1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Hiếp mà không hiếp, thế mới gọi là hiếp"

Chủ đề trong 'Văn học' bởi am_anh, 31/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nw4good

    nw4good Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    1.065
    Đã được thích:
    0
    Về bài thơ văn xuôi KFC trên, thấy như là bài vè hát dạo của những thằng dâm đãng.
    Nhiều hình ảnh liên tưởng cũng độc đáo, gợi tình, ngôn từ dùng cũng công phu, chịu khó tìm tòi.
    Mấy người sáng tác và bình luận định vào đây để thủ dâm bằng mồm à ? (đừng hiểu là Oral *** nhé!). Nói ra những từ ngữ, hình ảnh bóng gió đến *** để giải toả ẩn ức về ******** trong đầu mình àh ?
    Dâm đãng với riêng mình và thủ dâm không có gì xấu, nhưng nên làm một mình thôi.
    Những bài thơ "độc đáo" dạng này chẳng giúp ích gì cho sự phát triển của xã hội cả!
    Nên dành công sức, đầu óc làm những việc có ích đi, còn muốn giải toả ham muốn thì tự mà đi tìm ****!
    Thân ! (đừng nóng nhé)
  2. am_anh

    am_anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0

    Chú nw4good phát bỉu nghe cũng hoành tráng nhể. Nhưng chú quên ko để ý chứ bài này là tác giả viết cho chuyên đề "tình yêu ******** trong văn chương" mà ko thấy RÂM thì còn ra cái thể thống jề nữa nhể
  3. am_anh

