1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hình ảnh máy bay chiến đấu SU-27 trên VTV 1

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi khesanh1968, 19/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
  2. mirage2310

    mirage2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    2.220
    Đã được thích:
    1
    sorry ... nhìn nhầm
    Fuel:
    F16 7,100 lbs, Su 27 : 20,700 lbs lúc nãy quên trừ trọng lượng nhiên liệu ... hehe ... quê quá
    Được mirage2310 sửa chữa / chuyển vào 17:57 ngày 22/11/2005
  3. mirage2310

    mirage2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    2.220
    Đã được thích:
    1
  4. Jet_Ace

    Jet_Ace Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2003
    Bài viết:
    830
    Đã được thích:
    0
    1, Người ta không gọi là nick, mà dùng từ callsign (phiên hiệu).
    2, Fox 1: tên lửa IR.
    Fox 2: SARH.
    Fox 3: ARH.
    Magnum: HARM.
    Pickle: bomb.
  5. mirage2310

    mirage2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    2.220
    Đã được thích:
    1
    Pickle = Nhặt : bắt nguồn từ động tác nhặt + ôm bom để ném xuống đất từ máy bay của phi công thời WWI, thời đó phi công vẫn phải dùng tay ném bom, lựu đạn từ máy bay xuống đất ---> "ném" bom
  6. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0

