Hiểu và yêu thương Tình thương yêu thực sự phải đi đôi với hiểu biết, thương yêu chính là hiểu biết. Nếu không hiểu biết thì không thể thương yêu, vợ chồng không hiểu nhau thì không thể thương nhau, anh em không hiểu nhau thì không thể thương nhau. Muốn cho một người nào có hạnh phúc, mình phải tìm hiểu cho được những ước vọng và những khổ đau của chính người ấy. Hiểu được rồi mình mới có thể làm mọi cách để cho người ấy bớt khổ đau và có hạnh phúc. Như vậy mới gọi là tình thương chân thật, còn nếu mình chỉ muốn kẻ kia làm theo ý mình, và không biết gì đến những khổ đau và những nhu cầu chân thực của người ấy thì đó không phải là thương. Đó chỉ là ước muốn chiếm hữu hoặc ước muốn thỏa mãn ý nguyện của mình, cho dù đó là ý nguyện muốn cho người kia sung sướng. Khi người thân, bè bạn và những người sống quanh ta có những đau khổ và những ước vọng của họ nếu ta thực sự hiểu thấu những đau khổ và những ước vọng ấy thì ta sẽ thực sự thương yêu được họ. Khi ấy những người được ta yêu thương, thấu hiểu sẽ sung sưóng và sống trong niềm vui, hòa ái và thanh thản. Và khi mọi người đều được sung sướng và hạnh phúc thì chính ta cũng sẽ được sung sướng và hạnh phúc. Đó là nghĩa thương yêu trong đạo lý. Tình yêu thương đích thực phải có ý thức trách nhiệm, chấp nhận người kia như là chính họ, với những điểm mạnh và yếu kém của người đó. Nếu bạn chỉ thích những gì tốt đẹp nhất nơi ai đó thì đó không phải là tình yêu thương. Bạn phải chấp nhận những yếu kém của họ và mang sự kiên nhẫn, hiểu biết, và năng lượng của mình để giúp họ chuyển hoá. Tình yêu thương là phải bao gồm 1) khả năng mang lại niềm vui và hạnh phúc và 2) khả năng chuyển hoá nỗi khổ niềm đau. Tình yêu thương theo cách này chỉ mang lại sự tốt đẹp. Nó không thể được diễn tả là tiêu cực hay hủy hoại. Tình yêu thương như vậy an toàn, và bảo đảm được tất cả. Tình yêu thương thực sự đối với con người cũng được thể hiện ra bởi 4 yếu tố: 1) Muốn giúp đỡ, 2) Xót xa trước nỗi khổ của mọi người, 3) Vui mừng trước hạnh phúc của người khác, 4)Biết tha thứ. Khi ta yêu thương một người ta cũng mong muốn người đó sẽ được nhiều người khác yêu thương họ đồng thời cũng mong người đó sẽ yêu thương nhiều người khác. Do tình yêu thương của ta là vô điều kiện, ta không mong đáp trả nên nếu ta nhận được sự hờ hững, lạnh nhạt, hay ta không được thương lại ta cũng lấy làm bình thản, cố gắng thẩu hiểu những tâm tư, nguyện vọng của họ và cầu mong cho mọi người ngày càng thương quý nhau hơn. Cũng do tình thương yêu của ta là chân thành, vô điều kiện, chỉ mong muốn một điều cho người khác được an vui hạnh phúc, nên nếu khi ta bị đối xử phụ bạc, hờ hững ta sẽ không đau khổ. Vì trong bản chất thâm tâm ta vốn không mong cầu điều đó( Nếu mong cầu sẽ lại rơi vào tình yêu thương ích kỷ). Như thế nên biết rằng những khổ đau do thứ tình thương có bản chất đam mê và vướng mắc đem lại thì nặng nề, gây gây khổ đau và thất vọng và to lớn gấp muôn vạn lần những khổ đau mà do lòng thương chân thật đã làm phát khởi trong lòng ta. Những khổ đau do tình yêu thương chân thật là khi ta chứng kiến dân chịu khổ đau vì những thiên tai như bão tố lụt lội, dịch lệ ... hoặc những con người ốm đau bệnh tật, chiến tranh, chết chóc. Sẽ có hai loại hai loại khổ đau: một loại khổ đau hoàn toàn vô ích và chỉ có công dụng tàn phá cơ thể và tâm hồn người, một loại khổ đau nuôi dưỡng được lòng từ bi, ý thức trách nhiệm và đưa tới ý chí hành động diệt khổ. Thứ tình thương có bản chất đam mê và vướng mắc vì được nuôi dưỡng trong tham đắm và si mê nên chỉ có thể đem lại những phiền não khổ đau làm tàn phá con người, trong khi từ bi chỉ nuôi dưỡng xót thương cho hành động cứu khổ. Như thế, sự xót thương rất cần cho con người. Đó là một niềm đau có ích. Không biết xót thương thì con người không thể là con người, vì vậy những khổ đau do lòng xót thương đem lại là những khổ đau cần thiết và có lợi lớn. Thêm nữa, chúng ta suy nghiệm rằng, mọi thứ vật chất trên thế gian này không có gì tồn tại vĩnh viễn cả. Tất cả đều vô thường, đều có ngày phải tàn hoại. Thấy được tự tính vô thường của vạn vật, chúng ta sẽ có một cái nhìn điềm đạm và trầm tĩnh, vì vậy những vô thường xảy đến không làm xáo động được tâm mình. Cũng vì vậy niềm xót thương do lòng từ bi nuôi dưỡng không bao giờ có tính cách nặng nề và chua cay của những đau khổ thế tục. Trái lại, niềm xót thương này còn đem đến sức mạnh cho người chúng ta nhiều hơn nữa. Để so sánh tình yêu thương chân thật với những tình yêu thương vị kỷ( kể cả tình mẫu tử cũng là vị kỷ). Thật vậy, với tình mẫu tử mến thương vẫn có ít nhiều vị kỷ của người mẹ. Nếu như tình yêu thương chân thật chỉ nhằm vào sự mong mỏi chân thành của bà mẹ hiền muốn cho đứa con duy nhất của mình được sống an lành thì luôn tạo ra sự hạnh phúc an lành. Còn tình thương con vị kỷ chỉ đem lại phiền não. Đây là một điểm tế nhị mà ta không nên hiểu lầm. Cha mẹ thương yêu, trìu mến con, con thương yêu cha mẹ, chồng thương yêu vợ, vợ thương yêu chồng. Tình luyến ái giữa những người thân yêu là lẽ thường, là một sự kiện tự nhiên. Thế gian không thể tồn tại được nếu không có tình thương. Nhưng tình thương luôn luôn ích kỷ, hẹp hòi, không so sánh được với tình yêu thương đồng đều đối với tất cả chúng sinh trong vũ trụ bao la. Do đó tình yêu thương chân thật( lòng từ bi) không đồng nghĩa với tình thương yêu ích kỷ. Tình yêu thương chân thật( lòng từ bi) không phải sự yêu thương xác thịt, cũng không phải lòng luyến ái đối với người nào. ******** và luyến ái là nguồn gốc của bao điều phiền não. Tình yêu thương thực sự cũng không phải là tình thương riêng biệt đối với người láng giềng, bởi vì người có có tình yêu thương này không phân biệt người thân kẻ sơ. Tình yêu thương thực sự không phải chỉ là tình huynh đệ rộng rãi giữa người và người, mà phải bao trùm tất cả chúng sinh, không trừ bỏ một sinh vật nhỏ bé nào, bởi vì loài cầm thú, các người bạn xấu số của chúng ta, cũng cần nhiều đến sự giúp đỡ và tình thương của chúng ta. Tình yêu thương đó cũng không phải là tình đồng chí, không phải tình đồng chủng, không phải tình đồng hương, cũng không phải tình đồng đạo. Tình yêu thương đó êm dịu vượt hẳn lên trên các thứ tình hẹp hòi ấy. Phạm vi hoạt động của tình yêu thương thực sự không bờ bến, không biên cương, không hạn định. Tình yêu thương thực sự không có bất luận một loại kỳ thị nào. Nhờ tình yêu thương này mà ta có thể xem tất cả chúng sinh là bạn hữu, và khắp nơi trên thế gian như chỗ chôn nhau cắt rốn. Và rồi, khi tất cả mọi thứ qua đi, thì chỉ còn tình thương ở lại. Khổ đau sẽ qua đi. Cuộc đời không còn đấu tranh, ghen ghét, không còn thù hận. Khi mà ích kỷ biến mất thì tấm lòng yêu thương vị tha ngập tràn. Và ở nơi này, trong trái tim bạn, trong trái tim tôi, và tất cả mọi người sẽ sống trong tình yêu thương và hạnh phúc.
Hiểu và yêu thương luôn luôn phải đi đôi với nhau nhưng lại là hai phạm trù khó xác định nghĩ là đã hiểu nhưng lại là không hiểu nghĩ là yêu thương nhưng đó lại không phải tình thương
Hiểu và thương là 2 phạm trù gắn bó mật thiết với nhau, tuy một mà hai tuy hai mà một. Khi xảy ra những vướng mắc về tình cảm giữa người thân, vợ chồng, người yêu, hay bè bạn, đồng nghiệp, hàng xóm? thì việc hiểu và thông cảm là yếu tố để giải quyết và hướng đến một cuộc sống an lành. Nếu ko hiểu, do ta quá ích kỷ chỉ muốn và chỉ biết nghĩ cho mình, sẽ nảy sinh hờn giận, trách móc, hiểu nhầm, thù ghét. Vì thế, ban đầu phải có sự thông cảm, hãy vị tha, lắng nghe thấu hiểu và chấp nhận. Đó là đi từ tình thương. Sau rồi sẽ hiểu, khi hiểu được ước vọng, khó khăn của người khác, ta sẽ đồng cam cộng khổ, chấp nhận những điểm xấu của người kia cùng tìm ra con đường đi lên. Câu chuyện Người con gái Nam Xương, nàng Vũ Thị Thiết vì người chồng quê mùa, kém hiểu biết đã nhận cái chết oan ức. Người phụ nữ VN trong xã hội phong kiến biết bao thiệt thòi, đau khổ. Nhưng nếu nàng ấy biết cam chịu, cố gắng tìm hiểu xem suy nghĩ, động thái của người chồng vốn ít học, biết vì đứa con nhỏ tội nghiệp, ko quá coi trọng danh dự( cái mà trong trường hợp này là ích kỷ), thì gia đình sẽ diễn ra khác. Hãy chịu phần thiệt thòi về mình, hãy tìm hiểu, và yêu thương. Có yêu thương mới bỏ qua bản thân mình, biết vì người khác để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi đó hai người sẽ hiểu nhau hơn và yêu thương nhau. Tình yêu thương sẽ bền vững trên cơ sở hiểu biết, yêu thương, trách nhiệm, tấm lòng vị tha, bao dung, tha thứ và những hỗ trợ giúp đỡ từ người thân, xã hội. Các bạn nhỉ? S!