1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hiệu ứng Doppler

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi cadzot, 20/10/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.571
    Vấn đề này cũng chẳng có gì khó hiểu. Cái công thức Doppler chỉ nói rằng nếu người quan sát thu được sóng thì sẽ thấy có hiện tượng thay đổi tần số/bước sóng, nó không bảo đảm rằng sóng sẽ đến được người quan sát.
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Đồng ý là khác ở chỗ có môi trường để truyền. Nhưng theo chỗ tôi biết, chân không chưa chắc đã là không có gì. Thôi không đi lan man lạc đề, quay lại chuyện hiệu ứng Doppler trong thiên văn. Các nhà thiên văn học vẫn tính toán sự lệch đỏ để rồi từ đó suy ra độ xa của các thiên hà (bởi vì các thiên hà càng xa càng di chuyển ra xa nhanh hơn). Mời bác guk và đọc hằng số Hubble.
    Một trong những phương pháp để tìm ra hànn tinh ngoại hệ (exoplanet) là dựa vào sự dao động của 1 ngôi sao do chính các hành tinh của ngôi sao đó gây ra, và dẫn tới hiện tượng là từ phía người quan sát, ngôi sao sẽ lúc trôi ra xa và trôi gần lại. Người ta xác định điều đó bằng Doppler, có nghĩa là lúc thì lệch đỏ và có lúc bị lệch xanh (tím).
    Tôi cũng đã nghe nói tới ánh sáng bị mỏi, nhưng chỉ là trên các diễn đàn chứ chưa có một tài liệu chính thống nào phát biểu: ánh sáng bị giảm tần số sau khi du hành 1 quãng đường lớn. Chỉ có một điều chắc chắn, cuờng độ của chùm tia sẽ yếu đi nhiều .
    Chuyện làm thay đổi tần số do không thời gian cong??? tôi cũng chưa được biết. Nếu đã rành (và có thời gian) xin mời bác giải thích cho anh chị em thêm (tốt nhất là mở topic mới chứ đừng ''cướp'' cái này).
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 07:33 ngày 24/10/2009
  3. To_lai_nd

    To_lai_nd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    1.214
    Đã được thích:
    21
    Em nghĩ trong trường hợp sóng cơ , sgk đã giải thích khá dễ hiểu rồi mà , đại loại như thời gian giữa 2 đỉnh sóng liên tiếp đến được người quan sát sẽ thay đổi ( tăng hoặc giảm tuỳ thuộc chuyển động tương đối giữa người quan sát và nguồn phát ) . Sóng điện từ cũng giống sóng cơ ở chỗ vận tốc truyền đều chỉ phụ thuộc bản chất sóng và môi trường truyền . Như vậy vận tốc ánh sáng vẫn đúng theo thuyết tương đối còn gì
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Nếu nói như chỗ vàng vàng thì lại có một vô lý. Giả sử nguồn sáng tiến tới chúng ta, ta thấy ánh sáng chuyển dịch xanh, có nghĩa là trong một đơn vị thời gian ta nhận được nhiều ''đỉnh sóng'' hơn, như thế có vẻ như tốc độ ánh sáng nhanh hơn?
    (Không hiểu diễn đàn có vấn đề gì mà bài của mọi người bị thay đổi trật tự cả)
  5. To_lai_nd

    To_lai_nd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    1.214
    Đã được thích:
    21
    Ko phải thế bác thấy nhiều đỉnh sóng hơn là do quãng đường truyền bị ngắn lại .
    Tưởng tượng nguồn ở các bác khoảng cách D1 , phát ra đỉnh sóng thứ nhất có tốc độ truyền = c thì sau thời gian D1/c bác nhận được đỉnh sóng đó , nếu nguồn chạy lại gần bác thì đỉnh sóng thứ 2 sẽ gặp bác sau 1 quãng đường D2 nhỏ hơn D1
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Hix, hơi bị phân vân tại sao công thức lại ko mô tả hết, xem lại công thức trong sách thì hóa ra là:
    f = fo * (v+vt)/(v-vp)
    v = tốc độ âm thanh,
    vp, vt : tốc độ nguồn phát và máy thu tương ứng
    Vấn đề là 2 đại lượng v ở trên lấy giá trị + khi hướng chuyển động tiến lại nhau, còn c/động ngược lại thì lấy giá trị âm.
    Do đó nếu nguồn phát chuyển động tới với tốc độ bằng tốc độ âm thanh thì tai ta sẽ nghe ko được tần số (vì f => ~), có lẽ âm thanh nghe được chỉ là 1 tiếng nổ. Ngược lại, nếu người nghe mà di chuyển ra xa bằng tốc độ âm thanh thì cũng sẽ ko nghe được gì hoàn toàn vì tần số = 0.
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Hix, hơi bị phân vân tại sao công thức lại ko mô tả hết, xem lại công thức trong sách thì hóa ra là:
    f = fo * (v+vt)/(v-vp)
    v = tốc độ âm thanh,
    vp, vt : tốc độ nguồn phát và máy thu tương ứng
    Vấn đề là 2 đại lượng v ở trên lấy giá trị + khi hướng chuyển động tiến lại nhau, còn c/động ngược lại thì lấy giá trị âm.
    Do đó nếu nguồn phát chuyển động tới với tốc độ bằng tốc độ âm thanh thì tai ta sẽ nghe ko được tần số (vì f => ~), có lẽ âm thanh nghe được chỉ là 1 tiếng nổ. Ngược lại, nếu người nghe mà di chuyển ra xa bằng tốc độ âm thanh thì cũng sẽ ko nghe được gì hoàn toàn vì tần số = 0.
  8. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.571
    Search với từ khóa "gravitational redshift" là có ngay, tớ chưa đủ trình độ để tự phịa ra vật lý
    Gravitational redshift là do ánh sáng phát từ nguồn tại vị trí có độ cong không thời gian lớn đến người quan sát tại vị trí có độ cong không thời gian nhỏ. Các tia sáng truyền đi trong thời gian dài hàng triệu hàng tỷ năm ánh sáng đều gặp phải hiện tượng này do sự giãn nở của vũ trụ.
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Tôi ko nói bác bịa ra cái gì cả, nhưng vấn đề ánh sáng mỏi là chưa thấy trong các tài liệu vật lý chính thống , nếu bác đọc nhiều hơn thì đưa dẫn chứng chứ ko nên chỉ nói chung chung là ở trên mạng. Công thức dịch chuyển Red hay Blue đều khá rõ ràng chứ ko nói tới mỏi. Hơn nữa một nguyên tắc trong Doppler effect là f'' không phụ thuộc vào khoảng cách từ nguồn phát tới nguồn thu.
  10. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Có vẻ có mùi vị của một cuộc tranh luận giữa cơ học Newton và thuyết tương đối của Einstein rồi ạ!

Chia sẻ trang này