1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Hiếp mà không hiếp, thế mới gọi là hiếp"

Chủ đề trong 'Văn học' bởi am_anh, 31/12/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. X_Bay

    X_Bay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2006
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0

    Tài liệu tham khảo:
    Từ điển THI X/X LOẠI ?" A&B
    Đặng Thân
    BỜM

    Moa léo cần, Bờm bảo bố. Moa léo cần, Bờm bảo ông... Đây là một khẩu hiệu tầm cỡ "đỉnh cao muôn trượng" chứ chẳng chơi.
    Bờm vốn sinh ra đã là một thi sĩ, thế mà mấy ai biết.
    Nhưng Bờm thực tế lắm. Cũng chẳng ai biết điều đó.
    Người ta bảo Bờm mây gió. Không có đâu. Cái giống đời thật lạ, cứ thấy người ta mê quạt mà đã vội kết luận là người ta mây gió. Đâu có.
    Bờm sinh ra đã có những câu thơ thật hay, thật ám ảnh:
    Đất nước lao đao chưa bao giờ bình yên...
    Bờm rất yêu sách. Nên thánh đường của gã chính là "hiệu sách nhân dân". Chả thế mà khi nó bị ném bom Bờm đã làm hai câu lục bát ghi danh sử sách [bò]:
    ?~Hiệu sách?T bom nó phá rồi
    Vẫn còn sáng ngời hai chữ ?~Nhân dân?T!

    Đất nước ta cái gì có hai chữ nhân dân đều được thánh hóa. Trừ cái đối tượng mà cái từ này được sinh ra để gọi tên, và lắm khi trở thành vật tế thần trong cái sứ mệnh lịch sử loạn xà bần.
    Bờm còn sính làm châm ngôn. Đây là một câu bất hủ:
    Cái gì đã thối thì đã thối rồi, cái gì sắp thối cũng thành *** thôi!
    Bờm theo Bái vật giáo. Gã mê quạt. Đủ loại. Từ cái loại "chành ra ba góc da còn thiếu" đến các loại quạt giấy, quạt sừng, quạt đồi mồi... Gã có cái quạt mà không ngờ nó lại là một báu vật - quạt mo. Chuyện về cái quạt mo này thì cả dân tộc đã tốn bao nhiêu giấy mực để viết về nó (theo thống kê đã có 39.000 [xin đọc là ?oba vạn chín nghìn? ?" được coi là một hằng số văn hiến của xứ Giao Chỉ[1]] cuốn sách và bài báo từ tiểu thuyết lịch sử đến biên khảo hay chuyên luận), cho nên tôi không muốn nhắc lại ở đây làm gì nữa cho hóa nhàm. Vì vậy tôi xin được kết thúc mục Bờm tại đây, mong quý vị không cảm thấy đột ngột. Tuy nhiên, nếu ai còn thấy nhột nhột thì xin xem thêm bản nhận định sau đây của Đại học Quốc tử giám:
    Tại sao Bờm không đổi quạt mo lấy "3 bò, 9 trâu", "ao sâu cá mè", "bè gỗ lim"... mà lại lấy mỗi "cục xôi"? Đây là một câu hỏi nhức nhối đã làm đau đầu bao nhà khoa học và các GSTS ưu tú của nước Nam suốt bao thế kỷ qua. Phải chăng dân tộc ta có cái bản chất "mì ăn liền"? Hay thiển cận? Hay lười nhác? Hay ngu dốt? Hay nghiện xôi thịt đến mức mù quáng? Đại học Quốc tử giám đã tiến hành một cuộc điều tra xã hội học sâu rộng do các bậc Nghè, Cống, Cử kiệt xuất thực hiện. Sau đây là những kết quả đáng suy nghĩ trong bài "Những chi phí cơ hội trong quản trị kinh doanh phong cách Bờm" của họ:
    - Để quản lý 3 bò, 9 trâu cần 1 đội chăn 3 người cùng 1 giám sát viên, 2 bảo vệ, 1 đội trưởng;
    - Để quản lý ao cá mè cần 1 đội sản xuất ít nhất 12 người làm việc 3 ca, 3 bảo vệ, 2 giám sát viên, 1 đội trưởng có trình độ Cử nhân Nông nghiệp, và đội ngũ kế toán, bán hàng, marketing;
    - Để quản lý bè gỗ lim cần 2 thủy thủ đoàn (mỗi đoàn ít nhất 12 thành viên gồm thủy thủ, tài công, hoa tiêu, an ninh, 1 thuyền trưởng), 1 đội ngũ quản lý với các ban tài chính, nhân sự, marketing và 1 giám đốc điều hành có trình độ Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh MBA.
    Vậy kết luận rằng: cụ Bờm với trí tuệ dân gian của người nông dân Việt Nam đã hết sức khôn ngoan tỉnh táo khi khước từ mọi đề xuất thâm hiểm trên đây của các đối tác là bọn tư bản giãy chết, đang âm mưu "diễn biến hòa bình". Như ý các cụ đã dạy thì làm gì cũng đến ăn xôi mà thôi, việc gì mà phải cố đấm cho nó rắc rối.

