1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hình ảnh không công bố về...bơm, tuabin, máy nén, v.v....

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi burner, 14/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. burner

    burner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    RÔ TO
    Rô-to bao gồm trục gắn các bánh công tác và các ống cách khoảng giữa các bánh công tác. Các ống được lắp trên trục và định vị trí trên trục của các bánh công tác và bảo vệ phần trục giữa các bánh công tác tiếp xúc với khí được nén.
    Các bánh công tác là chi tiết của máy nén ly tâm sẽ gia tốc cho dòng khí. Bánh công tác là loại đóng kín hai mặt với các cánh bố trí ngược chiều quay bánh công tác (backward); bánh công tác ép chặt lên trục và được định vị trên trục nhờ then.
    Trước khi gắn lên trục, các bánh công tác đều phải được kiểm tra cân bằng động ở tốc độ cao hơn 15% tốc độ tối đa của nó. Trong suốt quá trình vận hành, rô to chịu một lực đẩy dọc trục hướng về phía đầu hút, lực này tạo ra do sự chênh áp ở hai phía của bánh công tác. Trong các máy nén li tâm hai đoạn các bánh công tác được bố trí kiểu back-to-back sẽ giảm lực dọc trục trên. Lực dọc trục được cân bằng một phần nhờ trống cân bằng và một phần nhờ ổ đỡ chặn hướng trục (thrust bearing).
    [​IMG]
  2. burner

    burner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    VÁCH NGĂN (DIAPHRAGMS)
    Các màng ngăn được hình thành xung quanh trục và tạo nên các phần tĩnh của các cấp của máy nén. Các đường hình vòng xuyến đi qua các màng ngăn tạo nên các đường khuếch tán, nơi mà động năng của khí ở đầu ra bánh công tác chuyển đổi thành áp suất. Các đường này cũng tạo nên các đường dẫn để vận chuyển khí một cách hiệu quả vào mắt hút của các bánh công tác. Tất cả các màng này được chia nửa theo đường tâm nằm ngang. Các nửa này được lắp trong phần vỏ cũng được chia nửa theo đường tâm nằm ngang. Các nửa màng ở phần nửa vỏ trên được giữ bởi các các vít định vị dọc theo đường tâm. Vì vậy cho phép nhấc nửa vỏ trên mà không gây nguy hiểm do màng ngăn này bị rơi xuống. Bộ phận làm kín kiểu mê cung được gắn trên màng ngăn, gần mắt hút của bánh công tác và miếng đệm để tối thiểu hóa sự rò rỉ khí từ phần xả tới phần hút của bánh công tác. Bộ phận làm kín kiểu vòng xuyến (ring) được gắn trên các rãnh bao quanh phần nửa vỏ máy và các màng ngăn trung gian để ngăn ngừa sự rò rỉ khí áp suất cao tới vùng áp suất thấp hơn.
    [​IMG]
  3. burner

    burner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    TRỐNG CÂN BẰNG (BALANCING DRUM)
    Rôto máy nén ly tâm chịu một lực dọc trục hướng về đầu hút do sự chênh áp của áp suất tác động lên hai phía của bánh công tác. Trong máy nén ly tâm hai đoạn này với kiểu bố trí back-to-back của các bánh công tác, lực dọc trục được cân bằng một phần nhờ hai trống cân bằng . Một được gắn ở giữa các đầu xả của hai đoạn; tiết diện của nó không có sự kết nối với bên ngoài. Cái còn lại được gắn ở đầu trục gần kề đầu hút đoạn thứ hai; nó cùng với bộ phận làm kín kiểu KHUẤT KHÚC (LABYRINTH SEAL) ở đầu trục được gọi chung là buồng cân bằng. Một đường khí cân bằng được nối từ đầu hút đoạn một tới phía sau balance drum, vì vậy tạo ra vùng áp suất thấp phía sau balance drum nên có một sự chênh áp suất chiều theo ngược lại các bánh công tác. Các balance drum này không làm cân bằng hoàn toàn lực dọc trục, phần còn lại được loại bỏ nhơ ổ đỡ chặn thrust bearing. Các balance drum này được gia nhiệt khi lắp chặt lên. trục.
    [​IMG]
    Được burner sửa chữa / chuyển vào 17:11 ngày 27/11/2006
  4. burner

    burner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    THRUST BEARING
    Ðược gắn trên một đầu của vỏ máy -casing, là loại tác động kép với hai phần được đặt ở hai phía cổ trục (thrust collar).
    Nó được thiết kế để hấp thụ lực dọc trục còn lại từ sự cân bằng không hoàn toàn nhờ hai balance drum và nhờ các đầu hút đối xứng.
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. burner

    burner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    GAS TURBINE
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. burner

