1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hình ảnh quân đội và chế độ Campuchia dân chủ và các bên liên quan, giai đoạn 76-89.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dienthai, 11/01/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Chúng tôi: nhân chứng Tuol Sleng
    Kỳ 4: Chia Hua - người bị cắt cổ
    TT - Tháng 1-1979, chúng tôi gặp Chia Hua ở Siem Reap, không quần áo, ngồi một chỗ ngơ ngác nhìn người qua lại. Bên cạnh em là những đứa bé xanh xao, phù thũng, nhìn soi mói khắp nơi tìm thức ăn. Điều đặc biệt là cổ em bị dao cắt đứt da từ trước ra sau, mặt loang lổ máu và trên đầu ruồi bu kín. Em nói tên là Chia Hua, 9 tuổi.
    [​IMG]
    Chia Hua tháng 1-1979
    [​IMG]
    Chia Hua năm 1984
    12 người bị cắt cổ
    Chia Hua kể bố mẹ em bị bắt lên Siem Reap làm lao động ở ?ocông xã?, rồi cả hai người bị lực lượng Pol Pot giết chết. Không biết vì lý do gì chúng liên tục đánh đập em rất tàn nhẫn. Một tên lính Khơme Đỏ giật chiếc dao găm đè em ra cắt xung quanh cổ, may sao chưa đứt cuống họng. Máu chảy đầm đìa. Thấy em đang quằn quại, chúng xách cây đập vào đầu làm thủng hai lỗ. Thấy em vẫn chưa chết, chúng múc nước sôi giội vào đầu và mặt em. Chia Hua ngất đi vì đau đớn?
    Ngồi bên cạnh Chia Hua ở Siem Reap ngày đó là một ông già và ba đứa trẻ. Cả bốn người đều bị cắt cổ như em. Ông già cho biết gia đình ông có 11 người đều bị lính Pol Pot đánh đập và cắt cổ. Bảy người đã chết, chỉ còn ông và ba đứa nhỏ.
    Chia Hua kể đã nhiều ngày chúng không cho em ăn, hắt hủi em sau khi cha mẹ em bị giết chết. Hàng chục đứa nhỏ như em đều bị bỏ đói sau khi cha mẹ các em bị giết hại. Hôm đó, nghe có tiếng reo hò ngoài đường, các em kéo ra thì gặp bộ đội tình nguyện Việt Nam đến giải phóng. Chia Hua được đưa về bệnh viện cứu chữa. Vết cắt trên cổ đã thành sẹo một vòng quanh cổ, hai vết thương trên đầu em cũng lành song tóc không mọc nổi. Còn trên mặt em da đã biến dạng, đổi màu loang lổ. Sau ngày lành vết thương, Chia Hua được đưa về trại mồ côi Cửu Long nuôi dưỡng.
    [​IMG]
    Một bạn trẻ Campuchia tham quan phòng trưng bày các dụng cụ và hình ảnh tra tấn nạn nhân ở nhà tù Tuol Sleng (ảnh chụp sáng 22-2-2009) - Ảnh: N.C.T.
    Năm năm sau chúng tôi gặp lại Chia Hua ở Phnom Penh, lúc đó em học lớp 4. Chia Hua rất quý mến các chú bộ đội Việt Nam, em học tiếng Việt rất nhanh. Đi học thì nói tiếng Khơme, nhưng khi về trại mồ côi em nói chuyện tiếng Việt khá rành rẽ. Chúng tôi gặp Chia Hua tung tăng đến lớp cùng bạn bè trong chiếc áo trắng và quần sọc xanh. Cứ nghĩ hình ảnh của Chia Hua lúc quay phim em ở Siem Reap và bây giờ chúng tôi không thể nào ngờ. Chia Hua đã có cuộc sống mới hoàn toàn. Em đã mập lên, nhanh nhẹn hẳn và nói líu lo suốt ngày.