    --------------------------------------------------------------------------------
    [1] Xin tìm đọc thêm Liệt nữ của Phạm Lưu Vũ để tham khảo.
  2. FLYINGDRAG

    FLYINGDRAG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0

    Tài liệu thâm khảo:
    Truyện ngắn MẨU THỊT THỪA
    http://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=5856
  3. ThiMinhKhai

    ThiMinhKhai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2007
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Café văn học của hội đồng Anh "The Power Of Words" -
    VTV giới thiệu về ĐT hơi bị hoành tráng nhá:
    "Sức mạnh của ngôn từ - văn học và độc giả thế kỷ 21"
    Cập nhật: 31/7/2007 09:17
    Với sự góp mặt của các diễn giả: Chuyên gia văn hoá đọc Tom Forrest (vương quốc Anh), nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Thị Minh Thái và dịch giả trẻ Cao Việt Dũng, hội thảo ?oSức mạnh của ngôn từ - văn học và độc giả thế kỉ 21? được tổ chức vào tối qua (30/7) tại Nhà bảo tàng Đại học Mĩ thuật Hà Nội, 42 Yết Kiêu thực sự là một cuộc trò chuyện lý thú...
    [​IMG]
    Sức lôi cuốn của buổi hội thảo được khẳng định bởi số lượng thính giả đông đảo, trong đó có cả những khuôn mặt ?olão làng? trong giới văn nghệ sĩ: dịch giả Dương Tường, nhà thơ Hoàng Hưng, Đặng Thân, đạo diễn Thạc Chuyên? Hội thảo được mở đầu bằng lời nhận định khá ?odân dã, mộc mạc? của giám đốc Thư viện Quốc gia, ông Phạm Thế Khang: ?oVăn học với người Việt Nam giống như món cơm tẻ vậy?. Có điều, đã xuất hiện một thực tế là món cơm tẻ ấy hiện nay ?ohơi khó nuốt?. Và để lý giải nguyên nhân của thực trạng này, thiết nghĩ chúng ta còn phải mở nhiều cuộc hội thảo nữa.
    Chương trình hội thảo có hai phần khá rõ ràng, cụ thể: điểm sách, khái quát đời sống văn học đương đại Anh và trao đổi chiến lược phát triển độc giả trong thế kỉ 21.
    Trong phần điểm sách, các diễn giả đã giới thiệu một số tác phẩm văn học Việt nam đương đại gây được tiếng vang như: Chuyện lan man đầu thế kỷ (Vũ Phương Nghi), Tầng thứ nhất (Di Li), Người vớt phù du (Phạm Hải Anh), Hình bóng đàn bà (Vũ Xuân Tửu)? Đáng chú ý là lời nhận xét của nhà phê bình văn học Nguyễn Thị Minh Thái: ?ođọc là một công việc cô đơn?, cũng giống như công việc sáng tạo thầm lặng của người nghệ sĩ, có điều đáng mừng là hiện nay xuất hiện một bộ phận những nhà văn sáng tác trong hoàn cảnh xa xứ với một vốn tiếng Việt tinh tế và thanh thoát, đủ sức chia sẻ với những người đọc khó tính.
    Trong khoảng thời gian 20 phút, chuyên gia văn hóa đọc Tom Forrest đã khái quát (theo ý kiến chủ quan) những khuôn mặt văn sĩ ưu tú của đời sống văn học Anh đương đại (mà theo ông là phải xét lịch trình ấy trong 100 năm). Ở đó ta bắt gặp E.M.Forster, W.Owen, W.H.Auden, P.Barker, I.Smith và đặc biệt là hai tác giả quen thuộc với giới nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam: J.Joyce và S.Rushidie (tác giả của "Những vần thơ của quỷ Sa-tăng"). Đồng thời ông cũng chia sẻ với bạn đọc Việt Nam trong việc dịch và thưởng thức những tác phẩm đồ sộ của ?onhà văn nổi tiếng nhưng ít người đọc? ?" J.Joyce. Và Tom Forrest hy vọng với hai bộ phim (dựa trên cốt truyện Uylix) sắp ra mắt khán giả sẽ góp phần ?ophổ cập? cuốn tiểu thuyết ?ohoành tráng? này.
