1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

hinh anh nhuc nha nhat nam 2002

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi WAR, 17/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. digs

    digs Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    1.703
    Đã được thích:
    0
    Cần gì phải xem cái gì, các bác chỉ cần biết là ngày xưa bọn Do Thái không có một quốc gia nào cả mà là như dân Digan, sau thế chiến thứ 2 thì được Mĩ hậu thuẫn để lấy cái mảnh đất đấy. LHQ đã công nhận Palestin là một quốc gia độc lập, dân Palestin đã sống ở đó lâu đời còn bọn Isarel mới chính là bọn đi chiếm đóng

    Không có gì là không thể

  2. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Cơ sở pháp lý của nhà nước Israel:
    Lãnh thổ Palestine chưa bao giờ là một nước độc lập mà phụ thuộc vào các nước lớn.
    Người Do Thái bắt đầu định cư tại Israel từ 1880 lúc đó thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, đa phần là mua đất của chủ đất địa phương.
    Do Thái nổi dậy chiến đấu chống Thổ trong Chiến tranh thế giới thứ I. Sau chiến tranh lãnh thổ này được tách ra giao cho Anh cai trị.
    Do Thái giúp Anh chống Đức trong Chiến tranh thế giới thứ II. Sau chiến tranh vì Anh nuốt lời hứa lập quốc, Do Thái quay sang đánh Anh đến năm 1946. Anh buộc phải giao lãnh thổ này lại cho Liên Hiệp Quốc.
    LHQ chia đất cho Israel và Palestine năm 1947. Liên xô và Mỹ là hai nước đầu tiên công nhận Israel. Đến nay hầu hết các nước (trừ các nước Arập) đã công nhận Israel.
    Ngay sau khi tuyên bố lập quốc được một ngày, lsrael bị liên quân Ả rập tràn vào định huỷ diệt cả quân lẫn dân thường. Nhưng đến năm 1948 Israel dành chiến thắng trong Cuộc chiến tranh dành Độc lập, giữ được đất mà LHQ đã chia.
  3. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Theo em được biết.
    Trước năm 1945, Palestine là thuộc địa của Đế quốc Thổ. Gồm cả phần đất của Israel ngày nay.
    Sau năm 1945, thông qua Ngân hàng Thế giới và LHQ( lúc này do Mỹ thao túng) đã ra một nghị quyết thành lập nhà nước Israel với đất đai cắt từ phần đất của Palestine.
    Còn việc một số người Israel có đất đai ở vùng đất này thông qua việc mua bán thì cũng chỉ như là mấy ông Tây sang Việt nam ta mua đất thôi, cũng được cấp sổ đỏ đàng hoàng, nhưng làm gì có chuyện mấy ông ấy được lập Cộng hoà "Tây" ở trên đó.
    Trước khi thành lập Nhà nước Israel, dân tộc Do thái (một dân tộc vĩ đại đấy!!!!!) chỉ là một dân tộc lớn không có nhà nước thôi. Đến bây giờ, cái " vinh dự" ấy được trao sang tay dân tộc Palestine rồi.

    Đó chỉ là những gì em biết, có gì chưa đúng xin các bác cứ chỉ bảo, em sẵn sàng tiếp thu ạ!!!!