    Giờ đây, hơn 25 năm sau chúng tôi mới có dịp gặp lại Chia Hua. Khi nói chuyện với Norng Chan Phal - cậu bé từng sống sót ở nhà tù Tuol Sleng, Phal nhắc đến Chia Hua, người bạn cũng mồ côi cha mẹ cùng ở trại mồ côi Cửu Long. Anh Hồ Văn Tây vội vàng hỏi số điện thoại của Chia Hua và gọi. Nghe tiếng anh Tây, Chia Hua reo lên sung sướng và hẹn sẽ từ Kokong về Phnom Penh gặp chúng tôi.
    [​IMG]
    Chia Hua (giữa) cùng nhà quay phim Hồ Văn Tây (trái) và nhà báo Đinh Phong tháng 2-2009
    Nỗi dằn vặt mỗi ngày
    Hôm đó, một thanh niên khỏe mạnh, mập mạp và cười rất tươi chạy vào gặp chúng tôi. Tôi giật mình khi người mới đến nói tiếng Việt rất sõi: ?oCháu là Chia Hua đây!?. Chúng tôi ôm lấy Hua. Thật khó nhận ra cậu bé bị cắt cổ lang thang ở Siem Reap ngày ấy. Chia Hua cho biết hiện em là cán bộ hải quan ở Kokong. Chia Hua kể: ?oCháu đã sống ở Trường mồ côi Cửu Long, sau này học ở Trường Hoa Hồng. Trại mồ côi năm đó nay đã trở thành trường học. Cháu học chuyên ngành, học lái xe và bây giờ là một cán bộ có xe hơi tự lái đi làm. Cháu đã có gia đình nhưng chưa có con. Chúng cháu sống rất hạnh phúc?.
    Chia Hua kể thời gian làm ở cảng Phnom Penh, em quen biết nhiều cán bộ VN làm chuyên gia giúp đỡ Campuchia nên ráng học tiếng Việt và bây giờ nói rõ như người Việt. Tôi hỏi Chia Hua sao không ra nộp đơn làm nhân chứng cho tòa án xét xử tội ác Khơme Đỏ, em buồn buồn ngồi lặng rất lâu. Chia Hua hỏi lại tôi: ?oKiện để làm gì? Bây giờ cháu không còn đói nên cũng không chờ ai bồi thường. Cháu đã mất hết cha mẹ vì Pol Pot, nhưng 30 năm nay có bao giờ bọn đao phủ này bị đem ra xử án một cách rõ ràng, minh bạch! Cháu cũng đã chờ hoài trong 30 năm qua mong sớm có tòa án xét xử Pol Pot, nhưng đến bây giờ họ vẫn còn cãi nhau, còn cho luật sư phủ nhận tội ác của bọn diệt chủng. Ba triệu người, trong đó có cha mẹ cháu bị giết chết, đầu lâu chất đống khắp nơi, trường học bị lấy làm nhà tù, đập phá chợ búa phố xá, biến chùa chiền thành chuồng nhốt bò? Như thế chưa là tội ác hay sao mà cứ nhùng nhằng hoài??.
    Ngày 17-2-2009, anh Hồ Văn Tây, tôi và Norng Chan Phal đến phiên tòa thẩm vấn Duch. Tôi rủ Chia Hua cùng đi. Hua trả lời: ?oCháu nói rồi, đến đó làm gì? Thấy phiên tòa cháu không chịu nổi?. Chúng tôi gặp nhiều người là nạn nhân của lính Pol Pot cũng nói như Chia Hua. Có lẽ họ nghĩ đến việc Duch giết người man rợ như cắt cổ, mổ bụng, đập đầu; lính Pol Pot khác giết người trong trại tập trung, bỏ mặc các em bé trần truồng đói khát. Thế mà bây giờ ?ođồ tể? Duch và đồng phạm lại ngồi giữa phiên tòa có kính dày bảo vệ, được ăn mặc quần áo sạch sẽ họ không chịu nổi!
    Chúng tôi hiểu Chia Hua và nhiều nạn nhân khác, lòng căm thù bọn diệt chủng vẫn dằn vặt họ mỗi ngày, không thay đổi dù 30 năm đã qua.
