1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hình sự ? dân sự ?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi MinhTrinh, 23/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Các bài viết ở trên làm cho người ta có cảm giác hình sự hay dân sự thực ra là việc của Nhà nước, là theo suy nghĩ chủ quan của người có quyền lực. Thực ra, không phải vậy, vì điểm khởii đầu bao giờ cũng là từ người dân, từ một lá đơn tố cáo của chủ nợ.
    Tớ lưu ý kevin rằng, trong mọi trường hợp, việc hình sự hóa quan hệ dân sự về nợ rất nguy hiểm, mà người dễ chịu thiệt thòi nhất lại là chủ nợ.
    Xem trích lá thư một con nợ viết gửi chủ nợ sau đây :
    ----
    Thưa ông Kevinmitknick
    Tôi, fsai, sau khi được luật sư của tôi tư vấn, đã biết một số thông tin như sau :
    Ông tố cáo tôi phạm tội lừa đảo vào tháng 5 ?" 6 năm 2005 và yêu cầu công an huyện xử lý trách nhiệm hình sự đối với tôi, nhưng sau đó, có kết luận của cơ quan công an rằng tôi không có tội bằng văn bản (tôi còn giữ bản kết luận đó) là đã có căn cứ để có thể xác định là ông đã phạm tội vu khống, theo khoản 1, điều 122, Bộ luật hình sự năm 1999.
    Nguyên văn khoản 1, điều 122 Bộ luật Hình sự đó như sau :
    Điều 122 : Tội vu khống
    1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
    Luật sư của tôi cũng báo cho tôi biết rằng, do tôi chưa có yêu cầu nên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chưa xử lý, mà cụ thể là chưa khởi tố vụ án hình sự, và khởi tố bị can đối với ông. Tức là, theo quy định cụ thể tại khoản 1, điều 105, Bộ luật Tố tụng Hình sự, nếu tôi có yêu cầu bằng văn bản và cung cấp tài liệu chứng minh (bản kết luận của công an nêu trên) thì cơ quan công an phải thực hiện việc khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với ông.
    Nguyên văn khoản 1, điều 105, Bộ luật Tố tụng Hình sự đó như sau:
    Điều 105 : Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
    1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131, 171 của Bộ luật Hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
    Tuy nhiên, tôi viết thư này báo cho ông biết là tôi đang suy nghĩ và cân nhắc xem có nên nộp đơn yêu cầu cơ quan công an khởi tố ông không vì hơn ai hết, tôi chưa muốn làm chuyện cạn tình cạn nghĩa như ông đã từng làm với tôi.
    Và tôi đề nghị ông cũng nên suy nghĩ trước khi nộp đơn khởi kiện Tòa án nhân dân yêu cầu tôi trả nợ, vì ông biết rõ hoàn cảnh tôi đang cố gắng thu xếp công việc làm ăn để trả nợ cho ông ....
    ----
    He he ...

    Trong trường hợp luật sư kevin nhận được lá thư như vậy, luật sư có típ tục khởi kiện đòi nợ hay đồng ý gia hạn nợ nhỉ.
    Rõ ràng, bên cạnh cơ quan Nhà nước, hình sự hay dân sự một vụ việc, nhận thức của người trong cuộc mới là quan trọng.
    Nhỉ.
  2. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Tất nhiên trong những trường hợp Hình sự hóa vụ án dân sự. chúng ta nên cân nhắc, trường hợp anh fsai nêu trên, tất nhiên kevin cũng đã dự trù. Tuy nhiên căn cứ trên tình hình quá trình vay mượn, hòan cảnh sống của con nợ. hoặc quá trình chày chèo không trả nợ và có đấu hiệu quịt, thì cứ quay lại các biểu hiện ban đầu và các chứng cứ lẩn tránh 1 thời gian dài. ta không đòi được. tại sao không hình sự hóa nó thành tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đọat tài sản ? mà điều đó thể hiện cụ thể qua các hành vi như điều 157 và 158:
    "Điều 157. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân.
    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ ba tháng đến năm năm.
    2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
    a) Có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp;
    b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
    c) Chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn;
    ...........v....v và v...v....
  3. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    http://www9.dantri.com.vn/Sukien/skphapluat/2006/7/127363.vip
    Đây là một vụ việc điển hình cho việc hình sự hoá quan hệ dân sự, mà tôi là người trực tiếp tư vấn cho ông Thặng từ đầu (trước tôi là LS, nhưng giờ là công chức nên không được hành nghề nữa).
