1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hình thức và bản chất của Đạo.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi Tran_Thang, 14/05/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Hình thức và bản chất của Đạo.

    Chào các bác !

    Chúng ta tranh cãi nhau về Phật và Chúa, nhưng cả hai vũ trụ quan của các Ngài đều gọi chung là Đạo. Vậy nên tôi mở chủ đề này để tham khảo ý kiến, quan điểm và nhận xét của các bác về khái niệm này.
  2. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Tặng cho ba chữ: ẶC ẶC ẶC và lời khuyên suy tư và tìm hiểu nhiều hơn. Kính.
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
  4. superheavytank

    superheavytank Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2003
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ trong diễn đàn Học thuật này toàn cãi nhau lung tung, thật khó mà tìm được một người điềm tĩnh đứng đắn như bạn Tran_Thang.
    Tôi không hiểu sao vũ trụ quan của hai người lại gọi là đạo thế? Đây là từ đồng âm dị nghĩa.
    Đạo của Chúa gọi là Đạo Thiên chúa có nghĩa là một tôn giáo, còn đạo của Phật là một con đường nghĩa là không phải là một tôn giáo.
    Mong bạn soi xét
  5. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Với người có học thức thì nói năng phải có bằng chứng rõ ràng!
    Buđha__vn không biết đạo chúa thế nào! riêng về đạo Phật Buđha__vn có nghiên cứu sơ qua mà không chỗ nào trong Kinh điển nói rằng Vũ trụ quan của Phật gọi là là Đạo! rất mong bạn Tran_********* dẫn chứng ra dùm cái nha!
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
  7. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Tran_Thang!
    Buddha__vn hỏi bạn sao bạn không trả lời câu hỏi của Buddha__vn mà lại đi hỏi ngược lại Buddha__vn về một vấn đề không có liên quan đến vũ trụ quan, không ăn nhập gì với câu hỏi của Buddha__vn như vậy????
    Và câu hỏi của bạn tối nghĩa quá! Buddha__vn không hiểu nên rát mong bạn giải thích câu hỏi của mình cho rõ ràng hơn đi nhé!!! bạn muốn hỏi về vấn đề gì có liên quan đến Bát Chánh Đạo ở đây?????
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193

    Vậy ta hãy đi vào định nghĩa "vũ trụ quan". Đấy chính là quan điểm về thế giới xung quanh.
    Đức Phật cho rằng mọi cái đều do "duyên" mà có. Theo tôi nghĩ "duyên" đây là sự ngẫu nhiên. Và trong vũ trụ quan ấy có con người, Phật lại cho rằng "Con người là cái đang trở thành chứ không phải là cái vốn có", điều này chống lại quan điểm về định mệnh hay số phận.
    Kinh Thánh lại cho rằng Thiên Chúa tạo ra thế giới trong 6 ngày. Ta cũng nên hiểu rõ khái niệm "Thế giới" ở đây. Rõ ràng cùng ở trên quả đất nhưng lại có nhiều thế giới khác nhau, nào là "thế giới kỷ Ju-ra", "thế giới (hay thành phố) Atlantic, thế giới Ai cập, thế giới cổ đại, thế giới văn minh. Như tôi đã trình bày, có thể do hiện tượng đóng băng ở cực, và sự "lệch trục" đã gia tốc quả đất quay nhanh hơn, gây nên nạn Hồng Thủy, hủy diệt và sau đó tái tạo thế giới. Và có lẽ khái niệm "thế giới" gắn liền với chu kỳ ngày đêm trên đó. Tôi nghĩ nếu không có nền công nghiệp gây nên hiệu ứng nhà kính khiến băng tan thì có lẽ quả đất đã có thể "lệch trục" thêm 1 lần nữa rồi, như lời tiên đoán trong Kinh Thánh. Thiên Chúa lại cho rằng con người nên tuân theo sự sắp đặt.
    Trong hai vũ trụ quan ấy, cả hai vị đều khuyên răn con người nên nhìn nhận và hành xử như thế nào trong cái "thế giới của các Ngài". Đó chính là Đạo vậy.
  9. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất, ngay cả cái ngẫu nhiên cũng là cái vô cùng phức tạp mà ra.
    Thứ hai, duyên không phải là sự ngẫu nhiên. Nếu Phật nói mọi cái do ngẫu nhiên thì còn dùng từ DUYÊN để làm gì ?? Vả lại nếu mọi thứ do ngẫu nhiên mà ra thì thật là huề vốn !!! Cần tìm hiểu thêm.
    Thứ ba, cái câu: Con người là cái đang trở thành chứ không phải là cái vốn có hơi bị lọa. Không hiểu ông anh tìm thấy ở đâu và theo ông anh thì có nghĩa là gì ????
    Tôi không phản đối, nhưng cái Đạo của anh bạn không tương ứng với cái thường được gọi là ĐẠO trên sách vở hiện nay. Ông anh đã tự cho từ ĐẠO một định nghĩa mới rồi đấy.
    ĐẠO là gì ? ĐẠO là con đường, mà đã có đường thì phải có HÀNH TRÌNH, có sự TIẾN TRIỂN. Người theo đạo Chúa thực hiện được hành trình gì ? Ăn ở theo những lời của Chúa thì được phán cho lên thiên đàng, nếu không thì xuống địa Ngục. Theo đạo Chúa, con người không được đòi hỏi phải TU, tức là phải tự sửa đổi, tự thay đổi, TỰ CHỌN LẤY MỘT THÁI ĐỘ TÍCH CỰC ĐỐI VỚI MÌNH VÀ THẾ GIỚI, thì làm sao tôn giáo của Chúa Jesus có thể gọi là ĐẠO được ?
    Hiểu không ??????????????????????? Ba chữ ẶC ẶC ẶC của tôi tuy chưa có trong từ điển nhưng cũng xin không rút lui. Hê hê...
    Được qwertzy2 sửa chữa / chuyển vào 01:29 ngày 18/05/2005
  10. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Bạn chưa hiểu thấu đáo về những lời chỉ dạy của Đức Phật!! Đức Phật nói rằng các Pháp do duyên sanh! chứ Đức Phật không có cho rằng mọi cái đều do "duyên" mà có như bạn nói! Và chữ duyên Phật thuyết ở đây cũng không thể giải thích theo cách hiểu của bạn được!
    Và đức Phật cũng không hề thuyết: "Con người là cái đang trở thành chứ không phải là cái vốn có" như bạn đã viết! bạn viết như vậy là xuyên tạc lời của Đức Phật. Bạn nên nhớ rằng Đức Phật không bao giờ dùng từ con người cả!!
    Nếu bạn cho rằng bạn không hề xuyên tạc đức Phật thì mang bạn hãy cho dẫn chứng ra nhé!!
    Đến đây thì bạn hoàn toàn xuyên tạc ý của Phật rồi!!! Đức Phật chẳng hề khuyên răn ai cả bạn ạ! và lại càng không khuyên răn con người như bạn nói!
    Mời bạn đọc:
    http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-kinh-trungbo/trung26.htm
    Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Ðối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lý Idapaccàyata Paticcasamuppada (Y Tánh Duyên Khởi Pháp); sự kiện này thật khó thấy; tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự trừ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Nếu nay Ta thuyết pháp mà các người khác không hiểu Ta, thời như vậy thật khổ não cho Ta, như vậy thật bực mình cho Ta!" Này các Tỷ-kheo, rồi những kệ bất khả tư nghì, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta:
    Sao Ta nói Chánh pháp,
    Ðược chứng ngộ khó khăn?
    Những ai còn tham sân,
    Khó chứng ngộ pháp này.
    Ði ngược dòng, thâm diệu,
    Khó thấy, thật tế nhị,
    Kẻ ái nhiễm vô minh,
    Không thấy được pháp này.

