1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hình ảnh quân đội và chế độ Campuchia dân chủ và các bên liên quan, giai đoạn 76-89.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dienthai, 11/01/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Nakata

    Nakata Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/04/2001
    Bài viết:
    1.030
    Đã được thích:
    1
    Hồi năm 2005 đi Lào vẫn thấy trên xe buýt liên tỉnh về Vieng Chan có lính cầm AK đi cùng. Dân tình khi ấy nói nó cầm đi cho vui thôi, vì chỉ có một thằng lính với một khẩu AK thì làm ăn gì. Phỉ Lào rất ghét dân Việt, bắt được ai là nó thịt ngay.
    Quân nhà mình hồi ấy có huy động sang Lào dẹp bọn phỉ này, vì Lào không đảm đương được. Không biết bây giờ đã rút về hết chưa.
  2. SU27VN

    SU27VN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Nhìn giống NSND Trần HIếu nhỉ
  3. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Khmer Rouge leader Pol Pot a few months before Vietnam installed a new government in Cambodia, in January 1979. Between 1976 and 1979, he was the Prime Minister of Democratic Kampuchea.
    Photographer: Richard Dudman
    Date Photographed: September 1978
    -----------------------------
    Ảnh chụp Pôn-pốt, thủ lĩnh Khơ-me đỏ, vài tháng trước khi Việt Nam dựng lên chính phủ mới ở Cam-pu-chia vào tháng 1 năm 1979. Từ năm 1976 đến 1979, Pôn-pốt là thủ tướng của Cam-pu-chia Dân chủ.
    [​IMG]
  4. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    2 lính Khơ-me đỏ và phương tiện vận tải chủ yếu trong chiến tranh du kích.
    [​IMG]
  5. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    1 bộ đội Vn không mặc đồ lính (bác haanh) và 1 lính Khơ-me đỏ không mặc đồ "Pốt"! :)
    [​IMG]
  6. thanhthuyhuongtb

    thanhthuyhuongtb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    221
  7. BALOO1000

    BALOO1000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2008
    Bài viết:
    1.041
    Đã được thích:
    0
  8. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Chúng tôi: nhân chứng Tuol Sleng
    Kỳ 1: Những thước phim bằng chứng
    TT - Ngày 7-1-1979, Campuchia giải phóng. Nhà báo Đinh Phong cùng các nhà báo VN có mặt ở Phnom Penh và nhà tù Tuol Sleng. Ông là một trong những nhà báo VN đầu tiên vào Tuol Sleng để thực hiện những thước phim về tội ác của Pol Pot tại nhà tù này.
    Tháng 2-2009, phiên tòa xét xử tội ác Khơme Đỏ bắt đầu mở ra. Nhà báo Đinh Phong cùng đồng nghiệp được mời trở lại nơi mình đã ghi những thước phim quý được sử dụng làm bằng chứng của tội ác Khơme Đỏ. Trở lại ?ocánh đồng chết?, ông gặp lại những con người - nhân chứng của Tuol Sleng.
    [​IMG]
    Hai anh em Norng Chan Phal (trái) và Norng Chan Li được bộ đội tình nguyện VN phát hiện còn sống tại nhà tù Tuol Sleng tháng 1-1979. - Ảnh tư liệu của HTV
    [​IMG]
    Nhà báo Đinh Phong (trái), nhà quay phim Hồ Văn Tây (phải) và ba cha con Norng Chan Phal trước Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng tháng 2-2009 - Ảnh tư liệu N.C.T.
    Chúng tôi trở lại Campuchia vào tháng 2-2009, khi Tòa án đặc biệt của Campuchia mở phiên tòa thẩm vấn Duch (tên thật là Kaing Guek Eav) - nguyên lãnh đạo nhà tù Tuol Sleng thời Pol Pot cầm quyền ở Campuchia (1975-1979). Chúng tôi đã nhiều lần trở lại Campuchia sau năm 1979, song lần này là lần đặc biệt nhất, bởi chúng tôi đến đó để làm một việc liên quan đến câu chuyện của ?ocánh đồng chết? 30 năm trước: làm nhân chứng của những thước phim lịch sử.
