1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hình thức và bản chất của Đạo.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi Tran_Thang, 14/05/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Bạn chưa hiểu thấu đáo về những lời chỉ dạy của Đức Phật!! Đức Phật nói rằng các Pháp do duyên sanh! chứ Đức Phật không có cho rằng mọi cái đều do "duyên" mà có như bạn nói! Và chữ duyên ở đay cũng không phải là hiểu theo cách mà bạn đã trình bày!
    Và đức Phật cũng không hề thuyết: "Con người là cái đang trở thành chứ không phải là cái vốn có" như bạn đã viết! bạn viết như vậy là xuyên tạc lời của Đức Phật. Bạn nên nhớ rằng Đức Phật không bao giờ dùng từ con người cả!!
    Nếu bạn cho rằng bạn không hề xuyên tạc đức Phật thì mang bạn hãy cho dẫn chứng ra nhé!!
    Đến đây thì bạn hoàn toàn xuyên tạc ý của Phật rồi!!! Đức Phật chẳng hề khuyên răn ai cả bạn ạ! và lại càng không khuyên răn con người như bạn nói!
    Mời bạn đọc:
    http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-kinh-trungbo/trung26.htm
    Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Ðối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lý Idapaccàyata Paticcasamuppada (Y Tánh Duyên Khởi Pháp); sự kiện này thật khó thấy; tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự trừ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Nếu nay Ta thuyết pháp mà các người khác không hiểu Ta, thời như vậy thật khổ não cho Ta, như vậy thật bực mình cho Ta!" Này các Tỷ-kheo, rồi những kệ bất khả tư nghì, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta:
    Sao Ta nói Chánh pháp,
    Ðược chứng ngộ khó khăn?
    Những ai còn tham sân,
    Khó chứng ngộ pháp này.
    Ði ngược dòng, thâm diệu,
    Khó thấy, thật tế nhị,
    Kẻ ái nhiễm vô minh,
    Không thấy được pháp này.

    Rồi này các Tỷ-kheo, với những suy tư như vậy, tâm của Ta hướng về vô vi thụ động, không muốn thuyết pháp.
    Này các Tỷ-kheo, lúc bấy giờ Phạm thiên Sahampati khi biết được tâm tư của Ta; với tâm tư của mình, liền suy nghĩ: "Than ôi, thế giới sẽ tiêu diệt, thế giới sẽ bi hoại vong, nếu tâm của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác hướng về vô vi thụ động, không muốn thuyết pháp". Rồi này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Sahampati, như một nhà lực sĩ duỗi cánh tay đang co, hay co cánh tay đang duỗi; cũng vậy, vị ấy biến mất từ thế giới Phạm thiên, và hiện ra trước mặt Ta. Này các Tỷ-kheo, rồi Phạm thiên Sahampati đắp thượng y một bên vai chắp tay hướng vái Ta và bạch với Ta: "Bạch Thế Tôn, hãy thuyết pháp! Bạch Thiện Thệ, hãy thuyết pháp! Có những chúng sanh ít nhiễm bụi trần sẽ bi nguy hại nếu không được nghe Chánh pháp. (Nếu được nghe), những vị này có thể thâm hiểu Chánh pháp". Này các Tỷ-kheo, Phạm thiện Sahampati nói như vậy. Sau khi nói vậy, lại nói thêm như sau:
    Xưa tại Magadha,
    Hiện ra pháp bất tịnh,
    Pháp do tâm cấu uế,
    Do suy tư tác thành.
    Hãy mỡ tung mở rộng,
    Cánh cửa bất tử này.
    Hãy để họ nghe Pháp,
    Bậc Thanh tịnh Chứng Ngộ.
    Như đứng trên tảng đá,
    Trên đỉnh núi tột cao
    Có người đứng nhìn xuống,
    Ðám chúng sanh quây quần.
    Cũng vậy, ôi Thiện Thệ,
    Bậc Biến Nhãn cùng khắp,
    Leo lên ngôi lâu đài,
    Xây dựng bằng Chánh pháp
    Bậc Thoát Ly sầu muộn,
    Nhìn xuống đám quần sanh,
    Bị sầu khổ áp bức,
    Bị sanh già chi phối,
    Ðứng lên vị Anh Hùng,
    Bậc Chiến Thắng chiến trường.
    Vị trưởng đoàn lữ khách,
    Bậc Thoát Ly nợ nần.
