1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hình ảnh một buổi chiều

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi psychocolate, 20/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. psychocolate

    psychocolate Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Hình ảnh một buổi chiều

    Chiều gợi cảm giác thanh bình êm ả nhưng rồi mơ hồ mang đến cái buồn mênh mông lơ đãng . Và khi sầu buồn ấy đi qua tâm hồn người nghệ sĩ đã hoà tan tuôn chảy thành những bài thơ ca cho đời.
    Em cố nghĩ ra một chiều vàng úa
    Lá trên cành heo hắt gió ngừng ru

    Bùi Giáng khi đi vào cõi của Hàn Mặc Tử đã nói rằng ?ongày nay người ta không cần cố gắng cũng thấy rõ sờ sờ một chiều vàng úa? nên chăng trung tâm của mọi nỗi đau kia muốn nhân loại cùng chìm đắm trong cảnh chiều vàng đến khiếp sợ.
    Chiều rơi trên đường vắng, có ta rơi giữa chiều
    Hồn ta như gò mối đang chờ phút đầu thai

    Ôm vào lòng tiếng hát cao ngất trời của Thái Thanh hoà quyện với những cung bậc dương cầm da diết trong Đường chiều lá rụng (PD), sẽ thấy chiều buồn rơi đến lạc phách xiêu hồn đến thế nào
    Nhưng có những nỗi buồn mơ hồ lặng lẽ tới bên người không ai hay trong nhạc Cung Tiến
    ?oChiều buồn len lén tâm tư?
    Huyền thoại về chủ nhật đen tối cũng gắn liền với cảnh chiều trong nhạc Trịnh Công Sơn khi ông viết nên Lời buồn thánh
    Chiều chủ nhật buồn, nằm trong căn gác đìu hiu
    Ôi tiếng hát xanh xao của một buổi chiều

    cùng ?ogọi buồn cho mình nhớ tên ? nghe buồn ghé môi sầu? Chiều một mình qua phố
    Hay nhạc sĩ Dương Thiệu Tước đã phổ nhạc rất thành công bài Chiều của thi sĩ Hồ Dzếch với điệu valse vui nhộn nhưng không tránh khỏi ?ocó phải sầu vạn cổ ?tiếng buồn vang trong mây? Lê Uyên & Phương trong phút biệt ly ngậm ngùi ?obuồn rơi ướt vai, buồn ai có hay" ở Chiều phi trường, hay như bài thơ Chiều tím của Đinh Hùng được Đan Thọ phổ nhạc ?oChiều tím chiều nhớ thương ai, người em tóc dài"

    [​IMG]

    Em đến thăm anh một chiều mưa Tô Vũ, Dương Thiẹu Tước với Bóng chiều xưa, chiều Cố đô của Hoàng Thi Thơ, Hình ảnh một buổi chiều của Lâm Tuyền .... nhiều nhiều lắm mà kể ra hết buổi chiều hôm nay cũng không đủ
  2. psychocolate

    psychocolate Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Bài viết nhỏ này xin gởi tặng các bạn yêu thích Phạm Duy (hoặc không) hai bản ?oserenade? của Phạm Duy mà tôi yêu thích nhất .
    Đã có lúc tôi nghe Chiều về trên sông suốt một buổi chiều cho đến bình minh ngày hôm sau Ca sĩ duy nhất trình bày là Thái Thanh, Chiều về trên sông (1957)
    Chiều buông trên giòng sông Cửu Long
    Như một cơn ước mong, ơi chiều
    Về đâu ơi hàng cây gỗ rong
    Nghiêng mình trên sóng sông yêu kiều
    Buồn tôi không vì sao bỗng dưng
    Theo đò ngang quá giang thương chiều
    Bởi vì thương nhiều nên nhớ tình yêu
    Bởi vì đời còn nhiều khi là mơ
    Bởi vì đời còn nhiều khi thành thơ
    Có khi vui lững lờ có khi tuôn sầu u
    Bởi vì chiều buồn chiều về giòng sông
    Bởi vì tình đời nào chỉ thù oán
    Hãy cất tiếng ca cho đời thêm buồn
    Hãy cất tiếng ca cho lòng thôi khô héo
    Chiều buông trên giòng sông cuốn mau
    Thương đời thương lẫn nhau trong chiều
    Về đây bọt bèo muôn khắp nơi
    Vui buồn cho có đôi không nhiều
    Ngày mai sông về quê mến yêu
    Cho trùng dương cũng theo hương chiều
    Bể sầu không nhiều nhưng cũng đủ yêu

    Tôi đặc biệt ấn tượng với những ca khúc mở đầu bằng tiếng cello nghe thấm lạnh người, thậm chí đầy u ám chết chóc như trong Gloomy Sunday(Heather Nova). Cello dìu dặt như con thuyền đưa người lênh đênh trên dàn violon ùa nhau cất lên những tiếng sóng nhịp nhàng của giòng Cửu Long bát ngát. Và chiều đã buông mình đắp lấy dòng sông chốn miền Nam đất phù sa màu mỡ này. Tiếng hát Thái Thanh đắm say mênh mông từng hơi thở nốt khúc như nét vẽ hình hài một cảnh chiều ảm đạm thê lương. Vì ?ovề đâu hỡi hàng cây gỗ rong nghiêng mình trên sóng sông" thương qua cho con Chiều cứ trôi trên dòng, hay thương cho Chiều sẽ ngủ yên khi đêm mở màn, hay chăng thương cho thân phận con người cũng bọt bèo giữa cuộc đời như sóng nước . Buồn, thương, nhớ tràn lan đó đây tất cả chỉ dẫn đến hai chữ tÌNH yÊU Bởi vì ?
    Giọng hát xa vời ngàn mây rồi bỗng lao xuốt đột ngột ?oCó khi vui lững lờ có khi tuôn sầu u?
    Hãy cất tiếng ca cho đời thêm buồn
    Hãy cất tiếng ca cho lòng hôi khô héo

