1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hình ảnh máy bay chiến đấu SU-27 trên VTV 1

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi khesanh1968, 19/10/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    CÓ một vấn đề với máy bay một động cơ. Trong vòng 11 năm, Ấn Độ mất 200 máy bay MIG-21 và MIG-27 vì hỏng động cơ.
    Nhưng mà, máy bay một động cơ thì có thuận lợi, đường kính động cơ lớn. Điều đó làm giảm các khó khăn kỹ thuật khi sản xuất động cơ: tốc độ vòng quay và số tầng nén giảm. Máy bay kế nhiệm MIG-15 được lựa chọn từ hai phiên bản hai động cơ và một động cơ, thứ hai động cơ bị loại vì động cơ không đạt yêu cầu (AM-5, gặp khó khăn về buồng đốt).
    MIG-21 là một trong những máy bay một động cơ thể hiện khả năng không chiến tầm ngắn ưu việt. Rất nhỏ nhẹ, nhưng lại có gia tốc và tốc độ lớn. Nếu sản xuất máy bay hai động cơ cơ động như nó thì máy bay phải to hơn.
    NHưng dần dần, chiến tranh lớn không diễn ra, ít cần không chiến. Chi tiêu cho mọt đầu máy bay có thể tăng. Máy bay cần ném bom hơn không chiến nên tải trọng lớn cũng tăng điểm. Quan trọng hơn cả là máy bay hai động cơ trở về được lúc một động cơ hỏng. Một cái động cơ rẻ rất nhiều so với cả máy bay, chưa kể mất cả phi công thì quá chết xiền.
    Vì vậy, thời bình, tính kinh tế tăng điểm so với tính đối kháng, nên máy bay hai động cơ lên hươmg cùng kích thước máy bay chiến đấu trung bình, ngược với số lượng máy bay thường trực. Cụ thể hơn, trước đây người ta làm một vạn cái MIG-15 hay MIG-21 chỉ để không chiến và làm thêm 5 ngàn con máy bay nữa để được các MIG trên hộ tống. Nay chỉ cần làm 1 nghẽn con SU, lúc cần thì bắn nhau trên không, lúc khác thì bắn mặt đất. Tóm lại, đó là các máy bay tiền tuyến đa năng, nối tiếp PE hồi thế chiến (cũng may là PE chết sớm, không thì chưa chắc có SU). Nếu hỏng một động cơ thì vẫn về được, 11 năm, 200 máy bay, đó là lỗ của ẪN Độ (hay là lãi của SU nếu có). Cũng rất đáng kể.
    Nói chung là hai động cơ thì tốt, yes sờ, nhưng .....đắt.
    SU-25 là một ví dụ. Ban đầu tham chiến, nó thương vong cũng khơ khớ (đâu như hơn 20 cái), sau đó các cải tiến chống phát hiện và giáp, an toàn, chống cháy làm nó không rơi thêm cái nào vì địch, kể cả khi trúng tên lửa không đối không. Nhiều vạn lượt cất cánh được thực hiện. Trong khi đó, tuổi thọ trung bình của các máy bay tiêm kích hồi thế chiến chỉ vài chục ngày.
    Kể ra, ở một nước chủ động về kỹ thuật quân sự, thì máy bay không chiến tốt nhất bao giờ cũng một động cơ. Giả sử nếu ta có một mẫu hai động cơ chẳng hạn, ta sẽ chế một động cơ lực đẩy bằng hai. Tiêu tốn nhiên liệu sẽ giảm đi khá nhiều, tuổi thọ và khối lượng ccộng cơ ưu việt hơn gấp hai. Bao giờ động cơ có đường kính cho phép lớn hơn thì vẫn ngon hơn. Kết cấu đó châu Âu nay vẫn rất chuộng.
    Nhưng ở những nước không chế tạo được máy bay và động cơ, thì máyd bay và động cơ rất đắt, thôi, đành dùng hai động cơ cho rẻ.
  2. dtvl

    dtvl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    CHUYỆN NÀY THEO BÁO QĐND NHƯ SAU:
    Gặp hai phi công dũng cảm cứu máy bay
    Ngày 03 tháng 11 năm 2005

    Được tin hai phi công đoàn không quân C35 (B70) dũng cảm cứu máy bay, tôi vội đến sân bay Biên Hòa. Đường vào cổng đoàn C35, hai dãy hoa diệp vàng tươi khoe sắc trong nắng thu. Doanh trại vắng ngắt, vì tất cả anh em đã ra sân bay tổ chức ban bay huấn luyện ngày.