    burner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. burner

    burner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    CÂN BẰNG ĐỘNG
    [​IMG]
    Những nguyên nhân chấn động
    Những nguyên nhân của chấn động có thể là : lực thay đổi xuất hiện trong máy, dao động truyền nguồn bên ngoài hay sự tác động tương hỗ của chúng.
    Lực gây dao động mà chúng ta thường gặp nhất là lực quán tính của chi tiết chuyển động của máy, đặc biệt là lực ly tâm quán tính mất cân bằng của chi tiết quay.
    Ở một vận tốc quay của một cơ cấu, một khối lượng mất cân bằng dù nhỏ cũng có khả năng gây ra lực ly tâm mất cân bằng rất lớn. Ví dụ như khối lượng mất cân bằng nặng 100g, đặt cách trục quay 0,5m với vận tốc quay 10000v/phút sẽ gây lực ly tâm mất cân bằng hơn 5 tấn.
    Một số nguyên nhân gây chấn động :
    - Giữa cổ trục và ổ trục có khe hở lớn
    - Do cổ trục bị ôvan hay đa diện
    - Sự lệch tâm của trục nối trong máy
    - Tự dao động, từ nguồn khác truyền đến
    - Chế độ bôi trơn ổ không tốt, v.v?
  8. burner

    burner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    CÂN BẰNG LỰC QUÁN TÍNH TRONG MÁY
    Lực quán tính mất cân bằng là một trong những kích động chính của chấn động máy.
    Khi chế tạo máy trong công xưởng người ta đã tìm cách để khử lực quán tính mất cân bằng. Để nhằm mục đích đó người ta tiến hành cân bằng tĩnh và cân bằng động chi tiết quay.Tuy nhiên, vì cân bằng trong điều kiện không phải là điều kiện làm việc thực tế của chi tiết máy như điều kiện nhiệt độ, áp suất, vận tốc, tải trọng, lưu chất, lưu lượng, v.v?, nên quá trình cân bằng động chính xác nhất cũng không thể khử hết hoàn toàn lực ly tâm mất cân bằng.
    Những phương pháp cân bằng
    Tất cả các phương pháp cân bằng chi tiết trong máy đều dựa vào việc đo chấn động máy nhờ các cảm biến.
    Trong một máy sự dao động của nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, thành phần mà người làm công tác thử rung cho máy phải nắm được, từ đó phân tích, tìm phương pháp khắc phục từng yếu tố.
    Một trong những vấn đề quan trọng là cân bằng các chi tiết tròn xoay trong điều kiện quay.
  9. burner

    burner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    1. Sự mất cân bằng tĩnh và động
    Sự mất cân bằng tĩnh được xác định ở trạng thái tĩnh của chi tiết. Tuy nhiên, khi chi tiết ở trạng thái tĩnh không thể phát hiện được lực ly tâm mất cân bằng. Cho nên chỉ có thể tìm và khử nó khi chi tiết quay, người ta dùng cân bằng động.
    Cân bằng động tương đối vạn năng và chính xác hơn, nhưng lại phức tạp hơn và đòi hỏi phải có những thiết bị phức tạp. Do đó trong mọi trường hợp nếu có thể cân bằng tĩnh mà bảo đảm được chính xác thì nên cố gắng dùng phương pháp đơn giản này để cân bằng các chi tiết máy.
    2. Cân bằng tĩnh
    Cân bằng tĩnh các chi tiết máy có thể tiến hành khá đơn giản có độ chính xác khá cao bằng cách dùng thiết bị được gọi là bàn cân bằng có 2 thanh song song. Bàn này gồm 2 thanh lăng kính định hướng nằm song song. Đặt chi tiết lên hai thanh định hướng, khối mất cân bằng của chi tiết sẽ nằm ở vị trí thấp nhất khi quay chi tiết.
    3. Cân bằng động
    Khác với CB tĩnh ở chỗ là việc xác định giá trị và chỗ đặt tải trọng cân bằng tiến hành ở trạng thái động của chi tiết. Phương pháp này có ưu điểm là cân bằng tới độ chính xác cao hơn CBT.
  10. burner

    burner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    Nguyên lý hoạt động của máy CÂN BẰNG ĐỘNG
    Máy có 2 ổ đỡ chi tiết và dưới mỗi ổ đỡ có lắp cảm biến, mỗi cảm biến này đo được rung động của mỗi ổ đỡ khi máy quay - dẫn động bởi môtơ điện. Tín hiệu rung này sẽ được hệ thống điện tử phân tích và xử lý số liệu và chỉ rõ vị trí mất cân bằng ở từng mặt phẳng, góc độ. Kết quả cuối cùng là máy cho biết thêm vào hoặc lấy ra khối lượng bao nhiêu trên vị trí mất cân bằng.
    Cấu tạo các chi tiết của máy
    1. Con lăn giữ đối ứng
    2. Con lăn đỡ
    3. Bệ ổ đỡ
    4. Chi tiết nén đối ứng
    5. Giá lắp con lăn
    6. Bệ ổ đỡ
    7. Bệ máy
    8. Trục nối cardan
    9. Hộ dẫn động cùng với hộp giảm tốc
    10. Cần gạt của hộp số (tuỳ kiểu máy)
    [​IMG]

Chia sẻ trang này