    [​IMG]
    Các em bé Campuchia được bộ đội tình nguyện VN và bộ đội Campuchia cứu khỏi nhà tù Tuol Sleng tháng 1-1979 - Ảnh tư liệu của HTV
    Gặp lại 30 năm
    Điều làm chúng tôi xúc động là khi vừa bước xuống xe ở Phnom Penh đã gặp ngay một trong bốn em bé đã được bộ đội tình nguyện VN và bộ đội Campuchia cứu sống từ nhà tù Tuol Sleng đầu tháng 1-1979. Đó là Norng Chan Phal - em bé lớn tuổi nhất trong bốn em còn sống khi chúng tôi vào Tuol Sleng. Đã 30 năm qua song tôi vẫn cứ nhớ mãi hình ảnh căn bếp chật hẹp ở nhà tù Tuol Sleng ngày ấy khi chúng tôi vào, giữa đống quần áo cũ là bốn đứa trẻ từ 5-9 tuổi trên người không có mảnh áo quần, cọ quậy rất yếu như đám chuột con thoi thóp. Các bé bị muỗi đốt, toàn thân tím bầm và đói lả. Gần đó một em bé chừng 2-3 tuổi bị muỗi đốt đầy mình đã chết lạnh ngắt, thi thể em nằm bên cạnh các luống rau đã trụi lá.
    Bây giờ gặp lại Phal, chúng tôi mừng vô hạn. Phal cùng hai con nhỏ đứng đợi chúng tôi ở cổng Trung tâm Tư liệu Campuchia. Em đề nghị tôi đưa em trở lại nhà tù Tuol Sleng, giúp em tìm lại dấu vết ngày nào, đặc biệt là tìm hình ảnh của cha mẹ em đã bị Duch giết hại. Dù đã 30 năm đi qua từ khi chế độ Pol Pot sụp đổ vào ngày 7-1-1979, dù trải qua nhiều thăng trầm, nhưng đến nay vết thương ?ocánh đồng chết? vẫn còn đau đáu trong nhiều người dân xứ chùa tháp như em.
    Tòa án đặc biệt quyết định đưa Duch ra thẩm vấn ngày 17 và 18-2-2009. Duch là một trong những lãnh đạo của chế độ diệt chủng cùng với Pol Pot, Ta Mok, Son Sen? (đã chết) và Khieu Samphan, Ieng Sary? (đang bị giam tại Phnom Penh). Để việc xét xử theo đúng luật pháp, tòa án đã chuẩn bị các bằng chứng và kêu gọi những người đã bị chế độ Pol Pot hành hạ trước đây ra làm nhân chứng.
    Đã ba thập niên trôi qua, một số người cầm đầu chế độ Pol Pot đã chết, nhiều nạn nhân của nạn diệt chủng cũng đã qua đời, những người còn sống thì đang sống vất vả khắp đất nước vì chưa có chính sách đền bù thỏa đáng do chưa có phán quyết của tòa án. Họ thiếu thông tin nên không biết việc tòa án đặc biệt kêu gọi ra làm nhân chứng, chỉ có ít người biết tin nộp đơn làm chứng thì lại chậm trễ hoặc ít hiểu biết pháp luật.
    Bằng chứng cụ thể mà tòa án đưa ra là những thước phim do chúng tôi - những phóng viên VN - ghi được khi cùng bộ đội tình nguyện VN tiến vào giải phóng Phnom Penh và đến nhà tù Tuol Sleng. Với sự giúp đỡ của Đài truyền hình TP.HCM, tòa án đã có được những thước phim ghi tội ác của lực lượng Pol Pot gây ra ở nhà tù Tuol Sleng, ở các ?ocánh đồng chết? trên khắp các tỉnh thành Campuchia, những hình ảnh và phát biểu của nhiều nạn nhân chế độ Pol Pot.
    Những thước phim nhựa 16 ly đen trắng do Đài truyền hình TP.HCM cung cấp là bằng chứng rõ ràng và sinh động nhất về nhà tù Tuol Sleng mà chúng tôi ghi được, vì sau đó nhà tù được dọn dẹp sạch sẽ do các xác chết bị thối rữa, tan rã.