    Không khí trao đổi khá cởi mở với những câu hỏi xoay quanh những vấn đề nóng hổi của đời sống văn học đương đại: có hay không có chủ nghĩa Hậu hiện đại trong những sáng tác văn học Việt Nam, hay những ảnh hưởng của thuyết Phân tâm học đối với sáng tác văn học, mối quan hệ giữa triết học và văn học?
    Dịch giả trẻ Cao Việt Dũng (người dịch rất thành công cuốn tiểu thuyết "Phía nam biên giới, phía tây mặt trời" của H.Murakami) đã đưa ra một quan điểm khá táo bạo: ?oSự phân chia lộ trình văn học thành các chủ nghĩa này nọ là một vấn đề khó mà đạt được hiệu quả tối ưu, thậm chí là một cách nhìn nhận quá dễ dãi về văn chương?. Nó cơ hồ chỉ là một thủ thuật để ?ochỉ chỗ ngồi trong chốn văn chương?, một cách hướng dẫn đọc tác phẩm, trong khi ?ovăn học biểu diễn bằng ngôn từ, nó là một đường bay vô hạn định của trí tưởng tượng? (Nguyễn Thị Minh Thái). Có điều chắc chắn là với một cách viết mới, cách thể nghiệm mới sẽ đặt những ?ongười đọc tận tuỵ? trước yêu cầu cần có một lối đọc mới.
    Chuyên gia tư vấn về văn hoá đọc Tom Forrest cũng có một phần trao đổi khá thú vị về chiến lược phát triển độc giả với việc đưa ra quan điểm: ?oNgười Anh không coi việc đọc là một vấn đề học thuật (hay nặng về giáo dục) mà coi trọng tính chất thưởng thức nhằm tạo ra sự tự tin và ham muốn đọc?. Ông chủ trương đặt người đọc vào vị trí trung tâm, mỗi người đọc với trình độ, vốn sống của mình sẽ rút ra được những điều bổ ích từ cuốn sách mà mình chọn đọc. Ông cũng tin vào việc phát triển độc giả ở Việt Nam (có lẽ vị chuyên gia này đã có dịp du lãm qua ?othế giới sách Đinh Lễ?, hay được chiêm ngưỡng cảnh bày bán sách la liệt ở vỉa hè). Trao đổi về các kĩ năng quảng bá sách, dịch giả Cao Việt Dũng cho rằng hình thức giới thiệu sách trên mạng là một dạng ?otiền chuyên nghiệp? trong công nghệ phát hành sách. Ngoài ra còn một cách thức đơn giản mà hiệu quả là sự trao đổi thông tin về sách trong mạng lưới mối quan hệ thân quen.
    Nhà báo Bích Yến (báo Văn nghệ) đã đặt ra một câu hỏi ?osát sườn?: làm thế nào để phát triển văn hoá đọc ở một đất nước nông nghiệp, khi mà việc có được một cuốn sách thú vị và hiểu được nội dung của nó đôi khi còn ?ovất vả hơn đi cày?? Ngay lập tức, ông Tom Forrest chia sẻ những phương thức mà chính phủ Anh đã áp dụng khá hiệu quả cách đây hơn 20 năm: kêu gọi những nhà xuất bản, nhà hảo tâm hỗ trợ sách, đưa sách tới những vùng sâu vùng xa? Đây là cách thức mà Đài Truyền hình Việt Nam đã áp dụng thành công với chuyên mục Tặng sách - Mỗi ngày 1 cuốn sách. Còn theo nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái, người đã có nhiều lời ?obáo động? về thực trạng không mấy sáng sủa trong văn hoá đọc của người Việt thì vấn đề là phải đổi mới phương pháp đọc, phải thay đổi ?ocăn tính nông dân trong cách đọc? (xoá bỏ lối đọc hời hợt, không chuyên tâm).
    Theo kế hoạch, ngày hôm nay (31/7), chuyên gia tư vấn văn hoá đọc Tom Forrest sẽ có cuộc nói chuyện với những độc giả của Thư viện quốc gia, và vào ngày 3/8/2007 sẽ có cuộc trao đổi tại cafe Zenta, 41 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh cùng các diễn giả Nguyễn Viện, Nhật Chiêu, Phan Hồn Nhiên.
    Hoạt động café văn học lý thú này nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng Anh.
    Mai Khôi
  4. Neo_Confucius

