1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hình ảnh về các loại tàu chiến tàng hình trên thế giới

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi tombuys, 08/04/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Siêu hạm Zumwalt thê thảm vì gói trang bị mới
    (Vũ khí) - Hải quân Mỹ vừa tiếp tục công bố hình ảnh thử nghiệm siêu hạm USS Zumwalt khiến nhiều người bất ngờ.

    Hình ảnh mới về USS Zumwalt - chiếc thứ nhất thuộc lớp Zumwalt được Hải quân Mỹ công bố khi con tàu này đang tiến hành diễn tập khả năng tiếp liệu từ tàu hậu cần trên biển.

    Khi quan sát diện mạo mới của con tàu này, nhiều người không khỏi bất ngờ khi thấy cấu trúc thượng tầng của USS Zumwalt không còn là mặt phẳng như trước đây mà thay vào đó là hàng loạt đài vô tuyến và cột ăng ten xuất hiện.

    Diện mạo mới của USS Zumwalt cho thấy, Hải quân Mỹ đã áp dụng giải pháp hy sinh một phần tính tàng hình để cắt giảm chi phí hoàn thiện chiến hạm siêu đắt đỏ này.

    [​IMG]
    Trang bị lỉnh kỉnh trên tàu USS Zumwalt.
    Cụ thể, hệ thống liên lạc vệ tinh trên băng tần EHF và UHF được lắp ở hai bên thượng tầng, cùng hai tổ hợp Đường truyền dữ liệu chiến thuật chung (TCDL) phía trên đài chỉ huy. USS Zumwalt cũng được trang bị một cột ăng ten cố định ở trên thượng tầng.

    Chuyên gia quân sự Tyler Rogoway nhận định: "Việc lắp thiết bị liên lạc bên ngoài giúp tiết kiệm chi phí do không phải chỉnh sửa thượng tầng và phát triển đài ăng ten nằm chìm trong vỏ tàu.

    Nhưng nó ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng tàng hình, làm tăng diện tích phản xạ radar của USS Zumwalt và con tàu này không còn là tàng hình đúng nghĩa".

    Và một phương án cắt giảm chi phí khác được Mỹ áp dụng là lắp pháo tự động Bushmaster 30 mm ở đuôi tàu, thay cho biến thể pháo bắn nhanh 57mm như thiết kế nguyên bản.

    Nguồn tin của The Drive có được tiết lộ, thời gian thử nghiệm hệ thống tác chiến của USS Zumwalt lần này dự kiến kéo dài đến tận năm 2021, trước khi con tàu có thể đạt khả năng sẵn sàng chiến đấu ban đầu.

    Được biết, trước khi tiếp tục ra biển thử nghiệm, con tàu này từng khiến Hải quân Mỹ chết dở vì vài lần chết máy trên hải trình thử nghiệm.

    Thực tế đó đã khiến chuyên gia Kyle Mizokami từ chính tạp chí danh tiếng của Mỹ là The National Interest đánh giá, Zumwalt chỉ được xếp ngang hàng với tuần dương hạm Kirov thời Liên xô.

    Theo nhận định của tác giả này, hiện nay chiến hạm mặt nước thế hệ mơi nhất, hiện đại nhất của Hải quân Mỹ là siêu khu trục hạm tối tân được tung hô là số 1 thế giới, thuộc lớp Zumwalt, còn đại diện cho hạm đội hải quân hùng mạnh của Nga sẽ là tàu mặt nước lớn nhất thế giới thuộc lớp Kirov.

    Siêu tuần dương hạm này được chế tạo trong khuôn khổ dự án 1144, có lượng giãn nước gần 30.000 tấn. Hiện chiếc tàu lớn nhất của Hải quân Nga thuộc lớp này là tuần dương hạm Peter Đại đế, mang số hiệu 099, được trang bị động cơ hạt nhân hạng nặng.

    Trong khi đó, USS Zumwalt được thiết kế theo quan niệm rằng, tàu chiến cần tàng hình đối với radar nhờ vào hình dạng đặc biệt của nó nên hình dáng của con tàu giống dạng kim tự tháp cụt, thượng tầng trơn nhẵn, các hệ thống radar hoàn toàn đưa vào trong, làm giảm diện tích phản xạ hiệu dụng của radar đối phương.