    Cuộc họp báo
    [​IMG]
    Từ trái sang: nhà quay phim Hồ Văn Tây, người phiên dịch và nhà báo Đinh Phong tại cuộc họp báo ở Phnom Penh ngày 16-2-2009
    Tòa án quyết định trưng ra trước tòa, trước mặt Duch, những thước phim do chúng tôi thực hiện ở nhà tù Tuol Sleng. Để đề phòng những người bào chữa cho Pol Pot và Duch có thể phản bác về tính xác thực của những thước phim này, tòa án phải xác nhận những thước phim đó là sự thật, do ai thực hiện vào ngày tháng nào. Trung tâm Tư liệu Campuchia đề nghị chúng tôi - những người thực hiện các thước phim này - đến Phnom Penh để xác nhận đó là những thước phim đã ghi được từ tháng 1-1979 tại nhà tù Tuol Sleng.
    Thông qua Tổng lãnh sự Campuchia tại TP.HCM, trung tâm đã gửi thư mời tôi và anh Hồ Văn Tây đến Phnom Penh. Những người thực hiện cuốn phim tài liệu về nhà tù Tuol Sleng và tội ác diệt chủng của Pol Pot trên đất Campuchia ngày đó gồm có đạo diễn Phạm Khắc, tôi (biên kịch) và các nhà quay phim Hồ Văn Tây, Lê Trí, Đồng Anh Quốc, Lê Hồng Tuyết, Thái Thiện Tài, Hoàng Kha Khâm? Một số người đã mất, một số người đang bận công tác, tôi và nhà quay phim Hồ Văn Tây được mời đến Phnom Penh.
    Sáng 16-2, tôi, anh Hồ Văn Tây và Norng Chan Phal được Câu lạc bộ báo chí Campuchia mời dự cuộc họp báo trước hàng trăm phóng viên Campuchia và phóng viên nước ngoài. Với tư cách là một trong những nhà báo đầu tiên cùng các bạn đồng nghiệp VN xô cửa nhà tù Tuol Sleng vào để ghi hình, chúng tôi đã kể lại diễn biến của cuộc ghi hình hôm đó và nhiều nơi khác trên đất Campuchia. Những tư liệu chúng tôi ghi được đã phát sóng trong tháng 1-1979 trên Đài truyền hình TP.HCM, Đài truyền hình VN và cung cấp để phát sóng trên một số đài quốc tế. Chúng tôi đã trả lời hàng loạt câu hỏi của các nhà báo về sự thật chi tiết, về cảm xúc của chúng tôi ngày đó tại phòng họp báo và tại khách sạn?
    Là những người làm phim VN đến Phnom Penh tháng 1-1979, chúng tôi xác nhận với báo chí: những thước phim trưng ra tại tòa án vào ngày 17 và 18-2-2009 là sự thật về tội ác của lực lượng Pol Pot tại nhà tù Tuol Sleng do chúng tôi thực hiện tháng 1-1979. Chúng tôi đã gặp nhà báo Seth Mydans - phóng viên báo New York Times thường trú tại Bangkok, từng là người lính Mỹ ở chiến trường Củ Chi. Ông cho biết sẽ đưa các phát biểu của chúng tôi đến các bạn đọc Mỹ.
    Những thước phim đó cũng là những câu chuyện đau đáu của chúng tôi trong 30 năm qua về nỗi đau của những con người còn sót lại sau khi bị chế độ Pol Pot tận diệt đến xương tủy.
    ĐINH PHONG
    ________________________
    Một sáng tháng 1-1979, nhà báo Đinh Phong được thông báo: ?oAnh em trinh sát sư đoàn 7 phát hiện một trường học có mùi hôi thối và tiếng trẻ con khóc. Ta đến đó ngay?. Ông cùng anh em đem theo máy móc chạy đến. Cửa mở. Họ lao về phía có tiếng trẻ con?
    Kỳ tới: ?oLò sát sinh? Tuol Slengx
  9. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Chúng tôi: nhân chứng Tuol Sleng
    Kỳ 2: ?oLò sát sinh? Tuol Sleng
    TT - Ngày 7-1-1979, khi được tin bộ đội tình nguyện VN đã vào Phnom Penh, anh Phạm Khắc đến gặp Bộ chỉ huy tối cao Mặt trận Campuchia xin cho phép anh và tôi - những người làm phim của Đài truyền hình TP.HCM - vào Phnom Penh. Những ngày đầu vào thủ đô Phnom Penh chúng tôi rất ngạc nhiên: thủ đô của một nước mà vắng lặng không một bóng người, không xe cộ, không điện.