    Vụ việc này báo chí đã vào cuộc và gây áp lực nên sáng mai, Toà án đã buộc phải hoãn phiên sơ thẩm để điều tra lại, mà chắc chắn sẽ không đủ chứng cứ buộc tội.
  4. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Nếu bác nào có hứng thú với vụ này thì cùng thảo luận với tớ nhé, có đầy đủ tài liệu cung cấp cho các bác nghiên cứu.
  5. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    Tôi thấy thế này: Bộ luật hình sự năm 1999 đã có hiệu lực từ ngày 01/7/2004, thế tại sao cứ viện dẫn BLHS cũ ra làm gì vậy? Hiện nay làm gì còn tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân"?!. Hơn nữa, theo như kevin nói đưa trường hợp này vào "Lừa đảo..." là k có căn cứ, vì:
    - Dấu hiệu đặc trưng của tội "Lừa.." là ý thức chiếm đoạt phải có trước khi nhận được tài sản, và phải có sự gian dối (Điều 138 BLHS quy định rõ: Người nào dùng thủ đoạn gian dối...", Chữ LỪA ở đây đã khái quát hoá bản chất hành vi)
    - Trường hợp không chứng minh được (hoặc không có yếu tố gian dối, ý thức chiếm đoạt có sau) thì phải xem đến tội danh "Lạm dụng tính nhiệm chiếm đoạt tài sản" theo điều 140 BLHS. Đặc trưng của tội này là nhận được tài sản từ phía chủ sở hữu 1 cách hợp pháp (tức không bằng thủ đoạn gian dối, tại thời điểm nhận tài sản chưa có ý thức chiếm đoạt), sau đó dùng tài sản này một cách bất hợp pháp (vấn đề này nếu có dịp tôi sẽ bàn mở rộng hơn) dẫn đến không có khả năng chi trả.
    Vấn đề "hình sự hoá quan hệ dân sự" đã đề cập, ttheo tôi các bạn chưa nắm hết tình tiết vụ việc thì việc đánh giá đúng, sai là rất dễ chủ quan và cảm tính. Để đưa 1 sự việc vào tố tụng hình sự thì các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đánh giá hành vi có bị xem là "gây nguy hiểm cho xã hội" không. Sau đó xem đã có đủ các yếu tố cấu thành cụ thể của tội danh tương ứng với hành vi đó để khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Từ khi KTVA, VKS sẽ thụ lý hồ sơ này, tiếp sau là phê chuẩn QĐ KTBC theo đề nghị của CQĐT (nếu VKS thấy không đủ căn cứ thì ra QĐ huỷ hoặc không phê chuẩn). Kể từ lúc này trở đi, sự việc chính thức coi là vụ án hình sự.
    Về việc bạn nào đó đặt giả thiết cho là con nợ gởi bức thư kèm kết luận của CQĐT cho chủ nợ để làm yêu sách gây áp lực cho việc hoãn (hoặc từ chối trả nợ)... Trong thực tế, tôi cho là ... CỰC NGU (xin lỗi) vì chỉ cần nhiêu đó thôi đã chứng tỏ ý thức của con nợ trong việc chây ỳ, cố ý không muốn trả nợ. Như vậy, tôi và cơ quan chứ năng càng có đủ căn cứ để xem lại bạn có dấu hiệu "Lạm dụng..." không. Hơn nữa, trong trường hợp này sẽ không có việc khởi tố người tố cáo về tội "Vu khống" vì trong sự việc này thực sự hiện hữu quan hệ vay mượn giữa con nợ và chủ nợ, không phải dựng lên một sự việc không có thật để làm mất danh dự, uy tín của... Con nợ. Không thể căn cứ vào kết luận không khởi tố vụ án của CQĐT trong trường hợp này để kết luận chủ nợ vu khống được!
    Vài dòng trao đổi cùng các bạn
  6. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
  7. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Bạn khoi - khờ - sờ thân mến.
    Cái người cực ngu mà bạn đề cập ở trên là tớ đấy ....
    Và tớ rất hân hạnh là tớ chấp nhận lun lời xin lỗi bên cạnh của bạn. He he ...
