1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Hiếp mà không hiếp, thế mới gọi là hiếp"

Chủ đề trong 'Văn học' bởi am_anh, 31/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mps

    mps Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2004
    Bài viết:
    1.107
    Đã được thích:
    0
    http://www.tathy.com/thanglong/showthread.php?t=2653
    Dừng việc đăng ký rồi, mà em thấy vui nên muốn vào chơi, anh Teq và bạn Amy có thể vui lòng PM cho em mượn nick được k?
    Em uy tín lắm.
  2. kizzzshockkk

    kizzzshockkk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Title giật , bút văn ghê ghớm ,ngắn gọn , đọc xong thấy hẫng về c/s.
  3. Midnite

    Midnite Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2007
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0

    Phá cách, khác thường và lạ. Ko bay bổng mấy, mà hiện đại, bốc lửa
    Khó đọc, nhưng hút! Muốn khám phá!!
  4. bonghe

    bonghe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Nhạt như nước ốc
  5. FLYINGDRAG

    FLYINGDRAG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0

    Iem thấy cái nè trên talawas hơi bị quá hay
    © www.talawas.org |
    7.12.2007
    Đặng Thân
    Đọc Bình Ngô đại cáo (nhân ngày nhà giáo)

    Đây là một trong vài tác phẩm vĩ đại của dân tộc Việt do Ức Trai bất hủ viết nên.
    Cái tiêu đề Bình Ngô đại cáo có thể được hiểu như sau: ?oBáo/bố/tuyên cáo rộng khắp về việc dẹp yên giặc Ngô?. Cái title ấy cùng với sự nổi tiếng của nó dễ làm người ta chạnh lòng nghĩ rằng ?ocái tài? làm-báo-cáo và ra-tuyên-bố của người Giao Chỉ đã là bẩm sinh, có sẵn trong cấu trúc DNA và đã lên đến đỉnh cao từ thời Lê Lợi đại phá quân Minh, chứ đâu phải đợi đến thời đại huy hoàng hiện nay mới nổi lên cái đã được tổng kết trong câu nói mà cả dân tộc đều biết: ?oLàm láo, báo cáo hay?. Đấy là suy luận thế thôi, chứ thời xưa xa ấy chắc là có rất ít người ?olàm láo?, nhưng mà ?olàm báo cáo? thì quả rằng hay tuyệt.
    Nhưng mà, tại sao lại không phải là Bình Minh đại cáo? Có nhiều sách nói thì xưa kia ta gọi Tầu là Ngô, vậy nên cũng gọi Minh là Ngô. Đơn giản thế thôi ư? Cái kiểu giải thích của kinh sử sách nước nhà như thế thì đến trẻ con nó cũng chả tin được. Chả trách rất nhiều người nói Việt Nam đang loạn sử. Ví như cái bài dân gian sau đây:
    Bác Hồ bảo với bác Liên [1] :
    Thằng Vượng viết sử vừa điên vừa liều.
    Bác Hồ bảo với bác Hưu [2] :
    Thằng Lê viết sử xem chèo còn hơn.
    Bác Hồ bảo với bác Phan [3] :
    Làm sử ai biết thằng Lan làm gì.
    Bác Hồ bảo với thiếu nhi:
    Sử ta là sử nhà? ?oTùy? cháu ơi!
    Rõ ràng là xem sử hiện nay toàn thấy cái giọng ?oquân ta?, ?oquân địch?. Thưa, cái này quả là chưa có bộ sử nào có. Các bộ sử chính thống xưa nay chỉ ghi lại các sự kiện một cách khách quan, chân thực nhất mà thôi, không đưa ra ý niệm phân biệt ?ota? hay ?onó?. Các sử gia xưa kia dù bị vua chém cũng không chịu sửa một câu khi chép sử. Âu cái sự ?ota? và ?onó? này cũng là cái ?ogiọng? độc đáo của sử sách thời nay vậy. Chưa kể người ta còn bịa ra cả tên các danh nhân (chắc là để lấy thành tích hòng lên giáo sư hay được phong nọ phong kia) để đặt tên phố mà sau đó truy ra thì? không có ông nào là ông ấy cả. Chả trách trên đường phố Sài Gòn có đến hai ông Trần Hưng Đạo (là ông Trần Hưng Đạo A và ông Trần Hưng Đạo B). Mà sự thật chết người là nước ta cũng chả có ông nào oanh liệt và nổi tiếng có tên khai sinh là Trần Hưng Đạo cả, chỉ có ông Trần Quốc Tuấn (To<峻) đại thắng quân Nguyên Mông được phong tước Hưng Đạo [Đại] Vương là con ông Trần Liễu có tước hiệu là An Sinh Vương. Thế mà hầu như thành phố nào ở Việt Nam cũng có phố Trần Hưng Đạo chứ không có phố Trần Quốc Tuấn. Nếu cứ đặt tên theo tước hiệu và những gì được phong như thế thì sẽ có một xác suất cao là thế giới đã/sẽ có những thành/đường phố như là: thành phố (TP) Hồ Chủ Tịch Vĩ Đại, TP Đại Nguyên Soái Tổng Tư Lệnh Stalin, TP Lãnh Tụ Lenin Vĩ Đại, TP Mao Chủ Tịch Vạn Vạn Tuế, TP Tổng Tư Lệnh Liên Quân Sau Thành Tổng Thống Đầu Tiên Của Hoa Kỳ Washington, đường Tổng Bí Thư Lê Duẩn, phố Ông Hoàng Thơ Tình Xuân Diệu?
    Chưa hết, cái này mới khủng khiếp, người ta còn bịa ra cả một chiều dài lịch sử ?obốn-ngàn-năm-có-lẻ? mà thực chất có lẽ là hơn hai ngàn năm (sử Việt Nam tính từ khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa năm 40 trở về trước chỉ có 18 đời vua Hùng mà thôi). Chả thế mà dân gian có câu:
    Chung quy chỉ tại vua Hùng
    Sinh ra một lũ vừa khùng vừa điên
