1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hình ảnh về những hòn đảo chưa trở về với đất mẹ.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi thatvovan, 22/06/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Gắn chip cho rùa biển ở Ba Bình

    [​IMG]


    [​IMG]
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    [​IMG]
  2. tttoan

    tttoan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/06/2004
    Bài viết:
    2.329
    Đã được thích:
    322
    Giống như đeo 1 gánh nặng.

  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Đảo Phú Lâm

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]
  4. bietkich

    bietkich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2012
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    1 Vài hình ảnh quần đảo trường sa do TQ giữ
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Đá Hoa Lau (tên tiếng Anh: Swallow Reef, tên Mã Lai: Layang-Layang Island, tên Trung Quốc: Danwan Jiao 弹丸 礁, tên Philippines: Celerio, và tên Việt Nam: Đá Hoa Lau) là một đảo san hô vòng của quần đảo Trường Sa và nó có tổng diện tích xấp xỉ 0.1km2. Hiện nơi này đang dưới quyền kiểm soát của Mailaisia.

    Địa hình

    Đai san hô bao quanh một đầm nước, những mỏm đá cao đến 3 mét ở phía đông và đông nam, một mỏm đá nhỏ 2 mét ở phía nam.
    Hoạt động trên đảo

    Malaysia đã vẽ lãnh hải chung quanh đảo này và đảo An Bang (Amboyna Cay) từ năm 1979.
    Tháng 6.1983, Malaysia chiếm đóng Đá Hoa Lau. Tháng 9.1983, Malaysia chính thức tuyên bố nước này quyết định chiếm cứ bãi san hô ngầm James Schoal, Đá Hoa Lau, bãi Kiêu Ngựa, Đá Kỳ Vân và khẳng định các đảo này nằm trong vùng được gọi là “vùng kinh tế biển” của Malaysia.

    [​IMG]

    Căn cứ trên đảo nằm ở góc đông nam. Một khu resort gồm 15 phòng, kể cả một sân bay dài 1.5 km. Từ Kota Kinabalu (thủ phủ tỉnh Sabah, Malaisia) đi máy bay mất một giờ và bắt buộc phải có chuyến bay khứ hồi.

    Có khoảng trên 70 binh lính đồn trú bảo quản một giàn hải tiêu.

    [​IMG]

    Cảng đánh cá nằm trong hồ cạn và người Mã đã dùng mìn tạo hai lạch vào hồ cạn đều từ phía Nam


    [​IMG]
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Đá Hoa Lau

    Đây là nơi duy nhất của Trường sa có hoạt động du lịch chuyên nghiệp và cũng là nơi duy nhất của TS có ánh đèn nhìn thấy được từ vệ tinh vào ban đêm

    [​IMG]

    Chổ dành cho chim biển
    [​IMG]


    [​IMG]
  7. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Đá Hoa Lau có hình dạng khá thích hợp cho việc cơi nơi

    Trước khi có sự can thiệp của đám công binh hải quân Mã

    [​IMG]

    ... sau đó
    [​IMG]
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    [​IMG]
    [​IMG]
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Mặc cho TQ chưởi bới, Mã vẫn phây phây "du lịch du lịch và du lịch"
    Thế mới là anh hùng.

    NGƯỜI PHÁT NGÔN BỘ NGOẠI GIAO VIỆT NAM LÊ DŨNG
    TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA PHÓNG VIÊN NGÀY 9 THÁNG 3 NĂM 2009
    Câu hỏi: Đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước tin ngày 5/3/2009, Thủ tướng Ma-lay-xi-a Ba-đa-wi đã thăm Đá Hoa Lau thuộc quần đảo Trường Sa và tuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo này cùng vùng biển phụ cận.
    Trả lời:
    Lập trường của Việt Nam về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là rõ ràng.
    Trong quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho các tranh chấp đối với hai quần đảo này, Việt Nam cho rằng các bên liên quan cần tuân thủ Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC), không nên có hành động làm phức tạp thêm tình hình, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.


    Băng tua nhảo nhẹt trong khi có tin đồn VN đã "cho qua" vụ Hoa Lau để đối lấy cái gì thì chưa biết. Một hòn đảo nữa chắc sẽ không bao giờ về với đất mẹ
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Tranh chấp chủ quyền Đảo Đá Hoa Lau

    Monday, 9 March 2009

    Việc Malaysia tiếp tục thăm một số đảo trong quần đảo Trường Sa là không có gì mới. Tháng 11 năm 2007, các quan chức cấp cao của Malaysia lần đầu tiên trong lịch sử đã cùng 65 nhà báo đi ra quần đảo Trường Sa.Ý nghĩa của việc làm trên là muốn tuyên bố với cộng đồng thế giới về việc Malaysia có chủ quyền đối với khu vực này và khẳng định thêm sự thật về những hòn đảo mà Malaysia đang chiếm giữ.Nhìn lại quá trình tranh chấp chủ quyền ở biển Đông và trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Malaysia là quốc gia bộc lộ ý đồ nhảy vào cuộc tranh chấp quần đảo Trường Sa muộn hơn các nước khác.
    Ngày 3 tháng 2 năm 1971, Đại sứ Malaysia tại Sài Gòn gửi một công hàm cho Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa nói một cách dè dặt rằng họ có chủ quyền đối với vùng phía Nam quần đảo Trường Sa mà họ gọi là nước Cộng hòa Morac Songhrati Meads nằm trong Liên bang Malaysia. Ngày 20 tháng 4 năm 1971, Chính quyền VNCH gửi công hàm bác bỏ quan điểm đó, khẳng định quần đảo Trường Sa hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam thì Malaysia im lặng không tỏ thái độ gì.
    Tháng 10 năm 1977, trong chuyến đi thăm Malaysia, Phạm văn Đồng, Thủ tướng Việt Nam đã đồng ý với Thủ tướng Malaysia Hussein On rằng hai bên sẽ giải quyết mọi tranh chấp và bất đồng bằng biện pháp hòa bình.

