1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hình ảnh người phụ nữ trong lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi chipheovd, 21/03/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chipheovd

    chipheovd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2008
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0
    Gặp lại người nữ du kích Lai Vu
    (Dân trí) - Có một người nữ du kích đã đi vào thơ của nhà thơ cách mạng Tố Hữu, trở thành hình tượng đẹp quên mình vì nghĩa. Chị là Bùi Thị Vân, cô du kích xóm Lai Vu (làng Lai Vu, xã Lai Vu, Kim Thành, Hải Dương).
    Ký ức về một thời máu lửa

    Bây giờ, gặp lại những anh bộ đội từng chiến đấu trên trận địa Lai Vu, hỏi đến người có biệt danh ?ocon thoi trong tuyến lửa? ai cũng nhớ rõ. Đó chính là biệt danh mà những anh bộ đội vui tính đặt cho chị Vân khi thấy sự nhanh nhẹn đến không ngờ của cô du kích xóm Lai Vu. Khi ấy, cả xã chỉ có hai chị làm liên lạc, một người nắm tình hình trong xã, riêng chị Vân được phân công theo dõi ngoài trận địa. Hễ nghe thấy tiếng kẻng báo động là chị thoăn thoắt chạy ra trận địa. Tiếng bom vừa dứt, chị đã có mặt ngoài trận địa, nắm tình hình xem máy bay địch ném bom những đâu, bao nhiều quả, quân mình có hạ được chiếc nào không, rồi lại thoăn thoắt chạy về báo cáo ban chỉ huy xã.

    [​IMG]
    Mẹ chị Vân tham gia hội "Mẹ chiến sỹ" đang vá áo cho bộ đội
    (Ảnh do gia đình cung cấp)

    Những năm 1965 - 1970, Lai Vu được coi là một ?otúi đựng bom? của giặc Mỹ. Mỹ thua đau ở miền Nam đã điên cuồng ?oleo thang? chiến tranh ra miền Bắc, muốn biến miền Bắc trở lại thời kỳ đồ đá, đồng thời chặn đứng sự chi viện cho chiến trường miền Nam. Lai Vu nằm cạnh quốc lộ 5, tuyến đường huyết mạch để chuyển hàng hoá từ cảng Hải Phòng về Hà Nội và đi các nơi. Giặc Mỹ điên cuồng ?otrút giận? xuống tuyến đường này. Những cây cầu, ga xe lửa không biết đã hứng chịu bao nhiều tấn bom của chúng.

    Trước khi chuyển sang làm liên lạc, chị Vân là một chiến sỹ du kích rất tích cực của đội du kích xã Lai Vu. Nhớ về những kỷ niệm khi cầm súng đứng trong hàng ngũ du kích, chị không giấu nổi niềm xúc động. Thời ấy ai cũng hào hứng tham gia đánh giặc. Thanh niên trai tráng lên đường nhập ngũ hết, người già và trẻ nhỏ được lệnh đi sơ tán. Một số cụ bà ở lại lập hội ?oMẹ chiến sỹ?, mang nước ra động viên bộ đội, vá áo cho chiến sỹ và chăm sóc, nuôi dưỡng thương binh. Các chị, ai có gia đình rồi thì vào đội dân quân, ai chưa có thì vào đội du kích. Chị nằm trong đội trực chiến do huyện chỉ đạo, ngày luyện tập, đêm ngủ tập trung, hễ có báo động là sẵn dàng chiến đấu.