    Hãy đi khắp thế giới,
    Bậc Thế Tôn Chánh Giác!
    Hãy thuyết vi diệu pháp,
    Người nghe sẽ thâm hiểu!

    Này các Tỷ-kheo, sau khi biết được lời Phạm thiên yêu cầu, vì lòng từ bi đối với chúng sanh, với Phật nhãn, Ta nhìn quanh thế giới. Này các Tỷ-kheo, với Phật nhãn, Ta thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn, độn căn, có hạng thiện tánh, ác tánh, có hạng dễ dạy, khó dạy, và một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm làm những hành động lỗi lầm. Như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng hay hồ sen trắng có một số hoa sen xanh, sen hồng, hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, không vượt lên khỏi mặt nước, được nuôi dưỡng dưới nước. Có một hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, sống vươn lên tới mặt nước. Có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước đẫm ướt. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với Phật nhãn, Ta thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn, độn căn, có hạng thiện tánh, ác tánh, có hạng dễ dạy, khó dạy, và một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm làm những hành động lỗi lầm. Và này các Tỷ-kheo, Ta nói lên bài kệ sau đây với Phạm thiên Sahampati:
    Cửa bất tử rộng mở,
    Cho những ai chịu nghe.
    Hãy từ bỏ tín tâm,
    Không chính xác của mình.
    Tự nghĩ đến phiền toái,
    Ta đã không muốn giảng,
    Tối thượng vi diệu pháp,
    Giữa chúng sanh loài Người.
    (Ôi Phạm thiên)

    Này các Tỷ-kheo, rồi Phạm thiên Sahampati tự nghĩ: "Ta đã tạo cơ hội cho Thế Tôn thuyết pháp", đảnh lễ Ta, thân phía hữu hướng về Ta rồi biến mất tại chỗ.
    http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-dp&pp/dp&pp05.htm
    Đức Phật tuyên bố:
    "Cửa Vô Sanh Bất Diệt đã rộng mở cho chúng sanh. Hãy để cho ai có tai muốn nghe đặt trọn niềm tin tưởng. Vì biết có sự mệt mỏi dã dượi trong thế gian nên trước kia Như Lai phân vân, chưa quyết định truyền dạy Giáo Pháp vinh quang và hoàn hảo".
    Hy vọng la bạn hiểu và hiểu đúng những gì Buddha__vn đã trích ra đây! Đó chính là tinh thân thuyết pháp vô tâm của Đức Phật!
  2. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Xin phép các bác em nói thêm một chút thôi ạ.
    Đúng vậy, đức Phật không phải nhà đạo đức học, và không lấy việc răn đời làm mục đích của đạo Phật. Nói chung là ai tự thấy có ích lợi cho mình thì nghe, còn ai vì lý do gì đó không thấy ích lợi, hoặc đơn giản là không thích, thì cứ việc không nghe, không ai cấm, mà cũng không ai doạ xuống địa ngục chi chi hết !!!
    Nhưng cái chính yếu là: cứ cho là đức Phật có ý khuyên răn người đời đi nữa thì chữ ĐẠO cũng không vì thế mà thích hợp cho Phật giáo.
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193

    Nếu chữ "duyên" không mang tính ngẫu nhiên thì ắt "mọi sự" đều do sự sắp đặt ?
    Nếu chữ "Đạo" là con đường thì nó phải cần một "hệ qui chiếu" chứ ? Ngay cả Niu-ton cũng phải dựa vào Chúa để "đánh trống lãng" đấy thôi.
    Thật là hùng biện, Phật có lẽ là người hùng biện nhất cổ kim. Uy danh của Ngài đã khiếp vía các đệ tử rồi chăng ? Thế nên họ chấp nhận đến giới hạn chữ "duyên", chữ "đạo" thôi sao ?
    Nếu không có cái thế giới xanh tươi, nơi có sự sống, thì các Ngài lấy gì để thuyết giảng ? Và cái suy nghĩ tận cùng của con người vẫn là : Chúng ta là ai, từ đâu tới và sẽ đi về đâu ? Phật không nói rõ, nhưng những lời hùng biện của Ngài khiến người đời hiểu, và họ cũng không thể nào bắt bẻ và truy xét đến cái câu hỏi tự cổ chí kim của nhân loại này.