    Theo kênh Discovery và Air wing:
    F16 là máy bay tiêm kích ném bom chủ lực hạng nhẹ của KQ Mỹ và khối Nato đã nhiều chục năm. F16 ngay từ đầu đã được thiết kế cho KQ Mỹ, chuyên biệt cho khả năng không chiến dogfight, thay thế cho F4. Tuyệt đối không có chuyện F16 sản xuất chủ yếu chỉ dành cho xuất khẩu.
    F5 thì đúng là loại dành cho xuất khẩu. Mỹ chưa bao giờ biên chế F-5 vào các biên đội trực ban chiến đấu ở lãnh thổ Mỹ và Nato, mà chỉ dành cho luyện tập và xuất khẩu cho các nước đồng minh (Nam Hàn, Đài Loan, Nam Việt nam, Iran, Thuỵ sỹ...).
    F-16 không chiến chỉ đạt yêu cầu trung bình là một nhận xét quá tuỳ tiện, chỉ dựa vào tình cảm mà không dựa vào lí trí. Nếu đúng thế thì máy bay nào đạt yêu cầu không chiến xuất sắc nhất? và cụ thể là xuất sắc hơn ở thông số nào?
    Số liệu các cuộc chiến tranh có F-16 tham gia (Libi, Syri, Iraq và đặc biệt là Nam Tư) cho thấy chỉ có F hạ Mig/Su chứ chưa có Su/Mig hạ F16 . Nói gì thì cũng phải dựa trên số liệu thực.
    Còn việc máy bay multi role nặng nhẹ về phần nào, không chiến hay ném bom, đều là do chỉ huy bay quyết định khi cho lắp vũ khí chiến đấu theo cấu hình nào. Cái khung F16 như thế, còn lắp cái gì vào là chủ động của KQ Mỹ. Họ tự sản xuất được thiết bị.
    Ví dụ cùng trong đội hình đi ném bom, chiếc F16 làm nhiệm vụ tiêm kích hộ tống thì chỉ mang AIM ở cả 8 giá treo và lắp rađar chuyên cho không chiến- khi đó nó nhẹ và rất cơ động. Chiếc F16 làm nhiệm vụ ném bom thì ngoài bom các loại còn có thể tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ mà lắp thêm thiết bị phụ trợ như thiết bị chỉ thị lazer / thiết bị nhìn đêm / TV/ tên lửa chống radar / thiết bị chống rađar tên lửa ngắm bắn / ECM pod gây nhiễu điện tử/ Thùng nhiễu tiêu cực, ... Mig 29 và Su 27 loại của Iraq, Cuba, Việt nam thì đầu có nhiều option đến như vậy.
    Đơn giản là bởi vì không ai đi xuất khẩu công nghệ mới nhất cho bên ngoài cả, mà phải cắt bớt tính năng đi. Thầy dạy võ bao giờ cũng giữ lại miếng võ độc cuối cùng.
    Cũng là cái F-16 nhưng Mỹ bán cho Nato đối đầu với khối Vác xa va thì khác, cho Ixraen khác, cho Pakistan khác.
    Nga cũng vậy thôi, Su-27 của Việt nam đọ thế nào được với Su-27 của Nga? vì nó có được lắp đặt các thiết bị điện tử tối tân nhất đâu. Hay Mig-29 của Đức không được lắp hardpoint để mang external fuel tank, khiến nó không thể bay xa được.(http://aeroweb.lucia.it/~agretch/RAFAQ/Fulcrum&Falcon.html)
    Third, even apparently identical fighters can differ enormously in their electronics fit; and in modern fighters, the electronics is at least as important (not to mention expensive) as the airframe. Export versions of fighters are normally much less capable in the electronic sphere than the equivalent models for the home air force, even when the aircraft have the same designation; does anyone expect the F-16Cs exported to, say, Egypt to be anywhere near the capability of the F-16Cs in USAF service? Older aircraft can be upgraded to modern electronic standards at a fraction of the cost of new fighters, an option increasingly popular in these days of tightened defence budgets (for example, the RNZAF recently upgraded its Skyhawk fleet with a radar and avionics suite equivalent to that of the F-16A).
    F-16 và Su-27 thuộc về hai categories khác nhau. F-16 là máy bay hạng nhẹ, tầm trung. Su 27 là hạng nặng, tầm xa. Nếu so sánh thì phải so cùng hạng, tức là Su 27 với F-15/F14, và Mig 29 với F16/F18.
    Nếu không cần đánh tầm xa thì rõ ràng F-16/Mig29 sẽ ưu việt hơn Su-27 chứ. Cứ xem các nước có mấy ai dùng phổ biến máy bay tiêm kích hạng nặng đâu? Ngoài Mỹ, Nga, TQ, Ấn độ, các nước khác như Arập Xeút, Hàn quốc, Nhật bản, Ixraen, Ai cập, VN, ... chỉ có một lượng máy bay tiêm kích hạng nặng Su-27/F-15 chiếm phần trăm nhỏ trong KQ.
    1 chấp 3 e hơi phim ảnh quá. 3 thằng F-16 nó cứ cùng một lúc phóng 24 quả tên lửa từ các hướng vào một chú Su-27 thì sợ Su chỉ còn lo bỏ bớt vũ khí cho nhẹ để né tránh, mà không còn thời gian đâu mà kịp ngắm bắn.
    Máy tính của Su-27 bắt bám và tấn công được bao nhiêu mục tiêu một lúc? Thằng F-16 tôi chưa tìm lại được, nhưng thằng F-14 thì bám theo dõi 24 mục tiêu và cùng lúc dẫn đường tên lửa tấn công 6 mục tiêu. Avionics của Su và Mig luôn bị chê là quá lạc hậu. Ví dụ theo KQ Đức thì rađar của Mig29 thua cả radar của F4 của họ, nên họ phải dùng kết hợp cả hai trong một đội hình. Còn về điều khiển thì một trời một vực, phi công Su-27 phải bật 11 công tắc trước khi bắn, trong khi phi công F-16 chỉ bật có một. Trong không chiến thì tích tắc là thế đã khác rồi.
    Nhưng người ta có nói là khả năng sống sót của Su-27 tăng gấp 3 so với máy bay thế hệ trước nó.
    F-16 khởi đầu của design concept là chuyên không chiến, nên nó có maneuverability cực tốt, ví dụ so với F4 thì ở cùng một tốc độ nó có bán kính ngoặt bằng 1/2 và thời gian hoàn tất một vòng tròn chỉ bằng 3/4. So với Mig 21 thì muôn phần trội hơn.
    Trong Paris Airshow 2003 người ta nói F-16 Mỹ có khả năng biểu diễn bay cơ động thấp như Su-30 của Nga.
    Nếu đua giảm tốc độ với F-16 thì rất nguy hiểm, vì F16 có khối lượng nhỏ hơn, nên linh hoạt lanh lẹ hơn rất nhiều. Su-27 có khối lượng lớn nên quán tính cũng rất lớn, máy bay có độ trễ, sức ỳ so với cần điều khiển, dễ bị F-16 cua vào trong nách.
    Su-27 chỉ bay nhanh hơn F-16 khi nó buộc phải jettision vũ khí và dầu. Nhưng như thế thì cũng chẳng chắc Su-27 đi đánh xa có đủ dầu để quay về. Hơn nữa, khi dogfight ở tốc độ thấp thì độ cao cũng sẽ nhanh chóng giảm (vì giảm tốc độ đồng nghĩa với giảm lực nâng), mà ở độ cao thấp thì tốc độ của hầu hết các máy bay là không chênh lệch nhau nhiều. Đấy chính là lí do trong chiến tranh việt nam, trong các trận dogfight tầm thấp, Mig 17 tốc độ dưới âm vẫn có thể đuổi kịp F-105 tốc độ gấp hai lần tốc độ âm thanh để bắn hạ.
    Theo bài viết của một phi công biểu diễn của Nga tôi đã đọc, chưa tìm lại được link, Su-27 chỉ linh hoạt như thấy được trong biểu diễn Air show khi nó mang 1.5 tấn internal fuel. Nếu nó mang nhiều/tối đa dầu và vũ khí để đi đánh xa thì không thể cơ động như vậy, lúc đó thì cũng ục ịch như các máy bay tiêm kích khác thôi. Theo báo An ninh thế giới thì một trong những nguyên nhân của vụ tai nạn Su 27 tại Ucraina năm 09/2002 là do người ta đã nạp đến 4.5 tấn nhiên liệu, so với 1.5 tấn yêu cầu, khiến máy bay quá nặng, bay lệch so với ước lượng của phi công mà đâm xuống đất.
    Tôi không biết chiếc nào hơn chiếc nào, vì thực tế chưa có cuộc đọ cánh nào giữa 2 chiếc cả. Và tuỳ vào context và tiêu chí so sánh mà chiếc này có thể hơn chiếc kia ở điểm này nhưng lại thua ở điểm khác.
  7. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    4.209
    Đã được thích:
    5.443
    Bác tra đâu ra mà lấy pickle = nhặt thế!! Pickle là dưa chuột muối ,còn có 1 số nghĩa khác chả liên quan gì đến nhặt (pick ) cả.
    Vậy chắc quả bom giống quả dưa chuột nên nó gọi là pickle, he he! Ném dưa chuột muối đê...
  8. omega45