    Xin có một cái đối chiếu này nữa về vụ án của tác giả Bình Ngô đại cáo cho ra nhẽ và sát thực tế của bài.
    Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết rõ:
    Ngày 16, giết Hành khiển Nguyễn Trãi và vợ là Nguyên Thị Lộ, bắt tội đến ba họ.
    Trước đây, Nguyễn Thị Lộ ra vào cung cấm, Thái Tông trông thấy rất ưa, liền cợt nhả với thị. Đến đây, vua đi tuần về miền đông, đến chơi nhà Trãi rồi bị bạo bệnh mà mất, cho nên Trãi bị tội ấy.
    Lời bàn: Nữ sắc làm hại người ta quá lắm. Thị Lộ chỉ là một người đàn bà thôi, Thái Tông yêu nó mà thân phải chết, Nguyễn Trãi lấy nó mà cả họ bị diệt, không đề phòng mà được ư?
    Đến năm 1973 Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân có ra cuốn Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước của Giáo sư Nguyễn Lương Bích thì lại thấy Giáo sư viết như sau ở trang 588:
    Lê Thái Tôn [4] nghỉ tại Trại Vải, tới đêm thì lên cơn sốt rét nặng [5] . Nhà vua đi tuần du, bị ốm ở dọc đường, sự chăm sóc thuốc thang cũng vẫn rất mực chu đáo như khi đau tại hoàng cung, vì có đông đảo quan lại, thầy thuốc ngự y, hoạn quan và cung nữ theo hầu. Trong việc chăm sóc Lê Thái Tôn ốm đêm hôm ấy có cả bà Nguyễn Thị Lộ. Nhưng có lẽ Lê Thái Tôn bị cơn sốt rét ác tính, nên chết ngay đêm hôm ấy, không cứu chữa được.
    Tôi chả hiểu ngài Giáo sư tìm đâu ra cái cứ liệu về việc vua Lê Thái Tông bị ?osốt rét nặng? và ?osốt rét ác tính?. Còn ?oviệc chăm sóc Lê Thái Tôn ốm đêm hôm ấy có cả bà Nguyễn Thị Lộ? thì chắc rằng lúc đó ông GS Nguyễn Lương Bích cũng có mặt ở đấy nữa thì mới biết được nhỉ.
    Than ôi, sử sách nước nhà!
    Vậy phải chăng nước ta đang có một tầng lớp ?oxử da mới??
    Trong những tầng lớp ?omới? thì người Pháp đã có từ rất hay để chỉ tầng lớp ?ogiầu mới?: nouveau riche. Từ này còn có nghĩa là ?otiền mới?, chỉ những người mới giầu lên trong thế hệ của mình, và nó ám chỉ những người này trước đây xuất thân từ các tầng lớp thấp kém trong xã hội. Nouveau riche vì thế dùng để chỉ những người mới giầu có nhưng hoàn toàn thiếu thốn về kinh nghiệm, sự tinh tế, ?ogu? thẩm mỹ và trình độ để ?osử dụng đồng tiền?. Cái ngụ ý của nouveau riche tóm lại là để chỉ những kẻ có tiền nhưng vẫn không giấu nổi mình là bọn ?ohạ lưu và vô văn hóa?. Các nhân vật nouveau riche điển hình trong văn học là: Jay Gatsby trong Gatsby vĩ đại của F. Scott Fitzgerald, Heathcliff trong Đồi gió hú của Emily Brontë, Baron Danglars trong Bá tước Monte Cristo của Alexandre Dumas (bố) và nhiều nữa. Hiện nay cũng có thêm những thuật ngữ tương tự về mặt ý nghĩa như ?ongười Nga mới? (tiếng Nga là novyi russkiy) ở nước Nga thời hậu Xô-viết (những kẻ làm giầu có phần là tội phạm), parvenus (phân từ quá khứ của động từ tiếng Pháp parvenir, nghĩa là cố mà đạt/đoạt được) hay social climber (tiếng Anh nghĩa là người hãnh tiến, cố mà leo trèo lên trong xã hội). Vậy thì người Việt chúng ta khắp nơi cũng nên tự hào vì dân tộc ta đã tham gia hội nhập với thế giới với một lực lượng ?omới?!
    *
    Quay lại chuyện ?oBình Ngô? thì thấy có người nói rằng Nguyễn Trãi nói ?oBình Ngô? là ý nói đến Chu Nguyên Chương, người đã có lúc xưng là Ngô Quốc Công hay Ngô Vương, qua đó ý của Nguyễn Trãi là nói đến ông tổ nhà Minh.
    Đọc cả bài cáo [6] thấy có nhiều câu gây ám ảnh một điều gì.
    Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập
    Như vậy là Trãi đã coi Triệu Đà tức Nam Việt Vương là bậc khai quốc. Lời của Trãi cũng chính là lời của lương tri, trí thức Việt, vậy không thể sai chạy. Vậy cớ sao các ?oxử da mới? lại cố tình coi Triệu Đà là quân xâm lược suốt bấy lâu nay và in vào sách giáo khoa cho con trẻ học? Phải chăng là họ dựa vào câu chuyện thương tâm của Trọng Thủy ?" Mỵ Châu? Thực ra thì vào thời đó ở cái đất Việt Nam bây giờ có nhiều nước-chẳng-ra-nước như Tư Mã Thiên đã ghi trong Sử ký:
    Phương nam đất thấp, ẩm, dân Man Di ở vào giữa. Ở phía đông đất Mân Việt, chỉ vẻn vẹn nghìn người, cũng xưng hiệu là ?ovương?; ở phía tây nước Âu Lạc là nước trần truồng, cũng xưng là ?ovương?.
    Trong bối cảnh ấy thì biết ?ophân biệt địch ta? thế nào bây giờ? Âu cũng khó mà ?otỏ rõ lập trường? vậy. Và hoàn cảnh, cơ hội nào đã khiến các ?oxử da mới? làm bậy? Nhân chuyện tình Thủy ?" Châu nhà văn Lê Anh Hoài có mấy câu thơ khá nhập tâm.
    Về Trọng Thủy:
    ****** cái giống thông minh
    Nằm trên bụng vợ vẫn rình việc quân
    Về Mỵ Châu:
    Điên tình thì cũng vừa thôi
    Chạy sau lưng bố còn ngồi nhổ lông