    Chị tâm sự, thời đó vui nhất là được trực tiếp cầm súng tham gia chiến đấu. Đội du kích của chị chỉ được trang bị súng trường nên có nhiệm vụ ?oxua? máy bay tầm thấp của địch lên cao cho pháo cao xạ hạ gục. Ngay trong trận đánh đầu tiên ngày 5/11/1965, đội du kích của chị đã hạ được một chiếc F4 đang lượn lờ đánh phá cầu Lai Vu.
    40 năm một kỷ niệm
    Bây giờ, cô nữ du kích xóm Lai Vu năm xưa đã ngoại lục tuần, đang sống trong một ngôi nhà khiêm nhường ở khu tập thể Viện nghiên cứu ngô (thị trấn Phùng, Đan Phượng, Hà Nội). Chồng chị, anh Nguyễn Đức (quê Quãng Ngãi), trước là học sinh miền Nam tập kết ra Bắc đi học rồi là kỹ sư nông nghiệp. Căn nhà nhỏ của anh chị cứ cuối tuần lại rộn ràng tiếng trẻ nhỏ. Hai người con gái chị, một kỹ sư nông nghiệp, một cô giáo, đều đã có gia đình, cuối tuần lại đưa bọn nhỏ về quây quần bên ông bà.
    Suốt một thời chiến đấu bảo vệ mảnh đất Lai Vu, có lẽ kỷ niệm đáng nhớ nhất của chị là được đi vào thơ của Tố Hữu mà không hay biết. Cả gia đình cười vui khi nhắc đến kỷ niệm này của chị. Trên khuôn mặt chị nở một nụ cười ngượng nghịu như thời còn con gái.
    [​IMG]
    Chị Vân lần giở những trang kỷ niệm thời trẻ của mình
    Ấy là trong trận đánh đầu tiên năm 1965. Sáng đó, trời có mưa, trong hố cá nhân của chị đầy nước và có một con rắn nhưng anh trung đội trưởng không làm cách nào bắt nó lên được. Chị thì vốn sợ rắn từ bé nên không dám tới gần. Vậy mà khi có báo động, chị nhảy thoắt xuống hố cá nhân của mình ngắm bắn máy bay địch, chẳng bận tâm gì tới con rắn đang lượn lờ quanh chân mình. Chị cười, kể lại: ?oKhi ấy tôi chỉ chăm chú vào lời của chỉ huy, cố gắng hạ máy bay địch chứ có nghĩ gì đến rắn rết đâu?.
    Đến khi máy bay địch rút chạy, mọi người giật mình thấy chị nhảy lên từ hố cá nhân, hét lên thất thanh. Chạy lại xem thì chị đã gần như ngất xỉu, con rắn đã cắn chị không biết bao nhiêu vết nhưng may mắn đó chỉ là một con rắn nước.
    Sau đó không lâu, nhà thơ Tố Hữu đi cùng đoàn của Thủ tướng Phạm Hùng về thăm xã Lai Vu. Câu chuyện của người nữ du kích Lai Vu tình cờ đến tai nhà thơ và ông đã đưa vào bài thơ của mình, trở một hình tượng quên mình vì nghĩa như truyền thống của dân tộc ta: ?oGiặc đến nhà đàn bà cũng đánh?. Chị cũng không hay biết mình đã đi vào thơ của Tố Hữu bao giờ, mãi sau này có người chép lại cho chị, chị mới biết. Lần giở quyển sổ chép đầy các bài hát, bài thơ và cả những dòng kỷ niệm thời chiến tranh, chị đọc lại những vần thơ của Tố Hữu:
    ?o? Chuyện cô du kích xóm Lai Vu
    Rắn quấn bên chân, vẫn bắn thù
    Mỹ hại trăm nhà, lo diệt trước
    Rắn, mình em chịu, có sao đâu!?
    Tiến Nguyên - Vi Lay
  2. doandonga

    doandonga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2008
    Bài viết:
    1.353
    Đã được thích:
    6
    Cái này có đúng tiêu chuẩn của topic không nhỉ?
    [​IMG]
  3. NDTuDo

    NDTuDo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2009
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    hình đẹp, quân trang và mũ ( mũ này đẹp hơn mũ có nhiều góc cạnh ) cũng được ..... nhưng bỏ bớt cái bao súng da nâu kiểu đồng chí bắc hàn thì tiến bộ hơn
    còn hình nào nữa không ?
  4. chipheovd