    Siêu hạm Zumwalt này còn được trang bị các công nghệ đem lại nhiều lợi thế, nổi bật nhất là Hệ thống máy tính tích hợp trên toàn bộ con tàu và một mạng lưới kiểm soát mọi hệ thống tác chiến từ radar đến vũ khí, cho phép hạm trưởng có thể kiểm soát mọi hệ thống từ bất kì nơi nào trên tàu.


    Còn "Peter Đại đế" đã ra đời cách đây vài chục năm, nên vẫn thiết kế theo kiểu cũ với cấu trúc thượng tần cao và rườm rà. Tuy nhiên, tác giả Kyle Mizokami cho rằng, trang bị vũ khí của nó vẫn rất hiệu quả, đặc biệt là 20 quả tên lửa chống hạm tầm xa và hệ thống phòng không tuyệt vời của tàu tuần dương này.

    Chỉ với số vũ khí này, tuần dương hạm Nga đủ sức đánh bại USS Zumwalt và khiến tính năng tàng hình của con tàu có kinh phí chế tạo lên đến trên 4 tỷ USD không còn tồn tại, chuyên gia Mỹ nhận định.

    Gói trang bị mới ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tàng hình của USS Zumwalt

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/sieu-ham-zumwalt-the-tham-vi-goi-trang-bi-moi-3369623/
  2. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Sĩ quan Mỹ có mặt trên chiến hạm Na Uy lúc bị tàu dầu đâm
    Một sĩ quan Mỹ có mặt trong kíp trực chỉ huy tàu Helge Ingstad, nhưng không phải chịu trách nhiệm trong vụ bị tàu dầu đâm.
    Chiến hạm Na Uy chìm hẳn 5 ngày sau khi bị tàu dầu đâm

    [​IMG]
    Tàu Helge Ingstad gần như chìm hẳn xuống biển hôm 13/11. Ảnh: Bộ Quốc phòng Na Uy.

    Đài truyền hình quốc gia Na Uy NRK hôm qua tiết lộ một sĩ quan Mỹ đã có mặt và đóng vai trò trung tâm trên đài chỉ huy tàu hộ vệ tên lửa HNoMS Helge Ingstad khi nó bị tàu chở dầu Sola TS đâm hồi đầu tháng. Thông tin này xuất hiện trong bối cảnh dư luận Na Uy nghi ngờ kíp trực trên tàu hộ vệ đã phớt lờ nhiều tín hiệu cảnh báo trước tai nạn.

    Giới chức Na Uy cho biết sĩ quan Mỹ khi đó đang được chỉ huy tàu Helge Ingstad huấn luyện theo chương trình đào tạo hạm trưởng trong lực lượng hải quân NATO. Toàn bộ 7 người trên đài chỉ huy đều bị thẩm vấn, nhưng cơ quan điều tra Na Uy từ chối tiết lộ vai trò của sĩ quan Mỹ trong sự cố.

    Tàu hộ vệ Na Uy bị tàu dầu đâm lúc 4h sáng 8/11 khi đang trở về cảng Sture sau cuộc tập trận Trident Juncture 18 của NATO. Bất chấp việc được kéo vào gần bờ để thực hiện công tác cứu hộ, chiến hạm này chìm hẳn xuống vùng biển nông gần cảng Sture ngày 14/11.

    Dữ liệu từ hệ thống theo dõi hàng hải cho biết thủy thủ đoàn liên tục thông báo rằng chỉ huy phải chuyển hướng hoặc "làm gì đó". Dư luận Na Uy nghi ngờ kíp trực không phối hợp ăn ý bởi mọi liên lạc đều thực hiện bằng tiếng Na Uy, bất chấp sự hiện diện của một sĩ quan Mỹ.