    am_anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0

    Hi, có hàng mới đây:
    Ðặng Thân
    Shopping List chuẩn bị trong đêm thâu cuối tuần của văn sĩ (1)
    Gừng 1 mậm 1 củ
    Tỏi tây 1 lạng
    Cần tây 1 lạng
    Thịt bò 1 cân
    Ờ bò? Nhớ cái ngày đầu tiên được Đặng Thân cho xơi món ?ongẩu pín? ở phố Sinh Từ. Dái dài dai, tất nhiên. Chẳng biết là món gì. Đặng Thân chỉ bảo đây là 1 món ăn chế biến hết sức công phu làm từ thịt ?ohoàng ngưu? được người Tầu coi như thứ thuốc bổ âm dương đông tây kim cổ, bổ quanh đâu đấy. Người Tầu sở dĩ đều khoẻ như trâu, làm việc như chó được suốt ngày là nhờ nó. Ta nhớ cái ngày sang Nam Kinh dự hội nghị văn học trẻ, khi vào ?ophạn điếm? thì thấy 2 chú ?oChung của dật mìn? vừa mới chào nhau ?oXực phàn mì?? (kiểu như ?oHow are you?? của bọn Ăng-lô Xặc-xông hay ?oAnh có khoẻ không?? của người Việt [mệ kiếp, đã ăn cái chó gì đâu mờ bẩu khoẻ với yếu, thế mới thấy ?oChung của? nó đối đãi với nhau rất thực, rất chân thực, rất phồn thực]) là đã lao vào khai vị 1 nải chuối bự cùng 2 tô cháo ú hụ. Sau đó vào bữa chính 2 đại trượng phu tẩn hết 1 con gà, mấy cân rau cải, và cả cân thịt bò với 1 nồi cơm có nhẽ là đủ cho 10 thằng cu-li pốc-tê Nam Việt. Chúng ăn khoẻ thế thảo nào nhiều em Việt lấy chồng bên ấy khổ nhục biết mấy mà chẳng chịu về nhà, cũng có thể là nhờ món ?ongẩu pín?. Nhớ ngày xưa khi Nguyễn Trãi đi tìm Lê Lợi sau bao ngày gian nan thì cũng đến được Lam Sơn chướng khí. Nguyễn được dẫn đến gặp minh chủ thì thấy 1 thằng nông phu đang 1 tay túm chặt cả tảng thịt, 1 tay vung đao xẻo từng miếng nhớn nhai nhồm nhoàm, chỉ 1 loáng đã đi hết quá nửa. Trời! Minh chúa dân tộc mà ăn uống kiểu súc sinh thế này thì thử hỏi dân tộc này có cái gọi là văn hiến mấy ngàn năm không? Nguyễn suýt bật lên thành tiếng. Vận mệnh dân tộc mà rơi vào tay những thằng chỉ biết ăn uống phu phen thế này thì đường tương lai biết sẽ ra sao, rồi cái thân ta liệu có ngày có khác chăng gì con vật kia không? Nguyễn đã định lui gót thì bị/được Lê Lợi gọi giật trở lại. Giá như Nguyễn quyết dứt áo ra đi thì đã không? Giá như? Liệu ta có thể đặt niềm tin được vào cái bọn cứ lấy ăn làm đầu mà không nói được câu nào tử tế không nhỉ? Cái nền văn minh ấy sẽ đi tới đâu? Chắc dễ đưa tới 1 cộng đồng Hannibal (hay Taliban gì đấy) lắm. Ta cũng họ Lê nên thảo nào cũng thích thịt bò. Nhưng có lẽ ta thuộc dòng Lê Lai vì ta nghiện món ?ongẩu pín?. Không biết là ta có họ hàng gì với Lê Hoàn (Đại Hành), Lê Duẩn, Lê Khả Phiêu hay không? Chuyện ?ongẩu pín? thực sự góp phần dinh dưỡng làm nên sức mạnh 1 dân tộc nào đó làm ta nhớ chuyện mấy ông chuyên gia Đông Đức (nơi đã từng có 1 cao nhân ngôn rằng: ?omong sao sáng mai thức dậy được làm người Việt Nam?) ngày xưa đã sang ta để tìm hiểu xem tại sao người Việt có nguồn dinh dưỡng nào mà cho họ sức mạnh kháng chiến bền bỉ như vậy. Và họ đã tìm ra cái nguồn dinh dưỡng bổ béo đặc biệt trong nước tương, nước cà (pháo). Ờ, cà?
    Cà pháo 1 bát
    Cà dái dê 1 cân
    Cà chua 1 tá
    Có lẽ cà là 1 biểu vật mang tính dân tộc cao, thậm chí thể hiện cả bản sắc văn hoá dân tộc (cái này Bộ Văn hoá, Hội Sử học hay Hội Nhà văn VN đến nay vẫn chưa xác định được, thế mới đau. Nếu chẳng may nhận định của ta mà đúng nhỉ. Hi hi, Nobel là cái chắc! Hơ hơ, chẳng dám đâu?). Cụ thể là cà dái dê hay cà tô-mách nhập từ bên Tây về nên rất to, dài và hoành tráng, lại mang sắc mầu hấp dẫn. Nhìn chúng nó ta sẽ thấy bản sắc phương Tây cũng y hệt vậy. To, đẹp, da căng, hoành tráng. Nhưng mềm và nhũn. Cà ta (cà pháo) nhỏ, xấu, nhăn nheo, nhược tiểu. Nhưng dai và giòn. Hy vọng trong thời đại hội nhập toàn cầu hoá hiện nay sẽ có 1 loại cà Đông Tây hoà điệu ra đời nhờ công nghệ gien. Ôi giá như mà được như thế? Ôi? giá như. Chắc rằng sẽ có 1 loại kết hợp được cái hoành tráng với cái tiểu xảo, cái mầu mè với cái thô mộc. Có thế xã hội mới đạt được công bằng, văn minh, dân giàu, nước mạnh. Con người sẽ được cất cánh bay lên, cực khoái. Bay lên nào! Nào gì nữa nào? ?oNhất bay, nhì bơi, ba chạy, bốn bò?. Chẳng biết cụ nào nghĩ ra cái hằng đẳng thức ẩm thực này nhỉ? Nó cũng quái quỷ như câu về 1 bữa ăn đủ cả ?ohải lục không quân?. Thế là mới có ?olục quân?, mới có cái ?obốn bò?. Bò bò, cà bò... Nghĩ ra cái gì chạy nào? Tẩu vi thượng sách. Chạy à, chạy đi đâu? Mày có chạy đàng trời... chạy đằng trời chứ? Nhưng cứ phải bò đã. Ờ bò? ngủ đã. Trong giấc mơ màng văn sĩ thấy mình vuốt râu rồng? và ngay lập tức nó đã thành 1 cú hích sáng tạo? Phải chăng cho 1 thực đơn có sự tham dự của binh chủng ?~không quân??

