1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HIỂU THÊM VỀ BÀI CHẮN

Chủ đề trong 'Quán trọ Zimbabwe' bởi lavender208, 15/11/2016.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lavender208

    lavender208 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/08/2016
    Bài viết:
    2.220
    Đã được thích:
    1
    HIỂU THÊM VỀ BÀI CHẮN

    Câu: là cái tưởng như dễ nhất trong các cái trên. rút tiền 12bet Giống hệt như khi câu kéo trong Phỏm. Không có gì nhiều để nói. Chỉ lưu ý là khi câu con gì thì cũng phải tính xem liệu nó có còn hay không, liệu thằng đầu cánh có què con đó hay không?

    [​IMG]


    Xé cạ (Chắn): thường khi đánh Chắn thì bài càng “tròn” (nhiều Chắn và cạ, ít cây què) càng tốt. Nhưng có khi vì một lý do nào đó mà ta không có cây thích hợp để đánh cho nhà dưới (ví dụ như không dám đánh vì biết nó đang rình ăn cây đó của mình, bài tròn vo, thèm ăn cây gì đó nên phải đánh để câu, đang chờ bạch thủ bị lấp lỗ…) thì ta phải xé cạ, thậm chí trong một số trường hợp phải xé cả Chắn. Xé cạ nói đơn giản là đánh 1 cây trong 1 cạ trên tay xuống, nhưng đánh con nào thì lại là cả một nghệ thuật, đặc biệt khi xé cạ chờ ù. Đánh con nào để thằng dưới cánh không ăn hoặc phải ăn (đánh để bắt nó ảnh nóng ăn còn khó hơn đánh để nó không ăn được), để con nào để có cơ hội thằng nhà dưới tự thúc vào đít mình hay vồ được dưới nọc thì phải nhìn bài trên mặt, tính bài trong nọc và nếu có thể, nhìn bài thằng bên cạnh. Xé chắn thì nói chung ít khi làm, vì xé cạ thì còn đánh được cả cạ (nếu các chú chỉ ăn toàn chắn dưới mặt), còn nếu đã xé Chắn thì bị bó chờ, không thể đánh cả chắn đi được. Đây có lẽ là kỹ thuật cao cấp nhất trong chắn học.

    Tẩy: thuật ngữ chuyên dùng chỉ việc đánh hết các quân đỏ trên tay đi để ù bạch định. Thường xảy ra khi bài có hai hoặc ba đỏ. Nếu các con đỏ này đều trơ lơ (què) thì dễ ra quyết định tẩy hơn vì ngoài hậu quả là nhà dưới có thể ù 8 đỏ ra thì không khó khăn gì khi thực hiện. Nếu dính một hoặc hai cạ thì công việc khó khăn hơn nhiều. Trường hợp cả hai cây trong cạ đều đỏ thì bắt buộc phải tẩy cả cạ. Nếu là cạ có một con văn thì thường cũng phải tẩy cả cạ, nhưng đôi khi nhà dưới hoặc nọc sẽ cho ta ăn con văn ấy và công việc lại trở nên dễ dàng. Tuy vậy cũng không nên hy vọng nhiều quá. Và nhiều khi mình phải cầm chính cái con văn ấy để chờ ù. Trong trường hợp này thì cố gắng chờ bạch thủ.

    Đôi khi bài có quá nhiều đỏ đến mức phải đánh bớt đi để ù tám đỏ. Quả này ít xảy ra nhưng khong phải không có. Vụ này cũng là tẩy đỏ, nhưng là tẩy ngược.

    Gò: đây là kỹ thuật thường áp dụng khi bài các chú có nhiều khả năng sẽ ù suông mà lai muốn kiếm tý cước sắc để xướng cho sang mồm. Có nhiều loại hình gò khác nhau:

    a) Gò tôm: thường diễn ra khi mình cầm một con thất sách/vạn, một con tam sách / vạn hoặc mọt chắn tam sách / vạn và 1 con tam văn. Gò tôm nói chung dễ. Chỉ cần ăn con thất văn hoặc con tam còn thiếu rồi chờ cây còn lại. (Trường hợp ăn được cả tam đăng ký 12bet lẫn thất rồi chờ nhị thì không nói làm gì).

    b) Gò lèo: diễn ra khi các chú cầm một cạ cửu / bát, một con chi và một con bát / cửu trơ lơ mà lại không dám hoặc không muốn tẩy đi để ù bạch định. Lúc này cũng giống như gò tôm, cần ăn cho được một / hai con cần thiết rồi chờ con còn lại. Thường là sẽ chờ chi, nếu nhà dưới nó thúc chi vào đít rồi hoặc chi nổi sớm thì chờ bát hoặc cửu.

    c) Gò tám đỏ: nói chung là khó. Nếu đã có từ năm đỏ trên tay thì công việc tương đối dễ dàng và không gọi là gò nữa. Gò là khi ta chỉ có bốn, thậm chí ba đỏ cùng hai con văn. Bốn đỏ gò tám đỏ thì dễ hình dung hơn, cứ một ăn một. Ba đỏ gò tám đỏ thì thiên nan vạn nan. Thường chỉ gò kiểu này khi nhà dưới khát đỏ ra mặt và nhà trên thì tẩy thật lực. Cộng với nọc chiều thì cũng có thể thành công.

Chia sẻ trang này