    Cái kiểu thơ này là dễ đi vào thơ vè dân gian lắm đấy. Đây phải chăng chính là vũ khí của dân tộc để chống lại luận điệu đầy ?ochĩnh khí? của bọn sử gia ?ođểu? xưa kia và ?oxử da mới? bây giờ. Bọn này đã từng góp phần (theo kiểu như hót vào tai và liếm vào đít bề trên) gây nhiều trò ?okhủng? ghê người như hợp tác hóa, cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản tư doanh, giá-lương-tiền? hay ?oao cá Bác Hồ?. Đã có một thời gặp cái ao nào người ta cũng thấy có cắm cái biển này, cho nên đã có nhà thơ dân gian xuất khẩu:
    Giống đâu có giống linh tinh,
    Bỗng đâu nó cắm tên mình xuống ao
    Đến với bài cáo ta thấy những nỗi đau xưa còn đớn đến bây giờ. Khi kiên nhẫn đọc hết đoạn này:
    Bại nhân nghĩa nát cả đất trờị
    Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.
    Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc,
    Ngán thay cá mập thuồng luồng.
    Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,
    Khốn nỗi rừng sâu nước độc.
    Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng.
    Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
    Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
    Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.
    Thằng há miệng, đứa nhe răng,
    Máu mỡ bấy no nê chưa chán,
    Nay xây nhà, mai đắp đất,
    Chân tay nào phục dịch cho vừa?
    Nặng nề những nỗi phu phen
    Tan tác cả nghề canh cửi
    thì nghe hệt như những chuyện trên báo chí hiện nay, có phải không ạ? Thưa không, Cáo Bình Ngô đấy.
    Lại thấy:
    Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
    Nhân tài như lá mùa thu,
    Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần,
    Nơi duy ác hiếm người bàn bạc
    Những người hiền vẫn hiếm hoi từ đó đến giờ sao? Hay có lí do gì không? Hình như câu trả lời là đây:
    Giữ ý kiến một người,
    Gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác,
    Tham công danh một lúc,
    Để cười cho tất cả thế gian
    Chỉ đôi câu mà ta đã thấy đủ thứ bệnh: giáo/đặt điều, cường hào, ác bá, tham-sân-si.
    *
    Đọc bài cáo khi gặp câu này:
    Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng
    tôi đã nhớ tới một câu chuyện. Hoàng Phúc ngoài việc làm tới Thượng thư thì còn là một thầy phong thủy lỗi lạc, sánh cùng Cao Biền vậy.
    Cao Biền thì đã từng có công sáng lập thành Đại La, tức Hà Nội bây giờ; ông đã từng có mục đích xây dựng một kinh đô tạo thế độc lập. Quả thực, thành Hà Nội đã được phối trí một địa thế phong thủy khó có thành phố nào có (không phải thầy phong thủy cao tay tột đỉnh thì không dám làm): dựa lưng vào hồ nước và có một con đường lớn chạy thẳng vào tim. Đây là những kiểu hung hiểm tiềm tàng vì ai cũng đặt lưng về phía đất cao và không cho đường chạy thẳng vào nhà/thành. Có ai ngờ đó là các cách ?oHậu đầu xung thủy xuất thần tiên? và ?oHồng tiễn xuyên tâm? vậy. Cách thứ nhất là đủ đảm bảo cho cả đất nước:
    Hào kiệt thời nào cũng có
    Vậy bây giờ họ đang ở đâu? Hình như dân gian hiện đại đã có bài về chuyện này, mong quý vị cố gắng tìm đọc.
    Cách thứ hai của thành Hà Nội là một câu chuyện dài. Dinh Độc Lập ở Sài Gòn cũng có con đường lớn chạy vào nhưng trước đây chính quyền Việt Nam Cộng hòa luôn có đảo chính và cuối cùng thì chính quyền sụp đổ. Vấn đề là KHÍ. Ở đất vượng khí thì con đường là mũi tên bắn ra, còn ở thế đất kém thì đó là mũi tên bắn vào giữa tim, hung lắm vậy. Nhờ phần nào cái con đường ấy (đường Lê Duẩn bây giờ) mà nước ta đủ khí lực đánh thắng mọi kẻ thù hùng mạnh nhất.
    Quay lại chuyện Hoàng Phúc thì vốn Nguyễn Trãi cũng đã biết tiếng Phúc là người giỏi từ lâu. ?oĐồng khí tương cầu? nên Trãi đã mang rượu vào tận nhà ngục nói chuyện với Phúc như hai người bạn chí cốt. Phúc vẫn thản nhiên chẳng lo sợ gì, lại còn nói với Trãi rằng nhà Phúc có cái Xá Văn tinh nên chắc trong vòng trăm ngày là được ân xá thôi (sau quả nhiên), còn Phúc lại rất lo cho Trãi vì mồ mả và nhà cửa của ông đều phạm rất nặng về phong thủy, mau đào tẩu ngay đi không họa lớn tru di tới nơi rồi. Nghe nói chính Phúc đã trấn yểm ở chín chỗ khác nhau tại Hà Nội nhằm triệt hạ mọi cát khí và sức mạnh của xứ này, gây cảnh ?o12 sứ quân? hay ?onồi da xáo thịt? mà nay người ta mới phá đi được vài chỗ mà thôi. Sao chưa thấy ai lo việc này?
    Trãi nghe lời Phúc chắc là rất tin nên sau này ông mới đi ở ẩn. Câu chuyện cũng cho thấy rằng Trãi chẳng biết gì về phong thủy.
    Rồi kháng chiến bình Ngô thắng lợi. Rồi Trãi viết Bình Ngô đại cáo. Có cuốn từ điển bách khoa đã viết:
  6. FLYINGDRAG

