1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hình chụp từ kính hiển vi 1 thấu kính - biến đổi từ Webcam

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi vat_ly_vui, 05/10/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    có lẽ như vậy, kính lúp đóng vai vật kính và webcam đóng vai thị kính trong kính hiển vi. nhưng khoảng cách 2 kính này phải cố định.
  2. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.181
    Đã được thích:
    5.575
    Chú cứ việc thảo luận đi, lôi tớ vào làm gì. Tớ đã tuyên bố từ lâu rồi, không dây vào ku thợ vườn nhiễu sự.
    Mà cái topic này cũng chán, tớ qua tuổi "em yêu khoa học" lâu rồi. Chúc các chú thảo luận vui vẻ và đoàn kết nhé.
  3. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    Thật chất mà nói.... cái màn CCD của webcam nó chỉ giống như 1 cái màn hứng ảnh thôi.
    Còn cái link mà bác load lên... tôi cũng đã xem qua, thấy cấu tạo của nó rất phức tạp. Tuy nhiên nó cho ra chất lượng ảnh màu tốt.
    Và cũng như tôi đã nói..... Nó vẫn chỉ là theo nguyên tắc.... Ánh sáng đi qua thấu kính....... Nhưng ánh sáng ở đây tôi phải dùng hiệu ứng... chứ không dùng ánh ánh sáng đơn thuần. Chỉ cần lệch 1 chút là không quan sát được gì cả....
    Tôi hỏi bác Fairydream nhé...... Nếu quan sát ảnh ở vô cực. Bác có điều chỉnh Zoom (tức là phóng to thu nhỏ) được không....??? ý tôi muốn nói là phóng to đến maximum và thu nhỏ về minimum... chỉ với 1 thấu kính .... Chứ không phải Zoom X vài lần là stop... Zoom lên vài lần có thể thấy trong ống nhòm.
    Vì kính hiển vi ngày nay và kính thiên văn cũng chỉ là quan sát ảnh ở vô cực chứ không hơn........
    Còn cái hiệu ứng của tôi... Nó cho phép bác vừa quan sát ảnh ảo, vừa quan sát ảnh thật. Phóng to 1 vật thể xác định to lên đến = đường kính thấu kính.
    Từ hiệu ứng này... nó xuất hiện rất nhiều trừơng hợp xảy ra... mỗi trường hợp chính là 1 quy tắc để chế tạo ra 1 lọai kính hiển vi khác nhau....
    Cũng như tôi đã nói....... Thay thấu kính hội tụ bằng 1 giọt nước..... Tôi vẫn quan sát được hiện tượng trên.
    Thậm chí... Không cần giọt nước... không cần thấu kính... tôi dùng chính 1 phần của tia sáng phản xạ lại đập vào mắt và tôi vẫn có thể quan sát những giọt nước li ti li ti cực nhỏ trên võng mạc (tuy nhiên chỉ có thể thấy với ảnh ảo chứ không thấy ảnh thật)
    Còn cái link mà bác đưa.. trước đây tôi cũng đã từng làm với 1 thiết bị khác.... tuy nhiên chưa thành công..... Vì không đủ thiết bị.
    Nói về cái nguyên tắc của cái kính hiển vi điện tự đó (trên link) như vầy.
    Kính hiển vi quang học hiện nay.... có 1 cái bóng đèn tỏa ánh sáng trắng.... bóng đèn rọi ánh sáng đi qua 1 thấu kính hội tụ... hội tụ lên mặt dưới của tiêu bản (làm sáng vật mẫu)... vật kính nằm ở mặt trên tiêu bản.... ánh sáng đi từ thấu kính hội tụ qua tiêu bản rồi vào vật kính đi tiếp qua thị kính đập vào mắt hoặc camera..... Mắt và camera bản chất chỉ giống như màn hứng ảnh.
    Còn cái phương pháp của đường link mà bác load lên... thì nó không dùng bóng đèn và thấu kính hội tụ bên dưới tiêu bản. Mà nó dùng tia Laser rọi thẳng vào mặt trên của tiêu bản (cùng chiều với vật kính)...... Giống như bác rọi đèn pin cho tiêu bản sáng lên vậy..... Tôi cũng có nghiên cứu đến cái yếu tố này..... nên tôi biết... Nhưng do thiếu thiết bị nên chưa thành công. Nên nhìn vào là tôi biết ngay
    Chính vì dùng tia laser có ánh sáng đỏ nên có thể ..... người ta chế thêm thiết bị và dùng con mắt đọc đĩa để điều chỉnh ánh sáng rọi vào vật thể... có thể là vậy..... Vì nếu rọi bằng ánh sáng đỏ của tia laser rất khó nhìn thấy....