    Các bác nói năng nó thế nào ấy, đồng ý là về mặt dữ kiện tôi có thể sai, nhưng các bác lại bảo Phật chẳng khuyên nhủ ai, có phải Ngài sợ thế nhân sẽ trách Ngài sao ? (tạm gọi bình dân là "dám chơi dám chịu"). Rõ ràng Bát Chánh Đạo là rất hữu ích đấy.
  4. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Một trong những cái rất hay của đạo Phật nằm ở chỗ này. Mọi sự không phải là ngẫu nhiên, vì nếu là ngẫu nhiên thì không thể nào có nghiệp báo, có nhân quả !!!!! Mọi thứ cũng không được tiền định, như nhiều nhà nghiên cứu phật giáo bộp chộp vẫn tưởng, vì nếu mọi sự là tiền định thì còn tu hành để làm gì nữa ??? Một là thế nào cũng đắc đạo, hai là không !!!!!!!!!
    Rõ ràng là ông anh chưa liếc mắt qua đoạn bàn về NGHIỆP của tôi bên topic Về Phật giáo. Làm ngay đi.
    Vớ vẩn hết sức.
    Muốn trách thì trách đi. Đạt Lai Lạt Ma đã nói: nếu kinh phật sai thì chỉ việc sửa kinh !!!! Có gì để sợ nhỉ ???? Chỉ sợ là sợ cho những người dốt nát, đầu óc trống rỗng hoặc đặc sệt thành kiến mà muốn sửa kinh mà thôi !!!!
  5. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Tran_Thang!
    Hình như bạn cố tình không chịu hiểu những gì Buddha__vn viết thì phải!!! nhưng thôi, tuỳ bạn muốn hiểu chữ duyên thế nào cũng được! nhưng như thế thìh câu này trong Lý mười hai nhân duyên:
    http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-kinh-tuongungbo/tu2-12a.htm
    "vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên sanh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên"
    Nếu hiểu duyên là ngẫu nhiên như bạn viết thì câu đó có nghĩa là:
    "vô minh ngẫu nhiên hành; hành ngẫu nhiên thức; thức ngẫu nhiên sanh sắc; danh sắc ngẫu nhiên sáu xứ; sáu xứ ngẫu nhiên xúc; xúc ngẫu nhiên thọ; thọ ngẫu nhiên ái; ái ngẫu nhiên thủ; thủ ngẫu nhiên hữu; hữu ngẫu nhiên sanh; sanh ngẫu nhiên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên"
    Haaaa haaaa.... cách giải thích của bạn Tran_Thang thật là ngỗ nghĩnh!!!!!
    Bạn nói câu này có ý nghĩa gì?? khó hiểu quá!!!!tại sao lại đưa Niu ton và đánh trống lảng vào đây????
    thuyết giảng để làm gì??????? tại sao lại đề ra vấn đề cần phải có sự thuyết giảng ở đây??????
    Hic!!!! Phật chẳng khuyên nhủ ai cả!!! mà Phật chỉ nêu bày những gì mình đã khám phá ra cho ai cần đến thì dùng, thế thôi, còn ai không cần đến thì thôi, có vậy mà bạn cũng không hiểu sao????
    Dĩ nhiên là nó hữu ích cho những người cần đến nó, và không hữu ích cho những người không cần đến nó!!!
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Xin nói ngắn gọn như thế này : Nếu không có vũ trụ quan thì làm sao có con đường (Đạo), mà nếu không có Đạo thì làm sao có Đức.
    Niu-ton đề ra các định luật về chuyển động nhưng lại không thể giải thích nổi tại sao chúng chuyển động nên phải dựa vào Chúa ("Chúa đã cho chúng 1 cú hích"). Và điều này cũng khá là khôi hài.
    Cô Sque và bác Bụt cứ dựa vào lý luận rằng Phật chẳng hề nói như thế, hoặc Ngài không nhắc đến từ ấy. Vậy có khác nào bảo trên bàn tay Phật làm gì có những từ ấy. Phật chỉ trăng và tôi có thể nói "Chị hằng", hoặc "cát bụi". Nếu các đệ tử Phật thông minh sáng dạ thì có lẽ họ đã chế ra kính viễn vọng để quan sát rồi.