    Lúc này là 9 giờ, ngoài khu huấn luyện rất đông cán bộ, chiến sĩ các thành phần đang tích cực chuẩn bị cho ban bay. Các tổ thợ máy đang chăm chú hiệu chỉnh, thông điện cho máy bay; lính hậu cần tíu tít chuẩn bị xăng, dầu, nước uống và cả đồ ăn giữa buổi; lính thông tin gọi nhau giữa các đài đối không... Không khí ngoài đường băng náo nhiệt. Trung tá Nguyễn Thăng Long, chủ nhiệm chính trị vồn vã:
    - Nhà báo muốn gặp những phi công đã cứu máy bay ban huấn luyện trước thì chỉ có lên đài chỉ huy. Đoàn trưởng Nguyễn Văn Thận đang chỉ huy bay trên đó.
    Đài chỉ huy K4 cao ngất ngưởng, giữa đường băng mênh mông. Trên chòi cao tôi nhìn thấy toàn cảnh đường băng như tấm thảm nhung trước mặt, những vạt cỏ tranh xanh mướt hai bên. Thượng tá Nguyễn Văn Thận, Trung đoàn trưởng đang chỉ huy cho máy bay về hạ cánh, tiếng anh vang vang ?o41 về đài độ cao 1.200...?, chỉ huy cho máy bay về hạ cánh, tiếng anh vang vang ?o41 về đài độ cao 1200...?, ?ohạ cánh đường số 1 lặng gió?. Nhìn gương mặt trầm tĩnh, bình thản của anh, tôi liên tưởng đến khoảnh khắc anh cùng phi đội trưởng Hoàng Quỳnh cứu được chiếc máy bay giá trị hàng trăm tỉ đồng trong ban huấn luyện Hoàng Quỳnh cứu được chiếc máy bay giá trị hàng trăm tỉ đồng trong ban huấn luyện vừa qua. Tranh thủ nghỉ giữa đợt bay tôi hỏi chuyện anh về ban bay đặc biệt ấy.
    Sáng 14-10-2005, đơn vị vào huấn luyện bay. Đoàn trưởng Nguyễn Văn Thận và phi đội trưởng Hoàng Quỳnh lái máy bay C, bay trinh sát khí tượng. 8 giờ 1 phút, máy bay rời đường băng cất cánh. Mới cách đất chừng 40m, hai anh nghe có tiếng nổ rất mạnh trong động cơ, máy bay rung lên, nhìn vào đồng hồ thấy chế độ động cơ bị dao động. Là phi công từng trải, các anh phán đoán khả năng chim đã bị mắc vào động cơ. Nguyễn Văn Thận bình tĩnh tiếp tục bay lên cao, Hoàng Quỳnh tập trung quan sát. Lúc này tốc độ của máy bay nhỏ, chừng 200km/giờ. Dưới mặt đất, trung tá Nguyễn Văn Thuần, chỉ huy bay cũng phát hiện ra sự cố không bình thường, khói đen phụt ra sau đuôi máy bay. Chỉ huy bay hô: ?oBình tĩnh, giữ trạng thái không để mất độ cao?. Trên máy bay, hai phi công phát hiện động cơ phải bị hỏng, chỉ còn động cơ trái, các anh cố giữ ổn định tốc độ và lên cao 200m, vòng lại vào hàng tuyến hạ cánh. Vì máy bay ở độ cao thấp, khi vòng khuất sau rặng bạch đàn trên mỏm đồi, nên chỉ huy bay không nhìn thấy. Theo quy định điều lệ bay, với tình huống hỏng động cơ trong trạng thái nguy hiểm, độ cao thấp, lại bị che khuất tầm nhìn thì chỉ huy bay cần khẩn trương ra lệnh cho phi công rời máy bay để bảo toàn tính mạng cho phi công, nên trung tá Thuần ra lệnh: ?oNhảy dù! Nhảy dù!?. Cả hai phi công đều nghe thấy khẩu lệnh, chỉ cần một trong hai anh giật chiếc cần trước mặt là hai chiếc ghế trong tích tắc sẽ lần lượt bật lên cao 80 mét và dù sẽ bung ra, các anh sẽ an toàn tính mạng. Và đương nhiên chiếc máy bay sẽ đâm sầm xuống đất. Nhưng anh Thận và anh Quỳnh đã bàn nhanh, thống nhất quyết tâm giữ ổn định máy bay để đưa máy bay về hạ cánh an toàn. Đoàn trưởng Thận nói với phi đội trưởng Quỳnh: ?oBình tĩnh! Chúng ta sẽ đưa máy bay hạ cánh?. Anh Thận ngồi đằng trước, tập trung tinh thần xử lý mọi tình huống. Còn anh Quỳnh tập trung quan sát xung quanh. Máy bay C có hai động cơ, nay chỉ còn một động cơ trái hoạt động nên mất cân bằng, đòi hỏi phi công sử dụng kỹ thuật điều khiển các cánh lái duy trì máy bay giữ thăng bằng. Chiếc máy bay từ từ hạ cánh an toàn xuống sân bay Biên Hòa, trong niềm vui của phi công và thợ máy đoàn không quân C35.
    Nghe chuyện anh kể, tôi hỏi:
    - Lúc nhận được lệnh nhảy dù, vì sao các anh không thi hành, nhỡ máy bay thất tốc thì làm sao xử lý kịp?
    Anh Thuận cười hiền khô:
    Quả thật tình hình máy bay lúc đó khá nguy hiểm, lại gần đất, chỉ cần sơ suất một chút là có thể xảy ra tai nạn ngay. Nhưng cả tôi và Quỳnh đều là những phi công đã có cả ngàn giờ bay, nên chúng tôi rất tin vào khả năng xử lý của bản thân. Hơn nữa chúng tôi biết chiếc máy bay rất đắt tiền, là tài sản quý giá mà Đảng và Quân đội trao cho chúng tôi, phải tìm mọi cách để bảo vệ.
    - Anh có về kể chuyện cho chị nhà biết tình huống nguy hiểm mà anh đã không nhảy dù để cứu tính mạng không?
    Anh Thận tâm sự:
    Vợ tôi cũng là công nhân viên trong đoàn B70, cô ấy rất thông cảm, cô ấy động viên: ?oAnh xử lý như vậy là đúng?. Tôi còn nói đùa ?oNhỡ may có làm sao thì sao??. Cô ấy cười: ?oEm tin là anh vượt qua được, không có gì xảy ra với anh?. Bay trên trời cao, việc xảy ra những sự cố nhỏ là không tránh khỏi, nhưng điều cần nhất phi công phải bình tĩnh xử lý...
    Thượng tá Nguyễn Văn Thận, đoàn trưởng đoàn bay C35 (B70) quê ở Tam Cường, Tam Nông, Phú Thọ. Năm 1979, anh trúng tuyển vào dự khóa không quân và được đi học lái máy bay ở Liên Xô. Từ đó đến nay anh đã lái nhiều loại máy bay với hơn 1000 giờ bay. Còn trung tá, phi đội trưởng phi đội 1 Hoàng Quỳnh thì quê ở Thái Nguyên, người dân tộc Tày, cũng nhập ngũ năm 1979, học lái máy bay trong nước, anh cũng có 960 giờ bay an toàn.
    Sự dũng cảm và kinh nghiệm từng trải của hai phi công Nguyễn Văn Thận và Hoàng Quỳnh đã cứu được chiếc máy bay hiện đại. Như muốn kết thúc câu chuyện để tập trung làm nhiệm vụ đoàn trưởng Thận chỉ ra phía đường băng, nơi mọt ?ocon én? xanh biếc đang nổ máy, chuẩn bị cất cánh. Anh vui vẻ nói:
    - Hôm nay chúng tôi tổ chức bay 25 lần chuyến. Phi đội trưởng Hoàng Quỳnh đang ngồi trên đó kèm phi công trẻ bay ra biển.
    Chiếc máy bay gầm lên, phụt ra luồng lửa đỏ rực, lao rút lên bầu trời xanh thẳm. Trời xanh trong và những cánh hoa điệp như vàng tươi hơn chào đón thành tích của những phi công đoàn C35 anh hùng.
    ĐOÀN HOÀI TRUNG
    link: http://www.quandoinhandan.org.vn/news.php?id_new=53294&subject=3

