1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hình ảnh về những hòn đảo chưa trở về với đất mẹ.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi thatvovan, 22/06/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. zip059

    zip059 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2009
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Đây là mũ cối do TQ sản xuất
  2. thatvovan

    thatvovan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    107
    Người Việt Nam có đi được không bác?[:D]
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Hình như không cho người nước ngoài. Ngay cả người TQ cũng phải qua hàng rào an ninh trước rồi cấp phép đặc biệt
    Cho người Việt Nam thì tớ đi ngay
  4. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Không biết bác nào post hình đảo Phú Lâm này chưa chụp hôm tháng 12/2010 [:D]

    [​IMG]
  5. saobang86

    saobang86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Hoàng Sa của ta hùng vĩ và tươi đẹp quá ! làm thế nào để lấy lại nó bây giờ ! hic hic....:((
  6. sanleo

    sanleo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
  7. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    cứ từ từ bác ạ, TQ nó mất bao năm mới lấy lại được Hongkong và Macau, mà đất là đất cho mượn, còn của ta nó cướp, cứ từ từ thôi bác ạ [:D]
  8. ms0910

    ms0910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2008
    Bài viết:
    1.388
    Đã được thích:
    0
    Nhìn cơ sở trên Ba Bình ngon quá, đảo to có khác, làm gì cũng sướng mà lại chắc chắn, nhìn cây cối cũng tốt.
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    He he nhầm là chuyện phình phường.
    ông tiến sĩ còn nhầm Hoa Lau và Kiệu Ngựa. câu này là sao nhỉ"Nó khởi đầu quá trình công khai hóa, xã hội hóa, quốc tế hóa, phi nhạy cảm hóa,". Xưa nay chuyện HS-TS là chưa công khai à?


    .div-next-prev { text-align: center; color: #000; font-size: 12px; clear: both; } .div-next-prev ul { margin: 0; padding: 0 0 0 0px; text-align: center; } .div-next-prev ul li { float: left; line-height: 25px; list-style: none; } .div-next-prev ul li a { color: #000; font-size: 12px; padding: 2px 4px 2px 4px; margin: 0; font-family: Arial; text-decoration: none; line-height: 25px; } .div-next-prev ul li a:hover { color: #000; font-size: 12px; margin: 0; background: #dadada; font-family: Arial; text-decoration: none; } .PSelected { color: #c6040b; font-weight: bold; } #divContent { font-family: 'arial'; font-size: 12px; color: #000; } .pager {clear: both; width: 95%; text-align: center;padding: 12px 0px 5px 0px; font-size: 14px; } .pager li{display: inline-block; } .pager a{color:#777;text-decoration: none;display: inline-block; border: 1px solid #d8d8d8; padding: 0px 5px; margin-right: 5px; } .pager a.select{color:#0070a0;font-weight: bold;border: none;} .pager a.select:hover{border: none;} .pager a.none{border: none;} .pager a.none:hove{color: #777;background: #fff;border: none;} .pager a:hover{color: #fff; background: #0070a0; border: 1px solid #0070a0;} Tuổi Trẻ Cuối tuần

    Thứ Bảy, 21/03/2009, 08:17 (GMT+7)
    “Luật là của chung thiên hạ”
    TTCT - Biển Đông đang tích tụ “sóng ngầm”. Các quốc gia tranh chấp chủ quyền với nước ta trên biển Đông đột nhiên gia tăng các hoạt động khẳng định chủ quyền. Ngày 5-3, thủ tướng Malaysia thăm đảo Đá Kiệu Ngựa (Swallow Reef) và Đá Hoa Lau (Ardasier Reef).
    Ngày 10-3, tổng thống Philippines ký đạo luật về đường cơ sở. Trung Quốc cử pháo thuyền đến khu vực tranh chấp. Và vụ năm tàu Trung Quốc vây tàu hải quân Mỹ cách đảo Hải Nam 120km dường như tăng thêm kịch tính của tình hình.

    [​IMG]
    Tại hội thảo ngày 16-3. Từ trái qua: TS Nguyễn Quang Ngọc (Viện Việt Nam học và khoa học phát triển), ông Dương Danh Dy (nguyên tổng lãnh sự tại Quảng Châu), TS Nguyễn Nhã (Hội Sử học VN), TS Nguyễn Xuân Diện (Viện Nghiên cứu Hán Nôm)
    Gần một làng cổ Hà Nội, tại Học viện Ngoại giao, ngày 16-3, gần một trăm học giả cả nước gồm giới khoa học, sử học, luật học, các ban ngành trung ương đã tề tựu để hội thảo một chuyện mà quốc dân đồng bào nước ta hết sức quan tâm: chủ quyền Việt Nam tại biển Đông và cuộc tranh chấp tại biển Đông nhìn từ khía cạnh lịch sử, địa - chính trị và luật pháp quốc tế. Đây là lần đầu tiên diễn ra cuộc hội thảo quốc gia về vấn đề này.
    Cũng đã là muộn khi tất cả các nước từ lâu đã tốn nhiều thời gian và giấy mực chứng minh quyền hợp pháp của họ, gửi hàng trăm hàng ngàn học giả, nghiên cứu sinh ra nước ngoài chứng minh quyền hợp pháp của họ. Nhưng cũng chưa là muộn khi xét việc bảo vệ chủ quyền quốc gia là việc ngay bây giờ, cũng là việc tiếp nối nhiều đời, việc trăm năm, việc ngàn năm. Và vừa đúng lúc khi Quốc hội và Nhà nước ta sẽ phải công bố đường cơ sở quốc gia trên biển trước thời hạn 13-5 mà Liên Hiệp Quốc quy định.