    Giới chức quân đội Na Uy vẫn bảo vệ thủy thủ đoàn Helge Ingstad, khẳng định họ đã làm mọi việc có thể để xử lý sự cố.

    https://vnexpress.net/tin-tuc/the-g...ien-ham-na-uy-luc-bi-tau-dau-dam-3843184.html
  3. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.067
    Đã được thích:
    2.540
    [​IMG]

    Con Tiger 20385 này nó mode lại cái tháp radar so với con 20380-1, mà em này động cơ chưa hoàn thành, nên ta nhanh chân sang thuổm được rồi
  4. kimdungmk2

    kimdungmk2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/09/2017
    Bài viết:
    1.135
    Đã được thích:
    892
    thuổng dìa cho vào biên chế coast guard hay kiểm ngư ? :)) bọn Nga cover phần mũi xấu vãi

    [​IMG]
  5. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Tàu cứu hộ Na Uy đâm vào du thuyền khi trục vớt chiến hạm

    Sự cố va chạm của tàu cứu hộ chính với một thuyền dân sự khiến nỗ lực trục vớt tàu hộ vệ của hải quân Na Uy bị ảnh hưởng.



    [​IMG]
    Tàu Olav Tryggvason của hải quân Na Uy. Ảnh: Brunsvika.

    Tàu Olav Tryggvason của hải quân Na Uy ngày 25/11 đâm phải một du thuyền cỡ nhỏ khi tham gia trục vớt tàu hộ vệ tên lửa Helge Ingstad gặp nạn hồi đầu tháng tại vịnh Hjeltefjorden, Sputnik hôm nay dẫn nguồn tin từ truyền thông Na Uy.

    Cảnh sát địa phương cho biết sự cố khiến hai người trên chiếc du thuyền dài 5 m bị văng xuống nước và phải nhập viện để điều trị. Không có thiệt hại vật chất nặng sau vụ va chạm.

    "Chúng tôi không biết nguyên nhân dẫn đến va chạm. Ủy ban điều tra các tai nạn quân sự đã được thông báo về sự cố", đại diện quân đội Na Uy tuyên bố. Vụ tai nạn có thể cản trở đáng kể nỗ lực trục vớt tàu chiến Helge Ingstad, bởi Olav Tryggvason là phương tiện chính trong nỗ lực này.

    Tàu hộ vệ Helge Ingstad bị tàu dầu đâm lúc 4h sáng 8/11 khi đang trở về cảng Sture sau cuộc tập trận Trident Juncture 18 của NATO. Helge Ingstad sau đó được đẩy vào vùng biển gần bờ và chìm hẳn xuống vùng biển nông gần cảng Sture ngày 14/11, bất chấp nỗ lực cứu hộ nhiều ngày của hải quân Na Uy.

    Các chuyên gia quân sự nhận định Helge Ingstad khó có thể được đưa vào hoạt động trở lại sau khi trục vớt, bởi hầu hết các trang thiết bị đắt tiền trên tàu có thể bị phá hủy do va chạm và ngâm trong nước biển suốt thời gian dài.

    https://vnexpress.net/tin-tuc/the-g...du-thuyen-khi-truc-vot-chien-ham-3844914.html

    Đúng là công nghệ NATO có khác, hóng rồ Mỹ tiếp tục đổ lỗi do tàu dân sự chạy lung tung :))
  6. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Tàu sân bay Mỹ lặn xuống biển tránh đòn diệt hạm
    (Vũ khí) - Để tránh thảm họa trong trường hợp bị tên lửa chống hạm tấn công, Mỹ có thể tái khởi động dự án tàu sân bay biết lặn AN-1.
    Dự án tàu sân bay AN-1 ra đời từ những năm 1950 để tăng khả năng cơ động lực lượng không quân hải quân trước sự phát triển của vũ khí hạt nhân.

    Dù Dự án tàu sân bay ngầm AN-1 chưa bao giờ được thiết kế mẫu, nhưng đó là một quan điểm vượt thời gian đến nhiều thập kỷ và có thể hiện thực hóa trong giai đoạn ngày nay khi Mỹ đã có những bước tiến vượt bậc về công nghiệp quốc phòng.

    [​IMG]
    Dự án tàu sân bay ngầm AN-1.
    AN-1 là một tàu ngầm lớn, có độ dài 500 feet (152 m) chiều rộng nhất của tàu là 44 feet (13,4m).