    FLYINGDRAG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0

    Bình Ngô đại cáo là bài cáo của Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định vương Lê Lợi để tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt.
    Về mặt văn chương, tác phẩm được người đương thời, ngay cả hậu thế, đều rất thán phục và coi là thiên cổ hùng văn. Có nhiều ý kiến cho rằng: đây được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của Việt Nam (sau bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt và trước bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Hồ Chí Minh).
    Tác giả bài Đại cáo này là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, Nguyễn Trãi. Ông tuy không tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ ngày khởi đầu, nhưng cũng theo phò Bình định Vương Lê Lợi từ khi nghĩa quân Lam Sơn còn ở thế yếu trước sự đàn áp của quân Minh, đã vạch ra nhiều kế sách giúp cho nghĩa quân Lam Sơn thu phục nhân tâm và giành được ưu thế trên chiến trường. Tương truyền, ông là người nghĩ ra kế sách viết dòng chữ ?oLê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần? (Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm tôi thần) trên lá cây, tạo ra như một điềm trời, khẳng định về yếu tố "thiên mệnh" cho Lê Lợi, làm lòng người nhanh chóng hướng về nghĩa quân Lam Sơn.
    Sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ đã phong thưởng cho Nguyễn Trãi là bậc cao trọng nhất bên văn quan, ông được ban quốc tính (tức được mang họ vua, họ Lê), tước Hầu (Quan Phục Hầu) chỉ kém tước Công một bậc. Trên thực tế ông vừa là cố vấn, vừa là quân sư, nhà chính trị, tài kiêm văn võ rất thân với vua.
    Cái sự vụ ?onghĩ ra kế sách viết dòng chữ ?~Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần?T (Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm tôi thần) trên lá cây, tạo ra như một điềm trời, khẳng định về yếu tố ?~thiên mệnh?T cho Lê Lợi, làm lòng người nhanh chóng hướng về nghĩa quân Lam Sơn? làm cho người ta liên tưởng đến một câu chuyện có kết cấu như vầy: sau khi Trãi đã được lệnh Bình Định Vương tổ chức một đội tuyên truyền kiểu như ?oBình Ngô tuyên truyền giải phóng quân?, 34 tráng sĩ đã tập hợp dưới một cây đa nổi tiếng làm lễ tuyên thệ. Sau đó Trãi đã cho anh em dùng mỡ viết lên những chiếc lá đa tám chữ vàng kể trên để cho kiến cắn thành hình chữ rồi cho thả trôi sông, lan khắp cả nước. Phải nói Trãi đã là một nhà báo kỳ cựu từ đó, đáng để cho cả làng báo chí Việt Nam hiện nay tôn thờ mãi mãi như một ?otay tổ?.
    Tài năng văn vũ ấy là Nguyễn Trãi. Tài năng ấy, cao vị ấy tất làm bọn ?ophỉ nhân? đố kỵ, đương kim thiên tử nghi ngờ. Nhân tâm thâm hải, đời người bãi biển nương dâu. Viết xong bài cáo hẳn Trãi đã thăng hoa lắm lắm. Viết xong bài cáo chắc Trãi cũng biết luôn rằng từ nay ông không còn có được những ?ongày vui kháng chiến?. Trước mắt ông là những hiểm họa diệt thân. Cái lý tưởng của ông:
    Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
    Lấy chí nhân để thay cường bạọ
    thật là chí lý mà biết đâu sự đời cái gì cũng có hai mặt.
    Lãnh tụ Ấn Độ Mahadma Gandhi là đỉnh cao của ?ochí nhân? khi đã đuổi được quân Anh bằng cái chính sách bất hủ: ?oBất bạo động?. Vậy mà ông đã bị ám sát vì một tên hung bạo. Phải chăng cái ?ochí nhân? của ông cũng là một lực cản nào đó rất lớn đối với khá đông ?ocon người??
    Tổng thống vĩ đại nhất cho đến nay của lịch sử Hoa Kỳ Abraham Lincoln đã được từ điển bách khoa Wikipedia giới thiệu thế này:
    Abraham Lincoln (12 tháng 2, 1809 ?" 15 tháng 4 1865), thỉnh thoảng được gọi là Abe Lincoln, tên hiệu Honest Abe, Rail Splitter, Người giải phóng vĩ đại, là một chính trị gia Hoa Kỳ, là tổng thống thứ 16 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1861 đến 1865), và là tổng thống đầu tiên thuộc Đảng Cộng hoà. Lincoln phản đối sự mở rộng chế độ nô lệ và điều hành đất nước trong thời gian diễn ra Nội chiến Mỹ. Ông lựa chọn các tướng lĩnh và thông qua chiến lược của họ, lựa chọn các quan chức dân sự cao cấp; giám sát chính sách ngoại giao, điều hành các hoạt động chính phủ; hướng dẫn dư luận quần chúng thông qua các bức thư, bài phát biểu như bài diễn văn Gettysburg nổi tiếng; và nhận trách nhiệm cá nhân về những kế hoạch xoá bỏ chế độ nô lệ và tái thiết đất nước. Ông bị ám sát khi cuộc nội chiến chấm dứt, trở thành một người tử vì đạo và một biểu tượng của chủ nghĩa quốc gia Hoa Kỳ.