    8.10.06
  4. Eternity_E

    Eternity_E Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2006
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0

    cái truyện này đọc thấy ko hiểu lắm. Cứ mông lung thía nào í
  5. Neo_Confucius

    Neo_Confucius Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0

    Mông lung chắc vì đây là tâm trạng lức nửa đêm của 1 nhà văn (nữ). Đúng là cái bụng đa đoan của nhà văn rùi
  6. fonzi

    fonzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0

    Thằng Đặng Thân chuyên môn là viết rồi tự nó lại lạc đề. Bạn gì đấy đọc xong thấy mông lung không phải vì chính bạn đâu mà thằng viết nó nhập nhằng về phần bố cục và chính nó không chuyển tải được cái ý chính thôi. Văn tồi!
    Thằng Tàu phù kia lúc này ít thấy văng tiếng Chợ Lớn nghếu ngố... Được đấy!
    Fonzi
  7. NeverB4

    NeverB4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2006
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0

    Ôi iem vừa mới đọc đc cái bài phỏng vấn ĐT, mời các bác xem nè:
    [​IMG]
    Đặng Thân: Trước hết, phải loại bỏ khái niệm ?ocấm kỵ? ra khỏi sáng tác văn học : ?otôi ủng hộ mọi sự bứt phá?
    PHỎNG VẤN
    PHẢI LOẠI BỎ KHÁI NIỆM ?oCẤM KỴ? RA KHỎI SÁNG TÁC VĂN HỌC : ?oTÔI ỦNG HỘ MỌI SỰ BỨT PHÁ?
    trả lời phỏng vấn của Lê Anh Hoài

    Lê Anh Hoài:
    - Thưa anh, hiện xã hội (lưu ý là tôi không nói kinh tế và những vấn đề hội nhập vv... vv...) đang biến chuyển rất mạnh mẽ, đầy ắp những biểu hiện sống đa dạng. Theo đó, có rất nhiều hình thái ý thức mới xuất hiện... Anh đánh giá vấn đề này thế nào, trên tư thế là một người viết?Anh có thể đánh giá chút ít về giai đoạn văn học gần đây (cả nội dung và hình thức biểu hiện)...?

    Đặng Thân:
    Xin cảm ơn nhã ý cùng câu hỏi rất hay của anh! Câu hỏi của anh đã có một thứ uy lực khiến mọi người phải đồng ý rồi.
    Tôi thấy đúng là cuộc sống đang chuyển động từng phút. Khi thế kỷ XX qua đi nó đã để lại quá nhiều dấu vết của những biến động khủng khiếp về mọi mặt, hiện thực cũng như ý thức, vì thế mà đã có người nói thế kỷ XXI chắc là sẽ không còn nhiều thứ nữa cho người ta phải nghĩ thêm. Một thế kỷ chỉ với S. Freud và A. Einstein mà đã làm khoa học về tự nhiên và khoa học về con người chao đảo với biết bao hệ ý thức phải được xây dựng lại. Sự ra đời của hàng loạt lý thuyết mới trong mọi lĩnh vực đã làm cho cuộc sống cũng như văn học thế giới bước đi những bước choáng người. Người ta không chỉ còn biết mặc com-lê hay áo dài, mà là ăn mặc các kiểu thiên hình vạn trạng. Văn chương không chỉ còn gắn kết với chủ nghĩa hiện thực thuần túy hay vần điệu, ý tứ kinh điển. Mọi tư tưởng đều được mở ra.
    Còn ở Việt Nam, mới qua nửa thập kỷ thế kỷ mới đã có những sự kiện dày đặc trong ?ochương trình nghị sự? của nó với những sự phát lộ của văn thơ trẻ Việt. Với tôi mọi cái mới, nhất là trong văn chương, đều nên được xem xét đúng mức và quan trọng hơn là nâng đỡ vì công việc sáng tạo luôn vô cùng khó khăn. Còn ?onhững hình thái ý thức? mới cũng là những biểu hiện đáng trọng của thế hệ mới. Nó chứng tỏ sức sống của thời đại, sự vượt qua, sự dấn thân. Tuy nhiên, theo tổng kết về các hệ tư tưởng thì ở phương Đông xưa kia cũng đã có nhiều dòng ý thức lắm. Họ được quy lại thành ?obách gia chư tử? hay ngày nay có thể được nhóm họp vào những hệ như: duy tâm chủ quan, duy tâm khách quan, trực giác, hướng nội, hướng ngoại, siêu hình, biện chứng máy móc? mà nếu thế hệ trẻ quan tâm tìm hiểu sẽ giật mình vì sự nở rộ của những luồng suy nghĩ hiện nay chưa chắc đã có thể so sánh được với người xưa. Nhưng mà mỗi thời mỗi khác, phải không ạ.
    Với ?oVăn học gần đây? tôi thấy là đáng mừng. Mừng vì ý tưởng, hình thức phong phú: cách tân, phá cách, giễu nhại, cắt dán, hình ảnh, thực hiện? Mừng vì người viết có nhiều cách để xuất bản tác phẩm của mình qua sách in, báo in, báo mạng, blog, forum, hay in photocopy.