    Phương pháp đó.... Độ phóng đại vẫn chưa cao... và vẫn còn vài hạn chế........ Và phức tạp.
    Còn phương pháp của tôi thì đơn giản hơn.... ánh sáng + thấu kính + vật thể + webcam.......Yêu cầu môi trường chung quanh tối......
    Bác thử ngồi mà ngẫm nghĩ... chỉ với ánh sáng từ 1 nơi nào đó dội vào mắt... tôi bắt cái hiệu ứng này.... và vẫn quan sát được những giọt nước li ti cực nhỏ trên võng mạc.
    Để tôi mô tả thêm về cái quan sát này.....
    2 mí mắt của bác..... giống như 2 cái cần gạt nước....
    Của xe hơi thì... kính xe hơi nhiều nước.... cần gạt gạt cho hết nước.... còn 2 mí mắt của bác thì ngược lại.... Mắt bác khô.... bác chớp.... 2 mí mắt sẽ kéo theo 1 màn nước li ti cực nhỏ vào giữa (nhắm mắt)..... Khi mở mắt ra.... trên võng mạc sẽ có những giọt nước li ti li ti cực nhỏ rất đẹp..... 1 phần theo quán tính sẽ bị kéo ngược lên trên ... Vì mi trên bật lên.... mi dưới bật xuống.... Phần nước còn lại trên võng mạc... 1 số sẽ bay hơi..... 1 số sẽ trôi xuống dưới (theo ngày nay gọi là do trọng lực).... Còn theo tôi thì nó nặng hơn không khí........ Có nhiều giọt nó sẽ liên kết nhau kéo thành 1 dây nước dài ..... Sẽ có giọt to giọt nhỏ không đều nhau.
    Khi trên võng mạc khô.. bác lại chớp mắt... quy trình trên lại xảy ra..... Khi bác dụi mắt.... trên võng mạc có rất nhiều những giọt nước li ti (nhiều hơn bình thường) ...... Khi bác mở mắt lâu... màk không chớp.. nó sẽ khô nhìn qua kính hiển vi sẽ không thấy có giọt nước nào cả.....
    Nếu nhìn bằng ảnh thật ..... những giọt nước nhỏ li ti giống như mấy viên pha lê rất đẹp ..... Còn nhìn bằng ảnh ảo thì nó cho ra các chấm đen ......
    Cũng với chính hiệu ứng này.... Nếu tôi dùng 1 cái gương (mirror) ..... Tôi sẽ thấy được lớp tráng thủy của gương có nhiều lỗ nhỏ li ti .... Tức là lớp trráng thủy (tráng bạc ..v.v..) không đồng đều, không phẳng...... Tức là tôi dùng hiệu ứng này để kiểm tra xem gương có tốt không....??? Tráng thủy có phẳng không ..... rất hiệu quả ..... Và đơn giản.
    Với cái hiệu ứng này ... tôi có thể thấy cả 3 dạng.... ảnh ảo... ảnh thật và ảnh ở vô cực ....... Chỉ với 1 cái thấu kính duy nhất. Cái quan trọng là phải dùng đúng hiệu ứng ..... Cái hiệu ứng này rất khó nói ...... rất khó mô tả nếu không dùng đúng từ chuyên môn.
    Được vat_ly_vui sửa chữa / chuyển vào 22:27 ngày 06/10/2006
  4. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    Bác Binh000 à... bác chưa hiểu cái quy tắc tôi chụp thế nào thì bác có thể hỏi.
    Nói cho bác biết... Vì tôi không chế tạo dàn thép giữ cố định nó.... tôi chụp bằng tay.. cho nên điều chỉnh độ phóng đại cho phù hợp rất lâu.... Tôi không thấy nó chuyển động.... Nhưng cái hình nhỏ nhò mà tôi gọi là giai đọan non ấy...... 1 lúc sau cũng tại vị trí đó.... tôi không thấy nó nữa.... mà thay vào đó là 1cái hình tròn có 3 vòng bao ngòai nhân. ...... cái mà giai đọan non... nhân chưa hòan chỉnh và chỉ có 1 vòng bao quanh nhân ......