    chipheovd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2008
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0
    Gặp lại nữ du kích Thành Cổ
    TP - 17 tuổi, o Lệ xung phong vượt sông Thạch Hãn đưa bộ đội vào Thành Cổ. Ai cũng cản: ?oVô đó chắc chết, không đi được mô?. O nói: ?~?TDù răng tui cũng biết thị xã Quảng Trị dọc hay ngang, chớ mấy anh bộ đội mần răng biết được. Tui phải đi thôi?T?T.
    [​IMG]
    O Lệ tại Thành Cổ Quảng Trị tháng 8/1972
    Ảnh: Đoàn Công Tính
    Trong đoàn quân vượt sông hôm đó có phóng viên chiến trường Đoàn Công Tính. Và trong cuốn sách ảnh ?oKhoảnh khắc? của ông, hình ảnh o du kích Phan Thị Lệ chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại chiến trường Thành Cổ có sức biểu cảm kỳ lạ.
    Cách đây 34 năm, o Lệ là du kích xã Triệu Thượng - một xã vùng ven thị xã Quảng Trị. Cả nhà o đã tập kết ra Vĩnh Linh. O trốn nhà ở lại tham gia du kích, chiến đấu bảo vệ phía Bắc sông Thạch Hãn, suốt ngày ngoài công sự, hứng chịu mọi sự ác liệt của chiến tranh.
    Tôi hỏi: ?oLúc bấy giờ o có nghĩ đến cái chết không, bom đạn, ác liệt là thế??. O Lệ nói: ?oThanh niên hăng say đánh giặc, có nghĩ đến chết chóc chi mô?.
    Ngày 16/8/1972, Phan Thị Lệ cùng Lê Thị Hảo xung phong vượt sông Thạch Hãn đưa bộ đội vào Thành Cổ. Ai cũng cản, bởi lúc bấy giờ qua sông thật khó khăn, pháo địch dội tơi bời trên mặt sông, vào Thành Cổ lại càng ác liệt chắc khó mà trở về được. Trong chuyến vượt sông đó có phóng viên chiến trường Đoàn Công Tính.
    O Lệ kể: ?oQua sông nghĩa là có thể không bao giờ còn về được nữa, chú nhà báo hỏi lại tui và chị Hảo lần nữa để xác định tư tưởng: ?oCó quyết tâm đi không?. Cả hai nói: ?oĐi, nếu chết thì ở mô mà không chết?.
    Rứa là đi. 12 giờ đêm rồi mà chưa qua được sông, chú nhà báo nóng ruột lắm. Chú ấy quyết định vượt sông. Tui nghe người chỉ huy đơn vị bộ đội mang phiên hiệu 312 đang vượt sông cùng mình ra lệnh: ?oBằng mọi giá phải đưa hai nữ du kích cùng đồng chí phóng viên sang được bờ bên kia?. Tui thấy thương quá, lại càng quyết tâm hơn.
    Vừa đặt chân xuống nước là pháo địch nã cấp tập, tưởng chừng như trùm kín cả. Vậy mà rồi cũng qua được. Qua sông, đến hầm chỉ huy trung tâm, đợi trời sáng. Sáng hôm sau, nhảy lên khỏi hầm là bọn tui bắt đầu chạy. Tui và Hảo chạy trước, bộ đội chạy sau, đến những điểm có thể chọn làm công sự được thì từng tiểu đội bộ đội dừng lại, còn bọn tui lại chạy tiếp?.
    O Lệ kể chỉ có chạy, mất dép cũng không biết, vì pháo chụp ghê thế không chạy thì chỉ có nước chết. Rồi o cười, chỉ tay vào tấm ảnh o cùng đồng đội đứng trước mảng tường nham nhở còn sót lại của Thành Cổ, chỉ vào đôi chân chỉ còn một chiếc dép của mình.
    ?oChiến đấu và phục vụ chiến đấu? - Đó là cụm từ người ta dành cho những nữ du kích chiến trường Thành Cổ. Chăm sóc thương binh, vác đạn, canh gác và làm tất cả những việc gì các chị có thể làm được lúc bấy giờ.
    Nghệ sỹ Đoàn Công Tính nói vui rằng để ?otrả ơn? cho hai o du kích dũng cảm (Phan Thị Lệ và Lê Thị Hảo) đã mở đường đưa ông vào Thành Cổ nên ông đã bấm cho họ mấy kiểu ảnh ở chân tường Thành Cổ đổ nát tan hoang trong khi trên đầu đạn vẫn rít, nhưng họ vẫn nở những nụ cười thật tươi và ?olại hồn nhiên lao vào khói bom để tìm kiếm thương binh?.
    Hỏi o Lệ: ?oKhi vượt sông qua bên nớ (vào Thành Cổ), bom đạn là rứa mà o không sợ à??. O cười: ?oLúc nớ pháo chùm, pháo bầy, pháo sáng, không biết răng mà hắn chừa tui ra. Với lại nếu ai cũng sợ thì làm răng ta thắng nổi?. O Lệ cười mà khóe mắt rưng rưng.