    ĐINH PHONG
    ------------------------------------
    Nhà báo Đinh Phong còn gặp lại nhiều người tuổi đã cao, bệnh tật hành hạ nên chẳng còn sức để góp phần tố cáo tội ác diệt chủng của Pol Pot. Và rất nhiều người đã ra đi khi không kịp làm nhân chứng?
    Kỳ tới: Những người chưa lên tiễng
    Được Excocet sửa chữa / chuyển vào 16:06 ngày 01/04/2009
  2. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Chúng tôi: nhân chứng Tuol Sleng
    Kỳ 5: Những người chưa lên tiếng
    [​IMG]
    It Mayan trở về nhà tháng 1-1979
    TT - Tháng 1-1979, xe của tổ quay phim do anh Hồ Văn Tây phụ trách qua phà Niếc Lương. Chiếc xe chen chúc giữa dòng người đang trở về quê. Một dòng người đói rách, mệt mỏi lê từng bước trong bụi mù. Bỗng tổ làm phim nhận ra một phụ nữ chưa tới 40 tuổi, nét mặt phúc hậu cũng đang lê chân trong dòng người.
    Cô mặc bộ đồ đen, đội trên đầu một gói nhỏ, mỗi chân xỏ một chiếc dép cũ khác nhau. Tổ làm phim theo chân cô. Đồng Anh Quốc là người quay phim biết tiếng Khơme tiến lại gần hỏi thăm và được biết cô đang trên đường về Phnom Penh. Tổ làm phim mời cô lên xe cùng về.
    Đâu còn sức lực
    Cô tên It Mayan, là cô giáo ở Phnom Penh. Cô kể chồng cô là trung tá không quân của chế độ Lol Nol. Cả hai vợ chồng cô đều bị Khơme Đỏ bắt đi trại sản xuất. Căm ghét người làm cho Lol Nol, chúng tìm cách hành hạ chồng It Mayan cho đến chết. It Mayan bơ vơ giữa trại sản xuất, phải ăn mặc xuềnh xoàng, bôi mặt mũi đen sạm và nhờ chị em che chở.
    Cô lang thang khắp các trại ở Kandal, Kampong Cham, có lúc trốn vào rừng kiếm sống. Nhờ chị em ở ?ocông xã? giấu tung tích, tìm cách chen cô vào giữa tốp người lam lũ nên các ?oăng ca? không biết cô là cô giáo. Nếu để lộ là trí thức, lại là vợ một viên trung tá thì cô sẽ bị đánh đập và có thể bị giết. It Mayan sống chui nhủi suốt bốn năm ròng. Nghe bộ đội tình nguyện VN đến giải phóng, It Mayan tìm ra đường lớn hỏi thăm chắc chắn rồi tìm đường về Phnom Penh. Cô đã đi bộ suốt mấy ngày trong nắng rát và đói khát.
    [​IMG]
    Bác sĩ Jik Kimseng tháng 1-1979
    It Mayan chỉ đường cho tổ làm phim về nhà cũ. Cô xúc động đứng nhìn ngôi nhà tan hoang giữa khu phố xơ xác, rồi thận trọng bước qua các đống gạch vỡ, gỗ mục để vào nhà. Căn nhà khang trang và sang trọng của cô đã bị lực lượng Khơme Đỏ lục lọi, đập phá tan hoang. Những tấm hình hai vợ chồng cô bị đập nát quăng dưới đất. Giường, tủ đều bị đập phá để moi móc đồ đạc quý giá, sách vở bị xé nát quăng đầy nhà. Cô lang thang đến nhà cha mẹ, bấy giờ cũng đã bị phá nát để làm chuồng nuôi heo.
    Cô dọn dẹp để ở tạm, nhưng sau đó chính quyền mới mời cô ra làm việc và cấp cho cô một căn hộ, giúp cô bớt ray rứt những kỷ niệm về người chồng đã bị giết hại. Vài tháng sau đó Đài truyền hình TP.HCM phát sóng hình ảnh It Mayan trở về Phnom Penh, không ít khán giả đã xúc động với hình ảnh It Mayan ngơ ngác giữa ngôi nhà tan hoang trong một khu phố vắng lặng rợn người.