    Lẽ ra phải là cất tiếng ca cho đời ?othôi? buồn để nối tiếp cho câu sau nhưng sao lại "thêm" buồn ??? Suy nghĩ vẩn vơ một chút thì trùng dương vô tận đã theo tiếng gọi chiều kéo về đây, một hình ảnh thật đẹp cho cái sầu được nhân rộng cả đại dương
    "Bể sẩu không nhiều nhưng cũng đủ yêu"
    Ngàn thế kỷ sau rồi cũng vì câu hát này mà ?oYêu như chết là hạnh phúc? thôi
    Mỗi lần nghe bài này tôi lại nhớ đển bản nhạc Pháp không lời Le matin sur la riviere của Eve Brener, vì buổi sáng trên sông cũng buồn đến hãi hùng.
    Ca khúc thứ hai là Chiều tà, nguyên bản là cổ điển Ý Sérénata của EnricoToselli . Đừng nhầm bản này với Serenade (F. Schubert) mà Phạm Duy cũng phổ lời Việt lấy tên là Dạ khúc. Cả hai đều không thể chê vào đâu được nhưng tôi thích Chiều tà hơn. Chỉ cần nghe nghe 2 ca khúc này để thấy tài năng viết lời Việt cho nhạc cổ điển của Phạm Duy siêu vô bờ bến . Và không còn gì để bình luận khi được biết ông bắt đầu viết lời Việt cho chúng năm 20 tuổi.
    Lắng trầm tiếng chiều ngân, nhạc dặt dìu ái ân
    Người ôi ! Nhớ mãi cung đàn
    Nnăm tháng phai tàn, duyên kiếp vẫn còn lỡ làng
    Ðã quên hết sầu chưa, lời này là tiếng xưa
    Quỳ dâng dưới nắng phai mờ, bên gối ơ thờ
    Ôi tiếng tơ tình mong chờ
    Chiều êm êm đưa duyên về người
    Ðàn triền miên nắn tiếng sầu đời
    Người hỡi ! Ðến bên tôi nghe lời xao xuyến như chuyện thần tiên
    Niềm mơ xưa là đó, cho ta nâng niu lời ca
    Chiều mơ không gian, hờ hững cõi Thiên Ðàng
    Thuyền trôi bến sông xa đừng chờ
    Xin hãy lắng nghe bao lời thơ chiều tà
    Nhạc chiều của chúng ta, là câu ân ái muôn đời
    Bóng đã xế rồi, hãy nép trong lòng cõi đời.
    Tình Yêu mãi mãi...

    Tôi đã chết mê Mai Hương khi lần đầu tiên nghe Nguyệt cầm của Cung Tiến trong một cái tape nhỏ lâu lắm rồi. Nên sau này dù trong cơn say triền miên tiếng hát Thái Thanh thì Mai Hương vẫn luôn xếp ở vị trí cao hơn trong lòng. Hai giọng soprano này nếu so sánh, thì Mai Hương đầy tiếng bass còn Thái Thanh thì sặc treble. Và ở trong nước bây giờ giọng ca Ánh Tuyết thật hay vì được chia đều bass treble của hai người trên. Nên tất nhiên tôi thích Mai Hương trình bày Chiều tà hơn Thái Thanh?
    [​IMG]
    muốn viết thật nhiều lắm như khi đọc từng lời ca, các nàng thơ ấy đã lấy đi niềm cảm hứng nghèo nàn của tôi mất rồi. Đành lắng nghe vậy nhưng sao vẫn muốn đặc biệt nhấn vào câu ?oĐã quên hết sầu chưa? mà tôi rất thích ? vì buồn lại rơi mơ hồ xuống đời trong chiều trầm lắng này
    Tình yêu mãi mãi ...
  3. psychocolate

    psychocolate Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Bài viết nhỏ này xin gởi tặng các bạn yêu thích Phạm Duy (hoặc không) hai bản ?oserenade? của Phạm Duy mà tôi yêu thích nhất .
    Đã có lúc tôi nghe Chiều về trên sông suốt một buổi chiều cho đến bình minh ngày hôm sau Ca sĩ duy nhất trình bày là Thái Thanh, Chiều về trên sông (1957)
    Chiều buông trên giòng sông Cửu Long
    Như một cơn ước mong, ơi chiều
    Về đâu ơi hàng cây gỗ rong
    Nghiêng mình trên sóng sông yêu kiều
    Buồn tôi không vì sao bỗng dưng
    Theo đò ngang quá giang thương chiều
    Bởi vì thương nhiều nên nhớ tình yêu
    Bởi vì đời còn nhiều khi là mơ
    Bởi vì đời còn nhiều khi thành thơ
    Có khi vui lững lờ có khi tuôn sầu u
    Bởi vì chiều buồn chiều về giòng sông
    Bởi vì tình đời nào chỉ thù oán
    Hãy cất tiếng ca cho đời thêm buồn
    Hãy cất tiếng ca cho lòng thôi khô héo
    Chiều buông trên giòng sông cuốn mau
    Thương đời thương lẫn nhau trong chiều
    Về đây bọt bèo muôn khắp nơi
    Vui buồn cho có đôi không nhiều
    Ngày mai sông về quê mến yêu
    Cho trùng dương cũng theo hương chiều
    Bể sầu không nhiều nhưng cũng đủ yêu