    Tạm thời tôi gọi thế..... vì tôi thấy thế.... chứ chưa biết được nó là thứ gì..... cũng có thể là bụi.... cũng có thể là phấn hoa như bác nói.... cũng có thể là 1 cái gì đó..... Tôi không thẩm định chính xác được nên không dám nói nhiều....... Tôi chỉ biết rằng.... tôi quan sát và thấy nó có rất nhiều trong không khí....!!!
    Có 1 điều... có thể không phải là phấn hoa.... vì khi làm thí nghiệm... tôi đã lau rất kỹ cái thấu kính.... Thấu kính hòan tòan khô và sạch.
    Vì tôi muốn tránh các tác nhân phụ làm tôi nhận diện sai nó.... tại sao tôi lại làm vậy.... vì khi tôi quan sát những giọt nước li ti trên võng mạc.... tôi cũng thấy nó.... nhưng rất nhỏ.... nhỏ hơn cả giọt nước sau khi phóng to ....... Nên bắt buộc tôi phải nghiên cứu ra cái Digital Mircoscope từ web cam để chụp hình nó cận cảnh hơn .... Và kết quả là có các tấm hình như các bác đã thấy. Nó rất nhỏ và tôi phải phóng lên rất to.
    Nhưng có điều tôi thắc mắc.... tại sao kính hiển vi quang ngày nay cũng có độ phóng đại rất lớn lại không thấy nó....????
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Kính hiển vi không phải ngắm ở vô cực như kính thiên văn VLV đừng nhầm lẫn.
    Cậu vẻ sơ đồ chi tiết phân tích cụ thể rồi đăng kí phát minh đi. Sau đó rồi phổ biến cũng được, vì thực chất bây giờ cũng chưa hình dung được ra sao. Có thể nâng cấp nó lên với hiệu quả như thiết kế trong link tôi cho được không. Vì thấy được con vi khuẩn như vậy thì quả là quá ấn tượng. Tôi nhất định sẽ làm một cái. Hồi xưa làm cái kính hiển vi thấy rõ mấy cái tế bào đã quá thích rồi.
    Nói sơ qua về thiết kế này một chút vì VLV có đôi chút hiểu lầm
    link http://www.microscopy-uk.org.uk/mag/indexmag.html?http://www.microscopy-uk.org.uk/mag/artaug06/jmc-constr1.html
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cái thiết kế trong link dùng 1 webcam CCD hứng ảnh từ thấu kính có tiêu cự rất nhỏ lấy từ cái đầu đọc CD , lấy nguyên bộ kít của nó, có thể nâng thấu kính lên và hạ xuống trong khoảng vài mm nhờ vào bộ mạch. chỉ lấy phần này thôi chứ không dùng đèn laze như VLV nhầm lẫn.
    Dùng đèn led để trong ống nhỏ cho ánh sáng tập trung chiếu qua tiêu bản ánh sáng này sẽ qua thấu kính rồi đập vào màng CCD. khoảng cách giữa tiêu bản và thấu kính thay đổi được nhờ vào cơ cấu có sẵn của đầu đọc cd.
    Quá đơn giản. Hiệu quả.
    Nhìn thấy mấy cái tế bào mà tôi đã phát điên rồi huống hồ thấy cả mấy con vi khuẩn như vậy . Nhất định sẽ làm thôi
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nhưng các webcam hiện có thông thường màng nhạy sáng là CMOS chứ không phải là CCD. webcam CCD khá đắt chừng gần 100USD nên chác cũng ít đồ second hand. còn loại thông thường chíp CMOS kém nhạy sáng hơn nên có lẽ hiệu quả không bằng.
    ---
    Cái hay của thiết kế này là tận dụng các đầu CD hư: thấu kính và bộ kít của nó .có thể không dùng CCD mà dùng một thấu kính khác để làm kính hiển vi quang học.
    [​IMG]
    ---
    @VLV có những thứ tưởng như tầm thường như không phải ai cũng nghĩ ra.Vì thế có nhà phát minh. Điểm này như đã nói nhiều lần là "điểm sáng giá"của cậu. Nhưng từ những khám phá tình cờ muốn hoàn thiện thành sản phẩm tốt nhất thì phải cần có sự hiểu biết về nguyên lý. Cậu nên xem lại phần quang học để hiểu rõ tại sao mình lại làm được như vậy và hãy phát triển nó lên
  6. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    Cũng có thể là tôi nhầm vì tôi thấy cái Laser
    [​IMG]
    Nhưng cái chi tiết mà tôi mô tả là chiếu laser vào vật thể không phải từ dưới lên trên như thấu kính hội tụ..... là tôi đã làm rồi..... Nhưng chưa thành công...