    Rồi này các Tỷ-kheo, với những suy tư như vậy, tâm của Ta hướng về vô vi thụ động, không muốn thuyết pháp.
    Này các Tỷ-kheo, lúc bấy giờ Phạm thiên Sahampati khi biết được tâm tư của Ta; với tâm tư của mình, liền suy nghĩ: "Than ôi, thế giới sẽ tiêu diệt, thế giới sẽ bi hoại vong, nếu tâm của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác hướng về vô vi thụ động, không muốn thuyết pháp". Rồi này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Sahampati, như một nhà lực sĩ duỗi cánh tay đang co, hay co cánh tay đang duỗi; cũng vậy, vị ấy biến mất từ thế giới Phạm thiên, và hiện ra trước mặt Ta. Này các Tỷ-kheo, rồi Phạm thiên Sahampati đắp thượng y một bên vai chắp tay hướng vái Ta và bạch với Ta: "Bạch Thế Tôn, hãy thuyết pháp! Bạch Thiện Thệ, hãy thuyết pháp! Có những chúng sanh ít nhiễm bụi trần sẽ bi nguy hại nếu không được nghe Chánh pháp. (Nếu được nghe), những vị này có thể thâm hiểu Chánh pháp". Này các Tỷ-kheo, Phạm thiện Sahampati nói như vậy. Sau khi nói vậy, lại nói thêm như sau:
    Xưa tại Magadha,
    Hiện ra pháp bất tịnh,
    Pháp do tâm cấu uế,
    Do suy tư tác thành.
    Hãy mỡ tung mở rộng,
    Cánh cửa bất tử này.
    Hãy để họ nghe Pháp,
    Bậc Thanh tịnh Chứng Ngộ.
    Như đứng trên tảng đá,
    Trên đỉnh núi tột cao
    Có người đứng nhìn xuống,
    Ðám chúng sanh quây quần.
    Cũng vậy, ôi Thiện Thệ,
    Bậc Biến Nhãn cùng khắp,
    Leo lên ngôi lâu đài,
    Xây dựng bằng Chánh pháp
    Bậc Thoát Ly sầu muộn,
    Nhìn xuống đám quần sanh,
    Bị sầu khổ áp bức,
    Bị sanh già chi phối,
    Ðứng lên vị Anh Hùng,
    Bậc Chiến Thắng chiến trường.
    Vị trưởng đoàn lữ khách,
    Bậc Thoát Ly nợ nần.
    Hãy đi khắp thế giới,
    Bậc Thế Tôn Chánh Giác!
    Hãy thuyết vi diệu pháp,
    Người nghe sẽ thâm hiểu!

    Này các Tỷ-kheo, sau khi biết được lời Phạm thiên yêu cầu, vì lòng từ bi đối với chúng sanh, với Phật nhãn, Ta nhìn quanh thế giới. Này các Tỷ-kheo, với Phật nhãn, Ta thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn, độn căn, có hạng thiện tánh, ác tánh, có hạng dễ dạy, khó dạy, và một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm làm những hành động lỗi lầm. Như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng hay hồ sen trắng có một số hoa sen xanh, sen hồng, hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, không vượt lên khỏi mặt nước, được nuôi dưỡng dưới nước. Có một hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, sống vươn lên tới mặt nước. Có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước đẫm ướt. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với Phật nhãn, Ta thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn, độn căn, có hạng thiện tánh, ác tánh, có hạng dễ dạy, khó dạy, và một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm làm những hành động lỗi lầm. Và này các Tỷ-kheo, Ta nói lên bài kệ sau đây với Phạm thiên Sahampati:
    Cửa bất tử rộng mở,
    Cho những ai chịu nghe.
    Hãy từ bỏ tín tâm,
    Không chính xác của mình.
    Tự nghĩ đến phiền toái,
    Ta đã không muốn giảng,
    Tối thượng vi diệu pháp,
    Giữa chúng sanh loài Người.
    (Ôi Phạm thiên)

    Này các Tỷ-kheo, rồi Phạm thiên Sahampati tự nghĩ: "Ta đã tạo cơ hội cho Thế Tôn thuyết pháp", đảnh lễ Ta, thân phía hữu hướng về Ta rồi biến mất tại chỗ.
    http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-dp&pp/dp&pp05.htm
    Đức Phật tuyên bố:
    "Cửa Vô Sanh Bất Diệt đã rộng mở cho chúng sanh. Hãy để cho ai có tai muốn nghe đặt trọn niềm tin tưởng. Vì biết có sự mệt mỏi dã dượi trong thế gian nên trước kia Như Lai phân vân, chưa quyết định truyền dạy Giáo Pháp vinh quang và hoàn hảo".
    Hy vọng la bạn hiểu và hiểu đúng những gì Buddha__vn đã trích ra đây! Đó chính là tinh thân thuyết pháp vô tâm của Đức Phật!

Chia sẻ trang này