    Tôi đặc biệt ấn tượng với những ca khúc mở đầu bằng tiếng cello nghe thấm lạnh người, thậm chí đầy u ám chết chóc như trong Gloomy Sunday(Heather Nova). Cello dìu dặt như con thuyền đưa người lênh đênh trên dàn violon ùa nhau cất lên những tiếng sóng nhịp nhàng của giòng Cửu Long bát ngát. Và chiều đã buông mình đắp lấy dòng sông chốn miền Nam đất phù sa màu mỡ này. Tiếng hát Thái Thanh đắm say mênh mông từng hơi thở nốt khúc như nét vẽ hình hài một cảnh chiều ảm đạm thê lương. Vì ?ovề đâu hỡi hàng cây gỗ rong nghiêng mình trên sóng sông" thương qua cho con Chiều cứ trôi trên dòng, hay thương cho Chiều sẽ ngủ yên khi đêm mở màn, hay chăng thương cho thân phận con người cũng bọt bèo giữa cuộc đời như sóng nước . Buồn, thương, nhớ tràn lan đó đây tất cả chỉ dẫn đến hai chữ tÌNH yÊU Bởi vì ?
    Giọng hát xa vời ngàn mây rồi bỗng lao xuốt đột ngột ?oCó khi vui lững lờ có khi tuôn sầu u?
    Hãy cất tiếng ca cho đời thêm buồn
    Hãy cất tiếng ca cho lòng hôi khô héo

    Lẽ ra phải là cất tiếng ca cho đời ?othôi? buồn để nối tiếp cho câu sau nhưng sao lại "thêm" buồn ??? Suy nghĩ vẩn vơ một chút thì trùng dương vô tận đã theo tiếng gọi chiều kéo về đây, một hình ảnh thật đẹp cho cái sầu được nhân rộng cả đại dương
    "Bể sẩu không nhiều nhưng cũng đủ yêu"
    Ngàn thế kỷ sau rồi cũng vì câu hát này mà ?oYêu như chết là hạnh phúc? thôi
    Mỗi lần nghe bài này tôi lại nhớ đển bản nhạc Pháp không lời Le matin sur la riviere của Eve Brener, vì buổi sáng trên sông cũng buồn đến hãi hùng.
    Ca khúc thứ hai là Chiều tà, nguyên bản là cổ điển Ý Sérénata của EnricoToselli . Đừng nhầm bản này với Serenade (F. Schubert) mà Phạm Duy cũng phổ lời Việt lấy tên là Dạ khúc. Cả hai đều không thể chê vào đâu được nhưng tôi thích Chiều tà hơn. Chỉ cần nghe nghe 2 ca khúc này để thấy tài năng viết lời Việt cho nhạc cổ điển của Phạm Duy siêu vô bờ bến . Và không còn gì để bình luận khi được biết ông bắt đầu viết lời Việt cho chúng năm 20 tuổi.
    Lắng trầm tiếng chiều ngân, nhạc dặt dìu ái ân
    Người ôi ! Nhớ mãi cung đàn
    Nnăm tháng phai tàn, duyên kiếp vẫn còn lỡ làng
    Ðã quên hết sầu chưa, lời này là tiếng xưa
    Quỳ dâng dưới nắng phai mờ, bên gối ơ thờ
    Ôi tiếng tơ tình mong chờ
    Chiều êm êm đưa duyên về người
    Ðàn triền miên nắn tiếng sầu đời
    Người hỡi ! Ðến bên tôi nghe lời xao xuyến như chuyện thần tiên
    Niềm mơ xưa là đó, cho ta nâng niu lời ca
    Chiều mơ không gian, hờ hững cõi Thiên Ðàng
    Thuyền trôi bến sông xa đừng chờ
    Xin hãy lắng nghe bao lời thơ chiều tà
    Nhạc chiều của chúng ta, là câu ân ái muôn đời
    Bóng đã xế rồi, hãy nép trong lòng cõi đời.
    Tình Yêu mãi mãi...