    [​IMG]
    Cổng sắt nhà tù Tuol Sleng được bộ đội tình nguyện VN phá ập vào - Ảnh tư liệu HTV
    Chúng tôi ở trong một ngôi nhà gỗ, luôn ăn cơm tập thể, đi ngủ sớm vì không có điện. Ban ngày cả nhóm làm phim chia nhau đi khắp thành phố và các vùng phụ cận quay phim các hố chôn người, các ?ocông xã? tan hoang.
    Khủng khiếp
    Sáng 11-1-1979, anh Tư Sen - trợ lý địch vận của Quân đoàn 4 - gọi tôi đến nói: ?oAnh em trinh sát Sư đoàn 7 phát hiện một trường học có mùi hôi thối và tiếng trẻ con khóc. Ta đến đó ngay?. Tôi tập hợp anh em đem theo máy móc, phát mỗi người một hộp dầu cù là, một chiếc khăn tay. Đến nơi, các trinh sát cho biết chưa ai vào trong sân. Trước cửa là dòng chữ Khơme và tiếng Anh, tiếng Pháp: Trường Tuol Sleng. Tôi yêu cầu anh em lùi lại sau và đề nghị trinh sát rà bom mìn trước khi mở cửa. Chúng tôi cầm máy quay, máy ảnh, sẵn sàng và lấy khăn bịt mũi bôi dầu.
    Cửa mở. Tôi dẫn anh em lao về phía có tiếng trẻ con. Trong một căn bếp chật hẹp, giữa đống quần áo cũ là bốn đứa trẻ từ 5-9 tuổi, trên người không có mảnh áo quần, cọ quậy rất yếu như đám chuột con thoi thóp. Các bé bị muỗi đốt, toàn thân tím bầm và đói lả. Gần đó là những chiếc xoong trống rỗng. Một em bé chừng 2-3 tuổi bị muỗi đốt đầy mình đã chết lạnh ngắt, xác em nằm bên cạnh các luống rau đã trụi lá. Nhà bếp không còn gì ăn. Trên gác là những bó dây nịt của bộ đội VN đã bị lính Pol Pot giết. Chúng tôi gọi anh em bộ đội VN và Campuchia nhanh chóng chuyển các cháu đến bệnh viện quân đội VN.
    Theo hướng có mùi hôi thối bốc ra, chúng tôi ập vào những căn phòng mùi nồng nặc. Một cảnh tượng vô cùng khủng khiếp: những lớp học đã được cải tạo thành phòng giam. Mỗi phòng có một chiếc giường sắt, trên giường là xác một hoặc hai người đã bị giết, chân tay còn bị xiềng vào giường, trong đó có một số phụ nữ. Hầu hết thi thể đều đã trương thối, dòi bọ từ các xác chết tràn khắp nền nhà, nước vàng cũng chảy lênh láng. Bên cạnh những xác chết là những dụng cụ tra tấn và giết người như búa, xẻng quân dụng, gậy gộc.
    Ở góc trái, trên một bàn nhỏ (chắc là bàn tên chỉ huy) còn vương vãi giấy tờ và một radio nhỏ. Từ dãy nhà nơi hàng chục phòng có xác chết, chúng tôi chạy sang dãy lớn bên tay phải. Đây cũng là những phòng học đã được cải tạo thành phòng giam: cửa phòng có khóa sắt, trong phòng có xích sắt lớn và gậy gộc để tra tấn. Trên tầng một, các phòng học cũng đều cải tạo thành phòng giam.
    Trước cửa các phòng học đều có một lớp rào sắt. Từ ngoài cổng nhìn vào ai cũng tưởng đây là một trường học với sân chơi, cây cối. Mấy ngày sau, anh em bộ đội phát hiện sân trường phát mùi hôi thối. Khi đào lên đó là một hố chôn các tù nhân đã bị giết hại, thi thể có người đầu không dính thân hoặc bụng bị mổ để lôi ruột gan.