    Trở lại Phnom Penh tháng 2-2009, chúng tôi đến thăm It Mayan trong một phố sầm uất. Bây giờ It Mayan là một phụ nữ 65 tuổi, hiện đã về hưu. Cô sống với một người bạn già hàng xóm và nuôi hai đứa cháu cũng không còn cha mẹ. Sau ngày chế độ Pol Pot sụp đổ, chính quyền cách mạng giao cô làm chủ tịch Hội Phụ nữ thành phố Phnom Penh.
    Cô đã cố gắng đoàn kết chị em vừa qua những năm tháng hãi hùng, giúp họ ổn định cuộc sống mới. Thấy còn nhiều người kiệt sức, ốm đau kéo dài, It Mayan đã nhận làm chủ tịch Hội Chữ thập đỏ để tìm cách giúp đỡ những người gặp khó khăn. Rồi cô được giao làm phó giám đốc Bệnh viện Phnom Penh để giúp đỡ những người bệnh nghèo khó.
    It Mayan nói với chúng tôi: ?oHôm qua xem truyền hình, thấy hai anh trong cuộc họp báo về xét xử tội ác của bọn Pol Pot. Tôi biết các anh trở lại Campuchia để góp phần tố cáo tội ác diệt chủng của bọn Pol Pot. Chúng tôi biết ơn bộ đội Việt Nam, biết ơn các anh. Nhưng nay tôi tuổi đã lớn, bệnh tật hành hạ nên đâu còn sức lực để làm gì được?.
    Lại thêm một nạn nhân nữa của Pol Pot không tham gia làm nhân chứng tố cáo tội ác diệt chủng. Lòng căm thù Pol Pot trong họ chắc vẫn còn đè nặng, song thời gian trôi qua một cách hờ hững, quá dài. 30 năm sau, vợ mất chồng, con mất cha mẹ, anh em lạc nhau vẫn chưa được giúp đỡ, bồi thường. Trong số họ có nhiều người buồn nên đứng ngoài cuộc.
    30 năm quá dài
    [​IMG]
    Biên đạo múa Pen Zet cùng người dân múa mừng giải phóng tháng 1-1979
    Có một trí thức lớn của Campuchia là nạn nhân của Pol Pot nay không còn nữa. Đó là Jik Kimseng - một bác sĩ. Ông tốt nghiệp đại học y ở Pháp, có vài năm làm việc tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM). Ông từng làm trợ lý cho bộ trưởng Campuchia phụ trách khoa lây của ngành y tế Campuchia. Pol Pot ập vào Phnom Penh, gia đình ông bị chia thành hai ba nhóm đẩy ra khỏi nhà.
    Rồi họ lạc nhau, chỉ có ông và đứa con trai Jik Xurana chạy theo một hướng. Phnom Penh giải phóng được vài hôm, chúng tôi gặp bên cầu Monivong một ông già quắc thước tóc bạc trắng dẫn theo một người con trai xanh xao mệt lả. Đó là cha con ông Jik Kimseng đang tìm đường về ngôi nhà cũ. Ông kể hai cha con bị đưa đi lao động, để giấu tung tích ông nhận chăn một đàn bò, ăn ở trong chòi nhỏ giữa rừng cây. Con trai ông không quen đói khát và lao lực yếu dần, có lúc tưởng chết. Ông đã đem kiến thức đông y tìm cách cứu con và bà con trong ?ocông xã?.
    Chúng tôi đã đi cùng hai cha con ông về ngôi nhà cũ ở số 265 phố Tephone. Ngôi nhà ông vẫn còn nguyên vẹn nhưng đồ đạc đã bị phá sạch. Dù còn rất mệt - ông đã sụt 30kg và con trai ông chỉ còn 30kg, nhưng họ đã chấp nhận làm thầy thuốc cho bệnh viện cấp bách cứu dân. Sau đó, ông Jik Kimseng tham gia lãnh đạo ngành y tế Campuchia sau giải phóng. Nay ông đã mất, còn con trai ông học ngành y ở TP.HCM rồi tu nghiệp ở Pháp.