    Tôi đã chết mê Mai Hương khi lần đầu tiên nghe Nguyệt cầm của Cung Tiến trong một cái tape nhỏ lâu lắm rồi. Nên sau này dù trong cơn say triền miên tiếng hát Thái Thanh thì Mai Hương vẫn luôn xếp ở vị trí cao hơn trong lòng. Hai giọng soprano này nếu so sánh, thì Mai Hương đầy tiếng bass còn Thái Thanh thì sặc treble. Và ở trong nước bây giờ giọng ca Ánh Tuyết thật hay vì được chia đều bass treble của hai người trên. Nên tất nhiên tôi thích Mai Hương trình bày Chiều tà hơn Thái Thanh?
    [​IMG]
    muốn viết thật nhiều lắm như khi đọc từng lời ca, các nàng thơ ấy đã lấy đi niềm cảm hứng nghèo nàn của tôi mất rồi. Đành lắng nghe vậy nhưng sao vẫn muốn đặc biệt nhấn vào câu ?oĐã quên hết sầu chưa? mà tôi rất thích ? vì buồn lại rơi mơ hồ xuống đời trong chiều trầm lắng này
    Tình yêu mãi mãi ...
  4. deathchuck

    deathchuck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    2.885
    Đã được thích:
    0
    Ôi , nhạc Chiều , tất cả những bản nhạc Chiều tôi đã được nghe đều hay một cách kỳ lạ .
    Tôi thích cái chiều buồn len lén tâm từ trong Hoài Cảm ...tôi thích Chiều Đông của Cung Trầm Tưởng , Phạm Duy phổ nhạc . "Chiều đông tuyết xứ hoang vu
    Bâng Khuâng chiều tới tiếp thu trời buồn
    " . Tôi thích Chiều về trên mây của Từ Công Phụng ... nhưng thích nhất trong các chiều đó là Nương Chiều của Phạm Duy ... he he he
    Nói về nhạc Việt xưa thì không ai là không biết tới Phạm Duy . Một Phạm Duy ?otrung thực? , một Phạm Duy trong tình yêu đôi lứa, quê hương , một PD hoài niệm dĩ vãng , một Phạm Duy dấu yêu , một Phạm Duy dữ dằn gay gắt mà lãng mạn , lãng mạn mà thâm thuý . Một Phạm Duy với sức sáng tác khoẻ và sâu . Mà thôi nói nhiều cũng bằng thừa, âm nhạc của ông đã chứng tỏ tất cả . Tôi có dùng hàng ngàn hàng vạn trang giấy cũng không đủ và suy cho cùng thì cũng không bao giờ đủ khả năng để hiểu hết âm nhạc của ông .
    Ở đây tôi chỉ muốn nói đến một nét nhỏ trong một sáng tác của ông mà theo tôi là ?otuyệt vời? Đó là cái đẹp lúc về chiều của thiên nhiên nông thôn qua nhạc phẩm ?oNƯƠNG CHIỀU? tôi không muốn đề cập đến những ẩn ý sâu xa về xã hội lúc bấy giờ của ông ! tôi chỉ muốn nói đến cái đẹp trong bài hát cho mọi người đọc giải sầu .
    Mở đầu bài hát là những nốt nhạc dạo chậm rãi , êm ái theo kiểu LENTO EXPRESSIVO , được chơi bởi đàn violon và piano thật sang trọng . Giọng hát truyền cảm của Quỳnh Dao cất lên : ?o Chiều ơi , lúc chiều về rợp bóng nương khoai , trâu bò về giục mõ xa xôi, ơi chiều ? chiều ơi , áo chàm về quảy lúa trên vai , in hình vào sườn núi chơi vơi , ơi chiều? .
    Hoà mình vào khung cảnh thiên nhiên lúc về chiều , tôi thấy tâm hồn mình nhẹ bổng bởi khung cảnh thiên nhiên , tôi tưởng tượng mình dang đứng xa xa nhìn về phía chân trời , mặt trời rực một màu hoàng hôn đang dần lùi về sau những rặng núi , bóng những cô gái đang mệt nhọc gánh lúa trở về nhà in vào sườn núi . Ngồi trong phòng nghe nhạc mà tôi như cảm thấy thơm mùi lúa chín , mùi mồ hôi mặn chát mệt nhọc của các cô thôn nữ , mặc dù trong phòng nồng nặc một mùi thuốc lá do tôi phả ra nghi ngút .