    Từ các trại giam, chúng tôi rẽ sang trái - khu vực giữa trại giam và nhà bếp. Đây là phòng chụp hình tù nhân và xưởng chế tạo tượng Pol Pot. Trong một căn phòng trang bị các loại máy ảnh tối tân (loại máy ảnh cỡ 4x4cm), dưới đất vương vãi những tấm hình tù nhân, sắp xếp theo từng khuôn mặt cơ thể không định.
    Những người bị bắt vào đây đều được chụp hình: một tấm chụp chính giữa, một tấm bên trái, một tấm bên phải. Sau đó là hình đã bị chặt đầu (đầu và mình kê gần nhau) hoặc hình bị mổ bụng. Trong số hàng ngàn bức ảnh người Campuchia, có không ít người VN, bộ đội VN đã bị chúng bắt và giết hại. Bên cạnh phòng chụp ảnh là xưởng sản xuất tượng Pol Pot bằng thạch cao, bằng đồng.
    Xưởng được trang bị máy đúc của nước ngoài. Không rõ các bức tượng này được cung cấp cho những nơi nào, nhưng một số đã đóng thùng. Khi quay phim, chúng tôi ráng chịu đựng mùi hôi thối nồng nặc để ghi hình. Cho tới quá trưa, khi ra đến cổng nhìn trở lại ngôi trường đã trở thành nhà tù và nơi Pol Pot giết hại những người chống đối, chúng tôi giật mình bàng hoàng.
    Chúng tôi nhìn nhau như muốn hỏi: đây có phải là nơi giết người thời trung cổ? Cách đánh đập khảo tra và giết người bằng gậy gộc, cuốc xẻng; người bị giết vẫn còn bị còng tay xích chân trong cùm hay trên giường sắt. Ai đó đã biến những người Campuchia tự xưng là Khơme Đỏ trở thành lực lượng diệt chủng, giết người man rợ như thế này?
    [​IMG]
    Tội ác ở Tuol Sleng: các tù nhân bị mổ bụng (ảnh do cai ngục Tuol Sleng chụp còn để lại trong nhà tù)
    Nơi nào cũng là Tuol Sleng
    Hôm sau, anh em bộ đội dẫn chúng tôi về các vùng thôn quê, đến các ?ocông xã? - thực chất là những trang trại tập trung. Những người dân Campuchia kể lại người dân thành phố, những người làm trong quân đội, chính quyền Lon Nol, các tri thức, thương gia, bà con Việt kiều, cán bộ tập kết? đều bị đuổi ra khỏi Phnom Penh và lùa về các trại tập trung, ai cưỡng lại đều bị giết ngay.
    Còn người thân của họ phải lao động nặng nhọc trong các đội sản xuất. Chúng bắt buộc dân sống và lao động theo kiểu ?ocông xã?: ăn chung, ngủ chung, làm chung. Sợ dân trốn, chúng chỉ cho ăn cháo để không đủ sức đi xa. Chúng cấm không ai được ăn riêng, ăn thêm dù là rau dại, thậm chí một trái ớt. Chúng gom các gia đình cách mạng đã từng tham gia chống Pháp, chống Mỹ tàn sát hàng loạt.
    Bộ đội tình nguyện VN bắt được một thành viên huyện ủy của Pol Pot tên Sieu Sammon. Người dân tố cáo y đã giết hại hàng ngàn người. Trước ống kính của chúng tôi, Sieu nói là ?ochỉ? giết vài trăm người! Y kể lại việc giết hàng ngàn người một cách bình thản như không phải là tội ác: ?oChúng tôi mời các gia đình cách mạng đến ăn cơm. Thế rồi khi họ đang uống nước nói chuyện thì mấy người cầm gậy sắt nhào vô đập đến chết tất cả. Sau đó đào hố chôn tập thể?. Sieu còn kể: với sự chỉ huy của y, lính Pol Pot đã đem trẻ em ba bốn tuổi đến một ao nước, nắm chân từng em đập vào gốc cây và ném xuống ao rồi lấp đất lên. Các tổ quay phim của chúng tôi đã ghi hình được hàng chục hố chôn người tập thể như vậy ở khắp các tỉnh.
