1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hiểu câu chuyện lịch sử Ô Mã Nhi - Khắc Chung như thế nào

Chủ đề trong 'Văn học' bởi CoDep, 01/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Hiểu câu chuyện lịch sử Ô Mã Nhi - Khắc Chung như thế nào

    Câu chuyện này được hiểu 2 cách trái ngược nhau như trích
    trang 10 "Cái chết bắt buộc của Ô Mã Nhi" của box Lịch sử

    Trích từ bài của dung_ntnu viết lúc 18:13 ngày 23/09/2007:

    Trích từ bài của CoDep viết lúc 09:27 ngày 06/09/2007:

    Trích từ bài của phicau viết lúc 17:56 ngày 04/09/2007:

    Trích từ bài của CoDep viết lúc 02:48 ngày 06/07/2007:

    Đọc chỗ Khắc Chung vạch áo giơ tay có chữ Sát Thát cho ÔMã
    coi, thật cảm động. Cái sỹ khí ngất trời của Khắc Chung cũng
    là của cả dân ta, làm Ô Mã phải nể phục .

    Bác nhâ?m thế na?o ấy chứ.

    Khắc Chung đáp:

    Chó nhà cắn người lạ, không phải tại chủ nó. Vì lòng trung phẫn mà họ tự thích chữ thôi, Quốc-vương tôi không biết việc đó. Tôi là cận thần tại sao lại không có? Nói xong giơ cánh tay cho xem.


    Trích lại để các bạn đọc cho kỹ .

    Bạn nói "đa số hiểu" như bạn, thì căn cứ vào điều tra nào?
    Chả lẽ câu chuyện, theo các bạn hiểu, đáng buồn thế mà lại
    lưu danh vạn cổ sao?
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Đã 2 tuần lễ trôi qua, nhiều cao thủ dừng chân đọc bài này,
    mà cẩn trọng, e ngại, chưa có ý kiến gi.
    Quả là hóc búa thật .
  3. Amor

    Amor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    477
    Đã được thích:
    0
    Dạ, em xin giơ tay phát biểu ý kiến.
    Em rất khâm phục hiểu biết của bác CoDep, cũng như em thấy việc bác dung_ntnu thiếu tôn trọng người đối thoại như thế là sai. Tuy nhiên, nói thật lòng khi đọc đoạn này trong ĐVSKTT lần đầu tiên, em cũng hiểu ý như bác dung_ntnu vậy. Mãi đến khi đọc topic này em mới ngớ người, ừ nhỉ, hoá ra tiếng Việt nhà mình phong phú thật, chỉ thêm bớt một dấu phẩy mà cách hiểu ngược hẳn nhau.
    Khắc Chung đáp:
    Chó nhà cắn người lạ, không phải tại chủ nó. Vì lòng trung phẫn mà họ tự thích chữ thôi, Quốc-vương tôi không biết việc đó. Tôi là cận thần tại sao lại không có? Nói xong giơ cánh tay cho xem.