    Neo_Confucius Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0

    Bên THANH NIÊN XA MẸ cũng đang bàn tán sôi nủi zề cái tạo đàm văn chương nè đó:
    http://www.tathy.com/thanglong/showthread.php?t=15015
    Đoạn các chú nói zề ĐT bùn cừi hok chịu được:

    giaiphongquan
    Binh nhì
    Phần Q&A rất đáng phải xem lại. Có cảm giác người hỏi ko chú ý mấy đến độ liên kết giữa câu hỏi mình đặt ra và chủ đề chính. Tuy nhiên, phải nói mình rất phục cái anh Đặng Thân đầu trọc mà bạn bảo là đưa ra câu hỏi lê thê. Thực ra nếu cậu nghe kỹ thì sẽ thấy câu hỏi ko có gì là quá khó hiểu, chỉ có điều có thể một số người sẽ hơi phản cảm với cách hỏi dẫn giải nhiều, và việc sử dụng tiếng Anh luôn để hỏi ông Tom Forrest mà ko thông qua phiên dịch. Với tư cách một người nghiên cứu chuyên sâu tiếng Anh, mình nhận thấy anh chàng này sử dụng tiếng Anh rất thông thạo, kèm theo cách dùng từ và diễn đạt tiếng Việt trôi chảy. Câu hỏi về tác phẩm kinh điển của James Joyce (ko biết viết có chính xác ko), rồi link đến ý chìa khóa nào cho việc dịch sang tiếng Việt tác phẩm khó nhằn này.
    tvietp
    Đại úy
    Bác Thân này giọng nói lên bổng xuống trầm công nhận nghe cũng hay, cũng là một thầy luyện thi IELTS khá có tiếng ở HN.
    giaiphongquan
    Binh nhì
    Ơ thế hóa ra đây chính là thầy Thân vẫn thỉnh thoảng được nhắc đến à? Thấy MC gọi là Đặng Thân mà không cần hỏi tên, nghe như nhà văn nhà thơ gi có tiếng lắm. Các bác cho biết trích ngang tiểu sử cái.

  5. Eternity_E

    Eternity_E Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2006
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Bác giaiphongquan là bác nào mà nhận xét hay nhỉ?
    Bác thạo tiếng Anh thì vào đây nè:
    http://www.thewriterspost.net/author_dangthan.htm
    http://www.thewriterspost.net/TWP_V7I2.htm
    http://www.thewriterspost.net/V7I2_pp2_dangthan.htm
    http://www.thewriterspost.net/V7I2_ff3_thandang.htm
    http://www.thewriterspost.net/V7I2_ff2_thandang.htm

  6. am_anh

    am_anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0

    Chứng tỏ là giaiphongquan cũng là bậc cao thủ tiếng Anh đấy nhỉ
  7. X_Bay

    X_Bay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2006
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    MỘT CUỘC TRÌNH DIỄN THƠ HÚT HỒN KHÁN GIẢ
    link:
    http://vanchuong.vnweblogs.com/post/2192/29716

    Chuyến xe thơ 47 và 12 giờ không nghệ thuật
    link:
    http://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=6469

    Được X_Bay sửa chữa / chuyển vào 02:23 ngày 04/11/2007
  8. X_Bay

    X_Bay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2006
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0

    Đặng Thân viết về lê Anh Hoài nè. Bác Hoài vừa ra mắt tỉu thuyết mói à nghe;
    Tiếng Ngựa Hoang Bên Đồi Cỏ Cháy
    Ngựa hoang nào dẫm nát tơi bời
    Thảm cỏ bình yên dưới chân?