    Tôi cũng đã tìm Dupo, tức Lý Đức, một cán bộ tập kết trở về đã bị Khơme Đỏ trả thù định giết. Anh trốn được sang Việt Nam. Sau giải phóng, anh làm chánh văn phòng chính phủ. Anh đã kể cho tôi nghe bao cảnh cán bộ bộ đội tập kết về bị Pol Pot giết hại, anh hứa sẽ vạch mặt tội ác của chúng. Nhưng bây giờ trở lại Phnom Penh, các bạn cho biết anh cũng đã mất.
    [​IMG]
    It Mayan (ngồi): ?oTôi tuổi đã lớn, bệnh tật hành hạ nên đâu còn sức lực?
    Rồi tôi đi tìm Pen Zet, biên đạo múa của hoàng cung trước 1975. Anh bị đánh đập, bắt đi làm khổ sai ở ?ocông xã?, mải mê làm việc cần cù nên không bị đập đầu. Sau giải phóng, tôi gặp anh trong buổi múa tập thể chào mừng chiến thắng ở đảo Ooi Nha Tay, anh trở thành một người lãnh đạo trong Bộ Văn hóa Campuchia. Anh cũng đã đi xa khi không kịp ra làm nhân chứng.
    Lại thêm một số nạn nhân của Pol Pot không thể ra làm nhân chứng trước tòa. Rồi bao người nữa cũng như Jik Kimseng, Dupo, Pen Zet không góp được bản tố cáo tội ác diệt chủng. Các phiên xử tội ác Khơme Đỏ của tòa án đặc biệt Campuchia vẫn còn kéo dài, nhưng 30 năm đã quá dài cho sự chờ đợi của một thế hệ ngày đó?
    ĐINH PHONG
    ______________
    Phiên tòa xét xử tội ác Khơme Đỏ đã diễn ra. An ninh thắt chặt từ ngoài vào trong. Từ Phnom Penh, phóng viên Tuổi Trẻ tường thuật.
    Kỳ tới: Không muốn một vụ Mumbai
  3. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Chúng tôi: nhân chứng Tuol Sleng
    Kỳ 6: Không muốn một vụ Mumbai
    TT - Phiên tòa xét xử tội ác Khơme Đỏ đang thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế. Phóng viên Tuổi Trẻ hiện có mặt tại Phnom Penh để tường thuật diễn biến từ phiên tòa. Là nhà báo nước ngoài đến theo dõi phiên tòa xét xử Khơme đỏ, chúng tôi hiểu tại sao chỉ duy nhất ở đây muốn xin thẻ hành nghề phải khai báo cả màu mắt lẫn màu tóc, chiều cao và cân nặng.
    Trụ sở tòa án xét xử tội ác Khơme Đỏ nằm ngay phía sau bộ tổng tham mưu quân đội hoàng gia Campuchia tại thủ đô Phnom Penh. Ở thủ đô xứ sở chùa tháp, không thể có một vị trí nào đắc địa hơn về mặt an ninh để đặt tòa án xét xử những thủ lĩnh một thời của Khơme Đỏ bị cáo buộc tội ác diệt chủng.

    Năm cựu lãnh đạo Khơme Đỏ lần lượt hầu tòa:
    [​IMG]
    Đao phủ Duch,
    [​IMG]
    ?ochủ tịch quốc hội? Noun Chea,
    [​IMG]
    ?obộ trưởng ngoại giao? Ieng Sary,
    [​IMG]
    ?obộ trưởng xã hội? Ieng Thirith
    [​IMG]
    ?o*************? Khieu Samphan
    An ninh tối đa
    Nếu đi trở lại quốc lộ 4 về phía thành phố Phnom Penh, trước khi đến sân bay Pochentong, cách tòa án trên 1km, sẽ thấy một doanh trại quân đội vuông vức. Qua khỏi sân bay là bộ tư lệnh không quân. Ngược chiều từ phía Phnom Penh về hướng thành phố cảng Sihanoukville là một trung tâm huấn luyện cảnh sát cách đó không đầy 2km. Tòa án nằm gọn trong vòng đai bảo vệ của quân đội và cảnh sát.
