1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hiểu về không gian và thời gian một cách đơn giản.

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi cadzot, 27/11/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cadzot

    cadzot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Hiểu về không gian và thời gian một cách đơn giản.

    Chào các bạn!
    Khái niệm là nền móng của khoa học. Điều khó khăn của vật lí là nhiều khi, ngay từ đầu khái niệm của chúng ta đã không chính xác. Nếu vậy thì các suy diễn tiếp theo sẽ làm rối tung rối mù cả lên. Hình thành các khái niệm thế nào cho đúng? Với kinh nghiệm của mình tôi sẽ trao đổi với các bạn về khái niệm không gian và thời gian "của tôi" nhé!
    Lênin nói: "Vật chất là những cái mạng lại do cảm giác". Theo tôi, khái niệm cũng vậy, được hình thành từ cảm giác, kết hợp với khái quát hoá. Bởi để định nghĩa một khái niệm chúng ta cần dựa trên các...khái niệm khác. Đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ đến "đường cùng", bắt gặp những khái niệm không thể suy diễn nữa. Cũng như tiên đề trong toán học vậy.
    Không gian là gì?
    Chúng ta hãy xét các đối tương vật chất trong tự nhiên. Cảm giác mang lại cho chúng ta rằng: Vị trí các vật so với người quan sát hoặc với một vật làm chuẩn nào đó không giống nhau. Từ đó chúng ta có khái niệm xa, gần. Tính xa gần được định lượng bằng đại lượng khoảng cách. Nhưng đó vẫn chưa phải là không gian!!!
    Khái quát hoá lên, trong thế giới vật chất bao gồm vô số các đối tượng. Tập hợp các khoảng cách này là thể hiện một thuộc tính nào đó của thế giới vật chất. (Nói như vậy vì thế giới vật chất còn có các thuộc tính khác nữa). Thuộc tính này gọi là không gian.
    Còn thời gian là gì?
    Cũng lại xét các đối tượng vật chất: Cảm giác cho chúng ta thấy rằng mức độ vận động của các vật khác nhau là khác nhau. Từ đó, chúng ta có khái niệm nhanh chậm. Tính nhanh chậm được xác định qua đại lượng khoảng thời gian.
    Cũng như trên, tập hợp các khoảng thời gian là thể hiện của một thuộc tính của thế giới vật chất, có tên gọi thời gian.

    Đến đây, tôi muốn nói thêm là khái niệm của tôi bị ảnh hưởng bởi định nghĩa về không gian và thời gian trong triết học. Chính vì thế nó trừu tượng. Tuy nhiên, tôi không muốn định nghĩa không gian như một chiếc "hộp" đựng vật chất. Tôi nghĩ rằng chính câu nói thường gặp "vật chuyển động trong không gian" đã làm cho chúng ta quan niệm không gian là chiếc hộp. Theo quan điểm của tôi thì phải nói "Không gian của vật chất là...". Nhưng như thế là nói cho cả thế giới, còn nói cho một vật thật là bất tiện. Chính vì thế câu nói trên không thể thay thế chăng???

    Một điều nữa, trong khoa học chỉ có một cách diễn giải chung nhất cho một khái niệm. Nhưng ý thức của mỗi người về khái niệm đó thì lại rất riêng và không ít người không đi đến được cái chung đó. Và nhiều khi cái "riêng" theo thời gian lại trở thành cái "chung", ví như thuyết tương đối vậy. Tôi không rõ là khái niệm không gian và thời gian của tôi còn cách cái "chung" bao xa, mong các bạn sẽ bình luận về vấn đề này, để chúng ta có thêm nhiều ...cảm giác.
  2. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Một lầ nữa lại xin phép các bác cho được trích sách của bản thân một tí, vì định nghĩ không gian có lần đã thử định nghĩa rồi:
    -----------------------------------------------------------------------------
    Hai đặc điểm quan trọng nhất  của không gian mà tư duy cơ bản của chúng ta có thể nhận thấy là :


    Không gian là cái bao gồm mọi thứ, những gì  chúng ta cảm nhận được dù nó thuộc về đâu thì  nó cũng nằm trong không gian