    Lê Anh Hoài:
    - Thưa anh, gần đây giới sáng tác trẻ (đây chỉ là sự phân chia tương đối, bởi thi thoảng có vài người không trẻ lắm) đã bắt đầu bung phá, tìm tòi những con đường mới. Về nội dung: những vấn đề ít người nói đến, thậm chí những vấn đề xưa nay "cấm kỵ"; về hình thức: có cảm giác mọi hình thức đều được thử nghiệm, kể cả những hình thức kỳ dị nhất, với tư cách nhà văn ?oavant-garde? (tiền phong), xin anh phát biểu về vấn đề này?

    Đặng Thân:
    Xin cứ gọi họ là ?ogiới sáng tác mới? vậy. Như tôi đã nói, tôi ủng hộ và thấy rất mừng. Tôi cũng chả có ý nào khác ngoài câu của các cụ :?ovăn học là nhân học?. Lòng người bao giờ chả đa đoan, vậy thì cũng phải có cách thức đa dạng để thể hiện được hết mọi ngõ ngách của tâm hồn con người. Thế mới là ?onhân văn?. Nhất là khi văn hóa càng phát triển thì cách thể hiện lại càng nên phong phú. Văn chương là để biểu đạt tư tưởng, mà con người lại là ?omột cây sậy có tư tưởng?. Tuy nhiên, muốn có tư tưởng phải động đến triết học, cái mà văn giới ở ta đa phần hình như còn thiếu thảm hại. Khi đọc các tác phẩm dù cũ hay mới mà ta thấy nhảm nhí phải chăng chính là do nó thiếu tính tư tưởng?
    Cũng có ý kiến cho rằng văn chương gần đây lặp lại các vấn đề về nội dung và hình thức của phương Tây thế kỷ qua, mà họ thì đã vứt đi. Tôi nghĩ không nên hẹp hòi và hời hợt khi đứng trước cái lạ. Một chiếc phi cơ bay qua đầu cũng lại bảo rằng phương Tây đã có từ lâu để dè bỉu thì sức thuyết phục nằm ở đâu? Ta đã làm được chưa? Dù là cũ hay không ở đâu đó mà chưa hề xuất hiện trên văn bản của văn học Việt thì tôi nghĩ đó vẫn là nhân tố mới. Vả lại trên đời rất khó mà có hai văn bản tương tự cả về nội dung và hình thức. Phương Tây họ có nhiều thử nghiệm, có cái tồn tại lâu có cái ?ongắn ngày?, nhưng tôi chưa thấy ai tuyên bố những cái họ đã tạo ra là ?ovứt đi? cả. Tất cả đều là những thanh tựu tạo nên sắc mầu muôn vẻ. Hiện nay đã có người nói về một thứ ?ohậu hậu hiện đại? (Post Po-mo) đang hình thành và phát triển từ những năm 90 của thế kỷ trước cho đến nay. Nó kế thừa mọi hình thức của hậu hiện đại nhưng thiên về cái chân, cái đẹp toàn thiện. Phải chăng là lại quay về với cái lâu đài chân-thiện-mỹ cổ điển? Sự thực là trong cái vòng xoáy của ?ophát triển? mọi hiện tượng lặp lại nhưng hình như không có điểm nào trùng nhau cả. ?oVề nguồn? là một công cuộc sáng tạo mới lạ. Sự trở về với chân-thiện-mỹ tôi thấy nó khác hẳn cái sự không cần biết chân-thiện-mỹ là gì mà lại cứ đòi khư khư giữ lấy nó. Vậy nên tôi ủng hộ mọi sự bứt phá, dù là đi trên con đường chưa ai từng bước hay là trên những lối mòn đã có người đi mà vẫn vô cùng lạ lẫm.
