1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hình ảnh và lời ca trong cõi trịnh

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi home_nguoikechuyen, 30/08/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    hôm nay ta chán đời. Viết cho ai? Ai bình, ai đọc để mà viết??
    ------------------------------------
    [red]
    Nỗi đau ngày ấy là em ạ
    Là chút hao mòn của bể dâu
    Bể dâu sông bãi con thuyền bé
    Trong cõi vô thường nhẹ cánh chao[/size=4][/red]
  2. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Vote 1* cho chừa.
    Viết tiếp đi em.
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Con người
    Sự vật và con người - Đó là những họa tiết mà chúng ta thường gặp trong ca khúc TCS. Về sự vật chúng ta thường gặp những hình ảnh rất quen thuộc như : Phố , hạt bụi, con diều, giáo đường... . Còn con người thì sao??Con người trong ca khúc TCS cũng được đề cập đến một cách rất đa dạng . Đó không đơn thuần chỉ là những cô gái , chàng trai với những tình yêu đẹp. Con người trong ca khúc TCS lại càng không phaỉ hiện thân như những con người bình thường, mà theo nhà văn Bửu Ý thì [/blue]''''Nó là nhân bản của chính nó, là con người ý thức thân phận của mình, là hình hài xô dạt trong cuống lưu của thời thế[/blue]''''
    Trong nhạc Trịnh , chúng ta bắt gặp 1 hình ảnh con người khá quen thuộc . Đó là hình ảnh người mẹ. Trải trên hàng chục ca khúc( Huyền thoại me, ca dạo mẹ, Lời mẹ ru, người mẹ Ô Lý, đường xa vạn dặm ....)., thì hình ảnh người mẹ luôn là hiện thân của cái đẹp.Sự hi sinh, quả cảm, anh hùng trong gian khổ , nghịch cảnh , vẫn hiện rõ nét người mẹ gian lao :
    Mẹ ngồi ru con , nước mắt nhọc nhằn xót xa đời mình
    ( ca dao mẹ)
    Mẹ về đứng dưới mưa,. che đàn con nằm ngủ
    ( huyền thoại mẹ)
    Đêm khuya trăng tàn, mẹ ru con ngủ à ơi
    (Ru con )
    Và nhất là hình ảnh người mẹ , ăn năn , ray rứt sinh con ra đời:
    ...Trái tim đau thuơng cho con ra đời
    ( hãy nhìn lại)
    ....tiếng khóc cười của bào thai
    ( Nghe tiếng muôn trùng)
    ...tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người
    ( gọi tên bốn mùa)
    ...Giọt lệ ăn năn đứa con về trần tủi nhục chung thân
    ( ca dao mẹ)
    Hình ảnh người mẹ ăn năn , ray rứt khi sinh thành là vậy đó.Khi đất nước lúc nào cũng là tiếng súng, tiếng bom, là đói nghèo, mất mát, cái chết lúc nào cũng dình dập quanh mình. Nhưng con bi thương hơn là:
    - hình ảnh người mẹ khóc chờ con :
    '''' Hai mươi năm đàn con đi lính, đi rồi không vềm, đứa con da vàng của mẹ'''',. Đứa con mà mẹ '''' mang đầy bụng, mẹ bồng trên tay'''' . Mẹ đã khóc 2 lần, liệu mẹ nước mắt không / Khi mẹ đã phải ''''khóc cho quê hương '''', cho người chồng của mình, giờ đây lại là những đứa con mẹ đứt ruột đẻ ra.
    - Là hình ảnh người mẹ xót xa, đaukhổ khi ôm xác đứa con mình:
    Chiều đi lên đồi cao, hát trên những xác người. Tôi đã thấy , tôi đã thấy bên khu vườn một người mẹ ôm xác đưá con
    ( hát trên những xác người)
    Quê hương bao giờ cũng vậy, nổi lên hai nét lớn : Nghèo và chiến tranh. Trong cái nghèo và chiến tranh ấy, thân phận con người luôn bị kìm kẹp và xô dạt.TCS đã vẽ nên một bức tranh khá sinh đọng và đặc sắc về chiến tranh , mà chất liệu chính đó là những con người. Là những người mẹ , người vợ, người em cầu kinh cho con, cho chồng, cho anh ở chiến trường. là những chién sĩ bất khuất , kiên cuờng nơi chiến trận.Rồi những xác chết , những con người co quắp trong hóc hẻm, hay ở công viên. Bên cạnh những người đó ta còn thấy một dạng người không phuơng hướng , không điểm tựa: Người mất trí, người dở cười , dở khóc, trí nhớ lẫn lộn , pha tạp. Rồi những người điên, họ điên vì những mất mát quá lớn trong chiến tranh :
    Tôi có người yêu vừa chết đêm qua
    Chết thật tình cờ, chết như mơ

    ( Tình ca nguời điên)
    Bức tranh mà TCS vẽ mang tên Con người ấy, bao giờ cũng buồn , cung hiu quạnh khiến cho người ta có cái cảm giác cô đơn, lạnh lẽo.Những đường nét trong bức tranh cũng vậy, con người trong bức tranh luôn được vẽ với những đuờng nét thực, có đôi phần khác biệt và hơi mạnh mẽ: Là người ở tư thế co ro, là đứa bé loã lồ, vũ nữ thân gầy:
    Người già co ro chiều thiu thiu ngủ
    Đứa bé loã lồ khoc tuổi thơ đi

    (Ghế đá công viên)
    Người nằm co ro như loài thú khi mùa đông về
    ( Phúc âm buồn)
    Con người trong nhạc Trịnh. Đó là những đứa bé rất ngây thơ và hồn nhiên:
    Thằng bé xinh xinh ra đồng giữa ngọ
    Thả con diều nhỏ bay giữa mênh mông

    ( Ra đồng giữa ngọ)
    Một buổi sáng mùa xuân
    Một đứa bé ra đồng
    Đạp trái mìn nổ chậm
    xác không còn đôi chân

    ( một buổi sáng mùa xuân)
    Đứa bé loã lồ khóc tuổi thơ đi
    Đó còn là hình ảnh của những người phu xe - Phỉa chăng là những ấn tuợng phát sinh từ đời sống. Từ những giấc ngủ chập chờn, mà hình nhả người phu quét lá đã ăn sâu vào trong TCS:
    Đại bác đêm đêm
    Dội về thành phố
    Người phu quét đường
    Dừng chổi lắng nghe

    ( Đại bác ru đêm)
    Người phu quét lá bên đường
    Quét cả nắng vàng, quét cả mùa thu[/i]
    ( Góp lá mùa xuân)
    Bài viết có sử dụng một số ý và ca từ của nhà văn Bứu ý[/i]

Chia sẻ trang này