    (Duyên Anh, ?oVết hằn trên lưng ngựa hoang?)
    Bài hát cuốn thốc lòng trai trẻ năm xưa như lại cuồn cuộn trong tôi mỗi khi nhớ về gã. Và nhớ lại đời trai sương gió. Cõi trời cao rộng mà sao vẫn hẹp hòi với chúng ta? Thế hệ chúng ta diễn qua bao ?ocảnh? còn thót tim hơn film Hollywood, qua bao ?ohồi? còn gay cấn hơn Tam quốc diễn nghĩa hay Hán Sở tranh hùng. Để rồi người ta bảo đó là những ?ochương? bi tráng nhất của dân tộc.
    Ờ, mà bây giờ ai cũng bàn chuyện vươn tới cái đích làm ?ocông dân toàn cầu? rồi mà sao ta vẫn luẩn quẩn chuyện ?odân tộc? vậy nhỉ? Dễ mà không thể khá được. Nhưng mà không có ?obối cảnh? dân tộc suốt mấy thập kỷ qua thì vở kịch đã không diễn ra như vậy. Vở kịch nào? À, đó là vở kịch có những ?onhân vật? Việt Nam. Một trong những ?onhân vật chính? đáng nhớ nhất chắc là con ngựa hoang kia.
    ?hình ảnh một con ngựa hiền hoà bị cưỡng bức hất ra khỏi nơi êm ấm an toàn để đẩy vào cơn lốc xoáy thành ngựa hoang lang thang với những vết thương hằn sâu trên lưng. Vết thương vẫn tiếp tục âm ỉ ngày đêm hành hạ khiến ngựa hoang đớn đau giãy giụa vật vã.
    (Lm. Dũng Lạc Trần Cao Tường, ?oViễn kiến nào từ vết hằn trên lưng ngựa hoang?)
    ?oNgựa hoang? là vậy. Đến ?ongựa hồng? mà sinh ra trong bối cảnh ấy cũng chỉ là:
    Ngựa Hồng hôm nay cột vào yên cương.
    Cong lưng kéo chiếc xe thôi!
    Đường đời quanh co chật chội
    Bụi bờ quanh năm lầy lội
    Cỏ hèn đã úa từng cội
    Ngựa hồng đi quanh thành cổ tan hoang
    Đi quanh miếu cũ rêu phong.
    Ngựa hồng khiêng bao nặng nề trên lưng
    Vó bước phong sương ngập ngừng
    Ngựa hồng long đong, trụi bờm, se lông
    Cong lưng vó bước mông lung.
    Từng ngọn roi đau tàn bạo
    Từng gò dây cương nghẹn ngào
    Một hàm thiếc khoá miệng vào
    Cuộc đời lao đao cua kẻ vong thân
    Khiêng voi, cõng rắn trên lưng...