    Nếu có biểu tình thị uy như lời đe dọa của luật sư Sa Sovan biện hộ cho Khieu Samphan là ?osẽ kéo cả ngàn người ủng hộ Khơme Đỏ đến? thì ngay lập tức sẽ vấp phải hệ thống phòng thủ của bộ tổng tham mưu. Còn nếu có tấn công vào tòa án kiểu chính biến quân sự cũng sẽ bị đánh chặn ngay từ vòng đai này. Hoặc nếu có tấn công kiểu khủng bố bằng cách lái xe tải chạy hết tốc lực đâm vào thì sẽ phải chạy qua hết chiều dài của tòa nhà bộ tổng tham mưu và lãnh đạn suốt quãng đường dẫn vào tòa án.
    Tình hình Campuchia cuối tháng 3-2009 không hứa hẹn những dự báo bi quan như thế. Tòa án xét xử Khơme Đỏ có vị trí vững vàng là do đằng sau dãy nhà cong cong gần như vành móng ngựa này, bên kia bức tường rào kim loại, là nơi đang giam giữ cả năm bị cáo nguyên là thủ lĩnh Khơme Đỏ lần lượt được đưa ra xét xử: hung thần Duch của trại giam Tuol Sleng, Noun Chea (nhà tư tưởng văn hóa của Khơme đỏ, nguyên ?ochủ tịch quốc hội? của Campuchia dân chủ), hai vợ chồng Ieng Sary (nguyên ?obộ trưởng ngoại giao?) - Ieng Thirith (nguyên ?obộ trưởng xã hội?) và Khieu Samphan (nguyên ?o*************?).
    Cả năm thủ lĩnh hàng đầu còn sót lại này của Khơme Đỏ nay đang chờ xét xử trong căn nhà nhỏ bít bùng không cửa sổ đó. Chỉ cần bước qua bức tường rào kia là vào ngay trong tòa.
    Thủ tục xét hỏi ngoài cổng phía ngoài đường vào rất đơn giản để không gây tắc nghẽn ở cổng vào. Nhưng sau đó xe còn phải chạy qua gần 300m, một khoảng cách đủ dài để lực lượng an ninh kịp trở tay nếu như có một chiếc xe âm mưu khủng bố nào lọt vào đến đây và tăng tốc đâm vào. Xe vào đến khu vực bên ngoài vòng rào của tòa án sẽ phải qua thủ tục đầy đủ hơn: rọi gầm xe, tìm vũ khí, kiểm tra giấy tờ, soi X-quang hành lý.
    Mao Putha, viên chức phụ trách báo chí của tòa án, dẫn chúng tôi vào. Ông phân bua: ?oXin quý vị đi theo sát chúng tôi. Mọi khách vào đây đều phải có người của chúng tôi đi kèm. Chúng tôi xin cáo lỗi vì những thủ tục an ninh nghiêm ngặt này. Chúng tôi không muốn có một vụ Mumbai xảy ra ở đây?.
    Tòa án đặc biệt xét xử tội ác Khơme Đỏ có năm chánh án: Campuchia ba người, quốc tế hai người
    [​IMG]
    Nền tảng của tính công bằng
    Là nhà báo nước ngoài đến theo dõi phiên tòa xét xử Khơme đỏ, chúng tôi hiểu tại sao chỉ duy nhất ở đây muốn xin thẻ hành nghề phải khai báo cả màu mắt lẫn màu tóc, chiều cao và cân nặng. ?oXin báo với quý vị là chỉ được chụp ảnh bên ngoài khuôn viên tòa án, còn bên trong tuyệt đối không được? - Mao Putha căn dặn tiếp khi đưa chúng tôi vào trong tòa án.
    3.633: Đó là số hồ sơ người dân đã nộp (tính đến cuối tháng 2-2009) để kiện Khơme đỏ.