    Cô giáo Moli - một người trốn thoát trại tập trung chạy sang VN, khi trở lại Phnom Penh - kể rằng chúng bắt thanh niên nam nữ xếp hàng đôi rồi thông báo người đứng bên cạnh đã trở thành vợ chồng với nhau. Rồi chúng cho từng cặp vào ngăn ?obuồng hạnh phúc?, đêm đó các cặp phải sống như vợ chồng.
    Chúng cho lính rình bên ngoài, nếu ai chống lại thì sáng sẽ bị đập chết. Cô giáo Moli sau đó gặp một sinh viên, họ bàn nhau tìm cách che mặt bọn ?oăng-ca? rồi trốn khỏi ?ocông xã?. Trên các con đường trở về quê, bên cầu Monivong, ven sông Mekong, trên các đường phố?, bất cứ đâu các nhà báo chúng tôi gặp người dân Campuchia đều nghe họ vừa khóc vừa kể lại những ngày tháng sống tồi tệ trong các ?ocông xã?.
    Những ngày quay phim sau đó, trong chúng tôi là những nỗi kinh hoàng khi thấy ở khắp Campuchia, nơi nào cũng có các loại nhà tù như Tuol Sleng bởi ở đâu cũng có nơi giam cầm đánh đập và giết hại dã man những người không làm theo ý chúng. Ở Tuol Sleng chỉ có vài ngàn người (có nguồn tin nói có đến 17.000 người), nhưng cả nước Campuchia đã có hơn 3 triệu người bị giết hại. Cả nước Campuchia thời Pol Pot nơi nào cũng là Tuol Sleng!
    ĐINH PHONG
    ____________________
    30 năm sau, đứa bé lớn nhất trong bốn đứa trẻ được bộ đội và các nhà báo VN cứu ngày ấy cùng hai nhà báo VN trở lại Tuol Sleng và đến dự phiên thẩm vấn Duch: ?oBa mươi năm rồi, cha mẹ em chết không tìm được xác?.
    Kỳ tới: Những đứa trẻ sống sotx
  10. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Chúng tôi: nhân chứng Tuol Sleng
    Kỳ 3: Những đứa trẻ sống sót
    TT - Khi được các bạn ở Trung tâm Tư liệu Campuchia mời sang Phnom Penh để họp báo, tôi đã đề nghị phải tìm ra tung tích bốn đứa trẻ chúng tôi đã cứu từ nhà tù Tuol Sleng năm 1979. 30 năm đã qua, cuộc tìm kiếm xem ra khó có kết quả, chúng tôi thật buồn.
    Khi chúng tôi vào nhà tù Tuol Sleng thì chỉ còn bốn em nhỏ sống sót, những người tù khác còn sống bị đem theo cuộc tháo chạy ngày 7-1-1979 ai còn ai mất và có ra làm nhân chứng trong các phiên tòa hay không?
    [​IMG]
    Hai anh em Norng Chan Phal (phải) và Norng Chan Li tại trại mồ côi Cửu Long năm 1982
    Chỉ có những em bé này đã nhìn thấy những ngày cuối cùng của những đao phủ ở Tuol Sleng. Chúng tôi ân hận: ngày đó, sau khi đưa các em đến bệnh viện cấp cứu, chúng tôi không có dịp trở lại thăm. Khi các em được đưa về nuôi dưỡng ở trại mồ côi, chúng tôi cũng không gặp. Thế rồi các biến động chính trị ở Campuchia kéo dài, chúng tôi không có dịp trở lại Campuchia để truy tìm tung tích các em bé.
    Trở lại nơi đã thoi thóp
    Khi Trung tâm Tư liệu Campuchia đăng báo kêu gọi những người biết về tội ác ở nhà tù Tuol Sleng ra làm nhân chứng, hết ngày 2-2-2009 là hạn chót theo quy định của tòa án, vẫn không có tung tích gì của bốn em nhỏ mà chúng tôi muốn gặp. Ngày 4-2-2009, một thanh niên đến Trung tâm Tư liệu Campuchia xin được giúp đỡ để ra làm nhân chứng. Trong lúc chờ đợi, người thanh niên được xem ảnh trưng bày trong phòng và anh òa khóc khi chỉ vào tấm ảnh bốn đứa trẻ trước cửa nhà tù Tuol Sleng, cho biết anh là đứa trẻ lớn nhất trong bốn đứa trẻ ngày đó. Tên anh là Norng Chan Phal.