    Một làn gió thu mát mẻ mang đầy hương đồng nội khiến cho " tay dân cày ngừng giữa làn gió? bởi vì mùi ?olúa thơm trên những cánh nương? vậy mà ?otiếng súng xa nghe lẫn oán thương . Đây nhà nông phá rừng gầy luống? . Lời bài hát như nâng nhẹ hồn tôi từ yên bình sang dữ dội của một mùa thu đầy chết chóc hoang tàn . Sinh ra trong thời bình , tôi không thể hiểu được sự tàn khốc của chiến tranh mà tôi chỉ biết rằng nhân dân ta đã đổ máu như thế nào để giành lấy hoà bình . Những giọt máu đổ xuống , thấm vào lòng đất đã làm cho đất nước xanh tươi và những ca từ của Phạm Duy là những giọt máu của ông nhỏ ra mà thành một câu hát , ?olúc sức tôi chen với sức anh , lấy máu tô cho thắm núi xanh , đem mồ hôi tưới đồng lúa xanh? . Đây cũng là ước mơ mà cũng là thực tế không chỉ của riêng Phạm Duy mà còn là của cả một dân tộc . Và bao giờ cũng vậy , như trên tôi đã nói : trong nhạc của Phạm Duy có nét dữ dội mà lãng mạn , và khung cảnh thiên nhiên đã yên bình trở lại ?oChiều ơi , lúc chiều về mọc ánh trăng tơ , cho ngày mùa bài hát nên thơ , ơi chiều? , tôi thấy Phạm Duy là một bậc thầy về sử dụng ca từ . Những câu hát mang đầy chất thơ được xây dựng trong một hoàn cảnh điêu tàn mà vẫn toát lên vẻ đẹp của thiên nhiên ?oChiều ơi , mái nhà sàn thở khói âm u cô nàng về để suối tương tư , ơi chiều? . Một tình yêu tuyệt đẹp giữa thiên nhiên với con người , giữa con người với thiên nhiên .Tôi liên tưởng đến sự bi hùng trùng hợp một cách thú vị giữa câu hát ?ocô nàng về để suối tương tư , ơi chiều? với một khổ thơ của Nguyễn Đình Thi:
    ?oÔi những cánh đồng quê chảy máu
    dây thép gai đâm nát trời chiều
    những đêm dài hành quân nung nấu
    bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
    ?o
    Tuy không cùng chiến tuyến nhưng cùng cảm xúc nhỉ ???
    Thiên nhiên bao giờ cũng dang vòng tay bao dung ôm lấy những con người biết yêu nó và tạo cho họ những cảm xúc để thành những tác phẩm để đời . Và nhờ vậy mà tôi với các bạn mới có cơ hội được thưởng thức một bài hát hay nhhư vậy được .
    ?oChiều ơi , mái nhà sàn thở khói âm u , cô nàng về để suối tương tư , ơi chiều ? . Tiếng gọi chiều thật thiết tha , trầm mà cao vút , cao vút mà sâu lắng . Tất cả những điều đó đã tạo cho người nghe một cảm giác yên bình , làm cho tâm hồn nhẹ lắng sau những giờ mệt nhọc trong cuộc sống thường nhật .
    Sẽ là thiếu sót lớn nếu không nhắc tới giọng hát của ca sỹ Quỳnh Dao , chính giọng hát của bà đã làm cho bài hát thành công một cách đặc biệt . Một giọng hát cao vút , trong trẻo mà truyền cảm mang đậm chất ?otiền chiến? .
    Nói túm lại , với tình yêu thiên nhiên của một nhạc sỹ thiên tài , một giọng ca xuất sắc và một tâm hồn người nghe biết đồng cảm đã làm cho bài hát hay trở nên thiêng liêng và không chỉ đơn giản là một bài hát mà còn là những tâm sự , ước mơ , tấm lòng đối với cuộc sống.
    Tôi nói điều này với những người biết rung động thật sự với âm nhạc nói chung và Việt xưa nói riêng .
    Thân .
    I live for your smile and die for your kiss
  5. deathchuck