    O nhớ lúc đó o còn chưa hiểu vì sao nhà báo lại phải vào tận Thành Cổ để chụp ảnh. Phóng viên Đoàn Công Tính đã giảng giải cho Lệ hiểu và o chỉ có một yêu cầu: ?oNếu tất cả còn sống thì khi về Hà Nội chú nhớ phóng cho cháu một tấm ảnh thiệt to để làm kỷ niệm về thời thanh niên sôi nổi của cháu?.
    Và bây giờ họ đã gặp nhau, rất nhiều lần và lần nào cũng nghẹn ngào, cũng vui. O Lệ nhìn những tấm ảnh và thấy tuổi thanh xuân của mình trong đó cùng những dấu tích của 81 ngày đêm bão lửa ...
    * * *
    Tôi tìm đến nhà o Lệ vào một buổi chiều. Cũng như bao buổi chiều khác trong cuộc mưu sinh, o Lệ đang ngồi bên bếp lửa. Mùi men rượu gạo ủ kỹ thơm lừng. Người nữ du kích năm xưa sau quãng thời gian làm công nhân xí nghiệp bánh kẹo Đông Hà bây giờ nghỉ chế độ.
    [​IMG]
    Để bươn chải thêm cho cuộc sống gia đình, o làm thêm nghề nấu rượu. ?oRượu thì bán cho người ta, còn bã dành nuôi heo em à?-O bảo, rồi giao việc trông coi nồi rượu cho chồng (cũng là bộ đội chuyển ngành) vào nhà cùng tôi.
    Trên tường nhà treo đầy những tấm hình kỷ niệm thời con gái xông pha đạn lửa của o Lệ. Đây là ảnh o Lệ chụp cùng các nữ du kích trong những phút giây thanh bình hiếm hoi thời chiến. Kia là ảnh o Lệ tay bắt mặt mừng gặp lại đồng đội sau ngày giải phóng.
    Nhưng có lẽ những tấm ảnh o du kích Phan Thị Lệ được phóng viên chiến trường Đoàn Công Tính chụp tại Thành Cổ là gây ấn tượng mạnh mẽ nhất. Người nữ du kích bé nhỏ có nụ cười thật tươi, thật hồn hậu đang đeo băng tuần tra trên những con đường ngổn ngang gạch đá, bom đạn của Thành Cổ.
    Xem hình ảnh o Lệ chỉ còn một chiếc dép dưới chân đứng trước bức tường còn sót lại duy nhất của Thành Cổ sau những ngày đêm giao tranh ác liệt mới thấy hết sự dũng mãnh, phi thường của những người phụ nữ thời chiến như o Lệ.
    Ngồi trước mặt tôi, người con gái hồn nhiên, gan góc khi xưa bây giờ đã là một phụ nữ luống tuổi, khóe miệng vẫn luôn cười nhưng đôi mắt đang trĩu nặng âu lo với cuộc mưu sinh. Tôi hỏi o chuyện chế độ, công trạng.
    O cười hiền: Chiến tranh thì mình tham gia vậy thôi chứ có nghĩ chi đến chính sách chế độ. Hòa bình là sướng rồi. Vậy nhưng những người như o Lệ, hay o Hảo đang đi kinh tế mới ở miền Nam, hay nhiều người khác nữa đã chiến đấu ngoan cường vì Thành Cổ bây giờ vẫn chưa được hưởng một sự ưu đãi đặc biệt nào thì thật đáng tiếc!
    Chuyện o Lệ đi làm Huân chương Kháng chiến mới đáng buồn. Trong giấy chứng nhận của Hội đồng thi đua khen thưởng thị xã Đông Hà ký xác nhận Phan Thị Lệ tham gia kháng chiến từ tháng 4/1966, lúc đó o Lệ 11 tuổi, là cơ sở liên lạc giữa điệp báo thị Quảng Hà với xã đội Triệu Thượng.
    O Lệ được nhận Huân chương Kháng chiến hạng 3 do Chủ tịch Lê Đức Anh ký năm 1996. Thời gian tham gia kháng chiến là 9 năm 4 tháng. Nhưng cán bộ xét duyệt thủ tục lại bắt bẻ: ?oLàm chi có chuyện tham gia kháng chiến khi 11 tuổi?, và o Lệ chỉ được nhận 360 ngàn đồng tương đương với 3 năm tham gia kháng chiến.
    O chẳng thèm đôi co lời nào với người ta nữa mà lầm lũi ra về. Bây giờ có thông báo làm hồ sơ tham gia dân quân du kích tập trung theo Quyết định 290/2005 của Thủ tướng, o Lệ trở nên ngại ngần...
    O lảng tránh luôn những câu hỏi về thu nhập hay mức sống của gia đình. O vẫn sôi nổi như thời 18, nói với tôi về ngày Chiến thắng 30/4 ở quê o xã Triệu Thượng bên dòng Thạch Hãn, nơi đó năm nào cũng vậy cứ vào dịp 30/4 - ngày lễ trọng - là lại sum vầy để nhớ về một thời binh lửa đã qua.
    Khánh Hà
    Được chipheovd sửa chữa / chuyển vào 20:37 ngày 22/04/2009
  5. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3