    Còn khái niệm ?ocấm kỵ? mà anh nói, tôi thấy trên đời đâu có chủ đề nào là ?ocấm kỵ?. Chính trị ư? Phải chăng các áng văn thơ của Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm không dính líu gì tới chính trị? ******** ư? Cách đây hai thế kỷ Hồ Xuân Hương đã viết nên những vần thơ mà dễ mấy ai ở thế hệ này qua mặt được. Truyện kỳ quái ư? Các cụ cũng đâu có thiếu. Vậy mà đã có thế lực nào ngăn cản được những tác phẩm đó đâu? Vậy thì theo tôi vấn đề nằm ở phương pháp. Sáng tác ở ta, nếu bê nguyên xi những câu nói của các bà hàng tôm, hàng cá vào văn học thì kiểu gì tác phẩm ấy cũng dễ bị quy vào nhiều tội lắm, chắc chắn là phạm vào vấn đề ?ocấm kỵ? rồi. Nhưng nếu ta đọc những tác phẩm bất hủ của Rablais, Joyce, Miller hay Marquez thì chuyện của các bà ấy chưa là cái gì. Cái tục hay cái ?ocấm kỵ? muốn đưa vào nghệ thuật càng cần phải có những thủ pháp nghệ thuật công phu, không phải cứ thích là ?olàm tới? được. Nhưng trước hết, phải loại bỏ khái niệm ?ocấm kỵ? ra khỏi sáng tác văn học. Thực tế cho thấy chính các đại văn hào là những người viết về cái ?ocấm kỵ? nhiều nhất và hay nhất. Vì có thể đó chính là những khu vực sâu kín, tiềm ẩn và đầy sức sống nhất làm hoàn thiện con người.


    Lê Anh Hoài:
    - Anh thích những cây bút và trào lưu mới nào hiện nay? Vì sao?

    Đặng Thân:
    Những tác giả, tác phẩm và trào lưu của ?ogiới sáng tác mới? ở nước ngoài mà tôi yêu thích thì khá nhiều và tôi đọc họ cả bản gốc lẫn bản dịch. Thực ra ta cứ gọi họ là mới chứ họ thì nghĩ là đang viết văn bình thường. Nhưng vì là người Việt nên tôi quan tâm nhiều hơn đến văn chương Việt. Chúng ta đã có những cây bút đáng nể từ ngày Đổi mới, điều đó mọi người đã biết. Trong nước hiện nay cũng có những bứt phá ngoạn mục của nhiều tác giả ở Hà Nội, các nhóm thơ Sài Gòn. Ngoài nước cũng có sự góp mặt xuất sắc của các lưu học sinh, của những cộng đồng văn chương Việt ở Mỹ, Pháp, Úc. Thực sự là tôi quý trọng khá nhiều người nên khó mà nói hết ra ở đây. Mỗi trào lưu, mỗi tác giả đều có những đóng góp riêng cần được ghi nhận. Vì thế các cơ quan lãnh đạo chính thống của Việt Nam về văn học nghệ thuật cũng cần phải có một tầm nhìn mới thì mới tạo được sức mạnh cho cộng đồng văn chương Việt được.
  8. NeverB4

    NeverB4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2006
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0

    Lê Anh Hoài:
    - Anh có nghĩ đang có một xung đột giữa cái cũ và cái mới (trong văn học thôi nhé)? Nếu có, ở "trận tuyến" nào?Xin lưu ý anh, cũng câu hỏi này, nhà thơ, nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan cho rằng không có xung đột nào cả.