    omega45 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    0
    Hic , em chậm chân quá ko download được đoạn video , bác nào còn đoạn video SU trên VTV1 có thể share cho em với được ko ? gửi qua YouSen*** hay MegaUpload cũng được ( xin đừng gửi qua RapidShare vì em ko down được) .
  9. porthos

    porthos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    964
    Đã được thích:
    0
    Để cho Thândâutuất-HP81 nói phét tiếp đi. Cái cậu kqndvn cứ nhảy vào họng chuyên gia ngồi. Đến ôm bụng mà cười trước các cao thủ quân sự kiểu như chú Tuất này. Chỉ bằng vài dòng nhố nhăng xổ toẹt cả 1 dòng máy bay nổi tiếng đã được chứng thực trong chiên tranh từ hơn 20 năm nay với đủ các nhiệm vụ không chiến, cường kích, đánh tàu...Vừa xong có 1 chú khác nhảy vào vỗ tay khen HP81 phân tích chí lí. lại được thêm trận cười ra trò nữa.
  10. mirage2310

    mirage2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    2.220
    Đã được thích:
    1
    bác đừng mang từ điển ra tra, có những thuật ngữ từ điển không có đâu ...
    /*
    In the olden days, the cliche was having a system accurate enough to drop a bomb into a pickle barrel from 20,000 feet. This goes back at least to the Norden bomb sight for the WWII bombers.
    If you could drop your bombs into a pickle barrel, then you were "pickling" your bombs...
    Then, of course old joystick handlen ww2 fighters looked a lot like pickles with the buttons sticking out like the bumps on a pickle...
    */
    Được mirage2310 sửa chữa / chuyển vào 13:25 ngày 23/11/2005

Chia sẻ trang này