    Phal đã ôm lấy chúng tôi khi gặp mặt. Dòng nước mắt nghẹn ngào. Tôi và anh Hồ Văn Tây đã đi cùng Phal và hai con nhỏ của anh đến nhà tù Tuol Sleng ngay khi đặt chân đến Trung tâm Tư liệu Campuchia chiều 15-2-2009. 30 năm qua, Phal có một hai lần vào đây, lần nào em cũng khóc vì không tìm ra tung tích bố mẹ. Tôi đã kể cho Phal nghe về buổi sáng hôm ấy cách nay 30 năm, đoàn làm phim chúng tôi đã tìm ra em trong đống quần áo cũ, đang thở thoi thóp.
    Năm đó Phal 9 tuổi, bây giờ đã 39 tuổi. Tôi chỉ nơi Phal nằm trong căn bếp bên cạnh vườn rau trụi lá, bây giờ vườn rau không còn nữa nhưng em vẫn xúc động nhìn vào nơi mà mình đã từng thoi thóp giữa sống chết. Tôi dắt Phal đi các nơi mà lực lượng Pol Pot đã từng tra tấn và giết hại tù nhân. Phal và hai con nhỏ cùng chúng tôi đi xem hết các phòng trưng bày hàng vạn tấm hình chúng đã chụp người tù, song Phal nói với các con: ?oKhông có ảnh của ông bà nội!?.
    Chiều và tối hôm đó, ba cha con Chan Phal quây quần bên chúng tôi cùng ăn cơm, kể lại chuyện xưa. Phal kể rằng sau khi được chúng tôi phát hiện ở nhà tù Tuol Sleng, bốn em nhỏ được đưa vào bệnh viện. Năm 1982, ông Keo Chanda - chủ tịch chính quyền Phnom Penh - đến đưa các em về trại mồ côi do Binh đoàn Cửu Long quản lý, tên là trại Cửu Long. Phal được đi học lái xe và trở thành công nhân lái xe ủi.
    Phal kể bốn em bé được cứu sống tháng 1-1979 có hai anh em là Phal và Norng Chan Li (em ruột Phal). Bây giờ Chan Li lái xe chở hàng ở xa Phnom Penh. Cha Phal tên Norng Chan quê ở Kampot là một cán bộ Khơme Đỏ phụ trách đường sắt và mẹ là Mong Dan, cũng là nhân viên Khơme Đỏ. Không rõ vì lý do gì cha của Phal bị bắt rồi đem đi mất. Mẹ và hai anh em Phal bị bắt đưa vô nhà tù Tuol Sleng. Mẹ bị giam trên lầu, hai anh em Phal ở dưới đất cùng ba em bé khác. Chiều nào mẹ cũng ra lan can nhìn hai con chơi dưới sân.
    Cho đến rạng sáng 7-1-1979, chỉ huy nhà tù Tuol Sleng bắt tất cả tù nhân lên xe chở đi. Hai anh em Phal và hai đứa trẻ núp trong bụi cây tìm bố mẹ. Nhưng không có mẹ Mong Dan trong số người đi nên Phal tin là mẹ còn ở lại, không chịu lên xe di tản. Cho đến trưa nhà tù vắng lặng, bốn đứa trẻ mò về bếp kiếm cơm ăn. Chúng chờ mãi mà không thấy mẹ và người lớn. Bụng đói, chúng lượm bất cứ thứ gì trong bếp để ăn kể cả cơm thiu mốc, rau thối. Mấy hôm sau thì chúng kiệt sức ôm nhau nằm chờ chết, đứa bé nhất không có gì ăn đã chết. Sau đó bộ đội tình nguyện VN vào cứu.