    Các vật thể được sắp xếp trong không gian tại những vị trí khác nhau, chúng ta phân biệt được chúng nhờ các vị trí khác nhau đó.
    Hai đặc điểm này cũng chính là những cơ sở để mỗi người chúng ta đi đến nhận thức về không gian. Chúng cũng giúp ích khá nhiều khi tôi cố gắng tìm một định nghĩa  tổng  quát và chính xác cho khái niệm  này:
    ?oKhông gian là một thuộc tính cơ bản của tự nhiên, nó bao trùm mọi dạng tồn tại vật chất và đặc trưng cho vị trí tương đối giữa các thực thể vật chất bất kì? 
  3. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Lâu rồikhông kiểm tra lại, hẳn định nghĩa phía trên còn nhiều sai sót, mong các bác góp ý
  4. star_of_sky

    star_of_sky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    tiện thể bàn về chủ đề này chúng ta có thể bàn về chuyện đi ngược thời gian và xuyên không gian cho có hào hứng
    chúng ta sễ khởi đầu việc đi ngược thời gian
    ai am hiểu về vấn đề này có thể cho chúng ta một câu gợi mở đề tài tranh luân chứ
  5. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Lâu rồi không kiểm tra lại, hẳn định nghĩa phía trên còn nhiều sai sót, mong các bác góp ý. Lần sau xin được bàn về thời gian, vấn đề tôi đang quan tâm nhất hiện nay
  6. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Tớ hỏi luôn một câu mới nghĩ ra , ai biết trả lời giùm với:
    Trong không thời gian 4 chiều của Einstein, sóng điện từ truyền theo "đường thẳng". Nếu gặp những chỗ mà không thời gian bị uốn cong quá mức (chẳng hạn trong vùng không thời gian của lỗ đen dưới bán kính Swarzchild), sóng điện từ sẽ không truyền ra ngoài được. Câu hỏi đặt ra: vậy sóng hấp dẫn truyền theo "đường" gì?
  7. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Hay lắm, câu hỏi này làm nẩy ra 2 vấn đề.
    1) Sóng điện từ và sóng hấp dẫn không cùng bản chất vì sóng điện từ thì bị bắt giữ lại, còn sóng hấp dẫn thì không
    2) Hoặc là sóng hấp dẫn không có năng luợng nên mới không bị lỗ đen hấp thu. vậy sóng hấp dẫn chỉ là loại sóng ảo . vậy lại dẫn đến câu hỏi "Bản chất của lực hấp dẫn là gì?"
  8. KGB06

    KGB06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Schwarzschild (Karl)
    - Thử lập "phương trình đường trắc địa (geodesic)" rồi tính xem, làm tương tự như phương trình geodesic với ánh sáng ấy
    quote-binh000 viết lúc 11:09 ngày 27/11/2006:
    Hoặc là sóng hấp dẫn không có năng luợng nên mới không bị lỗ đen hấp thu. vậy sóng hấp dẫn chỉ là loại sóng ảo . vậy lại dẫn đến câu hỏi "Bản chất của lực hấp dẫn là gì?"[/QUOTE]
    - Lý thuyết đã chứng minh sóng hấp dẫn mang năng lượng, Việt Nam có bác Vũ Thanh Khiết (nếu tôi nhớ không nhầm) ngày xưa ở Nga đã từng có công trình liên quan đến sự truyền năng lượng của sóng hấp dẫn.
    Sóng hấp dẫn hiện nay vẫn chưa chính thức được quan sát bằng thực nghiệm. (thí nghiệm tìm sóng hấp dẫn đáng chú ý nhất là của Weber)
  9. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0

    - Lý thuyết đã chứng minh sóng hấp dẫn mang năng lượng, Việt Nam có bác Vũ Thanh Khiết (nếu tôi nhớ không nhầm) ngày xưa ở Nga đã từng có công trình liên quan đến sự truyền năng lượng của sóng hấp dẫn.
    Sóng hấp dẫn hiện nay vẫn chưa chính thức được quan sát bằng thực nghiệm. (thí nghiệm tìm sóng hấp dẫn đáng chú ý nhất là của Weber)
    [/quote]
    __________________________________________________________
    Nếu sóng hấp dẫn có năng luợng thì vật phát ra sóng đó phải mất dần năng luợng => khối luợng giảm. Mà từ khi thành lập vũ trụ đến nay , chưa thấy có báo cáo hay quan sát nào nói rằng có 1 thiên thể tự nhiên mòn dần rồi biến mất.
  10. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    Nói đến thuyết của E mà đầu vẫn nghĩ đến N thì không thể hiểu được E . E cho rằng không có trọng trường (E phủ định N).
    Nói đến Graviton (sóng hoặc hạt) thì phải quyên cả 2 ông E & N , vì E cho rằng không cần hạt nào tương tác cả (sóng cũng vậy), vì chỉ cần K-T-gian cong là 2 vật thể rơi vào nhau (K -T cong là thuộc tính của khối lượng )
    Có lẽ thì sự có mặt của hạt Graviton là có lý hơn cả. Nhận thức của E đẵ không còn mới mẽ nữa, cho dù nhiều người vẫn thấy rất khó tiếp nhận. Người ta đang đi tìm một thuyết mới trực quan hơn.
    "Imagination is more important than knowledge " - Albert Einstein
    Được NITARID sửa chữa / chuyển vào 17:54 ngày 27/11/2006

Chia sẻ trang này