    Phòng xét xử khá rộng, được ngăn đôi bằng một lớp tường kính chống đạn. Bên này là phòng dành cho khách dự thính phiên tòa, khoảng 500 chỗ. Bên kia bức vách bằng kính là thế giới của phiên tòa. Bên kia bức tường kính, ở giữa là dãy bàn của các đồng chánh án, các đồng thẩm phán và các đồng công tố viên. Ở tòa án quốc tế này, nếu có chánh án hay thẩm phán hoặc công tố viên người Campuchia thì cũng phải có người quốc tế ở cùng vị trí đó. Thành ra mới có quy chế đồng chánh án (Campuchia 3 người, quốc tế 2 người), đồng thẩm phán (1 Campuchia, 1 quốc tế), đồng công tố viên (1 Campuchia, 1 quốc tế).
    ?oMọi phán quyết đều phải đạt đại đa số tuyệt đối, tức phải có 4/5 chánh án nhất trí. Chính điều khoản này là nền tảng của tính công bằng. Phía Campuchia nếu có muốn can thiệp vào các quyết định tòa án cũng chỉ có tối đa 3 phiếu?, Mao Putha cho biết.
    Phía bên trái là dãy ghế của bên nguyên. Bên phải là dãy ghế của bên bị cùng các luật sư bào chữa. Mỗi bị cáo được đồng bào chữa bởi một luật sư người Campuchia và một luật sư người nước ngoài. Ở giữa sau một tấm chắn cản đạn màu xanh là ghế dành cho các nạn nhân - nhân chứng khi họ xuất hiện trước tòa. ?oChúng tôi phải bảo vệ các nhân chứng - nạn nhân rất nghiêm ngặt. Họ sẽ giấu mặt khi khai báo trước tòa để phòng ngừa mọi sự trả thù sau này. Xin nhắc lại là không được đem bất cứ máy móc gì vào trong này. Không máy chụp hình, quay phim, ghi âm, điện thoại? Chỉ một cuốn sổ tay và cây bút ?o - Mao Putha thông báo.
    Chúng tôi hỏi: ?oĐã có bao nhiêu nạn nhân nộp đơn kiện Khơme đỏ??, Mao Putha cho biết tính đến hết tháng 2-2009 đã có 3.633 hồ sơ kiện Khơme đỏ. Riêng trong tháng 2-2009 khởi sự xét hỏi bị cáo đầu tiên là Duch, nhiều người trước giờ còn đắn đo đã bừng tỉnh nộp đơn: 360 hồ sơ kiện chỉ trong tháng 2 này. Để trở thành nạn nhân - nhân chứng, ngoài những chi tiết căn cước cá nhân, còn phải khai báo cụ thể chi tiết tội ác mà họ tố cáo: nơi, thời điểm xảy ra tội ác; diễn biến và cách thức diễn ra tội ác; người mà nạn nhân/nhân chứng tin rằng phải chịu trách nhiệm tội ác đó; lý do khiến nạn nhân/nhân chứng tin là như thế; có những nhân chứng nào khác không; tổn thương đã chịu dưới dạng gì: thể xác, tinh thần, tài sản?
    Mao Putha đưa chúng tôi đến một góc sân, nơi có một tượng đài nhỏ và giải thích: ?Đây là tượng thần công lý của chúng tôi. Người Campuchia thay vì tuyên thệ trước tòa trên quyển Thánh kinh thì sẽ ra đây thề trước tượng vị thần này?.
    DANH ĐỨC
    ______________________________
    Các luật sư, trong đó có nhiều luật sư quốc tế, thừa biết các thân chủ Khơme Đỏ của mình tuổi đã cao, sức đã yếu, nên họ bày ra nhiều khiếu nại để ?ocâu giờ? với hi vọng thân chủ của mình sẽ được sớm chết như Pol Pot hay Ta Mok hầu tránh một bản án.
    Kỳ tới: Xảo thuật ?ocâu giờ?
  4. vinabanana

    vinabanana Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2009
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này