    [​IMG]
    Norng Chan Phal (bìa phải) tại cuộc họp báo ngày 16-2-2009 ở Phnom Penh
    Làm nhân chứng
    ?oNgoài hai anh em Phal, hai đứa trẻ kia giờ ở đâu??, tôi hỏi. Phal nghe nói có một người Đức, một người Nhật đã xin hai em về làm con nuôi. Hai anh em Phal sống trong trại mồ côi, lúc đầu nói thạo tiếng Việt, nhưng sau này không còn bộ đội VN nữa nên đã quên hết. Bây giờ Phal có vợ là Lai Xaron làm nghề buôn bán và hai con gái Cam Ti 13 tuổi đang học lớp 6 và Ammara mới 6 tuổi. Gia đình Phal sống với ông bà ngoại, tạm đủ ăn và lo cho các con ăn học.
    Chúng tôi đã gặp cả gia đình Phal. Lai Xaron là cô gái đẹp, hiền hậu, biết rõ hoàn cảnh của Phal nên rất yêu quý chồng. Bố mẹ vợ của Phal cũng hiểu hoàn cảnh mồ côi của con rể nên rất yêu thương. Ông bà nhường cho gia đình Phal căn hộ ở trên gác, dù sống trong ngõ hẻm nhưng căn hộ cũng khang trang và rộng rãi.
    Phal kể rằng mình rất nhớ một cán bộ VN tên Mai Lâm phụ trách trại mồ côi Cửu Long. Sau này khi rời trại mồ côi, Phal không còn gặp cán bộ đó nữa. Năm 1989, khi bộ đội VN rút quân về nước, Phal và các em trong trại mồ côi đã ra đường gần đài Độc Lập tiễn đưa bộ đội VN. Các em trào nước mắt cố tìm trong hàng quân các chú bộ đội quen biết, những người đã cứu các em, nhưng không tìm được ai.
    Phal nói: ?oBộ đội VN về nước làm chúng em rất lo bởi Pol Pot có thể quay trở lại, rồi bọn xấu sẽ đe dọa chúng em. Vì lẽ đó trong nhiều năm liền chúng em phải giấu tung tích, không dám nói về tội ác diệt chủng. Đã bao năm qua, không ai đưa những đao phủ Pol Pot ra tòa xét xử để trả lời cho những người bị chúng giết hại, tra tấn, tù đày; cũng chẳng ai bắt chúng bồi thường cho những người đã bị hành hạ?. Nghĩ vậy, anh em Phal lo học hành kiếm việc làm để sinh sống và lo cho gia đình. Thế rồi, khi nghe lời kêu gọi ra làm nhân chứng, Phal tìm về Trung tâm Tư liệu Campuchia, xin được gặp luật sư nhờ bảo vệ cho những lời tố cáo của mình. Nhờ đó, chúng tôi đã gặp lại một trong bốn trẻ em đã được cứu sống tháng 1-1979.
    Chúng tôi và Phal đã đến dự phiên thẩm vấn Duch. Phal rất được giới báo chí quan tâm và phỏng vấn. Song khi nghe Tòa án đặc biệt nói rằng đơn tố cáo của Phal có thể không được chấp nhận vì đã trễ, Phal rất buồn. ?o30 năm rồi, cha mẹ tôi chết không tìm được xác, các em sống mồ côi vì bọn Pol Pot, vậy mà sao họ cứ tìm cách kéo dài phiên tòa hoài? Bao giờ mới vạch mặt bọn diệt chủng, bao giờ chúng mới nhận tội??, Phal hỏi chúng tôi. Tôi biết đó cũng là lý do mà Norng Chan Li - em Phal - nghe tôi có mặt ở Phnom Penh mà không về, nghe có phiên tòa mà không chịu nộp đơn tố cáo.
    Phiên tòa còn có thể kéo dài. Khác với em trai, Norng Chan Phal vẫn còn chờ để được ra làm nhân chứng.
    ĐINH PHONG
    ____________________
    Ngày đó, chúng tôi gặp Chia Hua ở Siem Reap, không quần áo, ngồi một chỗ ngơ ngác nhìn người qua lại. Bên cạnh em là những đứa bé khác xanh xao nhìn soi mói khắp nơi để tìm thức ăn. Điều đặc biệt là cổ em bị dao cắt đứt da từ trước ra sau, trên đầu ruồi bu kín.
    Kỳ tới: Chia Hua - người bị cắt cỗ

Chia sẻ trang này