1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hình tượng chim Lạc trên trống đồng.

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi vinhaihong, 18/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Hình tượng chim Lạc trên trống đồng.

    Xin lỗi khi tôi mở một topic thế này. Nhưng quả thực tôi rất cần tư liệu và hình ảnh liên quan đến chim Lạc. Sắp tới có lễ văn hoá thế giới tổ chức tại nước tôi du học, nên tôi đặc biệt muốn có một số hình ảnh về loài chim này để làm vật tượng trưng cho con người, văn hoá Việt Nam. Mong các bạn giúp đỡ!!!
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Rất tiếc bạn đã đâm đầu vào một bức tường, vì trống đồng và chim lạc đều có ở ViệtNam và Trung Quốc (Vân nam và Quảng Tây) . Không thể nói 2 thứ đó là của riêng ViệtNam và chỉ tượng trưng cho một ý nghĩ nào đó trong truyền thống ViệtNam được .
    Để tìm hình ảnh, bạn có thể tìm trong Google với tiếng Việt "trống đồng" và tiếng Hoa "S."" (đồng cổ) hay tiếng Anh "bronze drum."
  3. chanlihaiphan

    chanlihaiphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2003
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    File đầu tiên là làm phục hồi, file thứ hai là lấy nguyên theo mẫu trống đồng Đông Sơn của Việt Nam nếu như tôi không nhầm (nếu sai xin sửa dùm) nhưng chắc chắn là hổng phải theo mẫu trống đồng của Trung quốc.
    Tôi không có một tấm ảnh sống nào về con chim lạc, có người nói chim lạc cũng như rồng là một con vật truyền thuyết. Tôi không biết có phải không. Tôi nghĩ việc bạn chọn con vật này cũng là khá hợp lí, không chỉ vì cội nguồn của chúng ta là Âu Lạc (có người nói chữ Âu là con chim Âu như trong chữ Âu Cơ, chữ Lạc là con chim lạc như trong chữ Lạc Việt. Tôi cũng không dám chắc) mà vì con chim Lạc đã in đậm nét của mình vào đời sống tinh thần người Việt.
    Chỗ tôi cũng hay tổ chức lễ hội về Việt Nam, tuy nhiên tôi tự bản thân nhận ra rằng, ngoài việc quảng bá văn hóa, phong tục, nên tiến hành thêm các hoạt động quảng bá về thành tựu kinh tế (dù còn rất khiêm tốn) bởi vì sự hiểu biết của người phương Tây đối với Việt nam chưa đầy đủ. Có người hỏi tôi là Việt Nam của mày có phải ở cạnh Mĩ không mà nó đi xâm lược nước mày ? có người hỏi tôi là ở Việt Nam có internet không, có nhà cao tầng không...? Chúc bạn thành công.
  4. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Dạ thưa! Mình cũng đã tra trong cả google và baidu nhưng không thấy có riêng một hình chim hạc. Còn trống đồng thì đa phần toàn là bản vẽ mặt trống đen trắng chứ không có màu. Còn tra "đồng cổ" trong baidu thì toàn ra trống đồng TQ phát hiện.
    Còn nhân tiện bàn thêm về cái trống đồng. Các bạn nên hiểu rõ hơn thế này. Sử Trung Quốc và Việt Nam đều ghi chép về tộc Bách Việt. Từ xa xưa cả vùng Quảng Tây Quảng Đông...thậm chí cho đến cả Tứ Xuyên (Thục) đều có tộc Bách Việt sinh sống. Ngoài Bách Việt còn có rất nhiều dân tộc khác như Miêu, Thái...họ đều có trống đồng. Theo phát hiện của Trung Quốc thì ngay cả Tứ Xuyên cũng có đến mấy cái trống đồng. Điều đó càng chứng tỏ tộc Bách Việt đã từng sinh sống và tồn tại trên một diện tích tương đối rộng lớn. Sau thì dần dần "Nam hạ", rải rác khắp Quảng Đông, Quảng Tây ( ở đây họ gọi là Âu Việt), Phúc Kiến, Mân Nam, Mân Đông, Mân Bắc ( họ gọi họ là Mân Việt)...cực phía nam chính là Việt Nam ta ( Âu Lạc).
    Dân phương Nam từ thời còn sống kiểu bộ lạc bộ tộc ( bao gồm cả Bách Việt ) thì rất sùng bài chim nên "totem" ( Đồ đằng ) là chim. Âu và Lạc đều là hai loài chim. Âu có bộ điểu (chim), Lạc có bộ chuy (chim nhỏ), và từ xa xưa dân tộc Bách Việt đã có tục cắm lông chim lên mũ.
    Tóm lại, khi bàn về văn hoá thời này, chẳng thể phân đâu là Trung Quốc hay Việt Nam. Bởi tuỳ từng thời kỳ trong lịch sử mà diện tích Trung Quốc hay Việt Nam lúc phình to lúc thu hẹp. Nhất là văn hoá mà chúng ta đang nói, có từ trước cả nhà Thương, Châu Trung Quốc, lúc đó thì đất anh TQ còn nhỏ hẹp lắm.
  5. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Quên mất. Mình rất mong nhận được hình ảnh của con chim Lạc, hic hic, tìm mãi mà không có. Lại còn cả mặt trống đồng nữa, ảnh màu là tốt nhất. Mình định tìm cái ảnh màu sau đó in màu ra rồi dán lên xốp, treo giữa trại. Hai bên treo hai con chim Lạc. Mong các bạn giúp đỡ!
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bạn có lẽ không phân biệt được đâu là Bách Việt và đâu là
    ViệtNam.
    Nếu tỉnh táo một chút, sẽ thấy:
    1- Bách Việt không phải là một dân tộc, mà là một từ mà bọn
    viết sử Trung Hoa xài, để gọi nhiều dân tộc lúc ấy chưa phải
    là người Hán, sinh sống một giải rộng lớn ở Trung Quốc ngày
    nay, và cả một phần Lào, Miến, Việt Nam nữa. Ngày nay, các
    nhà khoa học không xài một cái từ ngốc nghếch như thế nữa,
    mà gọi tên từng dân tộc, hay tên từng tỉnh, hay tên từng quốc
    gia. Theo cách gọi đó, không còn dân tộc nào là Bách Việt cả.
    2- Phần lớn người Bách Việt xưa, ngày nay đã là người Hán.
    Phần lớn những người Bách Việt xưa mà chưa bị đồng hoá
    thành người Hán, thì là dân tộc Choang, chủ yếu ở tỉnh Vân
    Nam, rồi đến tỉnh Quảng Tây. Trong những dân không phải
    Trung Quốc ngày nay, mà ngày xưa đã bị gọi gộp vào với Bách
    Việt thì có Miến, Lào, và Việt Nam nữa.
    3- Trong dân Hán có ngày xưa đã từng bị gọi là Bách Việt, còn
    có người Việt Quảng Đông nữa. Thời hoàng kim của dân Việt
    này, Triệu Đà đã từng chiếm nước ta . Nhiều người ViệtNam
    từ cổ chí kim, đã coi Triệu Đà là vua nước ta, và nước ta thời
    đó là một vùng rộng lớn cúa Trung Quốc ngày nay. So sánh tỷ
    số người ViệtNam với người ở nước Việt Triệu Đà, thì người
    Việt chỉ là người thiểu số . Xem vua Triệu Đà cúa nước Việt ấy,
    thì không phải dân tộc Việtnam . Xét thủ đô và chính trị, thì thủ
    đô của nước Việt Triệu Đà ở Quảng Châu, còn chính trị thì cai
    trị dân Việt Quảng Đông như công dân, và cai trị dân Việt Việt
    Nam như nô lệ nước ngoài . Vì thế, từ nhỏ tôi đã được dạy là
    Triệu Đà là giặc nước ngoài đánh chiếm nước ta . Ngày nay,
    dân Việt Quảng Đông đã là người Hán, mà không để ý đến
    nguồn gốc Bách Việt xưa cúa họ .
    Xét 3 điều trên, nhiều người ViệtNam đã chối bỏ chữ Bách Việt
    mà bọn viết sử Hán đã áp đặt cho mình . Tuy vậy, không ít
    người ViệtNam cảm thấy vinh dự được có truyền thống Bách Việt
    và muốn đòi lại các dân các đất Trung Hoa cho đến miền nam
    sông Dương Tử (Trường Giang), để mình được là người thiểu
    số của đất nước Bách Việt Trung Hoa này .
  7. nguyenvietxuan

    nguyenvietxuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    cậu ra bảo tàng mỹ thuật chỗ Cao Bá Quát ấy. Mình nhớ là có một vải dập hình mặt trống đồng to lắm. Hoặc vào bảo tàng dân tộc học trên đường Nguyễn Văn Huyên hỏi thử xem.
  8. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.750
    Đã được thích:
    10.161
    người ta là dân du học bác ạ , bác bảo thế thì làm sao được
  9. xuxin

    xuxin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Bác nói vậy thì Bách Việt cũng đâu thuộc về đám mọi Tàu đâu mà bác nói trống đồng là thuộc về văn hoá Tàu. Theo bác thì dân Việt là một chi nhánh của Bách Việt vậy trống đồng là thuộc văn hoá Việt Nam rồi còn gì. Bác chắc là không phải dân Việt nên mới chối trống đồng, chim Lạc không thuộc về văn hóa VN. Bác không giúp được thì thôi, đừng có cãi lí.
  10. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Bách Việt ở mạn Nam Trung Quốc ngày nay là thuộc về Tàu còn gì nữa hả bác Tande? Cũng như là văn hoá Chăm là văn hoá Việt chứ còn gì nữa. Tháp Chàm chính là một phần của văn hoá Việt nam còn gì.
    Tuy vậy trng đồng, chim Lạc theo tôi vẫn là văn hoá Việt, và vì thế nếu ai muốn tìm hiểu văn hoá Việt thì rất nên cho họ xem trống đồng, chim Lạc. Bởi vì sau đó thì cái văn hoá đó trở thành đa số ở ta. Còn trống đồng, chim Lác ở Tàu là thiểu số mà thôi. Muốn giởi thiệu văn hoá Việt Cổ thì cũng nên cho họ xem cả Tháp Chàm nữa.

Chia sẻ trang này