    Tàu có tốc độ bơi ngầm là 16 hải lý, sử dụng trạm nguồn điện hạt nhân công suất 15.000 mã lực, có thể cơ động đến bất kỳ điểm nào trên trái đất.

    Tàu ngầm được trang bị theo thiết kế 6 ống phóng ngư lôi phía trước và hai ống phóng ngư lôi phía sau.

    Sức mạnh chiến đấu chính của tàu ngầm sân bay là một phi đội gồm tám máy bay tiêm kích cất cánh thẳng đứng.

    Những chiếc máy bay này do Boeing phát triển, được nâng lên trên các bệ phóng hướng mũi vào không trung, khi có lệnh phóng sẽ được đẩy lên bầu trời bởi ba động cơ tua-bin Wright SE-105 23.000 pound (10,432 kg).

    Hai trong số các động cơ rơi xuống nước được vớt, tái phục hồi và sử dụng sau này. Tiêm kích phản lực siêu âm này (mới được thiết kế trên bảng vẽ và chưa bao giờ được chế tạo) có tốc độ tối đa Mach 3.

    Trong quá khứ, lực lượng vũ trang Mỹ tập trung vào định hướng tiến hành một cuộc chiến tranh nguyên tử. Trong cuộc chiến tranh hạt nhân, tàu ngầm sân bay AN-1 sẽ là đòn tấn công nguy hiểm nhất.

    Những tàu sân bay dự án AN-1 không thể triển khai một lượng máy bay chiến đấu đủ lớn cho cuộc chiến tranh tổng hợp, nhưng tàu ngầm có thể bất ngờ nổi lên gần Liên Xô hoặc Trung Quốc, phóng các máy bay chiến đấu mang đầu đạn hạt nhân từ một hướng bất ngờ.

    Đặc biệt, tàu ngầm nguyên tử dự án AN-1 có thể tuần tra chiến đấu ngầm trên vùng nước châu Á và châu Âu, hình thành hệ thống phòng thủ tầm xa của Mỹ, tiến công vào các máy bay ném bom chiến lược liên lục địa mang bom hạt nhân, ngăn chặn kẻ thù xa lục địa Mỹ.

    Việc không thể xác định chắc chắn về vị trí các tàu ngầm sân bay sẽ buộc đối thủ phải suy nghĩ rất kỹ, đánh giá khả năng khả thi tiến công hạt nhân bất ngờ tấn công Mỹ.

    Ads by AdAsia
    [​IMG]



    Chính vì những lợi thế to lớn của dự án tàu sân bay ngầm AN-1, nhiều chuyên gia cho rằng rất có thể Mỹ sẽ tính đến phương án tái khởi động chương trình vũ khí đặc biệt này.

    Tuy nhiên, nếu dự án này được hiện thực hóa Mỹ sẽ phải tính đến bài toán đối phó thế nào với lực lượng săn ngầm cực tinh vi của những đối thủ như Nga và cả Trung Quốc hiện nay.

    Bởi tại thời điểm ra đời Dự án tàu sân bay ngầm AN-1, các nhà sáng chế Mỹ chưa tính đến tình huống này.

    Và nếu không tính toán hợp lý, con tàu với công nghệ được đánh giá là đi trước thời đại hàng chục năm này hoàn toàn có thể bị trực thăng, hay chiến hạm săn ngầm đối phương hạ gục khi chưa kịp hoàn thành nhiệm vụ.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/tau-san-bay-my-lan-xuong-bien-tranh-don-diet-ham-3369922/
  7. arkadin

    arkadin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2012
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    502
    Bản báo cáo sơ bộ về vụ tai nạn tàu HMS Helge Ingstad đâm tàu dầu.
    https://news.usni.org/2018/11/30/norwegian-frigate-helge-ingstad-accident-report

    Có thắc mắc là hệ thống radar, quang điện tử trên khinh hạm bị đui sao không thấy Sola TS di chuyển từ 03:45 - 04:00, mà vẫn nghĩ đó là vật thể đứng yên nhỉ? Bọn trạm VTS Fedje cũng vậy, giám sát vậy mà không thấy 2 chiếc trên đường va chạm nhau.