  4. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Thì trước năm 1947, cũng làm gì có nước Palestine bao giờ!
    Vào năm 1946, Do Thái đã có khoảng 500.000 người ở đó nhiều thế hệ (di cư từ 1880). Họ đã di cư đến nhiều như vậy là vì sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Anh đã hứa cho người Do Thái một quê hương để thưởng công giúp Anh đánh Thổ (một nữa dân Do thái ở đây đã bị Thổ tàn sát vì dám khởi nghĩa) Sau này Anh nuốt lời hứa vì một mặt muốn duy trì thuộc địa Palestine, một mặt muốn hoà hảo với người Ảrập để khai thác dầu.
    Sau 1948, lãnh thổ Palestine (Gaza và bờ Tây) vẫn thuộc Ả rập suốt gần 20 năm sau, nhưng Palestine có đòi lập nước đâu! Một mặt cũng do Ai cập và Jordani tham đất muốn sát nhập vào lãnh thổ của mình
    Như vậy có thể coi như Israel và Palestine cùng dành độc lập từ Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc cùng dành độc lập từ Anh. Đừng nghĩ rằng tên đất là Palestine thì có nghĩa là của người Palestine hết! Bác tienloi đã chỉ ra rằng Palestina tiếng Do Thái có nghĩa là Israel!!
    Nếu năm 1947, LHQ không ra nghị quyết chia đất, thì người Israel cũng sẽ tiến hành kháng chiến dành độc lập thôi. Họ đã chiến đấu đuổi người Anh đi thì lẽ gì lại để người Ả rập ngồi không hưởng lợi lên cầm quyền.
  5. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Em công nhận nhiều điều bác nói là đúng, nhưng bác có công nhận với em là trước khi trở thành thuộc địa của Thổ thì Palestine là một quốc gia không ạ! Họ chưa bao giờ tắt ý định độc lập cả.
    Em có điều thắc mắc là không biết có phải là trước 1946, ở Trung đông đã có 500 000 người Israel không? Đó là em chỉ không biết nên thẵc mắc thôi. Chứ như em biết, người Do thái sống ở khắp Châu Âu và Mỹ. Chỉ riêng ở Nga đã là hàng triệu người, hàng ngàn năm rồi.
    Sau khi nhà nước Israel thành lập, hàng triêu, hàng triệu người Do thái ở khắp nơi trên thế giới về Trung đông. Nhà nước Israel thành lập trên cơ sở lãnh thổ không phải chỉ là vùng đất mà người Israel đã ở từ 1880, mà phần lớn là của "dân Palestine"
    Em cũng biết, Palestina tiếng Do thái là Israel, nhưng em cũng thắc mắc là :vậy Israel tiếng Do thái có ngiã là gì ?? Như vậy theo em, người Palestine và người Do thái cùng có nguồn gốc từ khu vực hiện nay hai bên đang sống. Vì em cũng được biết, có bằng chứng khảo cổ chứng minh rằng người A rập đã ở khu vực này trước BC hàng ngàn năm và từ đó đến nay, người A rập vẫn luôn ở đó. Về người Israel thì khỏi phải bàn, trong kinh thánh của Kito giáo đã ghi quá rõ ràng rồi.Còn việc bảo là ai đã ở đó trươc thì em chịu. Vậy nên, em đồng ý với quan điểm Israel độc lập, nhưng liệu có thể chấp nhận một nhà nước Palestine không có chủ quyền.
    Có một điểm em cũng dám xin khẳng định là: Cả người Palestine và người Israel chưa bao giờ từ bỏ ý định thành lập nhà nươc độc lập của riêng mình cả. Bác có thấy là trong suốt thời gian là thuộc địa của Thổ, người Palestine luôn có những cuộc kháng chiến không, trước khi người anh đến khu vực này nhiều.

  6. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Còn một chuyện này nữa, anh có công nhân là sau những cuộc thập tự chinh thời trung cổ, "quốc gia" Israel hoàn toàn bị xoá sổ không ạ!!!(cách đây cả nghìn năm rồi còn gì) Trong khi đó, người A rập vẫn luôn tồn tại ở đó từ khi có người Israel, khi "quốc gia" Israel bị diệt vong và cho đến ngày nay. Trong suốt giai đoạn đó người A rập luôn có nhà nước của họ. (Có thể nói A rập-gồm cả Palestine- đã chiếm trọn phần đất của quốc gia Do thái cũ cũng được)
    Cả ngàn năm trôi qua,....
    Bác cho em tạm gác "chủ nghĩa phục quốc Do thái" đi một chút. Em chỉ muốn bác cho ý kiến về việc nhà nước Palétine có đáng dành lại quyền độc lập của họ không ạ? Khi mà họ đã ở trên vùng đất đó từ ngày xửa ngày xưa đến nay và cách đây không xa, họ còn là một quốc gia độc lập. Trong khi đó, người Do thái mới manh nha về nhà nước của mình từ năm 1880.

    Nếu Israel là chính nghĩa, thực sự muốn hoà bình, sao họ chẳng bao giờ muốn Palestine độc lập trở lại. Họ sợ điều gi? Một nhà nước Palestine độc lập chỉ với vài triệu dân là một mối đe doạ quân sự đối với nhà nước của họ?
    Có điều gì chưa chính xác, bác bổ sung cho em nhé.

  7. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Ừ ai biết hồi trước có quốc gia nào là Palestine hay của người Palestine không thì kể. Chứ hình như đây chỉ là vùng đất phụ thuộc các đế quốc xưa thôi chứ chưa bao giờ độc lập cả.
    Còn Israel chỉ được quốc tế công nhận trong lãnh thổ được LHQ chia năm 1947 thôi. Còn ngoài ra thì chắc phải trả lại cho Palestine. Nhưng điều này chỉ đạt được khi Arập và Israel ký hiệp định hoà bình. Chứ hiện nay chỉ mới là đình chiến thôi. Kể từ khi đình chiến năm 1948, Arập hai lần khởi chiến năm 1967 và 1973, còn Ixrael thì đánh Aicập năm 1956 và thỉnh thoảng ném bom, phá hoại khắp từ Liby đến Irak.
  8. thanhsumu