    Đặng Thân:
    Tôi thấy anh Nguyễn Chí Hoan không hẳn nói rằng không có xung đột. Có điều anh ấy phản đối sự phân biệt cũ ?" mới vì nếu nhìn trên bình diện lớn thì sự tuần hoàn hay lặp lại của các dòng tư tưởng, thậm chí cả thủ pháp nghệ thuật là bình thường. Người phương Tây cũng đã từng nói: không có gì mới dưới mặt trời.
    Tuy thế, nếu đem một chặng đường ra phân tích thì tôi thực sự thấy có cũ ?" mới. Lấy thực tế nửa thế kỷ qua chẳng hạn. Sự phân định các dòng và các giai đoạn văn học cho thấy sự khác biệt. Nào là ?ovăn học kháng chiến?, ?ovăn học vùng tạm chiếm?, ?ovăn học cách mạng?, ?ovăn học hiện thực XHCN?, ?ovăn học miền Nam trước 75?, ?ovăn học giải phóng? cho đến ?ovăn học hải ngoại?, ?ovăn học đổi mới?, ?ovăn học hậu đổi mới?. Sự xung đột vì thế tất nhiên là có. Theo thiển ý của tôi, có thể sự xung đột chính yếu nằm ở mạch ngầm, có nguyên nhân là tầm nhận thức của các thế hệ, các cá thể cùng với những vấn đề về quyền lực hay ?oan toàn? cá nhân. Thực tế cho thấy đa số lực lượng kỳ cựu của cỡ 800 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam khó có tác phẩm nào được đông đảo độc giả đọc hay nghe nói tới, trong khi đó phần lớn mọi người, nhất là giới trẻ (đang chiếm đến hơn một nửa dân số nước ta), lại quan tâm đến những tác phẩm của ?ogiới sáng tác mới? hơn.
    Còn về tính ?otruyền thống? hay ?obảo thủ?, cũng là chuyện bình thường: Có một hội thơ rất lớn có hàng mấy ngàn người khắp thế giới tham gia, cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư, là Hội Thi ca Quốc tế có trụ sở tại Mỹ. Chuẩn mực của họ cũng rất ?okinh điển?, khó có bài thơ ?omới? nào được họ duyệt đăng hay trao giải. Tôi nghĩ sự xung đột cũng là cần thiết để tạo điều kiện cho một nền văn chương đích thực có giá trị phát triển.

    Lê Anh Hoài:
    - Có một lối nhận định, phê bình (có ý thức hoặc vô thức) thường lấy đạo lý, đạo đức làm thước đo? Anh nghĩ sao? Xin anh nói từ góc độ cá nhân về nhận định, phê bình hiện nay?

    Đặng Thân:
    Đạo đức luôn là vấn đề to lớn nhất của mọi thời đại, vì thế khó ai vượt thoát ra khỏi nó. Tuy thế đạo đức là thế nào thì cũng thật khó đưa ra làm chuẩn mực. Xin hãy đến với cuốn kinh sách vĩ đại nhất bàn về đạo đức là Đạo Đức Kinh của Lão Tử. Ngay từ câu đầu tiên ông đã nói rằng: ?oĐạo khả đạo phi thường đạo?. Cái đạo mà có thể nói rõ ra được thì không còn là cái đạo lớn, đạo thường hằng. Ông còn nói: mất đạo mới có đức, mất đức mới có lễ. Phải chăng cái ?olễ? này chính là cái ?ođạo lý? mà người ta thường nhắc tới? Rất tiếc, khi phải vin vào cái gọi là ?ođạo lý? thì ?ođạo đức? đã không còn! Vậy thì còn đâu ?otính nhân văn?? Tôi nhận thấy tất cả những gì thuộc về con người đều cao quý. Vậy thì nên chăng chỉ cần đánh giá một tác phẩm là: ?ocó hay không??, ?ocó người không??.
    Các tác phẩm của ?ogiới sáng tác mới? ở ta hiện nay tuy rải rác nhưng cũng khá phong phú về nội dung và thể loại. Họ cần những đôi mắt thẩm định ngày càng có trình độ cao và chuyên nghiệp hơn, bao quát hơn. Vì thế nền phê bình của ta hiện nay ai cũng thấy là rất có vấn đề. Sự ủng hộ thì phần lớn đầy cảm tính, nhận xét chung chung, rất hay ?onói quá? và nặng tính ?othù tạc?. Sự phản đối thì đa phần thô thiển, giáo điều, thể hiện một nền tảng kiến thức lỗ mỗ. Tại sao người ta chưa chú ý đến việc đào tạo và nâng cao nhận thức của giới này? Đây là một thực tế làm chậm lụt văn học nước nhà. Hiện tuy cũng có một hai nhà phê bình đáng trọng nhưng những công sức của họ thật như gió vào nhà trống.