    gặp lại những khuôn mặt các nữ bộ đội trường sơn năm nào
  6. chipheovd

    chipheovd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2008
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0
    Gặp lại người nữ du kích năm xưa
    [​IMG]
    Anh hùng lực lượng vũ trang Hoàng Thị Chẩm bây giờ.
    Sau mấy lần hẹn, rồi chúng tôi cũng gặp được chị - người đã từng là đường dây quan trọng nối các cán bộ cách mạng ở thôn Xuân Long (xã Trung Hải - Gio Linh); đã từng tham gia hàng chục trận đánh và tiêu diệt hàng trăm tên địch. Chị cũng là một trong 4 người xông lên cắm lá cờ giải phóng đầu tiên trên căn cứ Dốc Miếu vào năm 1972... Chị là Hoàng Thị Chẩm - người con anh hùng của quê hương Trung Hải, huyện Gio Linh (Quảng Trị).
    Giọng nói nhỏ nhẹ, nụ cười hiền lành, khuôn mặt dịu dàng nhưng rắn rỏi... là ấn tượng đầu tiên mà chúng tôi bắt gặp ở chị. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, vốn là cơ sở bí mật tin cậy ở vùng Nam sông tuyến, đã nhiều lần đào hầm ngay trong nhà để nuôi giấu cán bộ, ngay từ nhỏ cô bé Chẩm đã được tiếp xúc với một số cán bộ cách mạng hoạt động ở địa phương.
    13 tuổi, cô bé Chẩm phải vừa chăn trâu, vừa làm một liên lạc viên, trở thành đường dây nối quan trọng giữa chú Phan Chung - một cán bộ hoạt động hợp pháp ở làng Hải Chữ - với các cơ sở cách mạng hoạt động bí mật khác. Những tin tức, tài liệu quan trọng được chị chuyển kịp thời đã giúp cho lực lượng cách mạng tại cơ sở nắm được tình hình của địch, đề ra nhiều phương án tác chiến thành công, dẫn đến thắng lợi chiến dịch Đồng khởi vào cuối tháng 1/1966.
    Kẻ địch càng cay cú hơn khi lá cờ cách mạng tung bay khắp vùng giới tuyến. Chúng lập hàng rào điện tử McNamara, mở trận càn lớn, dồn ép hàng ngàn người dân địa phương vào trại tập trung Tân Tường (Cam Lộ), trong đó có mẹ và 4 chị em chị. Lúc này bố và anh của chị cũng bị bắt vì tham gia hoạt động cách mạng.
    Hoàn cảnh nước mất, nhà tan thôi thúc chị phải trốn khỏi vòng kìm kẹp của địch để trở lại quê hương tham gia chiến đấu. Phải thuyết phục mãi, mẹ chị mới đồng ý. Lúc đó chị mới bước sang tuổi 16. Luồn lách qua những trạm gác, chị về đến quê nhà sau suốt hai ngày đi bộ...
    Đầu tháng 1/1968, chị Chẩm được bổ sung vào tiểu đội trực chiến của xã gồm 5 người và chỉ có mình chị là nữ. Cấp trên phân công tiểu đội của chị đánh địch ở mũi trước tại làng Cao Xá, phóng bom và đánh tên lửa H12, đồng thời áp sát bắn tỉa, bao vây siết chặt gọng kìm, không cho địch tại căn cứ này thực hiện bắn phá vùng giải phóng và bờ Bắc, bảo vệ an toàn một phần trong tuyến hành lang Đông - Tây của ta từ Vĩnh Linh chi viện vào chiến trường.