    deathchuck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    2.885
    Đã được thích:
    0
    Ôi , nhạc Chiều , tất cả những bản nhạc Chiều tôi đã được nghe đều hay một cách kỳ lạ .
    Tôi thích cái chiều buồn len lén tâm từ trong Hoài Cảm ...tôi thích Chiều Đông của Cung Trầm Tưởng , Phạm Duy phổ nhạc . "Chiều đông tuyết xứ hoang vu
    Bâng Khuâng chiều tới tiếp thu trời buồn
    " . Tôi thích Chiều về trên mây của Từ Công Phụng ... nhưng thích nhất trong các chiều đó là Nương Chiều của Phạm Duy ... he he he
    Nói về nhạc Việt xưa thì không ai là không biết tới Phạm Duy . Một Phạm Duy ?otrung thực? , một Phạm Duy trong tình yêu đôi lứa, quê hương , một PD hoài niệm dĩ vãng , một Phạm Duy dấu yêu , một Phạm Duy dữ dằn gay gắt mà lãng mạn , lãng mạn mà thâm thuý . Một Phạm Duy với sức sáng tác khoẻ và sâu . Mà thôi nói nhiều cũng bằng thừa, âm nhạc của ông đã chứng tỏ tất cả . Tôi có dùng hàng ngàn hàng vạn trang giấy cũng không đủ và suy cho cùng thì cũng không bao giờ đủ khả năng để hiểu hết âm nhạc của ông .
    Ở đây tôi chỉ muốn nói đến một nét nhỏ trong một sáng tác của ông mà theo tôi là ?otuyệt vời? Đó là cái đẹp lúc về chiều của thiên nhiên nông thôn qua nhạc phẩm ?oNƯƠNG CHIỀU? tôi không muốn đề cập đến những ẩn ý sâu xa về xã hội lúc bấy giờ của ông ! tôi chỉ muốn nói đến cái đẹp trong bài hát cho mọi người đọc giải sầu .
    Mở đầu bài hát là những nốt nhạc dạo chậm rãi , êm ái theo kiểu LENTO EXPRESSIVO , được chơi bởi đàn violon và piano thật sang trọng . Giọng hát truyền cảm của Quỳnh Dao cất lên : ?o Chiều ơi , lúc chiều về rợp bóng nương khoai , trâu bò về giục mõ xa xôi, ơi chiều ? chiều ơi , áo chàm về quảy lúa trên vai , in hình vào sườn núi chơi vơi , ơi chiều? .
    Hoà mình vào khung cảnh thiên nhiên lúc về chiều , tôi thấy tâm hồn mình nhẹ bổng bởi khung cảnh thiên nhiên , tôi tưởng tượng mình dang đứng xa xa nhìn về phía chân trời , mặt trời rực một màu hoàng hôn đang dần lùi về sau những rặng núi , bóng những cô gái đang mệt nhọc gánh lúa trở về nhà in vào sườn núi . Ngồi trong phòng nghe nhạc mà tôi như cảm thấy thơm mùi lúa chín , mùi mồ hôi mặn chát mệt nhọc của các cô thôn nữ , mặc dù trong phòng nồng nặc một mùi thuốc lá do tôi phả ra nghi ngút .
    Một làn gió thu mát mẻ mang đầy hương đồng nội khiến cho " tay dân cày ngừng giữa làn gió? bởi vì mùi ?olúa thơm trên những cánh nương? vậy mà ?otiếng súng xa nghe lẫn oán thương . Đây nhà nông phá rừng gầy luống? . Lời bài hát như nâng nhẹ hồn tôi từ yên bình sang dữ dội của một mùa thu đầy chết chóc hoang tàn . Sinh ra trong thời bình , tôi không thể hiểu được sự tàn khốc của chiến tranh mà tôi chỉ biết rằng nhân dân ta đã đổ máu như thế nào để giành lấy hoà bình . Những giọt máu đổ xuống , thấm vào lòng đất đã làm cho đất nước xanh tươi và những ca từ của Phạm Duy là những giọt máu của ông nhỏ ra mà thành một câu hát , ?olúc sức tôi chen với sức anh , lấy máu tô cho thắm núi xanh , đem mồ hôi tưới đồng lúa xanh? . Đây cũng là ước mơ mà cũng là thực tế không chỉ của riêng Phạm Duy mà còn là của cả một dân tộc . Và bao giờ cũng vậy , như trên tôi đã nói : trong nhạc của Phạm Duy có nét dữ dội mà lãng mạn , và khung cảnh thiên nhiên đã yên bình trở lại ?oChiều ơi , lúc chiều về mọc ánh trăng tơ , cho ngày mùa bài hát nên thơ , ơi chiều? , tôi thấy Phạm Duy là một bậc thầy về sử dụng ca từ . Những câu hát mang đầy chất thơ được xây dựng trong một hoàn cảnh điêu tàn mà vẫn toát lên vẻ đẹp của thiên nhiên ?oChiều ơi , mái nhà sàn thở khói âm u cô nàng về để suối tương tư , ơi chiều? . Một tình yêu tuyệt đẹp giữa thiên nhiên với con người , giữa con người với thiên nhiên .Tôi liên tưởng đến sự bi hùng trùng hợp một cách thú vị giữa câu hát ?ocô nàng về để suối tương tư , ơi chiều? với một khổ thơ của Nguyễn Đình Thi:
    ?oÔi những cánh đồng quê chảy máu
    dây thép gai đâm nát trời chiều
    những đêm dài hành quân nung nấu
    bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
    ?o
    Tuy không cùng chiến tuyến nhưng cùng cảm xúc nhỉ ???
    Thiên nhiên bao giờ cũng dang vòng tay bao dung ôm lấy những con người biết yêu nó và tạo cho họ những cảm xúc để thành những tác phẩm để đời . Và nhờ vậy mà tôi với các bạn mới có cơ hội được thưởng thức một bài hát hay nhhư vậy được .
    ?oChiều ơi , mái nhà sàn thở khói âm u , cô nàng về để suối tương tư , ơi chiều ? . Tiếng gọi chiều thật thiết tha , trầm mà cao vút , cao vút mà sâu lắng . Tất cả những điều đó đã tạo cho người nghe một cảm giác yên bình , làm cho tâm hồn nhẹ lắng sau những giờ mệt nhọc trong cuộc sống thường nhật .
    Sẽ là thiếu sót lớn nếu không nhắc tới giọng hát của ca sỹ Quỳnh Dao , chính giọng hát của bà đã làm cho bài hát thành công một cách đặc biệt . Một giọng hát cao vút , trong trẻo mà truyền cảm mang đậm chất ?otiền chiến? .
    Nói túm lại , với tình yêu thiên nhiên của một nhạc sỹ thiên tài , một giọng ca xuất sắc và một tâm hồn người nghe biết đồng cảm đã làm cho bài hát hay trở nên thiêng liêng và không chỉ đơn giản là một bài hát mà còn là những tâm sự , ước mơ , tấm lòng đối với cuộc sống.
    Tôi nói điều này với những người biết rung động thật sự với âm nhạc nói chung và Việt xưa nói riêng .
    Thân .
    I live for your smile and die for your kiss
  6. caddisfly