    (Phạm Duy, ?oNgựa hồng?)
    Ha ha! Thật khó mà nén một tiếng cười vì hóa ra ?ohồng? hay ?ohoang? thì cũng vậy thôi. Đều như thể ?ohồng hoang? cả. Tuy nhiên, con ngựa hoang của Duyên Anh còn có một chân trời mơ ước là ?othảm cỏ bình yên?, còn ngựa hồng của Phạm Duy thì cũng đành với ?ocỏ hèn?.
    Vậy con ngựa của tôi là thế nào? Đó là ?ocon ngựa văn chương?. Là ?ongựa hoang? nên chắc là nó luôn luôn CHÁN. Nó đâu được hưởng cái vinh phì của giống ngựa chuồng, ngựa trại. Trong cõi lang thang hoài bất định nó đến bên một quả đồi mà không biết có phải vì lâm tặc hay nạn phá rừng mà cỏ ở đây đã cháy hết cả rồi. Vì thế, nó ĐÓI.
    CHÁNĐÓI. Đó là cảm tưởng của tôi khi đọc một nhà văn ?" Lê Anh Hoài.
    Hoài vừa in cuốn Chuyện tình mùa tạp kỹ ở Nhà xuất bản Đà Nẵng. Một cuốn tiểu thuyết hậu-hiện đại (mà nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên gọi là ?omột cái viết? [Nhà văn Phạm Lưu Vũ bình: ?oBấy lâu tôi hằng nghĩ các nhà phê bình của ta hễ phát ngôn là cứ ?~đồ nọ?T, ?~đồ kia?T, thế mà nay mới thấy hóa ra còn có ?~cái nọ?T, ?~cái kia?T nữa cơ đấy?]) viết dưới dạng chương hồi và kết thúc bằng một vở kịch. Vừa mới in đã có lời đồng vọng. Đầu tiên là nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh tung ngay lên blog của mình bài ?oLê Anh Hoài ?" Chuyện tình mùa tạp kỹ?. Sau đó là tiếng nói của nhà sử học Nguyễn Thị Hậu (hiện nay là Phó tổng thư ký Hội Sử học Việt Nam) trên Văn chương Việt với ?oĐọc tiểu thuyết Chuyện tình mùa tạp kỹ của Lê Anh Hoài: những màn tạp kỹ chương hồi?. Rồi là ?oLê Anh Hoài và lối viết tạp kĩ? của nhà nghiên cứu/sưu tầm/phê bình/thơ/văn Inrasara (tức Phú Trạm, người từng được Tặng thưởng văn học ASEAN), cũng trên Văn chương Việt. Xin mời độc giả ghé đọc xem họ nói những gì.
    Tôi thấy hay hay với những ?omàn tạp kỹ chương hồi? và ?olối viết tạp kĩ?. Thực ra ?omùa tạp kỹ? là cái tựa do Nxb Đà Nẵng đặt. Thì ra cái ?oanh? Đà Nẵng này với các anh chị trên đây cũng có chung với nhau một ý tưởng. ?oTư tưởng lớn gặp nhau?. Và cái tư tưởng chung đó rất đúng. ?oAnh? Đà Nẵng thì cho rằng cái tựa ấy mới dễ đi vào lòng độc giả. Còn cách ?oăn theo? của anh Sara và chị Hậu cũng có lý, thậm chí chí lý.
    Vì nguyên ủy cái tựa của Hoài là Tìh êu. Cái tựa này quá đã. Bàn chuyện ?otình yêu? trong cái ?omùa tạp kỹ? này thì ắt là nó phải thoái hóa/què cụt thành ?otìh êu? chứ sao, lại phóng chiếu lên cái vẻ thời @ hậu-hiện đại. 49 hồi trong Tìh êu là cả một ?oliên khúc CHÁN? (trùng tên một bài viết của Trần Wũ Khang, hình như là một bút danh khác của Inrasara?). Cái liên khúc này làm tôi nhớ tới Hồ Anh Thái với Tự sự 265 ngày ?" cuốn tự sự của một người xăm soi, ngắm nghía mọi cử chỉ của giới công chức Bộ Ngoại giao. Phải 100 ngày nữa mới tròn một năm mà cái liên khúc CHÁN trong các công chức đã phè cả ra dưới một con mắt cay độc; cái liên khúc này nó thâm trầm. Cái liên khúc CHÁN của Hoài nằm trong giới công chức các tòa soạn báo; cái liên khúc này nó nổi nó sôi như chuyện trên báo chí vậy. Mà sao chỉ có 49 hồi? ?o49 chưa qua 53 đã tới?. Nếu tái bản chắc cuốn sách sẽ có 53 hồi chăng? 49-53 cũng là giai đoạn khủng hoảng lớn nhất trong cuộc đời con người, về mọi mặt: sức khỏe, sự nghiệp, tài chính, gia đình, tình yêu, ?otình báo?... Nó là một giai đoạn CHÁN nhất. 49 hồi của Hoài hiện liên ngao ngán những cơn CHÁN. Nào là ?ono xôi CHÁN chè?, CHÁN mắt, CHÁN sống, CHÁN chê, CHÁN chường? rồi là CHÁN ngán, CHÁN ngắt, CHÁN phè, CHÁN phèo? quả đúng là ?oCHÁN đến mang tai?. Đọc mấy câu mở đầu mỗi hồi ta có thể nhận ra cái giọng CHÁN ấy ngay mà:
    Hai hảo hán tranh luận về lòng tin
    Người nghệ sĩ chạnh lòng quá khứ