    Còn ai ?ođại nghĩa? hơn ông nữa? Nghe nói ông sống một đời nhân ái, và đã từng nhiều lần bị bà vợ khét tiếng đánh mắng và ném cốc chén vào mặt. Vậy mà ông vẫn thản nhiên nhẹ nhàng như không.
    Những nhân nghĩa ấy mà cũng chết thảm ư?! Câu chuyện về cái thế phong thủy ?oHồng tiễn xuyên tâm? trên kia hình như là một triết thuyết cận kề Chân lý, đặng giải thích cho những thảm án.
    Tương truyền khi nhận án tru di tam tộc, Ức Trai tiên sinh đã cười ha hả mà thét to lên rằng: ?oTa đã biết trước từ lâu rồi! Ta đã biết người ta đã ký cái bản án này ngay từ khi ta vừa viết xong Bình Ngô đại cáo.?
    Đại Việt sử ký toàn thư lại có đoạn:
    Tháng 9, ngày 9, giết bọn hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng, vì khi Nguyễn Trãi sắp bị hành hình có nói là hối không nghe lời của Thắng và Phúc.
    Đoạn này làm người đọc liên tưởng đến chuyện Hàn Tín xưa. Khi Hàn Tín bị Hán Cao Tổ mượn tay Lữ Hậu xử chém, ông đã than lên rằng: ?oÔi! Giá như ta đã biết nghe lời Khoái Thông thì đâu đến nông nỗi này!? Khoái Thông là người đã xui Hàn Tín làm phản nhà Hán để dựng nghiệp đế vương nhưng Hàn Tín không nghe. Sau khi xử Hàn Tín, quan quân nhà Hán đã bắt Khoái Thông đem về xử tội, nhưng nhờ cái tài uốn ba tấc lưỡi Khoái Thông đã thoát tội chết của nhà Hán. Còn Đinh Thắng và Đinh Phúc là hai tên hoạn quan đã từng tham gia với Trãi trong một ?odự án? chỉnh trang Nhã nhạc, nhưng rồi do đại ý là ?oăn chia không đều? nên cả ba đều đem lòng oán hận nhau lắm lắm. Sau đó, cả ?ohai tên đê tiện? này đã phải chết dưới lưỡi gươm công lý của nhà Lê. Có thể nói đây là chiến công trừ khử gian thần cuối cùng của Trãi vậy, như mấy bậc kiệt hiệt xưa (Khổng Minh, Quách Yển?) trước khi thác vẫn để lại mưu tiêu diệt quân thù, bình định thiên hạ. Thật là đa mưu lắm thay! Nhưng mà, hình như sinh thời cái thông minh tột đỉnh của ông cũng làm ông nghiệt lắm vậy.
    11-07
    © 2007 talawas
    [1]Nhà sử học thế kỷ XV Ngô Sĩ Liên (吳士?), người có công lớn trong việc biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư - bộ quốc sử chính thống duy nhất của Việt Nam còn lưu truyền tới ngày nay. Theo các tài liệu mới được công bố gần đây, Ngô Sĩ Liên tham gia khởi nghĩa Lam Sơn khá sớm (cùng với Nguyễn Nhữ Soạn, em cùng cha khác mẹ với Nguyễn Trãi, giữ chức vụ thư ký trong nghĩa quân, nhiều lần được Lê Lợi cử đi giao thiệp với quân Minh trong những thời kỳ đôi bên tạm hòa hoãn để củng cố lực lượng) cho nên thâm cung bí sử của nhà Hậu Lê ông chả lạ gì. Như sự thật về cái chết của Lê Lai đã được ông ghi rõ trong Đại Việt sử ký toàn thư vậy.
    [2]Nhà sử học đời nhà Trần Lê Văn Hưu (Z-?', 1230-1322), tác giả bộ Đại Việt sử ký, bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam. Bộ sách này không còn nhưng nhờ nó mà sử gia Ngô Sĩ Liên đã dựa vào để soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư.
    [3]Phan Phu Tiên là nhà sử học, nhà nghiên cứu văn học và là nhà giáo nổi tiếng, người có công lớn trong việc soạn thảo quốc sử đầu thời Lê, đồng thời cũng là người khởi đầu việc biên soạn bộ hợp tuyển thơ ca đầu tiên của Việt Nam, cuốn Việt âm thi tập. Ông là người biên soạn Đại Việt sử ký tục biên hay còn gọi là Quốc sử biên lục (nay đã thất truyền), sau này Ngô Sĩ Liên đã dựa vào bộ sử này để biên soạn những phần có liên quan trong Đại Việt sử ký toàn thư. Tương truyền ông còn viết Quốc triều luật lệnh, Bản thảo thực vật toản yếu (cũng đều đã thất truyền, than ôi).
    [4]?oTông? hay ?oTôn? là hai cách đọc được công nhận tại Việt Nam khi gọi các vua có từ cuối trong tên là -, thậm chí trong một số từ khác như ?otôn miếu? hoặc ?otông miếu?. Những cái tên như Thái Tông, Nhân Tông, Thánh Tông đều được đặt sau khi các vua băng hà, dựa trên hành tích công trạng của từng vị.
    [5]Những chỗ in đậm trong các trích dẫn ở bài này là chỗ tác giả nhấn mạnh.
    [6]Những câu trích dẫn Bình Ngô đại cáo trong bài này đều theo bản dịch của Ngô Tất Tố.