  3. dtvl

    dtvl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0

    Được dtvl sửa chữa / chuyển vào 01:01 ngày 20/11/2005
  4. dtvl

    dtvl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0

    Được dtvl sửa chữa / chuyển vào 22:47 ngày 18/11/2005
  5. mirage2310

    mirage2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    2.220
    Đã được thích:
    1
    tại sao phải viết máy bay C, trinh sát khí tượng ? tung hoả mù chăng các bác ? iem thấy hình con SU to đùng trên TV ... :D ... bi h còn giấu tên làm gì nữa nhỉ ?
  6. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    VN vẫn thường đặt lại ký hiệu vũ khí theo cách của mình. Ví dụ RPGxxx, AT3 ta đặt thành Bxxx chẳng hạn.
    Thói quen này có từ thời kháng chiến, giờ vẫn duy trì và phát triển đặc biệt là các vũ khí mới trang bị.
  7. hungsheva2004

    hungsheva2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    2.415
    Đã được thích:
    0
    C là chữ S của ta đó sếp!
  8. linh_kotex

    linh_kotex Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    1.330
    Đã được thích:
    0
    Các bác nhà ta có Su để chiến là ngon lành rồi,tầm chiến đấu của Su 27 là hơn 2500 km,Su 30 thì em không biết nhưng nhà mình có hơi ít,làm thêm vài chục con nữa thì cứ gọi là.....
    Được linh_kotex sửa chữa / chuyển vào 16:35 ngày 19/11/2005
  9. CNXH

    CNXH Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Không biết ngoài vụ mua 12 con Su hao 27 ra. Nha minh còn có vụ gì để upgrade khả năng chiến đấu của KQ NC không nhỉ? Các bác giới thiệu giúp em với.
  10. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Tháng 11 Năm 2006 VN tổ chức hội nghị APEC, chắc năm 2006 các bác nhà mình sẽ sắm thêm đồ chơi trên không trên biển mặt đất để đảm bảo an ninh cho nhiều nguyên thủ quốc gia sang tham dự.
    Vậy là NC ta có dịp được các nước chào hàng đồ chơi để làm yên lòng các vị ấy
    Đoán xem TT Hoa Kỳ mang theo qua VN đồ gì để giới thiệu nè?F-16 hay F-18?
    Các bác cố vấn dùm bác Bush mình cần gì đi?

Chia sẻ trang này