    Hồi 1 đã mở màn với những thứ CHÁN nhất: ?olòng tin? và ?ochạnh lòng quá khứ?. Chắc ai là người Việt Nam cũng thấy điều đó. Rồi những ?ogiáo sư về hưu soạn bí kíp ********?, ?ophim truyền hình tốt quá có sao đâu? cho đến ?otình yêu đẹp chỉ vì chưa thấu hiểu?, ?ogiáo sư già phẫn nộ li-bi-đô?, ?okẻ ngoại hôn giận kẻ nội hôn?, ?otình yêu thật sánh ngang vàng thật?, ?ochuyện tình yêu bí ẩn chi thu?? Tất cả những cái CHÁN được thể hiện dưới giọng biếm nhại mà [rất] nhiều khi nó cứ như thể là ?oCHÁN chẳng buồn nói? đến mức độc giả muốn đọc nữa mà Hoài lại chẳng buồn kể tiếp. Và thế là Hồi 49 đã mất toi cả đầu đề, dẫu chỉ là hai câu thơ mà gã còn tiếc công không viết nốt.
    Với cái đà CHÁN của xã hội công chức, chắc rằng Hồ Anh Thái sẽ dễ có Tự sự đủ 365 ngày, và Hoài sẽ còn viết nhiều chương hồi nữa, vì gã còn ĐÓI. Cái ĐÓI của Hoài thể hiện rất rõ trong từng hồi khi tác giả cho độc giả luôn phải thắc thỏm như kẻ ăn không được no. Một dàn nhân vật của Tìh êu cũng ĐÓI đến thảm hại. Họ ĐÓI đủ thứ, ĐÓI tất. ĐÓI từ thượng tầng kiến trúc xuống hạ tầng cơ sở; từ đạo lý, đạo cụ, đạo diễn đến đạo làm người. Nhưng họ có thừa tinh thần đạo chích, đạo tặc hay đạo văn. Họ như những nhân vật dở dang hay có thể gọi họ là ?ophản nhân vật?. Nói đơn giản là đó là nạn ĐÓI NHÂN TÍNH. Độc giả nghe chơi: ?oanh không cưới em thì em phải lấy chồng?, ?otình yêu dung dị dung hợp với đồng tiền?, ?oyêu em anh hứa rất nhiều / xa nhau em mới biết điêu ngoa tình?, ?otưởng làm nghệ sĩ là thoát hư vinh / ai ngờ tục lụy còn kinh hơn đời?, ?ohy sinh nhưng vẫn phải ăn / vị tha nhưng phải vì mình trước tiên??
    Chúng ta đã từng biết tới nhiều cái CHÁN làm thay đổi lịch sử. Nhờ Khổng Khâu CHÁN thế sự mà giờ đây loài người có Kinh Lễ, Kinh Thi, Luận ngữ? và Khổng Tử. Nhờ Lão Đam CHÁN đến bỏ đời mà đi mà nhân loại có Đạo Đức Kinh và? Lão Tử. Vì CHÁN đến cùng tận cái ?ođêm trường Trung cổ? mà chúng ta mới có những tư tưởng vĩ đại của các nhà Phục hưng, rồi sau đó là Khai sáng hay Kant, Nietzsche? Bởi CHÁN mà chúng ta có những văn nghệ sỹ vĩ đại như Tú Xương, Tản Đà, Vũ Trọng Phụng?
    Chúng ta cũng đã biết về những người ĐÓI bất hủ. Giới Tử Thôi ĐÓI nên giờ đây người Á Đông được ăn Tết Hàn Thực với bánh trôi, bánh chay. ĐÓI đã gắn liền với tên tuổi của Van Gogh, Gauguin, Kafka, Hàn Mặc Tử? Vì ĐÓI mà nhiều dân tộc (tất nhiên có dân Việt) đứng lên làm cách mạng dựng xã hội mới.
    Hy vọng cái CHÁN và ĐÓI của Lê Anh Hoài sẽ làm gã háo hơn, dấn thân hơn nữa vào ?ocõi vô minh? (Hoài có một ý niệm khá riêng về cái cõi này, gã nói rằng bản chất của cõi người là ?ovô minh?, ví dụ như anh có đem camera mà quay mọi hình ảnh của chính mình suốt 24/24 thì khi xem lại những hình ảnh đó anh cũng chẳng hiểu chó gì về anh cả), hòng đem lại những niềm phấn khởi mới cho văn học. Nhờ CHÁN nên gã đã ?ođứng về phe lưỡng lự? với những đoạn ?olưỡng lự? xuất thần:
    Không cần phải chứng minh cũng thấy rằng đa số những kẻ ít/thiếu sự lưỡng lự luôn thành đạt, trong chính trị và kinh doanh, đặc biệt trong việc đánh nhau. Và do đó, có nhiều cơ hội làm bá chủ. Những kẻ lưỡng lự, dù tinh tế hơn, luôn là kẻ bị trị.
    - Anh/ chị có nghĩ đến việc giết người không? Không, không nhất thiết phải nghĩ đến việc tự tay giết người. Chỉ cần nghĩ đến việc đó một cách gián tiếp là được rồi. Tôi nhắc đến việc này, bởi nó luôn khiến người ta lưỡng lự, ở mức độ cao.
    Những kẻ có thể giết/làm chết người luôn đặc biệt. Họ, hoặc là đại tội phạm hoặc là vĩ nhân (tỷ lệ thuận với số người chết).
    Những kẻ lưỡng lự thường là những kẻ thất bại và các nhà văn/thơ.
    ?????.
    Sự lưỡng lự không bao giờ được ghi vào lịch sử. Người ta luôn nói đến những quyết định, đưa cả một (thế giới, đất nước, dân tộc, đảng phái, vương triều...) đến một (chân trời mới, sụp đổ, khởi sắc, khủng hoảng...). Chẳng ai ghi lại những khoảng (dài) lưỡng lự của lịch sử, những phân vân của các vị tướng/ông vua/nhà lãnh đạo.