  7. NTinhNumieu

    NTinhNumieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
  8. ThiMinhKhai

    ThiMinhKhai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2007
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Hic cái zìa zậy?
  9. FLYINGDRAG

    FLYINGDRAG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0

    Well, hôm nọ thấy ĐT lên GÕ CỬA NGÀY MỚI trên VTV1, óach!
    Thấy bảo cụ HOàng Ngọc hiến rất thích "ma net" "ma nhòa" ha ha.
    Iem cũng thích lém
  10. ThiMinhKhai

    ThiMinhKhai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2007
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0

    Đặng Thân
    Tú Xương & những con giòi [bò trong? tuỷ]

    Trước hết xin được thanh minh một chút rằng, thực ra thì ai cũng biết cái câu ?ogiòi bò trong xương? nhưng mà phải tránh chữ ?oxương? nên phải viết ra thành ?otuỷ? vậy. Đấy là bản thân cũng rút từ cái kinh nghiệm xương (xin lỗi, tuỷ) máu của Tú Xương:
    Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy
    chỉ vì phạm huý và phạm một số thứ khác.
    Thi nhân vĩ đại ?ođất ông cò? quả là ?osố dách?! ?oDách? chứ không phải là ?orách? như người ta bấy lâu nay vẫn nhầm tưởng hay cố tình nhầm tưởng. Trước hết người ta dễ nhầm tưởng bởi mấy câu ông tế sống vợ mình:
    Quanh năm buôn bán ở mom sông
    Nuôi đủ 5 con với 1 chồng
    Thực ra, nguyên bản là ?oMom sông?. Bà Tú chuyên nghề buôn bán thóc gạo ở bến Mom thuộc về đất làng Đệ Tứ. Bến Mom hồi đó là một nơi buôn bán rất là thịnh vượng, kẻ đi người lại, trên bến dưới thuyền, rất sầm uất. Cái từ Mom không viết hoa quả là có tác dụng làm cho người ta thấy cái cảnh khổ sở, éo le làm sao. Vì thế mà Văn học sử An Nam (được viết bởi các ?oxử da mới? [1] trong Văn học) suốt bao năm qua cứ tua đi tua lại đoạn băng rè: Hoàn cảnh nhà ông thật là khốn khó! Sức vóc thư sinh gầy gò trói gà không chặt lại thi trượt liên miên thì biết lấy gì làm kế sinh nhai nuôi vợ nuôi con. Uất ức, bất mãn trước thời thế của kiếp sống nô lệ dưới ách thực dân phong kiến, ôm nỗi đau bất đắc chí vì bất phùng thời của sĩ tử hỏng thi, lại phải mang cái tiếng sống nhờ vợ ông quả là người đau khổ nhất trong quần chúng lao khổ. Thơ ca của ông chính là tiếng nói của quần chúng lao động chống lại cường quyền. Nhưng vẫn còn đó hình ảnh người vợ tần tảo thuỷ chung! Bà chính là hiện thân của người phụ nữ Việt Nam trung hậu, đảm đang, hi sinh, tiết nghĩa. ?oNuôi đủ 5 con với 1 chồng? mà suốt đời không một lời oán thán.
    Tôi không hiểu nổi cái ông ?okhốn khó, nghèo túng? này lấy tiền đâu ra mà suốt ngày chỉ việc làm thơ rồi uống rượu, hút xách, rồi đi xe lửa/cưỡi xe tay từ thành Nam lên tận Khâm Thiên ở Hà Nội để hút hít và hát cô đầu? Để cho:
    Áo bông ai ướt, khăn đầu ai khô? [2]
    Hay là:
    Đêm qua anh đến chơi đây
    Giày đôn anh diện, ô tây anh cầm
    Rạng ngày sang trống canh năm,
    Anh dậy em hãy còn nằm trơ trơ. [3]
    Ông đi chơi khắp nơi, mỗi năm chỉ ở nhà ba bốn tháng:
    Nay chơi Năng Tĩnh mai Hàng Giấy
    Khi ở sông Thương lúc tỉnh Hà [4]
    Trong bài phú "Thầy đồ" ông cũng có viết về cái sự ?ođi chơi? của mình:
    Cũng nhiều phen đi đó đi đây, thất điên bát đảo;
    Cũng lắm lúc chơi liều chơi lĩnh, tứ đốm tam khoanh.
    Ông Tú ăn chơi như vậy mà chẳng phải làm gì thì ắt bà Tú, theo tôi, hẳn là một tay buôn thuốc phiện, buôn người hoặc buôn súng (ngày nay thì phải kể thêm bọn buôn dầu lửa) thì mới đủ tiền cho ông ?ophá? như thế. Ông nội tôi cũng là một tay uống rượu và hút thuốc phiện chuyên nghiệp. Và bà nội tôi đã phải bán đi một số nhà cửa và đồn điền mới đủ cho ngài hút. Được cái hút xong là cụ có nhiều ý tưởng hay ho kinh khủng làm cho mọi người ai cũng kính phục và cụ nghĩ ra nhiều kế hoạch kinh doanh hay hớm, đem lại ấm no hạnh phúc cho cả nhà, các cụ bà cứ thế mà thực hiện. Còn cái trò ?ohát hò? của các cụ xưa mới thật là ?okhủng?. Mỗi lần ?ođi hát? các cụ đều thuê phòng suốt mấy ngày cho đến cả tuần ?onội bất xuất ngoại bất nhập?, có các em phục vụ đủ việc hút hít, thơ phú, ca ngâm? ?oHát? mấy lần như thế là đủ bán nhà. Mà cái trò ?ouống, hút, hát? này thì có ai chơi một mình bao giờ, lúc nào cũng phải có cả thê đội thì nó mới vui. Thế mà sao cụ Tú lại được đứng trong hàng ngũ của ?ogiai cấp vô sản? bần cùng được nhỉ? Khi người nghiện thuốc phiện lên cơn thì hay có cái cảm giác ?ogiòi bò trong xương.? Vậy phải chăng cái nỗi đau đớn này đã thành nghiệp chướng của đời ông, khi cả lúc sống và khi đã chết rồi, ông đều gặp ?ogiòi?. Khi đã chết rồi ông vẫn còn bị ?okhai thác triệt để? bởi các ?oxử da mới? cho mục đích mới.