    Ngày 21 tháng 12 năm 1979, Malaysia cho xuất bản một bản đồ vẽ ranh giới lãnh hải của Malaysia lấn vào vùng biển phía Nam của quần đảo Trường Sa, trong đó có các đảo An Bang, Thuyền Chài do quân đội Việt Nam đang đóng giữ và đảo Công Đo do Philippines đang chiếm giữ trái phép. Khu vực này rộng khoảng 4,4km2.

    Ngày 29 tháng 4 năm 1980, Bộ Ngoai giao Việt Nam gửi công hàm cho Malaysia phản đối việc làm này và ngày 8 tháng 5 năm 1980, nhân chuyến thăm và hội đàm với Malaysia, Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định đảo An Bang là của Việt Nam.
    [​IMG]
    Swallow reef (Đá Hoa Lau) trong tay Mã Lai trước đây.

    Năm 1982, Malaysia cho dựng cột mốc, dựng cột cờ trên đảo Hoa Lau (Swallow Reef) mà họ gọi là Terumbu Layang Layang. Tháng 6 năm 1982, đích thân Tổng Tham mưu trưởng quân đội Malaysia là tướng Ta Sri Mohamed Chazali chỉ huy, tổ chức một cuộc hành quân chiếm đóng đảo Hoa Lau ở phía Đông Nam đảo An Bang 60 hải lý, nhằm giành chủ quyền trên một vùng biển rộng 150 hải lý vuông tính từ đảo Hoa Lau trở về vùng biển Malaysia và có một chổ đứng chân để tranh chấp một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tướng Ta Sri Mohamed Chazali tuyên bố “bảo đảm chắc chắn rằng các vùng ngoài biển của chúng ta được an toàn”. Malaysia đã cho công binh đào một con kênh qua bãi san hô vào sát đảo dài 1.800 mét, rộng 300 mét cho tàu thuyền vào trú đậu an toàn, xây dựng thành một điểm tựa cho các hành động lấn chiếm tiếp theo.
    [​IMG]Swallow reef (Đá Hoa Lau) trong tay Mã Lai bây giờ.
    Mãi đến năm 1984, Bộ Ngoai giao Việt Nam mới phản đối Malaysia chiếm đóng trái phép đảo Hoa Lau trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
    Tháng 12 năm 1986, Malaysia lại tổ chức một cuộc hành quân ra chiếm đóng trái phép Đá Kỳ Vân (Mariveles Reef) và Đá Kiệu Ngựa (Ardasier Reef) mà họ gọi là Terumbu Mantanani và Terumbu Ubi ở phía Bắc Đá Hoa Lau. Việt Nam chỉ phản đối chiếu lệ hành động này của Malaysia.
    Giữa Việt Nam và Malaysia có một vùng chồng lấn vùng biển và thềm lục địa rộng khoảng 2.800km2. Vùng này hình thành bởi đường ranh giới thềrn lục địa do Chính phủ VNCH công bố năm 1971 và đường ranh giới thềm lục địa do Malaysia công bố năm 1979. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do Chính phủ VNCH có tính đến đảo Hòn Khoai cách đất liền 6,5 hải lý còn Malaysia đã bỏ qua đảo Hòn Khoai.
    Thì để giải quyết vấn đề này, qua Bản ghi nhớ ngày 5 tháng 6 năm 1992 quy định phạm vi “vùng xác định” ,Việt Nam và Malaisia cùng cử đại diện để tiến hành các hoạt động thăm dò và khai thác chung trong “vùng xác định”( Phía Việt Nam cử PETROVIETNAM, Malaysia cử PETRONAS). Ngày 29/7/1997, tấn dầu đầu tiên đã được khai thác tại mỏ Bunga Kekwa.
    Hiện nay Malaysia đang chiếm giữ 5 đảo, đưa ra yêu cầu chủ quyền với 12 đảo và bãi ngầm khác trong quần đảo Trường Sa, trong đó có đảo Hoa Lau ( tiếng Mã Lai gọi là Layang Layang) là đảo lớn nhất. Cách làm công khai của Malaysia là muốn thể hiện với nhân dân Malaysia rằng quân đội có khả năng bảo vệ những hòn đảo này và ý nghĩa sâu xa là để cho cộng đồng quốc tế chú ý đến việc Malaysia có chủ quyền đối với những đảo trên quần đảo Trường Sa. Các nhà lãnh đạo Malaysia đã từng đi thăm đảo gồm có Mahathir Mohamad, Abdullah Badawi, Najib Tun Razak, các vị bộ trưởng nội các, các tư lệnh hải quân… Mục đích đi thăm đảo của các quan chức Malaysia giống nhau, đó là muốn tuyên bố với cộng đồng quốc tế rằng Malaysia có chủ quyền và có quyết tâm bảo vệ những lãnh thổ này.
    Trích từ nguồn : VanchuongViet.
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Bảng chỉ hướng trên Đá Hoa Lau

    [​IMG]

    TP-Hồ Chí Minh, Cam ranh, An Bang, Trường sa lớn

    Trên đảo Nam Yết cũng có một cái cột như thế
    http://*******.org/gallery/watermark.php?file=3324&size=1

Chia sẻ trang này