    (Lê Anh Hoài, ?oLưỡng lự?)
    Và cái truyện cực ngắn như thể ĐÓI chữ này thì thật là đẹp và khúc chiết như một bài thơ Đường:
    Anh ấy một ngày xấu giời bỗng bị con ma màu ám. Thế là lao vào vẽ.
    Say lắm, bốc lắm, quên ngủ quên ăn, có ngày vẽ mấy bức.
    Bạn bè đến xem, đa phần chẳng hiểu gì [có phải ai cũng hiểu tranh đâu, và (lại càng) có phải ai cũng hiểu thiên tài đâu]. Chỉ cần gặp một chuyện là đã vỡ mẹ nó đầu rồi. Trong trường hợp này, là cả hai.
    Thế nên, có người hỏi những câu ngu ngốc như: Đây là cái gì? - anh chỉ cười bí ẩn. Sau mệt nên anh không cười nữa, chỉ giữ bộ mặt bí ẩn.
    Giữ bộ mặt bí ẩn cũng mệt, nên một hôm, trước câu hỏi ngu ngốc, anh buột ra:
    - Cái ****!
    Một cách nói rất nghệ sĩ.
    Nhưng đám công chúng thì trầm trồ. Ừ nhỉ, rõ quá rồi. Đây này, vươn lên đây này. Chỗ này chẳng là cái chỗ phình ra à. Còn đám màu rối tinh chẳng phải đám mao? Vv... và vv.
    Thế là ran lên những lời tán tụng. Những kẻ bạo mồm nhất, dùng ngay cách nói rất nghệ sĩ của anh:
    - Vẽ **** mà đến thế thì tuyệt.
    - Đây là **** mà như không ấy nhỉ?!
    - Đây đâu phải **** thường, đây là **** thăng hoa!
    Vv... và vv.
    Bỗng có một tiếng cất lên:
    - Vẽ như **** ấy.

    (Lê Anh Hoài, ?oThẩm tranh?)
    Hoài đang viết khỏe, đủ mọi thể loại: thơ, truyện ngắn, truyện chớp, phê bình. Trên google có lúc tên của gã đạt tới con số 61.500 ?" một con số thống kê có khả năng gây mê độc giả. Và cũng nên nhớ Hoài là một nhà báo, một nhà báo thực thụ.
    Lê Anh Hoài ?oTuổi Ngọ, sinh, sống và làm nghề viết tại Hà Nội? ?" đó là dòng chữ ngắn gọn tôi vừa đọc được trên website mang tên damau.org
    16.10.07
  9. NeverB4

    NeverB4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2006
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0

    Hum nọ iem thấy ngừi ta (nhà hát tuôỉtẻ) diễn kịch của bác LAHoài ở Hụi đồng Ăn (BC) đó. Chiên đề về Kịch Phi lí ji` ấy. BC tổ chức cũng đợc, bác Hoài ăn nói cũng đợc cái dễ hỉu
  10. tauz07

    tauz07 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2007
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0

    Đọc LAHoài đúng là cứ thấy thiếu thiếu như... ăn chưa no í

Chia sẻ trang này