    caddisfly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2002
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    To psychocolate: Tớ cũng thích Chiều Về Trên Sông lắm, psycho nghe Hoà Tấu bài này do Duy Cường soạn chưa. Tuyệt diệu lắm!
    Bài Chiều Tà, caddis có nghe ca sĩ Mỹ Thể hát, dường như thâu âm đã lâu. Cũng rất ấn tượng khi cô ấy diễn tả "Đã quên hết sầu chưa..." nghe rất nức nở và thảng thốt. Mai Hương thì rất là dễ thương rồi.
    To Deathchuck: cô Quỳnh Giao hát Nương Chiều cũng hay lắm, nhưng nghe có vẻ hơi "lạnh". Bài này cô Thái Thanh vẽ được Cảnh chiều với nhữnng cô gái Thái vùng Tây Bắc, đi lấy nước rất là đẹp và lả lướt hơn.
    I'm dreaming of a White Xmas...
  7. caddisfly

    caddisfly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2002
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    To psychocolate: Tớ cũng thích Chiều Về Trên Sông lắm, psycho nghe Hoà Tấu bài này do Duy Cường soạn chưa. Tuyệt diệu lắm!
    Bài Chiều Tà, caddis có nghe ca sĩ Mỹ Thể hát, dường như thâu âm đã lâu. Cũng rất ấn tượng khi cô ấy diễn tả "Đã quên hết sầu chưa..." nghe rất nức nở và thảng thốt. Mai Hương thì rất là dễ thương rồi.
    To Deathchuck: cô Quỳnh Giao hát Nương Chiều cũng hay lắm, nhưng nghe có vẻ hơi "lạnh". Bài này cô Thái Thanh vẽ được Cảnh chiều với nhữnng cô gái Thái vùng Tây Bắc, đi lấy nước rất là đẹp và lả lướt hơn.
    I'm dreaming of a White Xmas...
  8. vndrake

    vndrake Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    Một bài hát nữa rất Ấn ttượng về buổi chiều"
    Quay tơ - Tử Phác
    "Chiều không sương, Buồm mây lắng xuống làng quê
    Trơì mênh mông tím ngắt thoi thóp xa mờ
    Hàng nước mắt lá rơi bên thềm
    Vun vút bóng cau thẳm trời bát ngát gió đưa...
    Rì rào lá biếc xót thương lá vàng
    Tre ngà đưa bóng heo may hoạ đàn
    Chập trùng xa quay đường tơ in bóng dáng người "

    Bài hát này hiện nay ỏ Việt nam thỉnh thoảng mới được nghe trong các chương trình ca nhạc. Một buổi chiều rất đặc trưng với miền trung du Bắc bộ. Và đây trong cái chiều buồn ấy vẫn vút lên hình ảnh người lính của cuộc kháng chiến:
    "Người Chiến sĩ ầm gió rét mưa bay, dấn mình trong khói súng
    Chiến trướng áo mong manh ...
    Đêm về sươi ấm thân
    Quyết lấy máu pha tươi sắc cờ"

    Bài hát nói về tình cảm của người ở quê nhà với những người lính phuong xa trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Người con gái một chiều thu buồn ngồi quay sa bên khung cửi lòng nhớ nhung đến người yêu ở chiến trường xa. buồn đến thắt ruột nhìn lá cây như những giọt nước mắt nàng vẫn :
    "Quay quay thương nhớ cuốn vào tơ
    Quay quay se áo rét dâng chàng
    Rộn ràng tơ lướt đến người chiến sĩ yêu
    Quay quay lưu luyến cuốn vào tơ
    Quay quay chăn ấm quấn thân chàng
    Mỗi một đường tơ là mối dây tình trong lòng
    Em dâng người hiên ngang"
    Nhịp sa quay nhanh dần và
    " Nhịp sa quay vang trong tiếng gió đìu hiu
    Nhìn tơ lên óng chuôt như nắng hanh vàng
    Mùa lá chết sắp qua nhớ chàng quay gấp gánh sa tơ vàng chắn lối gió đưa
    Cho nguơi chien si dem khong lanh lung
    cho người trai cứu nước đang cần áo ấm nhuộm vàng nhớ thương"
    Đây là một bài hát tràn đầy tình yêu, lòng yêu nước. Bài này của nhạc sĩ - nhà thơ Tử phác nghe đâu bị hạn chế phổ biến trong kháng chiến.
  9. vndrake

    vndrake Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    Một bài hát nữa rất Ấn ttượng về buổi chiều"
    Quay tơ - Tử Phác
    "Chiều không sương, Buồm mây lắng xuống làng quê
    Trơì mênh mông tím ngắt thoi thóp xa mờ
    Hàng nước mắt lá rơi bên thềm
    Vun vút bóng cau thẳm trời bát ngát gió đưa...
    Rì rào lá biếc xót thương lá vàng
    Tre ngà đưa bóng heo may hoạ đàn
    Chập trùng xa quay đường tơ in bóng dáng người "

    Bài hát này hiện nay ỏ Việt nam thỉnh thoảng mới được nghe trong các chương trình ca nhạc. Một buổi chiều rất đặc trưng với miền trung du Bắc bộ. Và đây trong cái chiều buồn ấy vẫn vút lên hình ảnh người lính của cuộc kháng chiến:
    "Người Chiến sĩ ầm gió rét mưa bay, dấn mình trong khói súng
    Chiến trướng áo mong manh ...
    Đêm về sươi ấm thân
    Quyết lấy máu pha tươi sắc cờ"

    Bài hát nói về tình cảm của người ở quê nhà với những người lính phuong xa trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Người con gái một chiều thu buồn ngồi quay sa bên khung cửi lòng nhớ nhung đến người yêu ở chiến trường xa. buồn đến thắt ruột nhìn lá cây như những giọt nước mắt nàng vẫn :
    "Quay quay thương nhớ cuốn vào tơ
    Quay quay se áo rét dâng chàng
    Rộn ràng tơ lướt đến người chiến sĩ yêu
    Quay quay lưu luyến cuốn vào tơ
    Quay quay chăn ấm quấn thân chàng
    Mỗi một đường tơ là mối dây tình trong lòng
    Em dâng người hiên ngang"
    Nhịp sa quay nhanh dần và
    " Nhịp sa quay vang trong tiếng gió đìu hiu
    Nhìn tơ lên óng chuôt như nắng hanh vàng
    Mùa lá chết sắp qua nhớ chàng quay gấp gánh sa tơ vàng chắn lối gió đưa
    Cho nguơi chien si dem khong lanh lung
    cho người trai cứu nước đang cần áo ấm nhuộm vàng nhớ thương"
    Đây là một bài hát tràn đầy tình yêu, lòng yêu nước. Bài này của nhạc sĩ - nhà thơ Tử phác nghe đâu bị hạn chế phổ biến trong kháng chiến.
  10. xitrum83