    Lê Anh Hoài:
    - Có một thực tế, đang có một lực lượng viết, đa số còn trẻ, không thể ?ochờ? nổi hệ thống thẩm định, biên tập, phê duyệt trước khi cho phổ biến tác phẩm và họ tìm đến các trang văn học trên mạng như một lối thoát. Dù muốn hay không, dường như đã, đang hình thành một dòng chảy ?obên lề?, ?ophụ lưu?. Anh đánh giá thế nào về hiện trạng này?

    Đặng Thân:
    Một số báo ở ta, nhất là báo mạng cũng đã đưa chủ đề này ra tranh luận sôi nổi. Việc sáng tác theo tôi là chuyện tất yếu phải làm của người viết, viết xong ai chả muốn được đăng. Vậy thì văn học mạng ra đời đón nhận họ nhanh hơn nên dễ được chấp nhận. Tôi nói là nhanh hơn thôi chứ cũng đâu phải dễ dàng ai muốn viết gì thì viết, muốn đăng là được đăng. Mỗi tờ báo mạng cũng đều có những triết lý và quan điểm riêng về văn học nghệ thuật, tờ báo nào có uy tín hay không phụ thuộc vào tầm nhận thức của người chủ bút và cả ban biên tập. Còn việc gọi họ là ?obên lề? hay ?ophụ lưu? thì chỉ là thuật ngữ của những người tự cho là ?ochính thống?. Những người thuộc về ?ophụ lưu? nhiều khi lại cho ?ochính thống? là hủ lậu. ?oChính? hay ?ophụ? theo tôi không cần phải phân biệt, tôi cần xem những tác phẩm hay của bất kỳ bên nào.
    Văn học mạng theo tôi là một lối đi có sức sống, chứ không hẳn chỉ là ?olối thoát?. Nó giúp cho hệ thống xuất bản cũ phải tự xem xét lại mình hơn. Khi công nghệ thông tin phát triển hơn, đến với nhiều gia đình hơn thì văn học mạng không chừng sẽ thành ?ochính lưu? lúc nào không biết. Các giới chức nên coi văn học mạng như là một trong những hoạt động bình thường của văn học và xuất bản nói chung, nên có những cơ quan chuyên trách về nó để mọi loại hình đều được phát triển trong một thể thống nhất, vì sự phát triển của nó là bất khả kháng. Tất cả đều xuất phát từ nhu cầu của con người mà thôi.

    Lê Anh Hoài:
    - Xin cảm ơn nhà thơ Đặng Thân và xin chúc anh ngày càng ?ophá cách? thành công.

    11/2006


    Lê Anh Hoài - SCL
  9. phanboboaiai

    phanboboaiai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2004
    Bài viết:
    5.867
    Đã được thích:
    0
    Các bác nhà văn với nhau, khen nhau hay ho.
    Quần chúng đọc thấy khó chịu.
  10. Neo_Confucius

    Neo_Confucius Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0

    Tui thấy có cái truyện nầy của ĐT trên vietnamnet đọc thấy độc đáo nhưng cũng hơi điên đàu nè:
    http://vietnamnet.vn/vanhoa/tacpham/2006/11/631117/

Chia sẻ trang này