    Trước sức tấn công, vây ép mạnh mẽ của ta ở Cao Xá, ngày 15/8/1969, địch cho 1 tiểu đoàn bộ binh, có cả xe tăng yểm trợ đi càn hòng bóp chết lực lượng du kích ít ỏi của ta tại đây.
    Trong ký ức chị Chẩm không bao giờ quên ngày hôm ấy. Đó là vào 9h sáng, địch từ Lạc Tân về vây Cao Xá bằng máy bay và xe tăng để thực hiện trận càn lớn. Lúc này tiểu đội của chị vừa ít ỏi, vừa không có súng chống tăng... Tình thế vô cùng nguy hiểm. ý chí trong chị mách bảo, nếu đánh trực diện thì khó bảo toàn lực lượng, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng của đồng đội.
    Chị đề nghị chia tiểu đội 5 người thành 3 mũi tấn công, một mình chị ở mũi chính diện. Chờ cho địch đến gần, bất chấp nguy hiểm, chị lao ra bắn một loạt AK vào toán lính đi đầu, làm cho bọn chúng bất ngờ không kịp trở tay.
    Thấy chị chỉ có một mình, địch cho xe tăng đuổi theo hòng bắt sống, không ngờ đã bị sa vào bãi mìn của ta được cài sẵn từ trước. Mìn nổ. Một xe tăng bốc cháy, 6 tên lính thiệt mạng. Những tên còn lại buộc phải rút lui. Trận càn nhanh chóng bị bẻ gãy...
    Sau trận này, chị được chuyển về bổ sung làm khẩu đội trưởng khẩu đội 12 ly 7 trực chiến đánh máy bay tại làng Xuân Long (xã Trung Hải - huyện Gio Linh). Trong những năm 1969-1970 đã phối hợp với lực lượng phòng không bắn rơi nhiều máy bay địch, có trận đã dùng mìn định hướng đặt trên ngọn cây đánh tan máy bay trinh sát L19.
    Để trả đũa những trận thua liên tiếp, vào giữa tháng 12/1970, địch cho một trung đoàn có 9 xe tăng yểm trợ chia làm 2 mũi: một mũi từ thôn Xuân Mỵ lên Xuân Long, mũi khác từ Hải Chữ về Xuân Long với mục đích mở trận càn ngay tại Xuân Long.
    Tình thế hết sức nguy cấp, bởi Xuân Long là nơi đóng quân của nhiều bộ phận chính trị thuộc cơ quan huyện Gio Cam cùng với hàng trăm tấn vũ khí, lương thực, quân trang chi viện cho miền Nam đang được cất giữ tại đây. Nếu rút lui những cán bộ chính trị và kho vật dụng của ta sẽ rơi vào tay giặc. Nghĩ vậy, nên chị đã xin ý kiến trong khẩu đội được bí mật nấp dưới tán ngụy trang chờ đánh địch.
    Khi những toán lính lọt vào tầm ngắm, chị nổ súng. Toán đi đầu ngã gục. Nhiều tốp khác xông lên đều bị khẩu đội của chị bắn ngã liên tục. Điên tiết, bọn chúng tập trung hỏa lực phản công vào trận địa.
    Mặc cho đất cát lấp lên mình, bụi bay vào mắt, hai vai tê đi vì đỡ giá súng, chị vẫn giữ chắc khẩu 12 ly 7 nhằm vào quân địch bóp cò. Trận đánh kéo dài hơn 30 phút, địch vẫn không thể nào vượt qua được phòng tuyến mà khẩu đội của chị chốt giữ.
    Cùng lúc, khẩu đội 12 ly 7 của thôn Xuân Hoà và thôn Hải Chữ bắn chi viện tạo thế áp đảo, buộc địch phải rút lui. Trong trận đánh này, sự dũng cảm và mưu trí của chị đã bảo vệ an toàn tuyệt đối cho các cán bộ chính trị và kho lương thực, vũ khí của ta?