    Còn nói về quy tắc quang học... tôi đã thử vẽ đường đi ánh sáng... và dùng công thức tính xem độ phóng đại của nó là bao nhiêu....
    Nhưng rất tiết là không tính được.... Vì 1 cái kính lúp bình thường có tiêu cự 10cm .... Độ phóng đại không lớn lắm ..... Thì không thể soi nó như kính hiển vi bình thường....
    1 giọt nước có chiết suất rất thấp qua hiện tượng khúc xạ... nó cũng phóng to vật thể rất yếu (còn nhỏ hơn thấu kính) thì với quy tắc quang học ngày nay làm sao có thể tính cho nó phóng to vật lên 100 lần hay 1000 lần (nếu kết quả là như thế).. Bác thử so sánh vân tay của tôi thì sẽ biết cái hiệu ứng của tôi phóng đại lên bao nhiêu lần.... Đường vân tay chưa đến 1mm mà Tôi có thể phóng nó lên ngang bằng đường kính của thấu kính.... bác tính dùm tôi xem..... Thấu kính bự thì nó bự.... thấu kính nhỏ thì nó nhỏ.... Và có thể phóng to hơn nữa..... Nhưng khi đến đó... khó có thể xác định bác đang quan sát vị trí nào thôi.....
    Và cũng chỉ với 1 tia sáng phản xạ ... không có thấu kính.... không có giọt nước..... tôi hỏi bác.... công thức quang học ngày nay có công thức tính không....???
    Chắc chắn là không...??? Ánh sáng không thể khuếch đại hình ảnh lên khi mà không có thấu kính...!!!
    Trên mắt cũng có 1 cái thấu kính có thể tự động điều chỉnh tiêu cự bằng cơ..... Nhưng rõ ràng ..... ánh sáng vẫn đi qua cái thấu kính đó.... hình ảnh vẫn bình thường.... còn cái hiệu ứng của tôi.... hình ảnh lại trở nên to hơn gấp nhiều lần......
    bác vào tiệm kính... soi mắt bằng thiết bị điện tử... bác có thể thấy rõ đồng tử của bác..... vì đã được phóng đại lên rồi.... Nhưng bác vẫn chưa thể thấy được những giọt nước li ti như tôi mô tả......
    Nhắc lại với bác lần nữa... nếu dùng theo phương pháp quang hiện nay... tôi không tính tóan và vẽ đường đi ánh sáng được.
    Chính vì vậy... tôi rất cần có 2 cái tiêu bản như nhau... 1 cái dùng kính hiển vi của tôi... 1 cái dùng kính hiển vi thường... để xem cái hiệu ứng của tôi có thể phóng lên đến mức nào... Nhưng rất tiếc... là muốn mua 1 cái kính tốt (độ phóng đại cao) phải bỏ ra hàng chục triệu đồng.... (tôi làm gì có được số tiền này).....
  7. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    Bác Fairydream à.... bác nói là dùng CCD gắn vào cái kính thiên văn thay cho thị kính... và kính thiên văn thì quan sát ảnh ở vô cực..... nên ý tôi hỏi bác... là bác quan sát ảnh tại vô cực với màn CCD.... bác có chỉnh ảnh Zoom từ minimum lên maximum được không chứ tôi đâu có nói kính hiển vi quan sát vật thể ở vô cực như kính thiên văn.
    Vì bác đề cập đến CCD và CMOS thay cho thị kính..... trong kính thiên văn
    Còn cái CCD hay CMOS thì tôi không biết trong webcam hiện nay 1.3 Mp là màn gì ..... Nhưng tôi cũng đã từng tháo cái webcam ra rồi.. nên thấy có cái miếng đó ...... Bản chất nó chỉ giống như màn hứng ảnhh thôi ....... không khác hơn
    Có thể là CCD thu ảnh tốt hơn CMOS như bác nói cho nên .... cái của người ta có màu ..... còn của tôi dùng webcam nên bị mất màu ..... thành trắng đen. ... Cái này thì tôi chưa tìm hiểu.