    xitrum83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của Psychocolate và nghe Chiều về trên sông làm Xitrum cũng hồn siêu phách lạc theo luôn .
    Từ nhỏ đã thích Thái Thanh với Ngàn thu áo tím, Nữa hồn thương đau,Ngọc lan, Nghìn trùng xa cách,đừng xa nhau,Anh đã quên mùa thu, Nước mắt rơi, kỷ vật cho em ...nói túm lại là thích gần hết , nhưng có lẽ thích ở đây cũng chỉ là một sự gán ghép, bởi nói đúng hơn là thích những bài TT hát chứ không hoàn toàn là thích chất giọng.
    Với giọng hát eo éo, vút cao và ngân dài tạo cảm giác quá sầu, bi thương và thảm não đến nỗi chẳng dám nghe hết những bài như : Đường chiều lá rụng hay chiều về trên sông ... đó lại là những bài hát thể hiện được "sức công phá" của giọng ca Thái Thanh, đặc biệt là Chiều về trên sông, chỉ đến khi đọc bài viết của Psychocolate mới nhận ra bài hát quá hay, hay không chỉ nhờ bài hát mà còn nhờ giọng ca của người thể hiện, cái chất giọng mà tôi vẫn cho là nếu giảm đi một chút thì sẽ hay hơn nhiều, nhưng với Chiều về trên sông thì khác, chính giọng hát réo rắt, dàn trãi, khi tuôn tràn khi lại lững lờ ấy làm cho người nghe như được đứng trước con sông dài rộng mà vắng vẻ, điều hiu. Chỉ với giọng ca thôi, chưa nói đến lời bài hát vậy mà TT đã diễn tả rất đạt hình ảnh con sông với dòng nước lúc thì lững lờ trôi, lúc lại cuốn mau,tuôn tràn mạnh mẽ và rồi người nghe như bị cuốn hút theo tâm trạng buồn buồn lúc nào không hay.
    "Buồn vì thương nhiều"," vì đời nhiều khi là mơ", "vì đời nào chỉ là thù oán ", hay đơn giản chỉ là "vì chiều buồn chiều về trên giòng sông" làm tâm hồn con người nghệ sĩ vốn đã nhạy cảm, đa sầu nay càng dễ sầu hơn. Và chữ TÌNH YÊU mà Psychocolate đã đúc kết lại theo Xitrum không chỉ đơn thuần theo nghĩa tình yêu trai gái, mà tình yêu ở đây còn mang ý nghĩa rộng lớn hơn, chủ đạo hơn, phải chăng đó cũng là tình yêu mà Huy Cận đã từng gởi gắm trong bài Tràng giang, cũng hình ảnh củi lạc giữa dòng, bọt bèo lênh đênh trên sông và nỗi buồn man mác nhưng thấm sâu vào cả đất trời, buồn cho cả một kiếp người hay cho một thế hệ bọt bèo, nỗi trôi, buồn khi phát hiện cuộc đời nhiều khi chỉ là mơ, đời nào chỉ thù oán ...
    Và rồi, như một lời nhắn nhủ :
    "Hãy cất tiếng ca cho đời thêm buồn
    Hãy cất tiếng ca cho lòng thôi khô héo"
    Thì ra là bốn câu thơ mà Xitrum đã từng ấn tượng và thích khi nghe Tuấn Ngọc hát trong bài Còn gì nữa đâu( bài này của ai nhỉ ???).
    Buồn, nhưng Phạm Duy lại không chìm đắm trong nỗi buồn đó mà kết lòng mình lại rất hay và nhân bản : " Vui buồn cho có đôi " , "Bể sầu không nhiều nhưng cũng để yêu".
    Một chút cảm xúc tràn về khi nghe bài này, mặt dù Psychocolate đã nói rất hay, nhưng nghe bài hát hay quá, vẫn muốn nói thêm chút gì đó.
    Chủ đề này hay quá Psy ạ, làm suốt ngày mở miệng ra là : "Chiều buông trên giòng sông Cửu Long ...". Bài hát về chiều còn 1 bài rất hay, cũng do Thái Thanh hát, đó là Cơn mê chiều nghe réo rắt và bi thương lắm.
    Cũng không biết treble hay bass nhưng thấy rằng càng về sau giọng Ánh Tuyết càng giống giọng Thái Thanh hơn là Mai Hương, với Cung đàn xưa hay Buồn tàn thu nghe Mai Hương hát mê không chịu được, theo Xitrum thì Mai Hương là người hát 2 bài này thành công nhất, hìhì lạc đề rồi, hỏi thêm 1 câu nữa : hình như Psy nhớ lộn bài Chiều nhịp 4/4 mà, sao có thể là Vasle được?
     
     
    Gieo hành vi ta gặt thói quen,Gieo thói quen sẽ gặt tính cách,Gieo tính cách thì gặt số phận.

Chia sẻ trang này