    Tháng 5/1971, chị được cấp trên tin tưởng bổ sung vào tiểu đội bắn tỉa tại căn cứ Dốc Miếu. Vào lúc 10h ngày 15/10/1971, địch cho một tiểu đội công binh dã ngoại, cơi nới tuyến hàng rào phòng thủ tại Dốc Miếu. Tại đây, chị và tiểu đội đã diệt được 4 tên địch.
    Chiến dịch năm 1972, chị cùng đồng đội áp sát căn cứ Dốc Miếu, suốt một tuần nếm mật nằm gai với quyết tâm tiêu diệt cho bằng được căn cứ này. Ý chí sắt đá và sức chiến đấu bền bỉ của ta đã làm tê liệt hoàn toàn khu căn cứ vốn được coi là "bất khả xâm phạm" vào ngày 2/4/1972.
    Trong giờ phút ác liệt ấy, chị cùng ba đồng chí khác đã dũng cảm xông vào trận địa, bắt sống tù binh và lần đầu tiên cắm cờ chiến thắng lên căn cứ Dốc Miếu khi tiếng súng giao tranh đâu đó vẫn chưa chấm dứt...
    Với những chiến công xuất sắc trong những năm tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, chị vinh dự đón nhận 9 danh hiệu "Dũng sỹ diệt Mỹ", 3 năm liền là "Chiến sỹ thi đua" (1969-1971).
    Năm 1973, chị được công nhận "Chiến sỹ quyết thắng" và được đi dự Đại hội Quyết thắng toàn quân khu. Tháng 4/2005, chị được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
    Quê hương Trung Hải giờ đây đã đổi thay, vết tích của bom đạn chiến tranh giờ đã được phủ xanh bởi những đồng lúa, hàng cây. Nhà cửa được xây mới khang trang...
    Niềm hạnh phúc ẩn giấu sau đôi mắt vui của người nữ Anh hùng về cuộc sống bình yên hôm nay mà chị và đồng đội đã phải hy sinh cả tuổi trẻ và máu xương mới có được. Hiện nay chị đang là cộng tác viên tình nguyện tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe cho các bà mẹ, trẻ em ở địa phương.
    Chia tay chị ra về khi những tia nắng gay gắt của những ngày đầu mùa hè đã bắt đầu dịu hơn. Với người nữ Anh hùng Nguyễn Thị Chẩm, cuộc sống bình yên đầm ấm, sum vầy bên con cháu đã là niềm hạnh phúc lúc tuổi già...
  7. anh76

    anh76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2005
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Các bác có biết cô gái biệt động chụp ảnh dẫn xe tăng vào Sài gòn năm 1975 không ? .Cô này sau này bỏ chồng và hai con để đi theo một Việt kiều , tội hai đứa con và anh chồng lắm , em ở gần nhà nên biết rõ từ đầu tới cuối.
  8. anh76

    anh76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2005
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Cô biệt động này còn được lên một bộ phim tên là Cô Nhíp , em nhớ không nhầm thì chiếu nhiều vào năm 1976- 1981,năm nào cũng chiếu.
  9. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Thế bác xem cái chữ "cách mạng" nó làm sao?

Chia sẻ trang này