    Em diễn nôm cách hiểu thứ nhất như sau:
    Đấy là dân tôi vì lòng trung bộc phát mà họ khắc chữ thôi, vua của tôi không biết và cũng không ra lệnh chuyện đó. Chứ nếu quốc vương của tôi có ý chống các ông, ngầm ra lệnh cho mọi người khắc chữ thì tôi, một kẻ thuộc hạ ngày đêm kề cận đức vua, phải hiểu rõ thánh ý và phải làm theo chứ. Đằng này tay tôi có khắc chữ đâu? (giơ tay cho xem). Chứng tỏ là quốc vương của tôi chả liên quan gì đến chuyện đám lính tráng khắc chữ cả. Mà kẻ không biết thì không có tội.
    Cách hiểu thứ hai:
    [/i]Tôi là cận thần, sao lại không có? [/i] (em thêm dấu phẩy để thể hiện rõ câu hỏi mang ý nhấn mạnh, đảo ngược vấn đề)
    Cách hiểu này như sau: Ông ngạc nhiên à? Bất kỳ kẻ nào có lòng trung với đức vua, cảm thấy vua mình bị xúc phạm thì đều khắc chữ cả, quốc vương tôi không ra lệnh họ cũng cứ làm. Tôi đây là cận thần (ngầm suy ra: tôi rất có lòng trung với vua) thì tôi đi đầu trong việc khắc chữ ấy chứ. Làm gì có chuyện trung với vua mà lại không có chữ trên tay? Phải có chứ! Nhìn đây!
    Hai cách hiểu trên đều có vẻ đúng cả, vì vậy muốn hiểu rõ thì chỉ còn cách quay lại ĐVSKTT xem hoàn cảnh cuộc gặp Khắc Chung - Ô Mã Nhi, mục đích của Ô Mã Nhi khi vặn hỏi là gì, mục đích của Khắc Chung khi trả lời như thế nào. Em không trích nguyên được sách ở đây (vnthuquan đang down ) nhưng theo em nhớ Trần Khắc Chung được cử làm sứ giả đến gặp Ô Mã Nhi nhằm thực hiện kế hoãn binh, tạo điều kiện cho quân ta củng cố lực lượng. Vì vậy thái độ phải mềm dẻo, quyền biến và nhất là lập luận phải thuyết phục.
    Ở đây Ô Mã Nhi đang muốn có cớ đánh ta, nên mới vặn rằng "À, vua mày láo, dám sai người thích chữ để chửi thiên triều. Vua mày không biết kính thiên triều, đánh là đúng rồi còn gì". Và nhiệm vụ của Khắc Chung là phải đập tan lý luận đó: "Quốc vương tôi không biết gì về chuyện này cả, mà không biết thì không có tội. Quốc vương tôi vẫn kính trọng các ông đấy chứ. Chỉ vì các ông khiến dân tôi căm phẫn nên họ mới tự động thích chữ thôi."
    Với ý nghĩa như vậy thì em thấy cách hiểu thứ nhất đúng hơn. Ở cách thứ nhất, việc hiểu ý vua, làm rõ quan điểm của nhà vua đối với việc thích chữ là chính, thể hiện lòng trung chỉ là phụ. Ở cách thứ hai, nêu cao lòng trung nghĩa của quân dân nước Việt là việc chính, còn việc vua nước Việt có biết hay không chỉ là điều kiện để nhấn mạnh lòng trung ấy. Cách hiểu thứ hai, mặc dù có chất anh hùng, khí khái hơn thật, nhưng rõ ràng đã làm mờ đi cái ý thanh minh cho nhà vua. Mà cái ý thanh minh này rất quan trọng, vì trước tiên và trên hết, nhiệm vụ của Khắc Chung với tư cách sứ giả là phải bẻ gẫy lời kết tội hung hăng của Ô Mã Nhi: "À vua mày láo!". Vậy thì Khắc Chung sẽ coi việc thể hiện lòng dũng cảm quan trọng hơn hay việc lý luận mềm dẻo mà xác đáng quan trọng hơn?
    Còn nữa, nếu Khắc Chung có chữ trên tay thì câu nói "Vua tôi không biết chuyện đó" trở thành một lời thanh minh yếu ớt và chẳng có tí giá trị nào. Bác CoDep thấy về mặt logic có đúng không ạ? Nếu em là Ô Mã Nhi em hoàn toàn có thể bảo rằng "À mày cũng khắc chữ, vậy càng có khả năng là vua mày sai làm thế". Nhưng mà nếu tay của Khắc Chung không khắc chữ, thì chẳng ai bắt bẻ gì được nữa.
    Tóm lại, em thấy cách hiểu 1 là đúng, đặt trong hoàn cảnh và mục đích của cuộc gặp. Dĩ nhiên lớp hậu sinh chúng ta ai cũng thích ông cha mình khí khái hào hùng, nhưng không nhất thiết cứ phải thể hiện tinh thần dũng cảm theo kiểu "ta đây không sợ chết" mới đáng được ghi vào sách sử. (Em muốn nói rõ vì thấy trong topic bên kia, bác bảo nếu tay Khắc Chung không khắc chữ thì giơ ra làm gì, ai ghi lại chuyện đó làm gì, tầm thường quá!). Cái giá trị ở đây là lòng can đảm kết hợp với mưu lược, bề ngoài mềm mỏng nhưng ngôn từ lập luận đều chặt chẽ không một kẽ hở, khiến cho Ô Mã Nhi phải ngậm miệng thán phục, không nói gì được nữa (mặc dù em đồ rằng KC đã giơ cánh tay không có chữ ra, Ô Mã Nhi mà kiểm tra tay kia thể nào cũng thấy. ) Khắc Chung đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một viên sứ giả đi cầu hòa, hoãn binh mà không làm nhục đến danh dự của vua mình, nước mình, lẽ nào không đáng được ghi vào sách sử sao? Mời bác CoDep góp ý
    Được amor sửa chữa / chuyển vào 03:25 ngày 19/10/2007
    Được amor sửa chữa / chuyển vào 03:33 ngày 19/10/2007

Chia sẻ trang này