    “Cuộc hội thảo lần này mở ra một cách tiếp cận mới đối với vấn đề biển Đông. Nó khởi đầu quá trình công khai hóa, xã hội hóa, quốc tế hóa, phi nhạy cảm hóa, đòi hỏi các nhà khoa học nước ta không ngừng đào sâu nghiên cứu, kết nối trong cộng đồng nghiên cứu vấn đề biển Đông”.
    Người Việt từ hàng ngàn năm trước lưng dựa vào núi, mặt đối với biển Đông, can trường dũng cảm, dựng nước giữ nước, mở mang bờ cõi trải dài 4.000km. Cuộc hội thảo cho thấy trong tất cả quốc gia dính líu đến tranh chấp biển Đông, không nước nào có được những chứng cứ lịch sử và pháp lý vững vàng như Việt Nam về chủ quyền đối với Trường Sa, Hoàng Sa.
    Vấn đề chủ quyền lãnh thổ không thể nói chung mà phải dựa vào bằng chứng lịch sử, pháp lý trên cơ sở khách quan khoa học. Các nhà sử học nước ta có người đã dày công nghiên cứu vấn đề này 30 năm qua, đã chia sẻ những kết luận khoa học và pháp lý của mình với đồng nghiệp.
    Cuộc hội thảo xem xét vấn đề đa chiều, từ tài liệu của ta, của bạn bè liên quan, của thế giới. Những người tham dự hội thảo có dịp điểm qua các tư liệu lịch sử và pháp lý quý giá. Có thể kể đến tấm bản đồ An Nam đại quốc họa đồ của giám mục Taberd xuất bản năm 1838, phụ bản của cuốn từ điển Latin - Annam, ghi “Paracels seu Cát Vàng” với tọa độ rõ ràng như ngày nay. Lịch sử hành chính Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa có từ 400 năm trước. Trung Quốc thì có thể kể đến mốc chính quyền Quảng Châu tiến hành chuyến khảo sát các quần đảo này đầu năm 1909, đúng 100 năm trước. Philippines, Malaysia tận những năm 1960-1970.
    Những người tham dự hội thảo cũng đặt cuộc tranh chấp tại biển Đông trong bối cảnh quốc tế mới. Chủ quyền biển Đông là vấn đề phức tạp, nhưng vấn đề phức tạp này không thể tự nó hóa giải hay biến mất. Quan hệ quốc tế đang bước vào thời đại công khai, minh bạch, tùy thuộc, có đủ cách để giải quyết những vấn đề phức tạp.

    [​IMG]
    Tàu đánh cá của ngư dân các tỉnh Bình Thuận, Bình Định, Khánh Hòa... neo đậu tại hồ Đá Tây, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở biển Đông - Ảnh: N.C.T. Vấn đề biển Đông là vấn đề được thế giới thảo luận từ lâu, không ít lần nằm trên bàn thương lượng quốc tế. Chúng ta có chân lý, nhưng chân lý tự nó không tỏa sáng.
    Các nhà khoa học nước ta cần tích cực tham gia các diễn đàn khoa học quốc tế, các trung tâm nghiên cứu quốc tế, các tổ chức đa phương khu vực và báo chí thế giới để làm cho thế giới biết được lý lẽ phải trái của vấn đề. Những nhà nghiên cứu nước ta khẳng định sẵn sàng đối thoại, trao đổi phải trái với tất cả các bên liên quan trên tinh thần khách quan khoa học. Lê Thánh Tông từng nói: “Luật là của chung thiên hạ”, mọi người phải tuân theo.
    Cuộc hội thảo lần này mở ra một cách tiếp cận mới đối với vấn đề biển Đông. Nó khởi đầu quá trình công khai hóa, xã hội hóa, quốc tế hóa, phi nhạy cảm hóa, đòi hỏi các nhà khoa học nước ta không ngừng đào sâu nghiên cứu, kết nối trong cộng đồng nghiên cứu vấn đề biển Đông, hiến kế cho Đảng, Nhà nước và đồng bào ta, đồng thời phải tranh thủ mọi sự hợp tác quốc tế. Đây còn là sự nghiệp toàn dân, cần được xã hội hóa sâu rộng.
    Thông qua các phương tiện thời đại thông tin, mọi người Việt Nam bất kỳ ở đâu có thể chia sẻ thông tin, tìm hiểu vấn đề, đạt tới sự giác ngộ và ủng hộ các nỗ lực chính trị, ngoại giao góp sức bảo vệ chủ quyền và giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở có lý có tình.
    NGUYỄN NGỌC TRƯỜNG (tiến sĩ sử học)
  10. thatvovan

    thatvovan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    107
    Hì, bác thông cảm bởi các bác giáo sư hay tiến sĩ có khi cũng chỉ nghiên cứu trên sách vở thôi, mấy khi mà được đặt chân lên mấy hòn đảo này đâu, chuyện nhầm lẫn cũng là bình thường mà. [:D]

Chia sẻ trang này