    Cái băn khoăn trong tôi về thân thế Tú Xương gần đây đã được giải toả khi tôi gặp một nhà nghiên cứu về nhà thơ cho biết nhiều thông tin ?omới?. Hoá ra, những người thân của cụ Tú đã cho biết cụ là một người cao to đẹp giai. Tất nhiên là hào hoa phong nhã. Cụ có một phong độ phi phàm và gia cảnh thì thuộc vào hàng ?ocon nhà gia thế?, ?okim ngọc mãn đường?. Xin quý vị đọc bài của Chu Cảnh Phạm Đình Kỵ trên talawas thì sẽ thấy:
    * Xét gia thế thì cụ thân sinh ra ông trước kia làm việc quan về bộ Lễ, sung chức Đăng sĩ tá lang. Sau khi ông đã thi đỗ Tú tài rồi thì cụ xin hồi hưu, tháng ngày nhàn tản, khóm cúc chồi lan, thoát vòng kiềm toả bước ra ngoài, mặc sức điền viên vui với thú, câu thơ chén rượu, ván kiệu quân cờ.
    * Trong bài phú ?oHỏng thi? của ông có câu:
    Tú rốt bảng trong năm Giáp Ngọ nổi tiếng tài hoa;
    Con nhà dòng ở đất Vị Xuyên [5] ăn phần cảnh nọng
    * Xét về hình dung thì người ông hơi cao, trán to miệng rộng, da trắng mắt dài, lúc thiếu niên rất là tuấn tú.
    * Ông không những là văn hay, ông lại thêm có cái sức mạnh nữa, vì rằng khi ông còn bé ở nhà có học ít võ nghệ. Trong vòng từ 18 đến 25 tuổi thì ông mạnh lắm, hễ tối đến mà không vác được thức gì thật nặng để cho người mệt đi thì thật là khó mà ngủ đi được.
    * Người ông đẹp mà tiếng ông lại cũng tốt. Giọng ông hát hay là ngâm thơ thì nghe thật hay thật thú.
    Ấy cái trò đời cũng chả lấy chi làm lạ, phàm người hễ đã có tài thì là có tình, lúc còn thiếu thời ông cũng hay chơi bời lắm. Thời bấy giờ học trò nho còn danh giá lắm, bọn con gái có nhiều người mê ông và thích ông.
    * Xét về gia tư, lúc sinh thời ông là người rất phong lưu, cụ thân sinh ra ông trước kia đã nổi tiếng là nhà giàu có. Lúc Đại Pháp đem quân hạ thành Nam Định lần thứ hai, dân tình xao xác, giặc cướp tứ tung, gái cũng khó giữ được trinh, giàu cũng khó giữ được của. Bấy giờ có dư đảng giặc Cờ Đen đã mấy lần định đến ăn cướp nhà cụ, song cụ cũng nhờ được có bọn gia đinh giỏi nên không mất mát gì.
    * Ông nhờ được có cái cơ nghiệp giàu có của tổ phụ, ông giao du rất rộng, bấy giờ đã nức tiếng là tay hào hiệp. Vì thế các danh sĩ đương thời ở các nơi xa cũng đều tìm đến chơi.
    Ông là người rất là thư thản, nhất sinh không phải lo đến cái kế gia đình bao giờ cả. Lúc còn bé thì ơn cha nhờ mẹ lên xe xuống ngựa, cửa rộng nhà cao, rước thầy rước bạn, tiền bút giấy, việc sách đèn, dầu tốn kém đến bao nhiêu cũng là không ngại.
    Đến lúc ra ở riêng thì ông lại được một bà vợ hiền, thực trung hậu, rất đảm đang, bà chỉ chuyên buôn bán để lo liệu tất cả các công việc trong nhà.
    Có thế chứ! Thế nhưng mà sao bấy lâu nay cái sự thật ấy về cụ cứ bị dẹp đi cho một ?onhà thơ nghèo thành thị bán nông thôn?? Mà sao không thấy ai lên tiếng cải chính nhỉ? Thế mới phỉ.
    Phải chăng đám ?oxử da mới? đã có ý đồ ?obần cùng hoá? các danh nhân lịch sử? Bởi lẽ cứ anh hùng hào kiệt nào oanh liệt cũng đều bị dán cho cái nhãn ?obần cố nông? cả. Lê Lợi xuất thân đại địa chủ hào bá cũng bị quy cho là ?oanh hùng nông dân?. Nguyễn Huệ xuất thế gia tộc giầu có đại địa chủ buôn bán tung hoành ngang dọc thì có cái mác rất ?ogiai cấp? là ?oanh hùng áo vải?. Thì ông vào ra trận mạc, không mặc áo vải thì chẳng nhẽ mặc áo gấm sao. Chưa kể các nhân vật ?ophản diện? thì thế nào cũng xuất thân dòng dõi vua chúa phong kiến, địa chủ, cường hào. Rõ ràng đây là một chính sách lôi kéo rất nhăng nhố đê tiện bằng cách xuyên tạc lịch sử, và các trò ảo thuật của các ?oxử da mới? quả là vô cùng thành thạo vậy. Nay ngẫm Tú Xương nếu có đội mồ sống dậy, thấy đám hậu sinh xuyên tạc mình như thế, chắc thế nào cũng phì cười mà tức cảnh mấy câu (tự lẩy) rằng:
    Lẳng lặng mà xem nó biến ta
    Biến ta ra kẻ rớt mồng tơi;
    Phen này ông quyết đi buôn chức
    Lý lịch xem ra rất đúng Thời.
    Nó lại thương ta cái sự nghèo
    Cũng cùng giai cấp, cũng gieo neo;
    Phen này ông quyết đi Kách Mệnh
    Một phát lên voi lọ phải trèo.
    Nó lại thương ta đếch ghế ngồi
    Lập trường, tư tưởng rất sục sôi;
    Phen này ông quyết chui dzô đảng
    Con cháu may ra kiếm mấy nồi.
    Ái dà...
    Vít cổ người sang đòi nhận họ
    Thiên hạ bao nhiêu đứa thế rồi?
    Cười chán chê rồi thế nào ngài cũng khóc ngất mãi để rồi mà bật ra mấy câu kiểu thế này:
    Chém cha cái số giòi bò
    Đã rức trong tuỷ lại dò ngoài xương.
    Rõ là thời thế ẩm ương
    Lừa đời dối thế một phường trùng phân.