    Khác với anh bạn kevin, bạn có được một sự thông hiểu sâu sắc về tội "lừa đảo chiếm đọat tài sản" trong luật hình sự nhỉ, nhưng mừh seo lại tỏ vẻ ... CỰC NGU (ấy quên, tớ cũng xin lỗi lun) về tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đọat tài sản" và tội "vu khống" nhỉ.
    Cái ... CỰC NGU (ấy quên, xin lỗi tiếp nhé) thể hiện ở chỗ :
    - Nếu tội "vu khống" được quy định tại điều 122 ấy bao hàm 2 hành vi, mà chỉ cần có một hành vi như vậy là đủ cấu thành tội phạm rùi. Hai hành vi đó là :
    + Bịa đặt lan truyền những điều kô thật nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác;
    + Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ với công an ( có làm đơn hay trình báo đàng hoàng nhá ).
    Khách thể mà điều 122 này bảo vệ là quyền nhân thân về danh dự và nhân phẩm của con người, đặc biệt là để chống lại những lạm dụng pháp luật kiểu : tố cáo người khác lừa đảo nhằm thu hồi nợ.
    - Và : trong giới hạn của tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" không có khái niệm chây ì, trốn tránh mà chỉ có :
    + dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đọat tài sản; hay là
    + sử dụng vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng chi trả.
    Tức là, cái dạng :
    "tớ cứ nhà tớ tớ ở nhá,
    tiền tớ thiếu nợ thì hiện nay chưa có nhá,
    lý do à, thì công chuyện kinh doanh hợp pháp nhá, mà người ta chưa thanh toán tiền hàng nên tớ chưa có để trả, thích thì cứ đi mà kiện nhá,
    còn bịa đặt lung tung là tớ lừa đảo hay lạm dụng tín nhiệm lăng nhăng gì đó + nộp đơn tố cáo công an bỏ tù tớ là vu khống rùi nhá" ...
    thì ... , với người chây ì không chịu trả này nhá
    thì
    chỉ có khởi kiện dân sự thui, ------------------> Quan hệ thuần tuý dân sự nhá.
    hay bạn lại bẩu là " Ồ ...... không .... phải tiếp tục nộp đơn tố cáo nó lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản để công an xử lý nó chít lun .... " Làm như thế có được không ấy nhẩy.

    Đó cũng chính là khía cạnh pháp luật của nội dung : Hình sự hay dân sự mà chủ đề này đề cập.
    Rất mong típ tục nhận được sự phê phán của bạn để cái cục ... CỰC NGU ... của tớ nó bé bé lại.

    Chào thân ái.
    Được fsai sửa chữa / chuyển vào 13:25 ngày 07/07/2006
  8. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
  9. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    he,
    Bác này bắt chấy ra phết nhỉ, chắc phải là LS hoặc là người của cá gài vào đó,
    Xin thưa luôn rằng, quả thật phiên toà đã bị hoãn xử và tôi tin chắc rằng cũng không thể bắt tội được bố Thặng vì không đủ căn cứ cấu thành, vậy thì đối phó làm sao với cái 388 đây, hic hic thật đau đầu cho các CQTHTT,
    Trao đổi thêm vài điều với bác trên tinh thần xây dựng,
    1/ Tất cả mọi quan hệ bình thường trong xã hội đều là quan hệ dân sự, quan hệ giữa tôi và bác, giữa bác và bố bác, mẹ bác,... đều là quan hệ dân sự, do đặc thù của nó là chủ thể tham gia quan hệ bình đẳng. Trong một Nhà nước pháp quyền, kể cả quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân cũng chỉ là quan hệ dân sự mà thôi, nhân dân ký "Hợp đồng" với Nhà nước, trong đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên, chế tài xử lý khi có bên vi phạm, v v... Các quan hệ dân sự cứ tự phát sinh, biến đổi và kết thúc theo quy luật cuộc sống mà ko cần có sự can thiệp của nhà nước, nhà nước chỉ đóng vai trò trọng tài phân xử trong phạm vi của mình mà thôi. Sau khi có một sự kiện pháp lý xẩy ra, một quan hệ dân sự biến thành một quan hệ pháp luật hình sự, giữa một bên là nhà nước và bên kia là người có hành vi phạm tội("tội phạm"), thì bây giờ quan hệ đó không còn bình đẳng nữa, mà mang tính mệnh lệnh một chiều, tội phạm đã bị tước đi một số quyền cơ bản theo luật định và Nhà nước thực thi quyền của mình.