    thanhsumu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    theo toi do chi la viec ho the hien su bat binh cua minh
    tho co khi
  9. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Em rất mừng vì bác cavalry nói chuyện rất có tính xây dựng, để có một người không cùng chính kiến, nói về một vấn đề nhạy cảm như vậy, mà vẫn giữ được cách nói hoà nhã, lịch sự như bác là rất hiếm. Em nghĩ bác thích hợp với ngành ngoại giao đó.
    Nhưng em vẫn không đồng ý với bác về một số điều. Có thể là bác và em nhìn vấn đề dưới hai lập trường riêng. Càng "tranh cãi" chắc cũng sẽ càng chẳng đi đến kết luận được. Vậy nên, em sẽ đưa ra một số thắc mắc của em mà theo em có nhiều điểm tương đồng với tình hình Trung dong hien nay.Em chỉ mong bác giải đáp ngắn gọn thôi ạ.
    -Việt nam ta sau hơn nghìn năm bắc thuộc (trước đó chưa được coi là một nhà nước theo đúng nghĩa của nó) thì khi đòi độc lập với phương Bắc(938) thế nào ạ?(một phần nào đó giống tình thế của người Palestine hiện nay)
    -Bây giờ, người Chăm, đòi độc lập với lý do là trước đây, họ đã từng là một nhà nước độc lập và hiện có rất đông người Chăm sống ở trên một phần nhỏ vùng đất đó, khi mà nhà nước đó đã bị tiêu diệt cả nghìn năm rồi, liệu có được không ạ?(theo em là giống tình hình Israel bắt đầu có ý tưởng Sionic năm 1880)
    -Em cũng có điều muốn bác khẳng định cho là liệu người Palestine có phải chỉ có ý định dành độc lập khi nhà nước Do thái được thành lập không ạ?

  10. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Có chút ý kiến như sau:
    - VN đâu có tự nguyện Bắc thuộc bao giờ, và trước đó là độc lập đấy chứ.
    - Chăm chỉ mới mất 400-500 năm nay. Trước công nguyên người Chăm từ Mã Lai chiếm đất của các dân tộc Tây Nguyên, đẩy họ lên núi.
    Còn tại sao những dân tộc thiểu số như Chăm, Tàu (!), vùng Tây Nguyên, Tây Bắc không thể lập nước độc lập, lý do chính là vì người Kinh và các dân tộc khác sống hoà thuận, không có sự phân biệt đối xử (ít nhất là trên pháp luật), quyền lợi các dân tộc đã đan xen vào nhau, không có lợi cho ai nếu họ tách riêng ra. Cuối cùng là vấn đề pháp lý quốc tế. Không ai ủng hộ các dân tộc thiểu số VN tách riêng. Mà họ cũng không đủ động lực và lý lẽ để chiến đấu!
    Còn trên thực tế thì VN cũng có lúc thành lập khu tự trị ở Tây Bắc.
    Về Palestine, từ khi người Do Thái bị La Mã đuổi (chứ không phải trong Thập tự chinh), đất này trở thành nơi dân tứ xứ tụ họp Do thái, Ảrập, Batư, Ấn độ... là một vùng đất "không có dân tộc" thuộc các đế quốc như Ba Tư, Hồi giáo, Thổ. Thậm chí khi quân Thập tự chinh vào Jerusalem, họ còn thành lập vài tiểu quốc Thiên chúa giáo tại vùng này trong vòng mấy trăm năm mà tàn tích ngày nay là nước Libăng Thiên chúa giáo.
    Cơ sở đường biên giới của lãnh thổ Palestine (cả Israel) hiện giờ là từ sự phân chia đất của đế quốc Thổ cho Anh quốc. Từ đó mới có khái niệm lãnh thổ Palestine. Mà người Ả rập Palestine có vẻ không sẵn sàng để đón nhận quốc gia của mình. Các tổ chức giành độc lập của họ chỉ thành lập sau năm 1948.
    Trở lại vấn đề tồn tại của Israel, LHQ đã chia đất và Israel được quốc tế công nhận, đó đã là lịch sử. Tại sao người Do Thái ít hơn mà được chia đất hơi nhỉnh hơn, đó cũng đã là lịch sử cả rồi. Bây giờ không còn có thể đem nó ra xét lại được nữa, mà chỉ tìm một giải pháp chấm dứt xung đột vĩnh viễn.
    Hiện nay báo Thanh Niên và www.vnexpress.net đang đăng các bài về lịch sử Israel và xung đột Trung đông. Lần này thiên về tư liệu lịch sử hơn chứ không còn hô hào ủng hộ Palestine nữa suông nữa.
    Sau đây là một số con số khá thú vị:
    - Đại hội đồng LHQ chia như sau: nước Israel gồm 498.000 người Do Thái và 407.000 người Ả rập, nước Ả rập gồm 10.000 người Do Thái và 725.000 người Ả rập, Jerusalem và lân cận với 205.000 dân (105.000 Ảrập) được quốc tế hoá.
    - Khi Hội đồng lâm thời người Do Thái biểu quyết lập quốc thì chỉ có 6 thuận và 4 chống. (họ sợ không chống nổi Ảrập thì sẽ bị tàn sát!)

Chia sẻ trang này