    Nhân chuyện phu nhân Tú Xương luôn được ca ngợi cùng chồng kể cả trong Văn học sử ?" đúng với 8 chữ vàng mà Hồ Chủ tịch đã tặng phụ nữ Việt Nam: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang ?" tôi chợt thấy nay thời thế đã khác. Do hoàn cảnh hiện tại không bị đe doạ trực tiếp của kẻ thù ngoại bang nên phụ nữ Việt trong rất nhiều trường hợp đã phát huy tinh thần cách mạng theo thời đại mới ?" thời đại @/thông tin/robot hay còn gọi là kỷ nguyên công nghiệp [hiện đại/vi tính/số/ăn/ngủ] hoá ?" cho nên có thể thấy thực tế là họ đã: anh hùng với chồng, bất khuất với bố mẹ/gia đình chồng, trung hậu với sếp/bồ/bọn ninh bợ, đảm đang với các cơ quan đoàn thể/bọn cha căng chú kiết. Nếu Tú Xương mà sống trong thời đại sau này và hiện nay thì, than ôi, ngài không thể còn làm thơ nổi chứ đừng mong viết được mấy câu trên. Nếu ngài sống trong thời ?ohợp tác hoá? thì ắt là ngài sẽ phải đi gánh phân, cấy lúa (tức là được ?ohạ phóng? về nông thôn); trong giai đoạn phát triển công nghiệp thì ngài sẽ phải đi học nghề để đứng máy tơ/dệt, nếu không thì phải đi làm bảo vệ ở một nhà máy nào đó hoặc đạp xích-lô vì ngài có nghề ngỗng gì đâu; còn bây giờ thì chắc là ngài sẽ được vợ sắm cho một con Wave Tầu mà chạy xe ôm ?okhông thì chết với bà?. Sống trong cảnh không ?obị làm hại? bởi ?otrà, rượu và đàn bà? [6] thì ông Tú Vị Xuyên làm sao mà làm thơ hay được. Có chăng thì chúng ta cũng chỉ có được một ông Trần Tế Xương làm thơ báo tường (cho các hợp tác xã, nhà máy) hay làm thơ ?omậu dịch? (cho báo Văn nghệ hay các báo chí lăng nhăng khác). Như thế có thể nói thẳng Tú Xương là người gặp thời vậy.
    Đó là bàn về cái sai lầm của đời đối với Tú Xương.
    Sau đây xin được luận về cái sai lầm của cụ Tú đối với đời và văn chương.
    Ông Tú Vị Xuyên có câu:
    Hà Nam danh giá nhất ông cò
    như quảng cáo cho thương hiệu độc quyền của một nghề duy nhất Nam Định có. Thế nhưng cụ Tú đâu biết rằng cái nghề ?ocò? danh giá thời cụ Tú ấy bây giờ đã trở nên danh giá ở khắp đất nước trong mọi ngành mọi nghiệp. Cò đất, cò nhà, cò chứng chỉ, cò bằng cấp, cò học trường điểm, cò dự án, cò bệnh viện, cò ?ochạy đua vào Nhà Trắng?, cò ?ovào hội? (nhà văn/nhà báo/nhà đài?), cò nghĩa địa? Tội nghiệp, chỉ có con cò đích thực thì rủi thay đã bay khỏi Việt Nam không còn con nào ở lại, do ô nhiễm hay bị săn bắt ?otriệt để?, và cũng do ?ođất chẳng lành, cò chẳng đậu?. Nay chỉ còn duy nhất một con sót lại trong bức tranh của Thiếu tướng/Tổng biên tập của các báo ngành an ninh Hữu Ước giá 4 tỉ đồng mà thôi [7] . Nhờ có Thiếu tướng mà nước Nam khỏi mất giống hình ảnh con cò vậy.
    Vì thế mà nhiều người đã sửa câu thơ của cụ Tú thành:
    An Nam danh giá nhất ông cò
    cho nó đúng với tầm vóc quốc gia của nó.
    Trong sáng tác văn chương Tú Xương từng mắng bọn lang băm:
    Văn chương nào phải là đơn thuốc
    Chớ có khuyên xằng, chết bỏ bu!
    Tức là ông bảo bọn văn nhân/thi sỹ với bọn bác sỹ/thầy lang là không thể chơi với nhau được, đối chọi nhau/không đội trời chung ví như nước (thuỷ) với lửa (hoả) vậy. Thật là một sai lầm nghiêm trọng do bệnh chủ quan duy ý chí.
    Thực chất thì thế vầy:
    Đông y lấy thuỷ hoả làm trọng, vì không có vấn đề sức khoẻ bệnh tật nào mà không dính líu đến thuỷ hoả cả, mà cần nhất là thuỷ hoả quân bình. Phác đồ điều trị nào thì cũng phải dụng đến ?obổ? (tăng cường) và ?otả? (đánh phạt). Toa thuốc nào của các lang y, dù là biến hoá của ?obát vị? hay ?olục vị?, thì cũng loanh quanh với thuỷ hoả mà thôi.
    Xã hội thì dù là thời cuộc nào, chế độ nào cũng chưa bao giờ dứt thuỷ hoả đạo tặc (4 thứ hoạ lớn của nhân loại: lũ lụt, cháy nhà hay hạn hán, trộm cướp, giặc dã).
    Và, văn chương thì lại càng hơn lúc nào hết phải thoát khỏi cái tình trạng ?otam đại tiện? (là 3 cái đại đê tiện của người cầm bút; xin đừng nhầm với đại tiện/ỉa là việc thiết yếu/sung sướng với mọi con người lành mạnh, là một trong ?otứ khoái?) là: nhạt như thể đang là nghề chính của bọn bán ốc luộc (úng thuỷ ?" tượng bí bách, hiểm trở); suốt ngày cúng cụ như bọn bán vòng hoa, hương, vàng mã và cờ phướn (hoả quá vượng nên nặng về lễ nghĩa xằng), dốt nát như bọn buôn hũ (thổ trung hoả/hoả nhập vào lòng đất thì là tượng của quẻ Địa Hoả Minh Di ?" tình trạng đau thương, ngu tối, điên dại, gẫy đổ, nát bét). Tức là phải làm làm sao để cho độc giả luôn được vừa bốc lửa vừa chẩy nước! Nếu không thì viết làm gì.
    Như thế mới được quẻ Thuỷ Hoả Kí Tế. Tế là vượt qua sông, là nên; kí tế là đã vượt qua, đã nên, đã thành. Quẻ này trên thuỷ dưới hoả, Lửa có tính bốc lên mà ở dưới nước, nước thì chảy xuống, thế là nước với lửa giao với nhau, giúp nhau mà thành công. Cũng như nồi nước để ở trên bếp lửa, lửa bốc lên mà nước mới nóng, mới sôi được, để thành công dụng cho đời. Như thế thì dù là ?ođơn thuốc? hay ?ovăn chương? cũng đều phải trọng dụng cả thuỷ hoả vậy.
    01/2008
    © 2008 talawas
    [1]Xin tham khảo bài ?oĐọc Bình Ngô đại cáo (nhân ngày nhà giáo)?.
    [2]Trần Tế Xương, ?oÁo bông che bạn?
    [3]Trần Tế Xương, ?oMất ô?
    [4]Thơ Trần Tế Xương
    [5]Tôi nhấn mạnh.
    [6]Tú Xương có câu: Một trà, một rượu, một đàn bà / Ba cái lăng nhăng nó quấy ta.
    [7]Xem: http://www.cand.com.vn/vi-VN/vanhoa/2007/11/78978.cand;
    http://blog.360.yahoo.com/blog-iKYjmUEgduhL71nQnzMlHSga?tag=063.thiênhạhảhêcười

Chia sẻ trang này