    Hơn nữa xã hội ngày ấy có thể chia làm 3 tầng lớp : Vương gia, thị dân, và bậc trí giả. Có thể sự hùng biện của Phật đã truyền cho tầng lớp thị dân một ngọn lửa quật khởi, một khí thể bừng bừng. Còn những bậc trí giả, những con người luôn ưu tư với câu hỏi muôn thuở : Chúng ta là ai, từ đâu tới và sẽ đi về đâu ? Họ không có được 1 cơ hội "chất vấn" Phật sao ? Nếu chẳng ai hỏi Phật câu ấy thì Ngài cũng phải tự trả lời chứ. Vì điều Ngài nói ngừoi ta gọi là "chủ nghĩa" cơ mà.
    Nếu gọi là cần thì ai cũng cần đến "Giáo lý" ấy cả. Nhưng đây là sự tranh giành ảnh hưởng trong xã hội nên ta cần phải truy xét.
    Vua Trần Nhân Tông có trả lời 1 câu "Phật là gì ?", đó là: "Như cám ở đáy cối". Quả thật nhà Phật các bác đang "tán" mọi thứ thành cám cả thôi.
  7. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Tại sao không có vũ trụ quan thì sẽ không có con đường (Đạo)????? bạn này ăn nói ấm ớ hội tề quá!!!! Thế giả sử bây giờ không có vũ trụ quan thì có con đường từ nhà bạn ra bờ hồ hoàn kiếm không????? Theo lý luận của bạn thì nếu không có vũ trụ quan thì không có con đường từ nhà bạn ra bờ hồ hoàn kiếm à???? vâỵ mà cũng nói được!!!!
    Buddha__vn xin nói ngắn gọn thế này: con đường Bát Chánh Đạo mà đức Phật nêu bày là sản phẩm của một sự quan sát và mô tả chính cái con đường đó, chứ nó chẳng dựa trên bất cứ một cái gì cả ngoài chính nó!
    Hơn nữa cứ cho là như lời bạn nói đi! nhờ có vũ trụ quan thì mới có con đường nhưng đâu thể vì thế mà nói rằng con đường là vũ trụ quan được! cũng như nhờ có đất và nước mới có cây lúa nhưng đâu thể vì thế mà nói cây lúa là đất và nước được!
    Vậy bạn đưa vào đây để làm gì??????
    Hì hì hì.... buồn cười quá đi mất thôi!!! ha ha ha...
    Dựa vào đâu mà bạn bảo là họ không có được một cơ hôị để chất vấn?? Và tại sao Đức Phật phải cho họ cơ hội để chất vấn vậy????
    Riêng về câu hỏi đó chẳng cần Phật, Buddha__vn cũng có thể tự mình trả lời cho mình được!! Chúng ta là chủ thể xem những cảnh vật đang diễn ra này! chúng ta chẳng từ đâu tới và cũng chẳng đi về đâu! tất cả đều là sự thay đổi của cảnh vật bên ngoài mà thôi, người nhìn cảnh vẫn thế _ vẫn là người nhìn cảnh!
    Đó là người ta gọi chứ Phật đâu có gọi là chủ nghĩa!
    Sao lại có vụu tranh giàng ảnh hưởng trong Xã hội ở đây??? Đây là Box học thuật cơ mà!!! Buđha__vn không tranh giành ảnh hưởng trong xã hội với bạn đâu bạn Tran_Thang ạ!!!
    Vì vậy đây sẽ là bài cuối cùng mà Buđha__vn post trong Topic này của bạn!! từ nay Buddha__vn xin rút khỏi Topic này vì Buddha__vn không có ý định tranh giành ảnh huwỏng trong xã hội với ai cả!!!
    Hic hic!!!! lâu lâu xem kẻ mù bình luận về vẻ đẹp của hoàng hôn cũng vui đấy chứ!!!
  8. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Gửi Bút đa

    Xin nói ngắn gọn như thế này : Nếu không có vũ trụ quan thì làm sao có con đường (Đạo),
    --------------------------------------------------------------------------------
    Tại sao không có vũ trụ quan thì sẽ không có con đường Đạo)????? bạn này ăn nói ấm ớ hội tề quá!!!! Thế giả sử bây giờ không có vũ trụ quan thì có con đường từ nhà bạn ra bờ hồ hoàn kiếm không????? Theo lý luận của bạn thì nếu không có vũ trụ quan thì không có con đường từ nhà bạn ra bờ hồ hoàn kiếm à???? vâỵ mà cũng nói được!!!!