    Đúng rồi... nhắc đến cái gương mirror thì tôi mới nhớ.... bác về nhà.... lật mặt gương lên .... dùng kính lúp soi xem có thấy mấy cái lỗ tráng thủy không đều không...??? Hoặc bác đem vô phòng thí nghiệm dùng kính hiển vi soi thử... chỉnh độ phóng đại đến bao nhiêu lần thì thấy mấy cái lỗ nhỏ li ti trên lớp tráng bạc....???
    Cái hiệu ứng của tôi... không những thấy mấy cái lỗ đó...Nó còn có thể phóng cái lỗ đó lên to hơn nữa..... vẫn chỉ là với 1 thấu kính thôi.... !!!
    Dễ thấy nhất là tôi đã Load cái hình vân tay lên cho bác so sánh rồi...
    Còn nói về việc chế tạo... thì có rất nhiều dạng để chế tạo.... Còn vẽ đường đi ánh sáng.... thì tôi đã nói.. là không thể vẽ theo quy tắc quang học hiện nay.... cho nên..... đưa ra 1 bản vẽ chi tiết... tính tóan chi tiết... tôi e rằng là không thể.... Tôi cần sự hợp tác của các nhà nghiên cứu chuyên ngành tìm hiểu thêm về nó ... Chứ bản thân tôi... chỉ dừng lại ở mức phát hiện ra nó.... nghiên cứu nhân bản nó thôi.....!!! Ở Việt Nam thiệt thòi là như vậy đấy...!!!!
    Tôi nhớ... khi mà tôi phát hiện ra nó.... đem đi nói cho những người khác biết..... lúc đó tôi chỉ mới vào học 12 chưa học về quang.... có người bảo tôi về học thêm.... Nhưng khi học tới quang.... vẽ hòai chẳng ra... tính hòai chằng xong.... có thể khả năng còn hạn chế về kiến thức....
    Đến khi học xong... vẽ chẳng được... tính chẳng ra.... thì mọi người lại nói là tôi "khùng".... khi tôi dùng hiệu ứng của tôi để biến 1 giọt nước thành kính hiển vi quan sát những giọt nước mắt li ti trên võng mạc của chính mình.....
    Được vat_ly_vui sửa chữa / chuyển vào 00:05 ngày 07/10/2006
  8. tungsin_tpg

    tungsin_tpg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    4.584
    Đã được thích:
    0
    hết tro?
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Trò này cũng hay đấy chứ. .
  10. vatlysocap

    vatlysocap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Bác Tungsin mới trốn về đấy a !
    Mới đi mấy ngày đã đổi giọng rồi ! Mới hôm trước còn bảo anh em kiếm cái gì thực tế hơn , giờ thì lại bảo trò trẻ con !!
    Bác Werty chuyển sang "yêu" thứ gì thế ??/
    Ngẫm cho kỹ trò này cũng hơi trẻ con thật, nhưng tớ lại khoái mới chết chứ !
    @ VLV và Fairydream
    Tớ tính thử xem sao nhé
    Độ KĐ khoảng 10x và 6x khi màn CCD cách lens 6 và 4cm nên tiêu cự lens khoảng 0.55cm. Muốn có ảnh lớn hơn ,màn CCD có thể dời xa hơn và lens gần tiêu bản hơn. Có lẽ do lens không tốt nên tác giả chỉ cho KĐ 10lần thôi.
    Màn CCD 320*240 của Webcam thường có kích thước 1 pixel là 10*10 micron. Độ phân giải tối đa của toàn bộ kính khi đó sẽ là 1micron. Ảnh qua máy tính có thể Zoom bao nhiêu tuỳ ý nhưng độ phân giải vẫn thế.
    Tớ không thích Sinh, nên chẳng nhớ con vi trùng loại to to một chút nó lớn cỡ nào . Mong là Fairy sẽ không thất vọng khi chẳng thấy con nào nhé ! (hình như "nòng nọc" của người to hơn vi trùng thì phải)
    Cái độc đáo của kính này là chỉnh focus bằng dòng điện. Bọn Tây này hay thật, nghĩ ra đủ trò.
    VLV cứ đưa kính của mình ra rồi anh em cùng tính thử xem sao nhé. Biết đâu anh em mình hợp tác làm một công trình gì đó đoạt giải IgNobel cho bà con lác mắt chơi.
    Tối nay về nhà tớ sẽ rã 1 cái CD xem sao.

Chia sẻ trang này