thuộc pháp thời bấy giờ? Phải dùng từ An Nam vì lúc ấy VNDCCH cũng chỉ có Tầu và Liên Xô công nhận, mà chỉ là công nhận vào đầu năm 1950. Thế từ 1945 đến 1950 hóa ra ********* là một lực lượng đứng ngoài pháp luật. Thế thì cái thế của anh trên bàn đàm phán là gì? Anh đã đại diện cho nguyện vọng của toàn thể nhân dân Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ hay chưa? Cần phải dùng những từ ấy, vì xin nhắc lại là, lúc ấy vùng đất mà sau này trở thành Việt Nam bây giờ vẫn được quốc tế nhìn nhận là Tonkin, Annam và Cocochine chứ không phải là một nước thống nhất.
  7. Ionesome

    Ionesome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    1
    Bạnn này lại lặp lại quy luật 1 năm của TTVNOL
    - Đúng, VNDCCH không phải lực lượng duy nhất vì bên cạnh VNDCCH là chính thể do dân bầu đầu tiên với đầy đủ cơ quan của 1 Chính phủ thì còn cái Quốc Gia Việt Nam do Pháp dựng lên (mà theo Pháp thì họ trao trả độc lập cho cái QGVN này tới mười mấy lần lận).
    - Đúng là đến 1950 thì các nước phe XHCN mới công nhận VNDCCH nhưng bạn quên là bằng việc ký các Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946, tham gia Hội nghị Trù bị Đà Lạt, tiếp chủ tịch Hồ Chí Minh tại pháp theo nghi lễ dành cho nguyên thủ quốc gia, họjp Hội nghị Fonataineblau ký Tạm ước 14/9/1946 .... Chính phủ Pháp đã chính thức công nhận VNDCCH là 1 chính thể ngang với họ, có quyền thương lượng tay bo về mọi sự tại nước Việt Nam (không chia tách 3 miền Bắc Trung Nam như bạn tưởng đâu nhé)
    - Tôi không hiểu bạn nghĩ gì khi cho là VM là 1 chính thể đwúng ngoài pháp luật. Pháp luật của ai vậy?
    - VNDCCH có đại diện được cho nhân dân Việt Nam tại Bắc - Trung Nam hay không thì bạn phải xem lại lịch sử Quốc Hội Việt Nam hộ nhé.
  8. Ionesome

    Ionesome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    1
    Bác CoDEp ạ, chúng ta đã áp dụng bài của Geneve vào quá trình đám phán Hội nghị Paris: không nhờ ai nói thay cho quyền lợi của dân tộc mình cả, trực tiếp đàm phán với Mỹ chứ cũng chẳng thèm nói chuyện với chính phủ VNCH đâu. Sau này do thời thế nên mới có chuyện HN 4 bên đấy chứ.
    Được Ionesome sửa chữa / chuyển vào 21:26 ngày 08/12/2008
  9. red_star_7545

    red_star_7545 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2005
    Bài viết:
    1.282
    Đã được thích:
    231
    Thế bác biết quốc trưởng Bảo Đại là vị đứng đầu nhà nước Việt Nam tiếp theo ai không, nói rõ hẳn theo tuyên bố của ngài nhế
  10. CavalryX

    CavalryX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2008
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    Đọc lại diêfn biến thi? thấy rof:
    * tuy thua nhưng Pháp được hôf trợ tối đa cu?a Myf-Anh nên rất cứng đâ?u, chi? ký hiệp định ngưng bắn chứ không có trao tra? độc lập gi? ca?.
    * sau đó chính phu? đó đô?, Mendes France cánh ta? lên thay la?m Tô?ng thống (?) la? ngươ?i ôn ho?a hơn, ông na?y tuyên bố nếu không ký được hiệp định trong vo?ng xx nga?y thi? sef tư? chức. Va? nếu ông na?y tư? chức thi? cánh hưfu sef lại thay thế. Cho nên đến nga?y chót hạn cu?a France, ta mới ký hiệp định.
    * Nếu được sự giúp đơf hết mi?nh cu?a LX va? TQ, ta có thê? tiếp tục chiến đấu, co?n nếu chi? nhận được sự quan tâm sâu sắc cu?a 2 trươ?ng đoa?n LX va? TQ thôi thi? đáng lef ta đaf chia ơ? vif tuyến 16 hay 15. Việc chia ơ? vif tuyến 17 khiến cho ca? 1 vu?ng tự do tư? 1945 ơ? Miê?n Trung ma? Pháp va? cuốc gia không bao giơ? chiếm được lại pha?i trao lại cho bọn Cuốc. Tiếc ră?ng 2 đoa?n TQ va? LX không quan tâm đến nhưfng "tiê?u tiết" như thế va? đó la? ba?i học cho ta!
    Co?n Pháp thi? chắc chắn không gư?i thêm quân đâu, nó thua rô?i. Nó cố la?m găng vi? Myf ba?o pha?i thế thi? Myf mới viện trợ, có gi? cứ đê? Myf đánh!!!

Chia sẻ trang này