    Nếu không có vũ trụ quan, người ta đã không làm ra con đường đó! Người ta chỉ làm ra con đường đó khi có vũ trụ quan trước mà thôi.
    Nếu không có vũ trụ quan -------> không thể có "Đạo" được
    Buddha__vn xin nói ngắn gọn thế này: con đường Bát Chánh Đạo mà đức Phật nêu bày là sản phẩm của một sự quan sát và mô tả chính cái con đường đó, chứ nó chẳng dựa trên bất cứ một cái gì cả ngoài chính nó!
    Hơn nữa cứ cho là như lời bạn nói đi! nhờ có vũ trụ quan thì mới có con đường nhưng đâu thể vì thế mà nói rằng con đường là vũ trụ quan được! cũng như nhờ có đất và nước mới có cây lúa nhưng đâu thể vì thế mà nói cây lúa là đất và nước được!
    Lạ nhỉ. Có ai nói chữ "LÀ" đâu. Đọc lại đi Bút đa: Nếu không có vũ trụ quan thì làm sao có con đường (Đạo),
  9. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Lại còn thế nữa!!!
    Thế mấy con thú nó đi trong rừng theo đường đi (lối mòn) của nó, thì nó cũng phải có vũ trụ quan thì mới tạo ra được đường đi của nó à????
    Trong câu đó thì không có! nhưng đó chính là câu mà Tran_thang dùng để giải thích cho câu Vũ trụ quan của Phật giáo là Đạo! Voldo hãy xem lại những bài đầu tiên trong Topic này và cái mạch của vấn đề nhé!
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193

    Ông Bụt làm gì mà vội vã thế ? Chắc là chạy xô ở các chùa hả ?
    Hãy kiên nhẫn chút. Kiên nhẫn cũng là 1 Đức tính đấy (mặc dù bản thân chữ kiên nhẫn không có chữ "đức").
    Tôi vẫn tái khẳng định vũ trụ quan của Phật giáo chính là đạo. Tôi sẽ cho ví dụ sau :
    Những nhà thám hiểm người Anh họ thám hiểm động Phong Nha của nhà ta, họ dò đường, vẽ bản đồ, đường ra lối vào hẳn hoi. Rồi họ kết luận động Phong Nha là 1 kỳ quan kỳ thú, là nơi du lich lý tưởng. Cái tấm địa đồ động Phong Nha ấy chính là 1 vũ trụ quan, trong đó người ta có thể ra vào ngắm nhìn cảnh quan.
    Bác Bụt còn nói Phật không nhắc đến chữ con người, vậy thì Ngài không nói đến nhân sinh quan rồi (mọi người vẫn là thần dân của Ngài cơ mà), vì thế tôi nghĩ bác Bụt nhà ta là 1 con người khô khan biết chừng nào, không chừng bác lại quên nguồn gốc Âu Cơ-Lạc Long Quân (ông tổ nghề trồng luá nước), và hai chữ "Đất", Nước" kia với chữ "Lúa" đối với mỗi người VN thì luôn là 1.
    Cái vũ trụ quan nơi Phật khám phá Đạo chính là nơi Ngài ngồi thiền định ấy. Thế mới bảo là Thánh Địa.
    Bác nói Phật "chỉ bảo" chứ không "khuyên răn". "Chỉ bảo" thì giọng kẻ cả hơn (vì Ngài là Vương Gia mà) là "khuyên" (vì Chúa là Thầy mà). Với cái địa vị của Phật thì Ngài khỏi cần "răn", thần dân vẫn tuân theo tuốt luốt.
    Thầy Thích Nhất Hạnh có nói Đạo Phật cần phải được "làm mới" để thu hút bá tánh, nếu không họ sẽ theo Thiên Chúa hết như trường hợp Hàn Quốc. Bác nghĩ sao ?
    Bác đã có lần hỏi tôi về chiếc bát, rồi lại phớt lờ, nay lại hỏi về ông Niu -ton. Tôi nghĩ bác chưa hiểu nhiều vế Vật Lý, chỉ nghe mấy ông "mũi nhọn" nói Phật cao siêu đã vội tuyên truyền rồi. Hôm nào rồi tôi sẽ giảng về cái "Đạo của vật lý" cho bác nghe, mà là những suy nghĩ của riêng tôi cơ, chứ chẳng phải trích của ai cả. Còn bây giời thì ta cứ bàn về cái "Vật lý của Đạo" vậy.

Chia sẻ trang này