    Ở đây, "đoàn công tác" đã không chứng minh được mình là ai, có phải đang thi hành công vụ không, thì quan hệ giữa ông Thặng này và đoàn cũng chỉ là một QHDS bình thường, là quan hệ giữa một công dân và một nhóm công dân mà thôi. Trong khi đó thì đoàn đã hung hăng cướp đồ đạc chất lên xe mà không có bất kỳ một Quyết định cưỡng chế hợp pháp nào, thì buộc người dân phải chặn lại. Với hành vi này của đoàn, có thể sẽ bị truy cứu cả trách nhiệm hình sự nữa chứ chả chơi, vì lúc đó đoàn công tác này không nhân danh nhà nước, ko phải đang thi hành công vụ mà chỉ có ý nghĩa là một nhóm người manh động mà thôi. Vậy mà khi người dân chặn lại thì bị truy tố là chống người thi hành công vụ. Vậy thì có phải là đã có sự "hình sự hoá" quan hệ này lên không. Mà thực chất, dưới góc độ pháp lý thì hành vi này chỉ bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự theo NĐ 150/2005/NĐ-CP là cùng.
    2/ Vì bác chưa được đọc KLĐT và Bản cáo trạng nên tôi không bàn luận tiếp nữa, chỉ biết rằng báo viết là có thật vì họ đã đọc kỹ KLĐT và BCT rồi thì mới dám viết, bản thân họ cũng phải nắm chắc Luật báo chí và phải biết quyền của mình đến đâu, không phải cứ thích viết gì là viết khi không có căn cứ chắc chắn, nhất là đối với phóng sự điều tra. Quả thật là trong KLĐT và BCT không thấy có đề cập đến việc tạm giữ 9 ngày này, còn HĐXX có đui không thì bác nên hỏi trực tiếp họ. Cái này tớ không nắm được. Còn trường hợp vì sao họ giấu thì theo suy đoán của tớ, có thể họ phòng tránh trường hợp không đủ căn cứ buộc tội, sẽ phải bồi thường oan sai theo NQ 388, điều này có thể lắm chứ.
    3/ Không biết bác đã đọc Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước ("BMNN") và Nghị định 33 hướng dẫn thi hành chưa, bác có biết thế nào thì gọi là BMNN không, Danh mục BMNN ngành nào, lĩnh vực nào do ai công bố chưa. KLĐT này công bố từ đời nào rồi, đã chuyển sang VKS và có Bản cáo trạng phát cho bị cáo, người bào chữa rồi, nghĩa là đã công bố rồi thì "làm lộ bí mật điều tra" ở đây nghĩa là thế nào. Còn "tài liệu" theo ý tôi cung cấp ở đây là những giả thiết trên cơ sở sự việc có thật để chúng ta có thể dựa vào đó tranh luận, bàn bạc theo chủ đề, vì đây là box KHPL mà, nó phải mang tính khoa học, và tất nhiên là chỉ đến với những ai yêu thích luật.
    Rất mong hồi âm.
  10. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    Trời ạ, cũng may bác đã thôi nghề Luật sư, nếu còn...
    ------- Làm sao tôi có thể tiếp tục tranh luận tiếp với người chưa phân biệt được khái niệm "hình sự hóa quan hệ dân sự"?.... Không biết bác giả vờ ngây ngô hay cố tình không hiểu. Ở đây, chỉ có quan hệ hành chính: dù đúng hay sai thì chỉ có quan hệ hành chính giữa nhóm thi hành nhiệm vụ nhà nước với công dân là ông Thạch. Bác cứ phân biệt khái niệm quan hệ pháp luật hành chính và quan hệ pháp luật dân sự đi (giữa các chủ thể với nhau). Nếu tôi nhớ không lầm, bài này đã dạy kỹ ở Đại học luật chứ chưa nói đến là đã dạy lại ở lớp Đào tạo nghề Luật sư!
    ----------Tôi chỉ nói đến đây thôi, bác cựu Luật Sư và những người bạn khác cứ đánh giá nhé! Trong thời gian tới tôi sẽ hơi bận, phản hồi trễ không đồng nghĩa với việc tôi chấp nhận ý kiến phản biện . Các bạn cứ kiên nhẫn nhé, Nhân đây, bạn nào đồng quan điểm với tôi xin hãy tranh luận tiếp 1 thới gian nhé!
    -----------------Thân chào

Chia sẻ trang này