    02:40 Trạm theo dõi hàng hải Fedje (VTS Fedje) nhận thông báo từ khinh hạm rằng nó đang tiến vào từ phía nam, tốc độ 17 - 18 hải lý, đèn hiệu bật, hệ thống nhận diện tự động AIS ở chế độ nhận, không phát thông tin. Điện đàm bật ở kênh VHF 80, kênh làm việc của Fedje VTS.

    03:00 Tàu dầu Sola TS thông báo cho trạm Fedje rằng họ đang chuẩn bị rời bến, hai tàu kéo tới hỗ trợ.

    03:13 Sola TS thông báo đang kéo neo lên, sẵn sàng rời bến.

    03:40 Sĩ quan hoa tiêu trên tàu khinh hạm giao ban với ca sau, họ xác định có 3 tàu di chuyển đối diện, và một vật thể với nhiều ánh đèn nằm ngoài cảng Sture (chiếc Sola TS).

    03:45 Sola TS báo là bắt đầu rời bến.

    03:55 Sĩ quan chỉ huy trên khinh hạm đổi ca trực, người trước rời khỏi đài chỉ huy.

    03:57 Lái tàu Sola TS thấy radar b áo có tàu ở phía bắc sẽ cắt đường đi của mình, AIS không nhận được gì.

    03: 58 Sola TS hỏi Fedje về thông tin chiếc tàu trên, đồng thời cả lái tàu và thuyền trưởng cố liên lạc với khinh hạm bằng cách khác, bật đèn hiệu aldis. Lái tàu cũng xin chuyển hướng 10 độ.

    04:00 Trạm Fedje trả lời Sola TS rằng đó có thể là chiếc khinh hạm, lái tàu Sola lập tức điện đàm bảo chiếc khinh hạm ngoặt phải ngay lập tức. Bên khinh hạm đáp không quẹo được, vì sợ đụng vật thể ở bên phải (là tàu Sola TS).

    Sau 04:00 Cả hai tàu chỉ còn cách 400m, cả lái tàu Sola và kiểm soát viên ở trạm Fedje đều yêu cầu khinh hạm chuyển hướng, lúc này nó mới vội ngoặt phải nhưng đã trễ.

    Kết luận:

    Lúc khinh hạm tiến vào thì chiếc tàu dầu vẫn đang neo đậu ở cảng, ánh đèn của tàu và cảng khó phân biệt ở khoảng cách xa -> thủy thủ đoàn khinh hạm nghĩ đó là một vật thể tĩnh, lúc giao ca từ 03:30 - 03:45 đều cho là vậy.

    Lúc tàu dầu rời bến vào 03:45, nó không bật đèn hoa tiêu, chỉ đèn trên boong, nên khó xác định là nó có di chuyển hay không. Thủy thủ đoàn trên khinh hạm không thấy đèn hoa tiêu từ tàu dầu.

    04:00 khi chiếc khinh hạm bảo không thể ngoặt phải, vì họ cho rằng như vậy sẽ chuyển hướng thẳng vào vật thể tĩnh ở trên.




  8. beta22

    beta22 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2014
    Bài viết:
    720
    Đã được thích:
    1.120




    Lúc trước thì cãi vùng đang bị cấm đi vào do tập trận, giờ thì nói đi đúng hải trình, tự cắn lưỡi đâu cần gấp thế. Đám cuồng Tàu cứ đưa dữ liệu linh ta linh tinh tát nhau chan chát.
  9. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Đúng hải trình là tàu hàng còn tàu aegis đi bậy chứ sao, radar mù chứ sao

    Còn vùng diễn tập sao ko ngăn tàu hàg cho nó tự do đi lại, công tác tổ chức ngu, còn tàu hàng thì nó đi vào cảng neo là bt
  10. beta22

    beta22 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2014
    Bài viết:
    720
    Đã được thích:
    1.120
    Vậy Agis nó đang trong vùng tập quân sự và vùng này bị cấm như Tàu nói hay nó đang ở ngoài vùng đó? Lúc thì nói cấm tàu, lúc thì phao tin đúng hải trình, đúng hải trình là vào vùng bị cấm, đúng hài

Chia sẻ trang này